id
int64
2
19.8M
revid
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
2
259k
4,663
920846
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4663
Khoa học máy tính
Khoa học máy tính nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của thông tin và tính toán, cùng với các kỹ thuật thực tiễn để thực hiện và áp dụng các cơ sở này. Khoa học máy tính () là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính. Khoa học máy tính là cách tiếp cận khoa học và thực tiễn để tính toán và các ứng dụng của nó và nghiên cứu có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc, biểu hiện và cơ giới hóa các thủ tục (hoặc các thuật toán) cơ bản làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin. Một định nghĩa thay thế, gọn gàng hơn về khoa học máy tính là nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính là chuyên gia về lý thuyết tính toán và thiết kế các hệ thống tính toán. Khoa học máy tính gồm nhiều ngành hẹp; một số ngành tập trung vào các ứng dụng thực tiễn cụ thể chẳng hạn như đồ họa máy tính, trong khi một số ngành khác lại tập trung nghiên cứu đến tính chất cơ bản của các bài toán tính toán như lý thuyết độ phức tạp tính toán). Ngoài ra còn có những ngành khác nghiên cứu các vấn đề trong việc thực thi các phương pháp tính toán. Ví dụ, ngành lý thuyết ngôn ngữ lập trình nghiên cứu những phương thức mô tả cách tính toán khác nhau, trong khi ngành lập trình nghiên cứu cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các hệ thống phức tạp, và ngành tương tác người-máy tập trung vào những thách thức trong việc làm cho máy tính và công việc tính toán hữu ích, và dễ sử dụng đối với mọi người dùng. Lịch sử. Lịch sử của khoa học máy tính đã bắt đầu từ nhiều năm trước phát minh ra máy tính hiện đại. Các máy móc dành cho việc tính toán các bài toán số học đã tồn tại từ thời cổ đại, chẳng hạn như bàn tính. Hơn nữa, các thuật toán để thực hiện tính toán đã có kể từ thời cổ đại, ngay cả trước khi phát triển các thiết bị tính toán phức tạp. Wilhelm Schickard đã thiết kế và hoàn thành chiếc máy tính cơ học đầu tiên năm 1623. Năm 1673, Gottfried Leibniz trình diễn một máy tính cơ học số, được gọi là Stepped Reckoner. Ông có thể được coi là nhà khoa học máy tính đầu tiên và nhà lý thuyết thông tin mà đã ghi lại hệ thống số nhị phân. Blaise Pascal thiết kế và xây dựng máy tính cơ học hoạt động được mang tên Pascaline, năm 1642. Charles Babbage đã thiết kế một máy tính theo hiệu ("difference engine") vào thời Victoria, và Ada Lovelace đã viết bản hướng dẫn sử dụng máy. Nhờ công trình này, ngày nay, bà được coi là lập trình viên đầu tiên trên thế giới. Vào khoảng năm 1900, tập đoàn IBM đã bán những chiếc máy tính dùng thẻ đục lỗ. Tuy nhiên, tất cả những chiếc máy này đều chỉ thực hiện một nhiệm vụ đơn, hoặc cùng lắm là một tập nhỏ các nhiệm vụ. Trước năm 1920, công việc tính toán được thực hiện chủ yếu bởi những nhân viên chuyên nghiệp. Những nhà nghiên cứu đầu tiên về ngành mà sau này được gọi là khoa học máy tính, chẳng hạn Kurt Gödel, Alonzo Church và Alan Turing, đã quan tâm đến câu hỏi về khả năng tính toán: những gì có thể được tính toán bởi một người thủ quỹ - người chỉ đơn giản dùng giấy và bút chì để làm một danh sách các bước tính toán, cho đến khi nào xong việc mà không cần đến trí thông minh hay hiểu biết? Một phần của động cơ này là ước muốn phát triển các "máy tính" có khả năng tự động hóa các công việc tính toán thường là buồn tẻ và dễ sai của một "người tính toán". Vấn đề then chốt là xây dựng các hệ thống tính toán phổ dụng có khả năng (về lý thuyết) thực hiện mọi nhiệm vụ tính toán có thể cần đến, và nhờ đó tổng quát hóa tất cả các máy tính chuyên biệt trước kia thành một khái niệm đơn nhất về chiếc máy tính phổ dụng. Trong những năm 1940, khi các máy tính mới hơn và mạnh hơn được phát triển, người ta thấy rõ ràng hơn rằng máy tính có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác ngoài các tính toán toán học, lĩnh vực khoa học máy tính được mở rộng thành ngành nghiên cứu tính toán nói chung. Từ thập kỷ 1960, khoa học máy tính bắt đầu được thiết lập như là một ngành học riêng biệt, với sự ra đời của các khoa Khoa học máy tính đầu tiên và các chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Khoa học máy tính. Từ khi các máy tính được sử dụng trong thực tiễn, nhiều ứng dụng của tính toán đã trở thành các lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt. Những thành tựu đáng kể. Tuy được trở thành một bộ môn giáo dục chính thức với một quãng thời gian lịch sử ngắn ngủi, khoa học máy tính đã có một số cống hiến quan trọng đối với khoa học và xã hội. Những cống hiến này bao gồm: Các lĩnh vực của khoa học máy tính. Tính toán mềm. Một thuật ngữ tổng hợp dành cho các kỹ thuật được sử dụng để giải các bài toán cụ thể, xem bài chính. Đào tạo về khoa học máy tính. Một số trường đại học đào tạo khoa học máy tính như là một ngành nghiên cứu lý thuyết về tính toán và lập luận thuật toán. Các chương trình đào tạo này thường bao gồm các môn lý thuyết tính toán, phân tích thuật toán, các phương pháp hình thức, lý thuyết tương tranh, cơ sở dữ liệu, đồ họa máy tính và phân tích hệ thống cùng các môn khác. Các chương trình này thường cũng dạy cả lập trình, nhưng coi đây chỉ là một phương tiện để hỗ trợ các lĩnh vực khác của khoa học máy tính chứ không phải là một trọng tâm của nghiên cứu ở mức độ cao. Các trường cao đẳng và đại học khác, cũng như các trường trung học và những chương trình dạy nghề có giảng dạy về khoa học máy tính, lại nhấn mạnh thực hành lập trình cao cấp thay vì lý thuyết đối với các thuật toán và tính toán trong chương trình giáo dục của họ. Những chương trình này thường có xu hướng tập trung vào những kỹ năng quan trọng cho những người đi làm trong ngành công nghiệp phần mềm. Phương diện thực hành của việc lập trình thường được gọi là kỹ nghệ phần mềm. Tuy nhiên, có rất nhiều bất đồng xung quanh ý nghĩa thật của từ "kỹ nghệ phần mềm" ("software engineering") và về việc nó với lập trình ("programming") có phải là một hay không.
4,666
70630848
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4666
Hưng Yên
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Năm 2022, Hưng Yên là đơn vị hành chính Việt Nam có dân số khoảng 1.302.000 người (xếp thứ 28 về dân số), mật độ trung bình 1.400 người/km2 (xếp thứ 4 cả nước), quy mô GRDP đạt 132.176 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 102,3 triệu đồng/ người tương ứng với 4.396 USD (xếp thứ 12 cả nước và thứ 6 khu vực Bắc Bộ), tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình hàng năm giai đoạn 2011-2020 trên 7,5%, Năm 2022 tăng 13,4% đứng thứ 5 toàn quốc. Chỉ số CPI xếp hạng 14/63, PAPI xếp hạng 11/63, PAR INDEX xếp hạng 12/63, SIPAS xếp hạng 6/63 tỉnh, thành phố. Địa lý. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 54 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương khoảng 50 km về phía tây nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 93 km, có vị trí địa lý: Điều kiện tự nhiên. Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là một trong hai tỉnh Bắc bộ có địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có rừng, núi. Hưng Yên không giáp biển. Độ cao đất đai gần như đồng đều, rất thuận lợi cho giao thông, sản xuất. Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung (Thiên Xuân), xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ. Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới trên 80% tổng lượng mưa cả năm. Hành chính. Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 161 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 139 xã, 14 phường và 8 thị trấn. Lịch sử. Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1466). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập). Tuy là tỉnh "mới" chỉ hơn 553 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến". Ngày 27 tháng 1 năm 1968, tỉnh Hưng Yên hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Ngày 11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Phù Cừ và Tiên Lữ thành huyện Phù Tiên; hợp nhất 2 huyện Văn Giang và Yên Mỹ thành huyện Văn Yên ; hợp nhất 2 huyện Văn Lâm và Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ . Ngày 24 tháng 2 năm 1979, hợp nhất 2 huyện Kim Động và Ân Thi thành huyện Kim Thi; hợp nhất huyện Văn Mỹ và một phần huyện Văn Yên thành huyện Mỹ Văn ; hợp nhất phần còn lại của huyện Văn Yên và huyện Khoái Châu thành huyện Châu Giang. Ngày 27 tháng 1 năm 1996, chia huyện Kim Thi thành 2 huyện: Kim Động và Ân Thi. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Hưng Yên từ tỉnh Hải Hưng. Khi tách ra, tỉnh Hưng Yên có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Hưng Yên và 5 huyện: Ân Thi, Châu Giang, Kim Động, Mỹ Văn, Phù Tiên. Ngày 24 tháng 2 năm 1997, chia huyện Phù Tiên thành 2 huyện: Phù Cừ và Tiên Lữ. Ngày 24 tháng 7 năm 1999, chia huyện Châu Giang thành 2 huyện: Khoái Châu và Văn Giang; chia huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ. Ngày 19 tháng 1 năm 2009, chuyển thị xã Hưng Yên thành thành phố Hưng Yên. Ngày 1 tháng 5 năm 2019, chuyển huyện Mỹ Hào thành thị xã Mỹ Hào. Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện đó là thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào, và các huyện: Kim Động, Tiên Lữ, Văn Giang, Yên Mỹ, Phù Cừ, Ân Thi, Khoái Châu, Văn Lâm. Kinh tế. Năm 2022 tăng trưởng GRDP đạt 13,4% giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,5% , xây dựng tăng 41,52%; thương mai dịch vụ tăng 19,32%, nông nghiệp thủy sản tăng 2,5%. Cơ cấu lao động: nông, lâm nghiệp và thủy sản 21%; công nghiệp và xây dựng 47%; thương mại, dịch vụ 32%. Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản 7,49%; công nghiệp và xây dựng 63,91%; dịch vụ 28,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6,7%. GRDP đầu người đạt 102,3 triệu đồng tăng 16% so với năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu 6,3 tỷ $. Trên địa bàn tỉnh có 104 chợ 24 siêu thị 2 trung tâm thương mại đang được xây dựng. Thu ngân sách năm 2022 đạt 50.850 tỷ đồng bằng 260% dự toán tăng 2,67 lần so với năm 2021. Tổng vốn đầu tư phát triển 57.600 tỷ đồng tăng 46%. Chỉ số CPI xếp hạng 39/63, PAPI xếp hạng 5/63, PARINDEX xếp hạng 12/63, SIPAS xếp hạng 3/63 tỉnh, thành phố. Tỉnh đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2020. Hiện nay, tỉnh đã có 5 khu dân cư được công nhận là khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 41,5%. Tỷ lệ hộ nghèo 1,3% (theo mức chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020); còn theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025 là 1,8%. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo có nhà ở kiên cố 94,4% bán kiên cố 5,5%. Diện tích nhà ở bình quân 28m2/ người. Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh của miền Bắc. Toàn tỉnh hiện có 18 khu công nghiệp (KCN) đã được quy hoạch với quy mô gần 5.000 ha, trong đó có 11 KCN đã đi vào hoạt động: KCN Phố Nối A (688,94 ha) , KCN Thăng Long 2 (525,7 ha), KCN Dệt May Phố Nối B (121,81 ha), KCN Minh Quang (150 ha), KCN Minh Đức (198 ha), KCN Viglacera Yên Mỹ (280ha), KCN Yên Mỹ 2 (313,5 ha), Khu công nghiệp Sạch (143,08 ha), KCN số 5 (192,64 ha). Một số KCN hiện đang được nhà đầu tư xây dựng hạ tầng: KCN Lý Thường Kiệt (300 ha), KCN Tân Dân (200 ha), KCN Kim Động (100 ha), KCN số 3 (159,71 ha). Bên cạnh đó còn các KCN đang kêu gọi đầu tư là KCN số 1 (263,85 ha), KCN số 4 (445 ha), KCN Thổ Hoàng (250 ha) KCN số 6 (308,2 ha) và KCN số 7 (198,56 ha), KCN Bãi Sậy, KCN Tân Á Đại Thành... Ngoài ra tỉnh còn quy hoạch 40 cụm công nghiệp tổng diện tích hơn 1700 ha như: CCN Tân Quang- Như Quỳnh, CCN làng nghề Minh Khai, CCN Chỉ Đạo - Đại Đồng, CCN Lạc Đạo, CCN Minh Hải, CCN Hòa Phong, CCN Phùng Chí Kiên, CCN Đồng Than, CCN Minh Châu- Việt Cường, CCN Đặng Lễ, CCN Kim Động, CCN Chính Nghĩa, CCN Phạm Ngũ Lão- Nghĩa Dân, CCN Đa Lộc, CCN Thiện Phiến, CCN Đình Cao, CCN Dị Chế, CCN Đông- Nam Khoái Châu... Sản phẩm công nghiệp của tỉnh rất đa dạng là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, điện tử, điện dân dụng, công nghiệp thực phẩm, cơ khí chính xác, thép xây dựng... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Tính đến tháng 6 năm 2022, tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có hơn 211 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký thực hiện 515 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 6099,5 triệu đô la Mỹ , bao gồm: 268 dự án đầu tư thứ cấp có tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.067 triệu đô la Mỹ và 02 dự án đầu tư hạ tầng KCN có vốn đầu tư đăng ký là 298 triệu đô la Mỹ. Tổng diện tích đất thuê sử dụng của các dự án FDI thứ cấp tại các khu công nghiệp là 545 ha. Hiện nay, đã có 20 quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký thực hiện dự án đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh. Nhật Bản dẫn đầu với 142 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.526,3 triệu đô la Mỹ, chiếm 52,6% về số dự án và 65,7% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ hai với 48 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 618,4 triệu đô la Mỹ, chiếm 17,8% về số dự án và 11,5% tổng vốn đầu tư; Trung Quốc đứng thứ ba với 28 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 356,2 triệu đô la Mỹ, chiếm 10,4% về số dự án và 6,6 % tổng vốn đầu tư; tiếp đến là Hồng Kông với 16 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 203 triệu đô la Mỹ, Singapore với 07 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 132,1 triệu đô la Mỹ... Tổng số lao động sử dụng của các doanh nghiệp FDI hiện nay khoảng 60.000 người. Đến nay toàn tỉnh có trên 8.324 doanh nghiệp số vốn đăng ký khoảng 156.199 tỷ đồng với doanh thu đạt trên 400.000 tỷ đồng. Bình quân 6,5 doanh nghiệp/1000 dân. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp 221.557 người. Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp trên 8,7 triệu đồng. Nhưng phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh. Tình hình đó đang dần được cải thiện rõ rệt khi cao tốc 5B (con đường rộng 8 làn hiện đại bậc nhất Việt Nam, xuất phát từ cầu Thanh Trì đến thành phố cảng Hải Phòng chạy qua các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi với tổng chiều dài 29 km) đi vào hoạt động; bên cạnh đó là các tuyến đường trọng điểm đã và đang được đầu tư nâng cấp mở rộng đường Tân Phúc- Võng Phan (kết nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Mỹ Hào, Ân Thi, Phù Cừ, Hưng Hà) , Đường liên tỉnh Hà Nội Hưng Yên kéo dài (Văn Giang, Yên Mỹ, Khoái Châu, Mỹ Hào, Văn Lâm), Đường kết nối di sản sông (thành phố Hưng Yên- Kim Động- Khoái Châu- Văn Giang- Gia Lâm), đường tỉnh 376 (chạy theo hướng Bắc - Nam cắt quốc lộ 39A theo hướng tuyến mới kết nối Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ, Văn Giang, Văn Lâm); quốc lộ 38B (nối từ chợ Gạo đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ sang Hải Dương); và đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình sẽ làm cân bằng kinh tế giữa các vùng trong tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu đô thị mới xây dựng với quy hoạch rất hiện đại và văn minh như Khu đô thị Ecopark, Vinhomes Ocean Park 2 The Empire, Vinhomes Đại An, V-GreenCity Phố Nối, và nhiều dự án đô thị lớn đang được triển khai xây dựng như Khu đô thị Xuân Cầu, Khu nhà ở và dịch vụ đô thị công nghiệp Như Quỳnh, khu đô thị sinh thái Sen Hồ 1&2, Khu đô thị Hòa Phát ForeStar, Khu đô thị đại học Phố Hiến... đang làm thay đổi rõ rệt bộ mặt đô thị của tỉnh. Tỉnh đang hình thành các khu vực công nghiệp và đô thị mới phát triển năng động có tính kết nối chặt chẽ và rộng lớn đặc biệt là khu vực phía Bắc tỉnh với các trung tâm công nghiệp và đô thị lớn sẽ hình thành vùng đô thị hiện đại trong tương lai như thị xã Mỹ Hào, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ. Tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh chóng, tỷ lệ đô thị hóa tính đến hết năm 2022 đạt 43,5%. Xã hội. Giáo dục - đào tạo. Năm 2021, tỉnh có tổng số 422/534 trường học các cấp được công nhận trường chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 92,01%, tỷ lệ trúng tuyển đại học 66,37%. tính đến hết năm 2019 toàn tỉnh có 44 học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi THPT Quốc gia, 1 học sinh đạt HCB cuộc thi Olympic tin học Châu Á, 1 học sinh đạt giải nhất cuộc thi vô địch tin học văn phòng thế giới - Viettel 2019, 8 học sinh THPT đạt giải tại kỳ thi KH-KT Quốc gia. Danh sách các trường cao đẳng - đại học tại tỉnh Hưng Yên Về văn học dân gian, ngoài cái chung của văn học dân gian đồng bằng Bắc Bộ, còn có những cái riêng mà chỉ Hưng Yên mới có, chẳng hạn hát trống quân - một lối hát phổ biến ở Hưng Yên xưa kia, hiện nay vẫn còn giữ được. Ngoài ra, còn có các thể loại hát ả đào, hát chèo... Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, luôn đóng góp bậc hiền tài cho đất nước ở mỗi thời đại. Tỉnh có 4 trạng nguyên trên tổng số 53 trạng nguyên của cả nước. Hiện nay, Văn miếu Xích Đằng còn lưu trên bia đá tên hàng trăm tiến sĩ khoa bảng của tỉnh trong các thời kỳ phong kiến. Một số câu ca dao tiêu biểu về tỉnh: "Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên" Thể dục - Thể thao. Năm 2019, tỉnh đã tham gia 27 giải thể thao quốc gia, đạt 106 huy chương các loại, trong đó 20 huy chương Vàng, 29 huy chương Bạc và 57 huy chương Đồng. Có 19 VĐV đạt đẳng cấp quốc gia. Năm 2022 với 55 vận động viên tham dự, thi đấu ở 9 môn, đoàn thể thao Hưng Yên đã giành được 3 huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc và 13 huy chương Đồng, xếp thứ 44/65 đoàn tham dự Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc. Ngày 24 tháng 4 năm 2018, Câu lạc bộ bóng đá Phố Hiến ra mắt người hâm mộ đã đánh dấu sự kiện lần đầu tiên tỉnh Hưng Yên có đội bóng thi đấu tại Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia Việt Nam. Ngay trong năm đầu tiên thành lập, với dàn cầu thủ trẻ nòng cốt là các cầu thủ của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF, thầy trò huấn luyện viên Hứa Hiền Vinh đã xuất sắc thăng hạng giành quyền lên chơi tại Giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2019. Cũng trong mùa giải Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia Việt Nam đầu tiên, Câu lạc bộ bóng đá Phố Hiến đã giành ngôi Á quân và đoạt vé tham dự trận playoff lên Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam nhưng đã thất bại 0 - 1 trước Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa. Y tế. Tỉnh Hưng Yên có mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã khá hoàn thiện, tuyến tỉnh có 2 bệnh viện đa khoa, 6 bệnh viện chuyên khoa, 4 trung tâm, 2 chi cục; tuyến huyện có 10 trung tâm y tế và 155 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số cán bộ, nhân viên y tế toàn ngành hơn 4.000 người trong đó có 1172 bác sỹ, tổng số giường bệnh 3880 giường, tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ bình quân 97%. Với 100% y tế các xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 92,5%. Bệnh viện tuyến tỉnh: Trung tâm Y tế tuyến tỉnh: Chi cục thuộc Sở: Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố: Thông tin liên lạc. Hạ tầng thông tin không ngừng được đầu tư phát triển. Chỉ số sẵn sàng cho phát triển CNTT-TT của tỉnh xếp thứ 13/63 cả nước. Dân số. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, diện tích là 930,20 km², dân số tỉnh đạt 1.284,600 người. Dân số thành thị là 213.600 người (16,63%), dân số nông thôn là 1.071.000 người (83,37%). Dân số nam là 644.100 người, dân số nữ là 640.400 người. Mật độ dân số đạt 1.381 người/km², xếp thứ 4 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bắc Ninh. Khoái Châu là huyện có số dân lớn nhất 189.070 người, Văn Lâm là huyện có mật độ cao nhất 1805 người/ km2. Thành phần dân số. Khi mới tái lập tỉnh 1997 tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 50-55%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2008 ước tính còn 40-45%, công nghiệp 45%, dịch vụ 13%, năm 2010 công nghiệp chiếm 48,12% và đến năm 2015 công nghiệp 48,98%; năm 2018, công nghiệp, xây dựng chiếm 51,56%, thương mại, dịch vụ chiếm 37,86% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, Năm 2018 tỉ lệ dân số làm nông nghiệp còn 10,58%. Thành phần dân số sống ở đô thị là 44% và nông thôn là 56%. Số người biết chữ đạt 99%, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo chiếm 26,7%., tỷ lệ thất nghiệp 2,67%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,8%, Tỷ suất sinh 2,43 con/ phụ nữ, Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,11%, Tỷ suất nhập cư bình quân 4,74%, xuất cư bình quân 3,94%, di cư 0,78%. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ trên 98%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 680.500 người chiếm 52% dân số. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau đạt 40.858 người, nhiều nhất là Công giáo có 26.226 người, tiếp theo là Phật giáo có 4.556 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 72 người, Hồi giáo có 3 người và Phật giáo Hòa Hảo chỉ có 1 người. Văn hóa. Di tích lịch sử. Hưng Yên là vùng đất cổ với hơn 1.800 di tích và trên 500 lễ hội văn hóa truyền thống. Có 446 di tích đã được xếp hạng trong đó có 172 di tích quốc gia, 3 di tích quốc gia đặc biệt được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia, đứng thứ 3 cả nước về số lượng di tích cấp Quốc gia (sau Hà Nội với hơn 1200 di tích cấp quốc gia và Bắc Ninh với 204 di tích cấp quốc gia). Ngoài ra còn có 271 di tích cấp tỉnh, 7 bảo vật và nhóm bảo vật quốc gia, hàng trăm làng nghề và làng nghề truyền thống. Một số di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh: Ẩm thực. Các đặc sản, ẩm thực địa phương ở Hưng Yên rất đa dạng (chỉ sau Hà Nội) đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Bộ. Có thể kể đến như: nhãn lồng Hưng Yên, bánh tẻ Phụng Công, miến rong Lại Trạch, bánh chưng chợ Đầu, canh cá rô đồng Hiệp Cường, giò bì phố Xuôi, vải trứng Phù Cừ, củ ấu Tiên Lữ, bánh khúc Văn Giang, bún tươi Thị Trung, hạt sen Hưng Yên, miến rong Phương Trù, tương Bần, mứt bí thôn Dâu, mọc nấu bóng Như Quỳnh, thịt chuột Nghĩa Trụ, bún thang lươn phố Hiến, nghệ Chí Tân, rượu Trương Xá, kẹo lạc, vải lai chín sớm Phù Cừ, gà Đông Tảo, đậu phụ An Vĩ, cá mòi sông Hồng, giò chả Đình Dù, nhãn Miền Thiết, cơm nắm Lạc Đạo, mứt táo làng Vị, chè con ong, chè hạt sen long nhãn, bưởi Hoàng, đường mật Kệ Châu, táo thiện phiến, long nhãn Hồng Nam, bún Viên Tiêu, nem chua Bình Lương, tôm cuốn Yên Vĩnh, bánh khoai chợ Đậu, củ niễng Hồng Châu, cam Văn Giang, bánh tro (âm) Văn Lâm, trà cúc hoa Nghĩa Trai, bánh dày giò Lạc Đạo, nếp thơm Yên Mỹ, ếch om Phượng Tường, dưa kiệu Tân Nhuế, chè kho Khoái Châu, giò chả Trai Trang, đậu nướng Xuân Lôi, bánh đa Trà Phương, vật vờ sông Hồng, thịt nướng Đình Dù, cá kho An Vĩ, mì gạo Nội Mai, bánh mì Việt Cường, cam Đồng Thanh, chả gà Tiểu Quan, bóng bì Tân Quang, nhãn Hương Chi, giò lây Hưng Yên, trà hạt é Nghĩa Trai, quất Văn Giang, bánh giò, cháo Hà Linh, ruốc Phú Thị, rượu Lạc Đạo, sấu Tuấn Dị, chuối tiêu hồng Khoái Châu, canh cá rô Hưng Yên, bún khô Nghĩa Giang, mứt Thiết Trụ, bánh cuốn Mễ Sở, mật ong hoa nhãn, bánh dày làng Gàu. Nghệ thuật chèo ở Hưng Yên. Nghệ thuật chèo được hình thành từ thế kỷ 10 tại Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) dưới thời nhà Đinh. Ưu bà Phạm Thị Trân đã truyền dạy nghệ thuật chèo cho cung nữ và quân lính. Sau đó chèo phát triển rộng ra lãnh thổ Đại Cồ Việt (vùng châu thổ Bắc Bộ và các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh trở ra). Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình. Chèo trở về với nông dân, gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè của người Việt. Nghệ thuật chèo Đồng bằng sông Hồng trở thành cái nôi chèo với Tứ chiếng chèo Đông, Đoài, Nam, Bắc. Chiếng Chèo là những phường Chèo hoạt động trong một vùng văn hóa, địa lý nhất định. Phong trào hát chèo xưa phân vùng chèo châu thổ sông Hồng thành 4 chiếng chèo Đông, chèo Đoài, chèo Nam, chèo Bắc với kinh đô Thăng Long - Hà Nội ở vị trí trung tâm. Mỗi chiếng có những ngón nghề riêng, kỹ thuật riêng, khó lưu truyền và phát triển ra đến bên ngoài do sự khác nhau trong phong cách nghệ thuật dựa trên cơ sở dân ca, dân vũ và văn hóa địa phương, chỉ người trong chiếng mới diễn được với nhau. Chiếng chèo Đông gồm khu vực các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và 2 huyện Mỹ Hào, Ân Thi của Hưng Yên. Vùng này xưa là trấn Hải Đông. Chèo xứ Đông mang âm hưởng của ca trù, hát đúm và trống quân. Chiếng chèo Bắc gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, bắc Hà Nội và 2 huyện Văn Lâm, Văn Giang của Hưng Yên. Chiếng chèo Nam gồm khu vực nam Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và 6 huyện phía nam Hưng Yên. Vùng này xưa là trấn Sơn Nam. Chèo xứ Nam mang âm hưởng của hát văn, hát xẩm, dân ca Hà Nam. Trung tâm của Hưng Yên thuộc chiếng chèo Nam nhưng một phần phía bắc lại thuộc chiếng chèo Bắc và một phần phía đông tỉnh thuộc chiếng chèo Đông và có một thời gian nơi đây sáp nhập với Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Do đặc tính đó mà nghệ thuật chèo ở Hưng Yên có sự giao thoa, mang cả âm hưởng chủ đạo của chiếu chèo Nam, ảnh hưởng nhiều bởi chiếu chèo Đông và ít hơn bảo chiếng chèo Bắc. Hưng Yên là đất chèo gốc, là cái nôi của các làn điệu chèo cổ. Trong bảy vị tổ chèo từ thời Đinh đến thời Lý được Lương Thế Vinh chép trong "Hý phường phả lục" thì có hai vị ở Hưng Yên. Vùng đất này đã sản sinh ra những nghệ sĩ nổi tiếng như các vị hậu tổ sân khấu chèo: Đào Văn Só (thời Đinh), Sái Ất (thời Lý) và Đào Thị Huệ (thời Lê). Các nghệ sĩ sau này như: Phạm Đình Nghị, NSND Hoa Tâm (Nhà hát Chèo Hà Nội), NSND Hoàng Lan (Đoàn Chèo Hải Phòng), NSND Tư Liêm (Nhà hát Chèo Việt Nam) và NSND Đinh Mạnh Phóng (Nhà hát Chèo Việt Nam) là những "cây đại thụ" trong làng chèo Việt Nam. Nhà hát Chèo Hưng Yên là đơn vị sự nghiệp công lập có thu trực thuộc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hưng Yên. Đây là tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh; có chức năng tổ chức biểu diễn, nghiên cứu, liên kết, hướng dẫn, truyền nghề về nghệ thuật chèo nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Du lịch. Với hơn 1.800 di tích và trên 500 lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm nét văn hóa, phong tục Việt cùng với các giải pháp đồng bộ phát triển du lịch mang tầm chiến lược lâu dài, 175 di tích cấp quốc gia, hàng trăm làng nghề và làng nghề truyền thống. Hưng Yên đang dần trở thành một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến với các khu, điểm du lịch của tỉnh như khu di tích qốc gia đặc biệt Phố Hiến (đền Mẫu, đền Trần, chùa Chuông, Văn miếu Xích Đằng...) gắn với phát triển du lịch đường sông; điểm du lịch di tích đền Đa Hoà - Dạ Trạch gắn với tour du lịch sông Hồng; điểm du lịch di tích đền Đậu An; cụm di tích quốc gia đình Đại Đồng, đình Đanh Xá; di tích đền Ghênh và chùa Nôm; khu đô thị sinh thái Ecopark, du lịch cộng đồng gắn với các làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu... Qua từng năm, số lượng khách du lịch đến với Hưng Yên đều tăng lên đáng kể. Chỉ tính năm 2018, toàn tỉnh đón trên 900.000 lượt khách, tăng 13% so với năm 2017, trong đó khách quốc tế đạt 20.000 lượt, tăng 16% so với năm 2017, khách nội địa đạt 880.000 lượt. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, số lượng khách du lịch đến với tỉnh đạt khoảng 670.000 lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018, cả năm ước đạt khoảng 1 triệu lượt khách, tăng khoảng 11%. Giao thông. Trên địa bàn Hưng Yên có các Quốc lộ sau chạy qua: Đường Tỉnh: Trong thời gian tới tỉnh Hưng Yên sẽ hình thành một số tuyến giao thông đường bộ và đường sắt mới như Đường tỉnh 381B ( Vành đai 3.5 Vùng thủ đô Hà Nội) dài 9,5km, Đường Vành đai 4 dài 19,3km, ĐT.382D ( đường gom vành đai 4) dài 17,7km, Đường kết nối di sản văn hóa du lịch sông Hồng dài 56km, ĐT.381C 10,5 km, ĐT.384B đi trùng cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ dài 10km, ĐT.386C( Đường Tân Phúc- Võng Phan giao ĐT.378) dài 28,1km, ĐT.379C... Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (sông Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên... Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp của tỉnh này. Năm 2021, vận tải hành khách ước tính đạt 12,7 triệu lượt và 745,3 triệu lượt hành khách km luân chuyển. Năm 2021, vận tải hàng hóa ước tính đạt 30,5 triệu tấn và 1.095 triệu tấn luân chuyển. Danh nhân. Hưng Yên là vùng đất Địa Linh Nhân Kiệt, là nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng.
4,669
70613768
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4669
Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh ở Việt Nam. Đây là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, với vị trí nằm trong Vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Bắc Ninh là trung tâm của xứ Kinh Bắc xưa, với 44 làng quan họ cổ, là cái nôi của Dân ca Quan họ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù. Tỉnh cũng nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Năm 2022, Bắc Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số dân số, với 2 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện tổng cộng 1.488.250 người, xếp thứ tám về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người., GRDP đạt 248.376 tỉ Đồng (tương ứng hơn 10,8 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 7.250 USD (tương ứng với 167 triệu đồng), tốc độ tăng trưởng GRDP 2022 đạt 7,39%. Địa lý. Vị trí và lãnh thổ. Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc Bộ tại tỉnh Bắc Giang. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Bắc Ninh, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 km về phía đông bắc, có vị trí địa lý: Các điểm cực của tỉnh Bắc Ninh:. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế. Bắc Ninh là tỉnh với dân ca quan họ. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội lớn như: hội chùa Dâu, Hội Lim, hội Đền Đô (Đền Lý Bát Đế - thờ 8 vị vua nhà Lý), hội đền Bà Chúa Kho. Bắc Ninh được biết đến là vùng đất với nghề tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian... nổi bật là những làn điệu dân ca quan họ. Điều kiện tự nhiên. Địa hình. Địa hình của tỉnh không hoàn toàn là đồng bằng mà xen kẽ là các đồi thấp có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du (thị xã Quế Võ và huyện Tiên Du) có một số dải đồi thấp độ cao không quá 200 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm 0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở Quế Võ và Tiên Du. Thủy văn. Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thủy và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3–5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị. Khí hậu. Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.700 mm. Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 79%. </ref> Tài nguyên, khoáng sản. Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du (254,95 ha). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³. Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn. Lịch sử. Bắc Ninh hình thành lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông Hồng. Luy Lâu từng là trung tâm tôn giáo cổ xưa nhất của Việt Nam, ngoài ra từng là trị sở Giao Chỉ. Từ hàng nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghề thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lãng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm. Những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ; về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ. Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương vương, đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ ở Thuận Thành. Thời kỳ Hồng Bàng, nước Văn Lang được chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Trong thời Bắc thuộc, Giao Chỉ gồm có 10 huyện trong đó có huyện Luy Lâu. Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào Việt Nam. Trung tâm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt. Đến thời Ngô Quyền, Giao Châu gồm các vùng phía nam sông Hồng và sông Đuống, thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, một phần Hưng Yên. Thời loạn 12 sứ quân, địa bàn Bắc Ninh là nơi chiếm đóng của 2 sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê với các căn cứ ở Tiên Du và Thuận Thành. Các vua thời Lý lập Phủ Thiên Đức (vốn là châu Cổ Pháp). Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ Nam quốc sơn hà- bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Cuối thời Trần, cả nước có 24 đơn vị hành chính. Lộ Bắc Giang bao trùm Bắc Ninh và một phần Hà Nội, Bắc Giang ngày nay, gồm có 3 châu, lộ trực tiếp quản lý 2 huyện Siêu Loại và Gia Lâm. Châu Gia Lâm gồm 3 huyện: An Định (Gia Bình hiện nay), Tế Giang (Văn Giang hiện nay), Thiện Tài (Lương Tài hiện nay). Châu Vũ Ninh gồm 5 huyện: Tiên Du (Tiên Du hiện nay), Vũ Ninh (Võ Giàng hiện nay), Đông Ngàn (Từ Sơn và một phần Sóc Sơn thuộc Hà Nội hiện nay), Từ Sơn (Quế Võ hiện nay), Yên Phong (Yên Phong hiện nay). Châu Bắc Giang gồm 3 huyện Tân Phúc (Đa Phúc cũ, một phần Sóc Sơn hiện nay), Phật Thệ (Hiệp Hòa thuộc Bắc Giang hiện nay), Yên Việt (Việt Yên hiện nay). Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên. Vùng đất Bắc Ninh thuộc trấn (xứ) Kinh Bắc. Thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính: phủ Thừa Thiên là trung tâm, các trấn (tên đơn vị hành chính thời Hậu Lê và Tây Sơn) được đổi thành 30 tỉnh. Việc lập các tỉnh được thực hiện trong 2 đợt. Đợt đầu tiên vào năm 1831, Minh Mạng thực hiện chia các trấn phía bắc làm 18 tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh được thành lập (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang, một phần đất Hà Nội và Vĩnh Phúc này nay). Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Chính vì thế, mùa xuân 1884, Pháp đánh thành Bắc Ninh hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ Việt Nam. Năm 1895, tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang. Năm 1903, tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên (từ năm 1977, 2 huyện Kim Anh và Đa Phúc hợp nhất thành huyện Sóc Sơn). Ngày 28 tháng 11 năm 1948, huyện Gia Lâm sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên nhưng đến ngày 7 tháng 11 năm 1949 lại sáp nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh. Năm 1960, huyện Văn Giang của Bắc Ninh được tách sang tỉnh Hưng Yên. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội ban hành nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội. Theo đó, tách toàn bộ huyện Gia Lâm gồm 15 xã: Giang Biên, Phúc Lợi, Thạch Bàn, Cự Khối, Trung Thành, Tiền Phong, Quyết Tiến, Quyết Thắng, Toàn Thắng, Quyết Chiến, Tân Hưng, Đại Hưng, Thừa Thiên, Quang Minh, Kim Lan) nhập vào thành phố Hà Nội.. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, tách thị trấn Yên Viên và 5 xã: Dương Hà, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Quang Trung, Tiền Phong thuộc huyện Từ Sơn; 2 xã Phù Đổng, Trung Hưng thuộc huyện Tiên Du; 2 xã Đức Thắng, Chiến Thắng thuộc huyện Thuận Thành để nhập vào huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Cùng vói đó, tách 5 xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Đông Hội, Mai Lâm của huyện Từ Sơn nhập vào huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Vào năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc; cùng lúc đó, 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn hợp nhất thành huyện Tiên Sơn, 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng hợp nhất thành huyện Quế Võ. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Bắc), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế – xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 ngày 06 tháng 11 năm 1996. Khi vừa tái lập, tỉnh Bắc Ninh có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Bắc Ninh (tỉnh lỵ) và 5 huyện Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong. Ngày 9 tháng 8 năm 1999, chia huyện Tiên Sơn thành hai huyện Tiên Du và Từ Sơn; chia huyện Gia Lương thành 2 huyện Gia Bình và Lương Tài. Ngày 26 tháng 1 năm 2006, chuyển thị xã Bắc Ninh thành thành phố Bắc Ninh. Ngày 24 tháng 9 năm 2008, chuyển huyện Từ Sơn thành thị xã Từ Sơn. Ngày 25 tháng 6 năm 2014, thành phố Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại II và đến ngày 25 tháng 12 năm 2017 được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngày 1 tháng 11 năm 2021, chuyển thị xã Từ Sơn thành thành phố Từ Sơn. Ngày 10 tháng 4 năm 2023, chuyển hai huyện Thuận Thành và Quế Võ thành hai thị xã có tên tương ứng. Tỉnh Bắc Ninh có 2 thành phố, 2 thị xã, 4 huyện như hiện nay. Hành chính. Tỉnh Bắc Ninh có dân số năm 2022 là 1.488.250 người với 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện với 126 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 52 phường, 4 thị trấn và 70 xã, tỷ lệ đô thị hóa năm 2023 đạt 60,34% - nằm trong top đầu các tỉnh phía Bắc Xã hội. Dân cư. Năm 2022, dân số Bắc Ninh là 1.488.250 người, chiếm 1,4% dân số cả nước và đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 732.045 người và nữ 756.205 người; khu vực thành thị 763.770 người, chiếm 60,3% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 724.480 người, chiếm 39,7%. Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2022 đã lên tới 1.809 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.. Bắc Ninh có lực lượng lao động là 789.420 người, chiếm 53,04% tổng dân số. Tính đến năm 2022 Bắc Ninh có 60,34% dân số sống tại các đô thị (I, III, IV, V) với 898.010 người và 39,66% với 590.240 người sống ngoài đô thị. Mục tiêu của Bắc Ninh phù hợp với tiêu chí đô thị loại I trực thuộc trung ương. Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó Kinh chiếm tuyệt đối đại đa số từ ngàn đời nay. Dưới đây là 3 dân tộc đông dân nhất là: Cũng giống như phần lớn các tỉnh khác tại Miền Bắc Việt Nam, Bắc Ninh có đại đa số cư dân "không tôn giáo". Theo thống kê năm 2019, số người theo có tôn giáo tại tỉnh Bắc Ninh là 43.573 người, tức chiếm 3,7% tổng dân số của tỉnh. Hiện nay, Bắc Ninh có 7 tôn giáo hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Minh Lý đạo,Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài. Bắc Ninh có 40 xứ đạo Công giáo hoạt động và tất cả các hoạt động Công giáo ở Bắc Ninh đều do Toà Giám mục Giáo phận Bắc Ninh chỉ đạo. Y tế - Phúc lợi xã hội. Y tế. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam thì năm 2010, Bắc Ninh có 217 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế, trong đó có 19 bệnh viện, 10 phòng khám khu vực và 186 trạm y tế.. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước, cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang dần phát triển. Bắc Ninh hiện có các bệnh viện sau: Phúc lợi xã hội. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Nổi bật là chính sách hỗ trợ người cao tuổi từ đủ 65 tuổi trở lên; hỗ trợ điện chiếu sáng cho thôn, khu phố; mở rộng đối tượng thụ hưởng chương trình Sữa học đường đến khối lớp 1 và lớp 2... góp phần nâng cao đời sống của người dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2017 giảm hộ nghèo xuống còn 2,06%. Giáo dục. Trong lịch sử, Bắc Ninh là tỉnh có nhiều Trạng nguyên nhất Việt Nam dù rằng diện tích nhỏ nhất trong nước. Khoa thi đầu tiên là khoa Minh kinh bác học, và khoa thi Nho học với tên gọi Trạng nguyên chính thống lần đầu thì người khai khoa đều là người Bắc Ninh. Trong những kỳ thi Đình dưới các triều đại phong kiến, cả nước chọn được 47 Trạng nguyên và 2991 Tiến sĩ thì riêng Kinh Bắc đã có tới 17 Trạng nguyên và 622 Tiến sĩ. Riêng thôn Tam Sơn có 2 Trạng nguyên. Có 2 vị được đi sứ dự thi cùng các Nho sĩ Trung Quốc, được đỗ đầu trở thành Lưỡng quốc Trạng nguyên. Bắc Ninh là mảnh đất địa linh, nhân kiệt với câu vè mang tính ước lệ nói về các vị tài danh xứ Kinh Bắc: "Một giỏ ông Đồ/ Một bồ ông Cống/Một đống ông Nghè/ Một bè Tiến sỹ/Một bị Trạng nguyên/Một thuyền Bảng nhãn". Có những vị vừa là Thủ khoa Nho học vừa là Tể tướng như Nguyễn Đăng Đạo (Trạng nguyên - Tham tụng), Vũ Miên (Hội nguyên - Tham tụng, Quốc tử giám Tế tửu, Quốc sử quán Tổng tài). Có những dòng họ lưu giữ được truyền thống nhiều đời: dòng họ Vũ làng Lương Xá (Vũ Kính, Vũ Giới...), họ Vũ làng Xuân Lan (Vũ Miên, Vũ Tú...) Các Trạng nguyên người Bắc Ninh bao gồm Riêng bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ có rất nhiều. Đặc biệt Làng Kim Đôi có 25 vị trong đó, họ Nguyễn có 18 vị, họ Phạm có 7 vị (Theo Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa Việt Nam). Làng Tam Sơn là làng duy nhất của cả nước có đủ (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa). Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển toàn diện theo hướng bền vững. Công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học tiếp tục được quan tâm và công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục – xóa mù chữ các cấp học ở mức độ cao nhất cả nước. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiện đại. Tỉnh Bắc Ninh đã và đang quy hoạch 3 làng Đại học: Năm 2008, toàn tỉnh có 18.293 học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông, thì có 19.380 lượt học sinh dự thi ĐH, với tổng điểm bình quân 3 môn thi ĐH là 12,85. Bắc Ninh xếp thứ 6 toàn quốc về tổng điểm bình quân 3 môn thi Giao thông. Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Trong đó, hệ thống đường bộ được đánh giá là tương đối đồng bộ so với các tỉnh khác trong cả nước. Hệ thống đường nội bộ các khu đô thi mới, khu công nghiệp trên đia bàn toàn tỉnh được đồng bộ hiện đại thích ứng được với quá trình đô thị hóa nhanh của các địa phương trong tỉnh, các tuyến này cũng được liên kết với nhau nhằm tạo lập hệ thống giao thông liên hoàn để việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn giảm áp lực giao thông cho các quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn. Du lịch. Bắc Ninh hiện có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa với nhiều đình, chùa, lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ. Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng phát triển du lịch văn hóa.. Bắc Ninh có 3 khu du lịch là: Khu du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ (thành phố Bắc Ninh); khu du lịch văn hoá Đền Đầm (thành phố Từ Sơn); khu du lịch văn hoá Phật Tích (huyện Tiên Du). Bên cạnh đó, theo dự kiến sẽ có 3 khu du lịch khác là: Khu du lịch lâm viên Thiên Thai (huyện Gia Bình); khu du lịch văn hoá lịch sử Như Nguyệt (huyện Yên Phong); khu du lịch tâm linh Hàm Long - Núi Dạm (thành phố Bắc Ninh) và lựa chọn 22 điểm di tích quy hoạch phát triển thành điểm du lịch làm động lực cho các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn và hấp dẫn trên địa bàn. Trong đó có một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu để hình thành các điểm, các tuyến du lịch hấp dẫn như Văn Miếu Bắc Ninh, chùa Phật Tích, lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, đền thờ Lê Văn Thịnh, Đền, chùa Cổ Lũng (xã Nội Duệ), Chùa Lim. Ngoài ra, còn có du lịch cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng (thị xã Quế Võ), khu vực chùa Bút Tháp (thị xã Thuận Thành), làng Quan họ Viêm Xá (Thành phố Bắc Ninh), làng gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ . Văn hóa. Bắc Ninh có một nền văn hoá đặc sắc, một vùng quê có nhiều di tích lịch sử văn hoá, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống. Những dấu ấn lịch sử sống động truyền thống văn hoá Việt Nam, đậm đà bản sắc Kinh Bắc, được kết tinh trong những di sản văn hoá, các lễ hội dân gian. Bắc Ninh là địa phương thứ 3 xây dựng văn miếu có tầm cỡ, quy mô, trang trọng. Văn miếu Bắc Ninh với 677 vị đại khoa, chiếm 1/3 tổng số vị đại khoa của cả nước đã được vinh danh. Văn miếu Bắc Ninh với những trang lịch sử văn hóa, giáo dục còn lưu giữ được cho đến ngày nay là những cứ liệu vô cùng giá trị của nền văn minh ở vùng Kinh Bắc, nơi có thành cổ Luy Lâu, nơi Sĩ Nhiếp truyền bá Hán học. Chùa Dâu, Chùa Phật Tích, Chùa Bút Tháp là những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam, Chùa Dận. Bắc Ninh với các làn điệu quan họ, các làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan. Các di tích lịch sử đáng kể có Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương - thờ Thủy Tổ Việt Nam, đền Đô - thờ tám vị vua triều Lý, đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng, chùa Cổ Lũng v.v... Bắc Ninh có một số đặc sản như bánh phu thê Đình Bảng, bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm, nem Bùi (Ninh Xá), rượu nếp làng Cẩm, cháo cá Bắc Ninh, tương Đình Tổ, bánh tro. Các nghề có truyền thống lâu đời như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian. Tính đến ngày 05/12/2015 Bắc Ninh đã nhận 3 danh hiệu UNESCO Việt Nam đó là: Lễ hội. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Một số lễ hội tiêu biểu được liệt kê dưới đây (Theo âm lịch): Di tích, di sản văn hóa. Bắc Ninh có khoảng 1600 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 651 di tích được xếp hạng (trong đó có 204 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 4 di tích Quốc gia đặc biệt, 443 di tích xếp hạng cấp tỉnh), 17 bảo vật quốc gia. Là tỉnh có nhiều di tích cấp quốc gia chỉ sau thành phố Hà Nội. Điều đặc biệt ở Bắc Ninh là tín ngưỡng thờ Thánh Tam Giang rất phổ biến với vài trăm làng thờ, tập trung nhiều ở các làng quan họ ven sông Cầu. Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu nhất ở Bắc Ninh là dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc xếp vào Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Làng nghề truyền thống. Bắc Ninh với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, đã làm ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo. Hiện nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng. Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ). Ẩm thực. Món ăn đặc trưng địa phương của tỉnh không có nhiều nhưng cũng ấn tượng: bánh đa thôn Đoài, bánh tro (âm) Đình Tổ, bánh khoai Thị Cầu, đậu gù Trà Lâm, bún tươi Khắc Niệm, tỏi An Thịnh, bánh xu xê Đình Bảng, gà Hồ, bánh tẻ Chờ, giò chả Tân Hồng, cà rốt Gia Lương, thịt chuột Đình Bảng, kẹo lạc, cháo thái Đình Tổ, khoai tây Quế Võ, rượu nếp làng Cẩm, phở gan cháy Đáp Cầu, kẹo cốm Lũng Giang, bánh đa nem Yên Phụ, mì gạo Tử Nê, bánh cuốn Mão Điền, rượu Đại Lâm, tương Đình Tổ, nem Bùi, bánh khúc làng Diềm. Môi trường. Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Bắc Ninh đang ở mức độ nghiêm trọng đặc biệt ở 4 làng nghề trọng điểm là giấy Phong Khê, sắt thép Đa Hội, nhôm Văn Môn, đồng Đại Bái. Ngoài ra, một số công ty trong các khu công nghiệp cũng gây ô nhiễm như công ty Kingmo New Materials (khu công nghiệp Tiên Sơn). Ô nhiễm đang ảnh hưởng lớn tới tới đời sống, sức khỏe của người dân và công nhân việc ô nhiễm xảy ra ngay tại từng thôn xóm của Bắc Ninh. Tuy nhiên điều này vẫn chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức. Thể thao. Bắc Ninh có Câu lạc bộ bóng chuyền Kinh Bắc Bắc Ninh là đội bóng chuyên nghiệp đang thi đấu tại Giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam.
4,670
3200
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4670
Hà Tây (tỉnh)
Hà Tây là một tỉnh cũ thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, từng tồn tại trong hai giai đoạn: 1965–1976 và 1991–2008. Vào ngày 1 tháng 8 năm 2008,toàn bộ diện tích và dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội và như vậy tỉnh này không còn tồn tại nữa. Địa lý. Địa bàn tỉnh Hà Tây cũ tương ứng với khu vực phía tây và phía nam thành phố Hà Nội hiện nay. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà Đông (nay là quận Hà Đông) nằm cách trung tâm Hà Nội cũ khoảng 10 km về phía tây nam. Tỉnh Hà Tây có vị trí địa lý: Trước khi giải thể vào năm 2008, tỉnh có diện tích 2.193,41 km², dân số là 2.568.007 người, mật độ dân số đạt 1.171 người/km². Lịch sử. Tỉnh Hà Tây được thành lập vào ngày 21 tháng 3 năm 1965 theo Quyết định số 103-NQ-TVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông. Trước đó, tỉnh Sơn Tây bao gồm thị xã Sơn Tây và 6 huyện: Bất Bạt, Phúc Thọ, Quảng Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, Tùng Thiện; tỉnh Hà Đông gồm thị xã Hà Đông và 8 huyện: Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa. Khi hợp nhất, tỉnh Hà Tây gồm 2 thị xã: Hà Đông (tỉnh lỵ), Sơn Tây và 14 huyện: Bất Bạt, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Tùng Thiện, Ứng Hòa. Ngày 26 tháng 7 năm 1968, hợp nhất 3 huyện Bất Bạt, Quảng Oai và Tùng Thiện thành huyện Ba Vì. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Hà Tây hợp nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình (tức Hà Đông, Sơn Tây (2 thị xã chính của Hà Tây) và Hoà Bình). Ngày 14 tháng 12 năm 1978, cùng với 2 huyện Mê Linh, Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phú (tức Vĩnh Phúc và Phú Thọ), hai thị xã Sơn Tây, Hà Đông và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trên thực tế thị xã Hà Đông vẫn tạm thời là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình được chia lại thành hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Đồng thời, thị xã Sơn Tây và 5 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức thuộc thành phố Hà Nội được chuyển về tỉnh Hà Tây (cùng thời điểm này, huyện Mê Linh của Hà Nội chuyển về tỉnh Vĩnh Phú (từ năm 1997 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) quản lý). Sau khi tái lập, tỉnh Hà Tây có 2.169 km² diện tích tự nhiên và 2.086.926 người với 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thị xã: Hà Đông (tỉnh lỵ), Sơn Tây và 12 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2006/NĐ-CP. Theo đó, thành lập thành phố Hà Đông trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hà Đông. Ngày 2 tháng 8 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2007/NĐ-CP. Theo đó, thành lập thành phố Sơn Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sơn Tây. Cuối tháng 7 năm 2008, tỉnh Hà Tây có 2 thành phố: Hà Đông (tỉnh lỵ), Sơn Tây và 12 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa. Ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2008). Theo đó, hợp nhất toàn bộ 219.341,11 ha diện tích tự nhiên và 2.568.007 người của tỉnh Hà Tây và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình vào thành phố Hà Nội (cũng trong năm này, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc cũng được nhập vào Hà Nội). Từ đó, tỉnh Hà Tây không còn tồn tại. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, thành phố Hà Đông trở thành một quận của thủ đô Hà Nội, còn thành phố Sơn Tây được chuyển trở lại thành thị xã Sơn Tây. Đồng thời, địa giới các huyện Quốc Oai, Thạch Thất cũng được điều chỉnh lại, sáp nhập thêm 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Kinh tế. Thu nhập. Tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh năm 2001 ước đạt 14.900 tỷ đồng. Theo tài liệu thì năm 2001 dân số toàn tỉnh Hà Tây là 2.432.000 người, do đó GDP/người là 434 USD, tương đương với 6.157.300 VNĐ Cơ cấu kinh tế: Làng nghề. Hà Tây có trên 200 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như pháo Bình Đà, lụa Vạn Phúc, sơn mài - Duyên Thái, tiện gỗ - Nhị Khê, thêu - Quất Động, Nón Chuông, Quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá, mộc Đại Nghiệp, tơ lưới Hà Thao, tò he Xuân La... Văn hóa. Bài hát. Bài hát "Hà Tây quê lụa" của Nhật Lai ra đời khi Không quân Hoa Kỳ tăng cường đánh phá miền Bắc Việt Nam với ca từ đẹp, giai điệu mượt mà đã trở nên nổi tiếng. Du lịch. Hà Tây là tỉnh giàu tiềm năng du lịch. Với địa hình giao thoa giữa miền núi và đồng bằng, Hà Tây có nhiều hồ, suối và hang động. Ngoài ra, số lượng di tích lịch sử được công nhận ở Hà Tây chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hà Tây là tỉnh có 2 trong số 21 khu du lịch quốc gia là: Các địa điểm du lịch nổi tiếng khác gồm: Ẩm thực. Dù đã sáp nhập vào thành phố Hà Nội từ năm 2008 nhưng vẫn còn đó ký ức về các đặc sản nổi tiếng xứ Đoài. Có thể kể đến như: nem Phùng, miến Cự Đà, giò chả Ước Lễ, bánh cuốn Vân Đình, kẹo lạc Đường Lâm, rau sắng Chùa Hương, cà dầm tương Tam Hiệp, bưởi thồ Bạch Hạ, sữa Ba Vì, tương Mông Phụ, kẹo lạc- kẹo dồi Cổ Hoàng, rượu Ngự Câu, khoai tây Thường Tín, miến rong Dương Liễu, gạo Khu Cháy, nhãn muộn Đại Thành (Quốc Oai Hà Tây), chè lam Thạch Xá, trứng Liên Châu, kẹo lạc Tháp Thượng, bánh giò, bún tươi Bích Hòa, rượu nếp Bá Giang, chè Long Phú, thịt chó Cao Xá, vịt nướng Vân Đình, bột sắn Minh Hồng, bánh tro Đắc Sở, rượu nếp Chi Nê, cơm lam Ba Vì, thịt chuột Canh Nậu, bánh nếp, mơ Hương Sơn, đậu phụ Trúng Đích, bánh tẻ Phúc Lâm, miến rong làng So, chuối Vân Nam, bánh giầy Quán Gánh, mạch nha Hoài Đức, gạo bồ nâu Thanh Văn, tò he Xuân La, miến rong Minh Khai, củ mài Hương Sơn, giò chả Hoàng Trung, rượu Trại Chiêu, giá đỗ Trung Châu, gà mía Sơn Tây, rau sắn nấu cá trê Thạch Thất, tương nếp Cự Đà, bún cá rô đồng, cau sấy Hạc Sơn, bánh đa nem Ngự Câu, cá mòi sông Hồng, bún tươi làng Bặt, men rượu Tân Độ, cháo se làng Hạ, bột sắn Hoài Đức, tiểu hổ Cự Đà, bánh đúc Kim Bài, chè Ba Trại, bánh khúc, bánh khoai, chè lam Đường Lâm, bánh cuốn Thanh Lương, nem Phượng, rau muống Linh Chiểu, bánh bác Giang Xá, bánh mứt kẹo La Phù, giò chả Thượng Hội, vịt cỏ Vân Đình, cải mào gà Hoài Đức, nem thính Cao Bộ, thịt quay đòn Sơn Tây, bún khô Minh Khai, chè củ mài Chùa Hương, cam Canh, cháo vịt Vân Đình, rượu nếp làng Mai, vật vờ sông Hồng, gà đồi Ba Vì, bún hến Phú Xuyên, bánh gai làng Giá, bánh tẻ Phú Nhi, chè kho Đại Đồng. Chiếng chèo xứ Đoài. Trong "Tứ chiếng chèo" đồng bằng sông Hồng thì Hà Tây là trung tâm của chiếng chèo Đoài (vùng đất gồm phần lớn tỉnh Hà Tây cũ, các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và một phần các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình). Hà Tây là cái nôi chèo lớn của Việt Nam với những tên tuổi lớn của sân khấu chèo như NSND Tào Mạt, NSND Chu Văn Thức, NSND Diễm Lộc, NSND Khắc Tư, NSND Đoàn Thanh Bình, NSƯT Văn Chương, NSND Thu Huyền... Nghệ thuật chèo được hình thành từ thế kỷ 10 tại Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) dưới thời nhà Đinh. Ưu bà Phạm Thị Trân đã truyền dạy nghệ thuật chèo cho cung nữ và quân lính. Sau đó chèo phát triển rộng ra lãnh thổ Đại Cồ Việt (vùng châu thổ Bắc Bộ và các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh trở ra). Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình. Chèo trở về với nông dân, gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè của người Việt. Nghệ thuật chèo Đồng bằng sông Hồng trở thành cái nôi chèo với Tứ chiếng chèo Đông, Đoài, Nam, Bắc. Chiếng Chèo là những phường Chèo hoạt động trong một vùng văn hóa, địa lý nhất định. Phong trào hát chèo xưa phân vùng chèo châu thổ sông Hồng thành 4 chiếng chèo Đông, chèo Đoài, chèo Nam, chèo Bắc với kinh đô Thăng Long - Hà Nội ở vị trí trung tâm. Mỗi chiếng có những "ngón nghề" riêng, kỹ thuật riêng, khó lưu truyền và phát triển ra đến bên ngoài do sự khác nhau trong phong cách nghệ thuật dựa trên cơ sở dân ca, dân vũ và văn hóa địa phương, chỉ người trong chiếng mới diễn được với nhau. Hiện tại Hà Tây đã sáp nhập vào Hà Nội, nơi đây vẫn còn những vùng chèo tiêu biểu như Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Sơn Tây, Thường Tín...
4,678
812749
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4678
Khí quyển Sao Hỏa
Khí quyển Sao Hỏa là lớp các chất khí hay các hạt chất rắn và chất lỏng nhỏ bay lơ lửng quanh hành tinh Sao Hỏa và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Sao Hỏa. Từ những quan sát đầu tiên cho đến nay, khí quyển Sao Hỏa luôn lộ ra như một thế giới vừa khác lạ và vừa quen thuộc. Lịch sử khám phá. Người đầu tiên chỉ ra các bằng chứng khoa học về sự hiện diện của một khí quyển trên Sao Hỏa là William Herschel bằng quan sát về các dấu hiệu của mây và khói qua kính viễn vọng năm 1783. Bốn năm sau đó, Johann Schröter cũng có những kết luận tương tự bằng quan sát của ông . Tuy nhiên năm 1830, Beer và Mädler, sau khi xây dựng được một kính viễn vọng tốt hơn, đã cho những quan sát phủ định: "Giả thuyết về các chấm trông giống mây trên Sao Hỏa là vô căn cứ." Dù vậy, ý tưởng về một bầu khí quyển nhiều hơi nước trên Sao Hỏa vẫn được nhiều người ủng hộ, như vào năm 1870, Richard Procter thậm chí còn cho rằng Sao Hỏa có biển cả và sự sống. Thực tế là những năm cuối thế kỷ 19, các quan sát qua kính thiên văn đã gặp phải khó khăn trong việc phân tích các chi tiết trên bề mặt Sao Hỏa. Các vùng sáng và tối trên bề mặt đã được cho là các lục địa và đại dương. Sao Hỏa đã được tin là có lớp khí quyển dày. Các nhà thiên văn hồi đó đã biết chu kỳ tự quay quanh trục của Sao Hỏa (và do đó độ dài của một ngày trên Sao Hỏa) gần bằng so với Trái Đất; và họ cũng đã biết Sao Hỏa có trục nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo quanh Mặt Trời, do vậy cũng có các mùa. Người ta cũng đã quan sát thấy các lớp băng trên 2 cực của Sao Hỏa co lại và nở rộng ra theo từng mùa. Sự thay đổi này đã được cho là sự phát triển theo mùa của các loài thực vật. Từ đài thiên văn Lowell, Percival Lowell đã còn quan sát thấy cả các "kênh đào Sao Hỏa". Ông đã đưa ra giả thuyết về một hệ thống tưới tiêu nước của một nền văn minh trên Sao Hỏa. Giả thuyết về kênh đào Sao Hỏa và hơi nước trên Sao Hỏa gây ra một cuộc tranh cãi vào đầu thế kỷ 20. Năm 1909, Campbell công nhận việc không thấy dấu hiệu của hơi nước, ngược lại với những gì Vesto Slipher và Frank Very khẳng định. Vào đầu thế kỷ 20, người ta đã dần nhận ra rằng Sao Hỏa rất khô và có áp suất khí quyển rất thấp. Năm 1908 Lowell, dựa vào đo đạc hệ số phản xạ, ước lượng áp suất bề mặt khoảng 87 millibar (0,087 áp suất khí quyển Trái Đất), một kết quả phù hợp với các quan sát của Vaucouleurs sau đó. Với các quan sát quang phổ, chi tiết về thành phần khí quyển Sao Hỏa dần được sáng tỏ bắt đầu từ thập kỷ 1930. Walter Adams và Theodore Dunham vào những năm này không tìm thấy dấu hiệu của hơi nước và oxy trong quang phổ Sao Hỏa. Nhà thiên văn Gerard Kuiper là người đầu tiên khẳng định sự hiện diện của thán khí vào khoảng năm 1947, 1948. Nitơ đã được biết là thành phần chính của khí quyển Trái Đất cuối thế kỷ 19 , nên vào đầu thập kỷ 1950, người ta cũng đưa ra giả thuyết rằng khí quyển Sao Hỏa chứa nhiều nitơ và thán khí chỉ là thành phần nhỏ . Giả thuyết này tính đến việc nitơ là chất khó phát hiện bởi quan sát quang phổ từ Trái Đất để giải thích các kết quả âm tính về chất khí này. Tuy nhiên, phải đợi đến kỷ nguyên của du hành vũ trụ, thì bầu khí quyển Sao Hỏa mới thực sự được nghiên cứu chi tiết. Bức ảnh chụp cận cảnh đầu tiên cho thấy các hố lồi lõm do va chạm với thiên thạch để lại trên bề mặt giống như hoang mạc, đã được gửi về bởi tàu thám hiểm Mariner 4 năm 1965. Sao Hỏa lộ ra như một sa mạc khổng lồ nhất của hệ Mặt Trời với một bầu khí quyển đặc trưng bởi các đám bụi oxide sắt màu hồng trôi lơ lửng. Tiếp đó tín hiệu phân tích quang phổ và chụp ảnh của tàu Mariner 9 cho thấy các lớp bụi dày và sương mù băng khô cùng sự tồn tại của các đám mây ti chứa nước đá trên Sao Hỏa. Hai tàu đổ bộ Viking 1 và Viking 2 đã gửi một lượng dữ liệu khổng lồ từ năm 1976 đến năm 1982, cho thấy nhiều chi tiết về một cấu trúc khí quyển có cả tầng đối lưu và tầng bình lưu gồm chủ yếu là thán khí với các lớp mây nước đá và đá thán khí nằm ở ranh giới các tầng này. Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, một loạt các cuộc thám hiểm với sự hợp tác quốc tế rộng lớn chưa từng thấy đã tìm đến mục tiêu Sao Hỏa. Hiện nay, các dữ liệu về Sao Hỏa và bầu khí quyển của nó đang trở về Trái Đất với một tốc độ bùng nổ, bao gồm một số khám phá như dấu hiệu khá rõ về sự tồn tại của nước lỏng trong quá khứ cũng như bể chứa nước đá ngầm hiện tại của Sao Hỏa, sự có mặt của khí mêthan (CH4) trong các vùng khí quyển địa phương ... Hiểu biết hiện đại về khí quyển Sao Hỏa. Khí quyển Sao Hỏa ngày nay. Ngày nay Sao Hỏa có một bầu khí quyển với khí hậu sa mạc. Vào ban ngày, lớp bụi lơ lửng trong khí quyển tạo nên bầu trời màu hồng. Lúc hoàng hôn và bình minh, bầu trời trở nên có màu xanh lam. Các số liệu cơ bản. Thành phần. Khí quyển Sao Hoả được tạo thành chủ yếu (95,32% thể tích) bởi khí các-bo-níc (CO2). Nó rất mỏng, với khối lượng tổng cộng là 2,5 × 1016 kilôgam, thấp hơn 1% khối lượng khí quyển Trái Đất (do đó áp suất cũng thấp hơn 1% áp suất khí quyển Trái Đất). Nhiều nhà khoa học cho rằng trong quá khứ, từng tồn tại bầu khí quyển dày hơn nhiều và nước từng chảy thành sông đổ ra biển trên Sao Hỏa. Ngày nay chỉ còn lại một lượng rất ít (210 ppm) hơi nước được thấy trong tầng khí quyển thấp của Sao Hỏa, thỉnh thoảng tụ lại thành những dải mây nước đá hoặc, trong vài trường hợp hiếm, các cơn sương mù nước đá. Cũng được tìm thấy với lượng nhỏ trong khí quyển Sao Hỏa là nitơ (2,7%), oxy (0.13%), CO (0.08%), và các khí hiếm như neon (2,5 ppm), argon (1,6%), krypton (0.3ppm) và xenon (0,08ppm). Áp suất. Áp suất khí quyển bề mặt Sao Hỏa trung bình là khoảng 6 milibar ở "mực nước biển". Áp suất này thay đổi rất lớn theo mùa, dao động trong khoảng 4 đến 8,7 milibar, do khí các-bo-níc bị ngưng tụ thành tuyết rơi xuống các cực vào mùa đông. Viking 1 và Viking 2 đã đo được thay đổi áp suất theo mùa khoảng 26%. Lượng thay đổi này tương đương với lượng tuyết các-bo-níc dày vài mét rơi xuống các cực. Áp suất khí quyển Sao Hỏa giảm theo hàm mũ (phân bố Boltzmann) theo độ cao. Cứ lên cao thêm 7,7 km, áp suất lại giảm một nửa (tỷ lệ cao khoảng 11,1 km). Do vậy, áp suất thay đổi mạnh theo độ cao thấp của bề mặt Sao Hỏa, nơi cao nhất là đỉnh núi Olympus Mons, cao +27 km (so với "mực nước biển" của Sao Hỏa) có áp suất 0,5 milibar, bằng 1/17 nơi thấp nhất là lòng chảo Hellas, sâu -4 km, có áp suất 8,4 milibar. Nhiệt độ bề mặt. Nhiệt độ trung bình bề mặt là 200K, nhưng nhiệt độ này thay đổi rất mạnh giữa ban ngày và ban đêm, dao động lên tới khoảng 50K, do khí quyển Sao Hỏa quá mỏng không giữ được nhiệt. Nhiệt độ cũng thay đổi giữa các mùa. Nhiệt độ này giảm dần theo độ cao ở gần bề mặt, giảm khoảng 1,5K khi lên cao mỗi kilômét. Gió, bụi và mây. Mặc dù khí quyển Sao Hỏa mỏng, gió luôn thổi khá mạnh trên Sao Hỏa, đủ sức cuốn tung lớp bụi rất mịn trên bề mặt Sao Hỏa. Tốc độ gió nhẹ khoảng 2 đến 7 m/s vào mùa hè, trung bình khoảng 5 đến 10 m/s vào mùa thu, và mạnh khoảng 17 đến 30 m/s, vào những mùa bão bụi. Được gió cuốn từ mặt đất lên, các lớp bụi luôn trôi nổi trong khí quyển Sao Hỏa. Chúng có màu vàng và đỏ, do chứa nhiều oxide sắt (giống đất đỏ trên Trái Đất). Chúng tạo nên bầu trời màu đỏ của Sao Hỏa vào ban ngày. Chúng là thành phần chủ yếu giúp giữ ấm khí quyển Sao Hỏa, giảm chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm . Thỉnh thoảng gió lốc xoáy mạnh thổi bùng lên các đợt bão bụi che phủ toàn Sao Hỏa. Sự xuất hiện đột ngột này thay đổi hoàn toàn khí hậu Sao Hỏa trong vài tuần, rồi tan đi nhanh chóng. Bụi của Sao Hỏa cũng gây ra hiện tượng vào lúc hoàng hôn và bình minh, bầu trời của Sao Hỏa lại trở nên màu xanh lam, ngược lại với Trái Đất (bầu trời xanh lam ban ngày và đỏ lúc hoàng hôn và bình minh). Điều này là do hàm tán xạ của bụi Sao Hỏa tỏa ra đều mọi hướng với bước sóng ánh sáng đỏ, nhưng là tập trung về phía trước với bước sóng ánh sáng xanh lam. Khi Mặt Trời ở gần đường chân trời, ánh sáng tới mặt đất đi qua lớp khí quyển dày theo hướng thẳng về phía trước, với các ánh sáng đỏ bị tán xạ ra hướng khác trên đường đi, còn ánh sáng xanh lam rọi thẳng xuống đất. Khi Mặt Trời khuất dưới đường chân trời, sự xuất hiện của các đám mây trên cao có thể phản chiếu ánh sáng xanh lam xuống đất. Mây trên Sao Hỏa là do hơi nước và khí các-bo-níc thường xuyên ngưng đọng thành các hạt đá nhỏ li ti, trôi lơ lửng. Chúng tạo nên các dải mây trắng, thỉnh thoảng có ánh vàng do lẫn bụi vào. Các dải mây ti nước đá thường ở độ cao chừng 16 km, trong khi mây thán khí đá nằm ở độ cao từ 40 đến 100 km. Việc ngưng tụ của hơi nước thành mây cho thấy sự bão hòa hơi nước tại các vùng khí quyển địa phương của Sao Hỏa và có thể là dấu hiệu quan trọng trong nghiên cứu chu trình biến đổi hơi nước cũng như khí tượng của khí quyển Sao Hỏa . Cấu trúc các tầng khí quyển. Cấu trúc thẳng đứng của các tầng khí quyển Sao Hỏa, gồm thay đổi của áp suất và nhiệt độ theo độ cao, được quyết định bởi sự cân bằng của các dòng đối lưu và các dòng di chuyển của năng lượng nhiệt (như việc hấp thụ năng lượng Mặt Trời bởi khí quyển và sự thất thoát ra ngoài không gian do bức xạ). Khí quyển Sao Hỏa về cơ bản có tầng đối lưu và tầng bình lưu rõ rệt. Tầng đối lưu. Tầng đối lưu cao đến 40 km với nhiệt độ giảm dần theo độ cao. Tại ranh giới giữa tầng đối lưu và bình lưu, nhiệt độ tương đối ổn định khoảng 120K. Lượng bụi lớn trong khí quyển Sao Hỏa đã đẩy cao tầng đối lưu lên như vậy (so với khí quyển Trái Đất chỉ khoảng 10 đến 18 km). Ở tầng đối lưu, hai thành phần chính quyết định cấu trúc khí quyển là CO2 và bụi khí quyển. CO2 bức xạ nhanh nhiệt ra không trung, tại điều kiện nhiệt độ của Sao Hỏa, làm nguội nhanh khí quyển vào ban đêm. Các hạt bụi hấp thụ tốt năng lượng Mặt Trời và phân phối đều nhiệt lượng trong tầng đối lưu. Trong những đợt bão bụi, ảnh hưởng của bụi càng rõ, làm thay đổi nhiệt độ ngày đêm đáng kể. Sự thay đổi nhiệt độ ở tầng đối lưu, trên phạm vi toàn Sao Hỏa, tuân theo dao động ngày đêm đều đặn, đồng bộ với vị trí Mặt Trời, đôi khi gọi là "thủy triều nhiệt". Tầng bình lưu. Tầng bình lưu trên Sao Hỏa thường nằm trong khoảng độ cao từ 70 km đến 140 km. Trong tầng bình lưu, nhiệt độ dao động trong khoảng từ 120K đến 130K (tức là khoảng -153°C đến -143 °C). Lên trên ranh giới bình lưu, nhiệt độ lại tăng theo độ cao. Trong tầng này và các tầng cao hơn của Sao Hoả, không tồn tại mây nước đá và bụi, tuy nhiên đôi khi có quan sát thấy mây thán khí đá. Các mây thán khí đá có thể đạt tới độ cao 100 km. Tầng trên cùng. Trên 100 km, cấu trúc khí quyển được định đoạt bởi các quá trình phân ly các phân tử, dưới hấp thụ bức xạ Mặt Trời. Tia tử ngoại của Mặt Trời làm ion hóa các phân tử khí dẫn đến hàng loạt các phản ứng hóa học phức tạp. Các phân tử bị phân ly, trở nên nhẹ hơn, có xu hướng bay lên trên cao, thậm chí thoát khỏi sức hút Sao Hỏa. Các phân tử nặng tổng hợp trong các phản ứng hóa học rơi xuống dưới thấp. Nhiệt độ ở tầng trên cùng khoảng 300K. Các quá trình động lực và khí tượng. Về cơ bản, các quá trình động lực trong khí quyển Sao Hỏa rất giống với các quá trình động lực trên khí quyển Trái Đất. Lý do là các nguyên lý vật lý đều xuất phát từ các phương trình thủy động lực học giống nhau. Các mô hình dự báo khí tượng trên Sao Hỏa như mô hình GFDL, LMD/AOPP trên tầm vĩ mô đều tách làm hai phần chính, phần tính toán động lực học, cho thấy sự tương tác trên toàn cầu, và phần tính toán truyền xạ địa phương, cho thấy quá trình biến đổi khí tượng tại vùng địa phương dưới tác động của nguồn nhiệt là năng lượng Mặt Trời. Các mô hình này dùng lại nguyên vẹn tính toán động lực học của các mô hình dự báo khí tượng trên Trái Đất. Điểm khác nhau duy nhất giữa dự báo khí tượng trên Trái Đất và Sao Hỏa là quá trình truyền xạ địa phương, trong đó bụi và mây Sao Hỏa đóng vai trò quan trọng. Các ví dụ về sự giống nhau giữa động lực học khí quyển Sao Hỏa và Trái Đất có thể được thể hiện qua sự có mặt của vòng hoàn lưu Hadley, tạo nên gió mậu dịch, các sóng nhiệt, các cuộn xoáy (bão). Sự tương tự trong chuyển động của Sao Hỏa quanh Mặt Trời cũng tạo ra chu trình tuần hoàn ngày đêm, và chu kỳ tuần hoàn theo mùa của thời tiết. Điểm khác biệt trong quá trình truyền xạ địa phương, với sự có mặt của bụi, tạo nên những hiện tượng động lực học rất đặc trưng, nổi bật là hiện tượng thổi tung bụi từ mặt đất vào khí quyển. Đây là một hiện tượng có tính nhiễu loạn ngẫu nhiên cao, chưa được hiểu kỹ lưỡng. Mặc dù hiện tượng này xảy ra trên quy mô địa phương, với lực nâng bụi tỷ lệ với ứng suất gió tại bề mặt, vẫn thường xuyên quan sát thấy sự nâng bụi lên khỏi mặt đất có thể xảy ra đồng loạt trên phạm vi toàn cầu, tạo nên các mùa bão bụi. Hiện chưa có cơ chế vật lý nào được xây dựng để giải thích mối liên hệ giữa bão bụi toàn cầu và các cơn lốc bụi địa phương. Đây là một trong các nguồn tạo ra sai số lớn cho các cố gắng dự báo khí tượng trên Sao Hỏa. Quá trình tiến hóa. Theo các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay, có thể tóm tắt quá trình tiến hóa của khí quyển Sao Hỏa từ khi hành tinh này hình thành cùng hệ Mặt Trời như sau. Khi mới hình thành, khí quyển Sao Hỏa có lẽ đã rất giống với khí quyển Sao Kim và khí quyển Trái Đất vào cùng thời điểm đó. Nghĩa là các khí quyển này đếu có áp suất cỡ 106-107 Pascal, gồm chủ yếu là khí cácboníc và một phần nitơ. Giai đoạn tiếp theo, giống như trên Trái Đất, đa phần khí cácboníc phản ứng với khoáng sản trên bề mặt, và bị hấp thụ trong các khoáng sản này, khiến áp suất khí quyển giảm dần. Không giống với Trái Đất và Sao Kim, Sao Hỏa có trọng trường nhỏ hơn vì khối lượng bé hơn, do đó vận tốc vũ trụ cấp hai nhỏ. Bức xạ cực tím từ Mặt Trời phá hủy các khí ở tầng trên cùng thành các nguyên tử có khối lượng nhỏ, và qua va chạm nhiệt, có vận tốc lớn hơn vận tốc vũ trụ cấp hai của Sao Hỏa. Các nguyên tử này thoát dần khỏi sức hút yếu của Sao Hỏa, làm khí quyển này ngày càng mỏng đi. Khối lượng nhỏ bé của Sao Hỏa cũng không giúp nó giữ nhiệt năng lâu như Trái Đất hay Sao Kim. Các hoạt động núi lửa, vốn có tác dụng phóng vào khí quyển nguồn thán khí các chất khí mới, bị nhanh chóng chấm dứt do tiêu thụ nhanh nhiệt năng trong lòng hành tinh này. Không có nguồn cung ứng mới và bị mất mát do các quá trình đã miêu tả, khí quyển Sao Hỏa trở nên mỏng như ngày nay. Những điều cần giải đáp. Mô hình về quá trình tiến hóa của khí quyển Sao Hỏa miêu tả ở trên không giải thích hết mọi chi tiết đã quan sát được. Một trong các câu hỏi còn đang nằm trong tiêu điểm khám phá là "nước của Sao Hỏa đã đi đâu?". Các dấu vết bề mặt về sự xói mòn đất đá của nước hay các lòng sông suối đổ ra biển đã cạn cho thấy rõ nước và hơi nước đã từng tồn tại trên Sao Hỏa. Tại sao ngày nay nước đã biến mất? Nhiều giả thuyết đã được đặt ra. Đáng kể nhất là giả thuyết về hiện tượng hiệu ứng nhà kính không hồi phục và va chạm thiên thạch. Giả thuyết đầu tiên cho rằng thán khí trong khí quyển Sao Hỏa đã làm nóng bầu khí quyển đến mức làm tăng khả năng bốc hơi nước trong khí quyển. Hơi nước bay lên tầng cao, bị tia cực tím phá hủy thành hydrô và oxy. Các nguyên tử này, đặc biệt là hydrô rời trọng trường yếu của Sao Hỏa. Các nguyên tử oxy không đủ nhanh để rời khí quyển thì cũng bị mất trong quá trình oxy hóa bề mặt, tạo nên lớp bụi oxide sắt. Giả thuyết thứ hai cho rằng một vụ va chạm với một thiên thạch khổng lồ đã thay đổi vĩnh viễn bầu khí quyển Sao Hỏa. Một số dấu hiệu trên bề mặt hành tinh có thể được cho là dấu vết của vụ va chạm mạnh này. Các chương trình thám hiểm đã được đề nghị để kiểm tra giả thuyết này bằng cách đổ bộ lên hai vệ tinh tự nhiên của Sao Hỏa (Phobos và Deimos) và tìm lại những mảnh bắn ra từ vụ va chạm bị giữ lại tại hai vệ tinh này. Ngoài câu hỏi trên, cũng tồn tại các câu hỏi khác liên quan đến quá trình tiến hóa của khí quyển Sao Hỏa như "tại sao tỷ lệ thán khí cao?" hay "tại sao có mêtan?".
4,682
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4682
Thượng Hải
Thượng Hải (chữ Hán: 上海, bính âm: "Shànghǎi") là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số và là thành phố không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất thế giới. Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Diện tích: 6.340,5 km². Năm 2018, Thượng Hải là đơn vị hành chính đông thứ 25 về số dân với 27 triệu dân, tương đương với Cameroon và đứng thứ 11 về kinh tế Trung Quốc với GDP đạt 3.82 tỉ NDT (550 tỉ USD) tương ứng với Thái Lan. Thượng Hải có chỉ số GDP đầu người đứng thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Bắc Kinh, đạt 137.000 NDT (tương đương 20.130 USD). Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc. Ngày nay, Thượng Hải có hải cảng sầm uất nhất thế giới, hơn cả cảng Singapore và Rotterdam. Xuất phát là một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất cho đến Thế kỷ XX, và là trung tâm văn hóa phổ thông, các mưu đồ chính trị và nơi tụ họp của giới trí thức trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc. Thượng Hải đã từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Thành phố New York và Luân Đôn, và là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Sau khi Mao Trạch Đông cầm quyền Trung Quốc kể từ năm 1949, Thượng Hải đã đi vào thời kỳ sụt giảm tốc độ phát triển do chế độ thuế má cao và do sự triệt thoát kinh tế tư bản của chính quyền mới. Nhờ sự cải cách, mở cửa theo mô hình kinh tế thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và lãnh đạo mà đặc biệt là từ năm 1992, Thượng Hải đã có những bước bứt phá ngoạn mục về phát triển kinh tế và nhanh chóng vượt qua Thâm Quyến và Quảng Châu - một thành phố đặc khu được tự do hóa sớm nhất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành đầu tàu kinh tế Trung Quốc. Vẫn còn nhiều thách thức cho thành phố này đầu thế kỷ XXI như nạn di dân ồ ạt và sự phân hóa giàu nghèo. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức đó, các khu nhà chọc trời và cuộc sống đô thị sôi động của Thượng Hải vẫn là biểu tượng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc. Nguồn gốc tên gọi. Dân Thượng Hải đọc tên thành phố là , phiên âm pinyin theo tiếng Quan Thoại là "Shànghǎi". Thượng Hải (Thượng là trên, Hải là biển) là cái tên xuất phát từ thời Nhà Tống (thế kỷ XI) - lúc này đã có một cửa sông và một thị trấn cùng tên gọi. Nghĩa của tên gọi đang là vấn đề gây tranh cãi "phía trên biển" hoặc "đi ra biển". Người Việt Nam gọi là "Thượng Hải"; Người Đức viết là "Schanghai", tiếng Hà Lan là "Sjanghai", tiếng Bồ Đào Nha là "Xangai", tiếng Pháp là "Shanghaï". Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, phiên âm pinyin "Shanghai" đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tiếng Nhật viết tên thành phố gần với cách đọc trong Quan Thoại là シャンハイ "shanhai". Tên viết tắt của thành phố là "Hỗ" /"Hộ" (滬/沪) và "Thân" (申). Tên đất Hỗ/Hộ do tên cổ Hỗ/Hộ Độc (滬瀆/沪渎) của con sông Tô Châu. Tên Thân lấy tên theo Xuân "Thân" quân (春申君), một viên quan thời nước Sở vào thế kỷ III Trước Công Nguyên - Xuân Thân là một anh hùng thời đó của nước Sở (trong lãnh thổ đó có đất Thượng Hải bây giờ). Do vậy Thượng Hải còn được gọi là "Thân Thành" (申城). Trong tiếng Anh thành phố này có nhiều biệt danh: "Paris phương Đông", "Nữ hoàng phương Đông", "Hòn ngọc phương Đông" và thậm chí cả "Gái điếm châu Á" (gọi trong thời kỳ 1920-1930, lúc đó thành phố là một trung tâm tội phạm, ma túy và mại dâm). Lịch sử. Trước khi thành lập thành phố Thượng Hải, Thượng Hải là một phần của huyện Tùng Giang (松江縣), thuộc phủ Tô Châu (蘇州府). Từ thời Nhà Tống (960-1279), Thượng Hải dần trở thành một hải cảng sầm uất, vượt lên trên vai trò chính trị là một địa phương thuộc huyện. Ngày nay, Tùng Giang (淞江) là 1 quận thuộc thành phố Hà Nội Một bức tường thành được xây dựng năm 1553 - thời điểm được xem như bắt đầu hình thành thành phố Thượng Hải. Tuy nhiên, trước thế kỷ XIX, Thượng Hải không được xem là thành phố lớn của Trung Hoa. Do đó, so với phần lớn các thành phố khác của Trung Quốc, có rất ít công trình cổ tiêu biểu ở thành phố này ngày nay. Một vài địa điểm văn hóa ít ỏi có thể thấy ở Thượng Hải ngày nay rất cổ kính và tiêu biểu thời Tam Quốc do địa điểm này nằm trong trung tâm văn hóa lịch sử của nước Đông Ngô (222-280). Trong thời kỳ Càn Long thời Nhà Thanh, Thượng Hải đã trở thành một cảng khu vực quan trọng của khu vực sông Trường Giang và sông Hoàng Phố. Thành phố cũng trở thành hải cảng chính của các tỉnh Giang Tô và Triết Giang gần đấy dù trao đổi mậu dịch với nước ngoài thời kỳ này bị triều đình cấm. Một khu vực lịch sử quan trọng của thời kỳ này là Ngũ Giác Trường (五角场) (ngày nay là quận Dương Phố) - là nền tảng của trung tâm thành phố. Khoảng cuối thời Càn Long, Thập Lục Phố (ngày nay là quận Hoàng Phố) trở thành cảng lớn nhất Đông Á. Thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Tầm quan trọng của Thượng Hải tăng lên nhanh chóng vào thế kỷ XIX do vị trí chiến lược của thành phố này ở cửa sông Dương Tử khiến cho nó có vị trí lý tưởng để buôn bán với phương Tây. Trong cuộc chiến tranh nha phiến thứ nhất vào đầu thế kỷ XIX, các lực lượng của Anh đã tạm thời chiếm giữ Thượng Hải. Cuộc chiến kết thúc năm 1842 với hòa ước Nam Kinh với kết quả là các cảng nhượng quyền trong đó có Thượng Hải, mở cửa cho các nước buôn bán. Hiệp ước Bogue được ký năm 1843 và Hiệp ước Wangsia Trung-Mỹ ký năm 1844 khiến cho phương Tây giành được có đặc quyền ngoại giao trên đất Trung Hoa và chính thức tồn tại cho đến năm 1943 nhưng về bản chất không còn tồn tại từ cuối những năm 1930. Từ những năm 20 đến cuối những năm 30 của thế kỷ XX, Thượng Hải được gọi là thành phố tội phạm. Các băng nhóm chiếm giữ quyền lực và điều hành các sòng bạc và các nhà thổ. Thái Bình Thiên Quốc nổ ra năm 1850 và năm 1853 Thượng Hải bị chiếm giữ bởi hội Tam Hoàng gọi là Tiểu Đao hội (Small Swords Society). Các cuộc thanh trừng phá hủy các miền quê nhưng không đụng chạm đến các khu định cư của phương Tây. Mặc dù trước đó người Hoa bị cấm sống trong các khu định cư của người nước ngoài, năm 1854 các quy định mới đã cho phép người Hoa được đến ở. Giá đất tăng lên đáng kể. Trong năm 1854, cuộc họp thường niên đầu tiên của Hội đồng thành phố Thượng Hải đã họp, Hội đồng này được tạo ra để quản lý các khu định cư của dân ngoại quốc. Năm 1863, khu định cư của Anh, tọa lạc dọc theo bờ Tây sông Hoàng Phố đến phía nam nhánh sông Tô Châu (quận Hoàng Phố) và khu định cư người Mỹ tọa lạc ở bờ Tây sông Hoàng Phố đến phía Bắc của nhánh sông Tô Châu (quận Hán Khẩu) sáp nhập với nhau thành Khu định cư quốc tế. Người Pháp chọn lựa phương án ra khỏi Hội đồng thành phố Thượng Hải và thay vào đấy là duy trì Khu nhượng địa Pháp, tọa lạc ở phía Tây của Khu định cư quốc tế. Thời kỳ này có một lượng lớn dân di cư từ châu Âu và Bắc Mỹ, những người tự gọi mình là "Shanghighlanders". Chiến tranh Thanh-Nhật nổ ra năm 1894-1895 với kết quả là đế quốc Nhật Bản giành quyền kiểm soát bán đảo Triều Tiên theo hiệp ước Shimonoseki, cùng với đó nước này nổi lên như là một cường quốc đóng vai trò đầu tư kinh tế cho Thượng Hải. Nhật Bản đã xây dựng các nhà máy đầu tiên ở Thượng Hải, vốn đã sớm được sao chép bởi các cường quốc nước ngoài khác. Thượng Hải lúc đó là trung tâm tài chính quan trọng nhất ở Viễn Đông. Tất cả hoạt động quốc tế này đã mang lại cho Thượng Hải biệt danh "Athens của Trung Quốc". Dưới thời Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949), Thượng Hải đã được nâng lên thành đô thị vào ngày 14 tháng 7 năm 1927. Mặc dù các nhượng địa bị loại khỏi tầm kiểm soát của họ, đô thị Trung Quốc mới này vẫn có diện tích 828,8 km vuông (320,0 dặm vuông)), bao gồm các quận hiện đại của Bảo Sơn, Yangpu, Zhabei, Nanshi và Phố Đông. Do một thị trưởng và hội đồng thành phố Trung Quốc đứng đầu, nhiệm vụ đầu tiên của chính quyền thành phố mới là tạo ra một trung tâm thành phố mới ở thị trấn Jiangpu của quận Yangpu, bên ngoài ranh giới của các nhượng địa. "Kế hoạch Đại Thượng Hải" bao gồm bảo tàng, thư viện, sân vận động thể thao và hội trường thành phố, được xây dựng một phần đến khi kế hoạch bị gián đoạn bởi cuộc xâm lược của Nhật Bản. Thời chiến. Ngày 28 tháng 1 năm 1932, quân Nhật nổ súng xâm lược Thượng Hải. Chính quyền Trung Quốc chống cự, chiến đấu bế tắc; một cuộc ngừng bắn đã được môi giới vào tháng Năm. Trận Thượng Hải (1937) đã dẫn đến việc chiếm đóng các bộ phận quản lý của Trung Quốc ở Thượng Hải ngoài khu định cư quốc tế và nhượng địa Pháp. Các nhượng địa cuối cùng đã bị chiếm đóng bởi người Nhật vào ngày 8 tháng 12 năm 1941 và vẫn bị chiếm đóng cho đến khi Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945, trong thời gian đó nhiều tội ác chiến tranh của binh sĩ Nhật đã xảy ra. Ngày 27 tháng 5 năm 1949, Quân đội Giải phóng Nhân dân nắm quyền kiểm soát Thượng Hải. Theo Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới (PRC), Thượng Hải là một trong ba thành phố không sáp nhập vào các tỉnh lân cận trong thập kỷ tới (những nơi khác là Bắc Kinh và Thiên Tân). Thượng Hải trải qua một loạt các thay đổi trong ranh giới các phân khu của nó trong thập kỷ tới. Sau năm 1949, hầu hết các công ty nước ngoài chuyển văn phòng của họ từ Thượng Hải sang Hồng Kông, như là một phần của việc thoái vốn nước ngoài do chiến thắng của Cộng sản. Thời hiện đại. Trong những năm 1950 và 1960, Thượng Hải trở thành trung tâm chủ nghĩa cực đoan từ khi nó là trung tâm công nghiệp của Trung Quốc với hầu hết các công nhân lành nghề. Người chủ nghĩa cánh tả cực đoan Giang Thanh và ba đồng minh của bà, cùng với tứ nhân bang, có trụ sở tại thành phố. Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ hỗn loạn nhất của Cách mạng Văn hóa, Thượng Hải vẫn có thể duy trì năng suất kinh tế cao và ổn định xã hội tương đối. Trong phần lớn lịch sử của CHND Trung Hoa, Thượng Hải là một thành phố đóng góp tương đối lớn về thu thuế cho chính quyền trung ương, Thượng Hải vào năm 1983 đã đóng góp nhiều hơn vào doanh thu thuế cho chính quyền trung ương so với lúc đã nhận được khoản đầu tư trong 33 năm trước đó. Điều này dẫn đến chi phí của phúc lợi tàn phá nghiêm trọng của người Thượng Hải và phát triển cơ sở hạ tầng và vốn của Thượng Hải. Thượng Hải cuối cùng đã được phép khởi xướng cải cách kinh tế vào năm 1991, bắt đầu sự phát triển lớn vẫn được thấy ngày nay và sự ra đời của Lujiazui (Lục Gia Chủy) ở Phố Đông. Các đơn vị hành chính. "Xem thêm "Danh sách các đơn vị hành chính Thượng Hải" Thượng Hải là một trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương ("trực hạt thị") và gồm 16 quận ("thị hạt khu"). Thượng Hải không có quận nào độc chiếm vị thế trung tâm thành phố, mà khu vực trung tâm trải ra vài quận. Các khu vực kinh doanh có tiếng là Lục Gia Chủy (陆家嘴; Lujiazui) bên bờ đông sông Hoàng Phố, Bund tức Ngoại Than (外灘; Wàitān) và Hồng Kiều (虹桥) ở bờ tây sông Hoàng Phố. Tòa thị chính và các cơ quan hành chính chủ yếu nằm ở quận Hoàng Phố. Đây cũng là khu vực thương mại, kể cả đường Nam Kinh ("Nam Kinh lộ") nổi tiếng. Chín quận thuộc Phố Tây, khu vực Thượng Hải lâu đời, nằm phía bờ tây sông Hoàng Phố. Chín quận này được gọi chung là "Thượng Hải thị khu" (上海市区) hay trung tâm thành phố (市中心), gần đây Phố Tây chỉ còn 7 quận sau sáp nhập: Phố Đông (浦东) là khu vực mới khai phá của Thượng Hải thuộc bờ đông sông Hoàng Phố, có quận mới Phố Đông (浦东新区 Pǔdōng Xīn Qū, "Phố Đông tân khu"), từ năm 1992 trở về trước vẫn còn là huyện Xuyên Sa. Tám quận của Thượng Hải bao quát các thành phố cấp huyện vệ tinh, các vùng ngoại ô và nông thôn cách xa trung tâm thành phố: Đảo Sùng Minh nằm ở cửa sông Trường Giang là địa bàn huyện Sùng Minh (崇明县 Chóngmíng Xiàn). Tính đến năm 2003, Thượng Hải có 220 đơn vị hành chính cấp hương: 114 "trấn", 3 "hương" và 103 "nhai đạo". Địa lý. Thượng Hải nằm trên bờ biển phía đông thuộc miền Hoa Đông của Trung Quốc, là cầu nối quan trọng giữa thủ đô Bắc Kinh ở Hoa Bắc và Quảng Châu ở Hoa Nam. Thượng Hải nằm cách Bắc Kinh khoảng 1.207 km và Quảng Châu khoảng 1.450 km. Thành phố cổ (phố Tây) và trung tâm thương mại hiện đại Thượng Hải (phố Đông) hiện đang nằm ở trung tâm bán đảo đang mở rộng giữa đồng bằng sông Dương Tử ở phía Bắc và vịnh Hàng Châu về phía nam, được hình thành bởi sự bồi tụ tự nhiên của Dương Tử và các dự án cải tạo đất hiện đại. Khu đô thị Thượng Hải quản lý cả khu vực phía đông bán đảo này và nhiều hòn đảo xung quanh. Phía Bắc và Tây giáp tỉnh Giang Tô, phía nam giáp tỉnh Chiết Giang và phía đông là biển Hoa Đông. Điểm cực bắc của thành phố này nằm ở đảo Sùng Minh, là hòn đảo lớn thứ hai ở Trung Hoa đại lục sau khi nó được mở rộng trong thế kỷ 20. Về mặt hành chính, đô thị này không bao gồm một phần tách rời của Giang Tô ở phía bắc Sùng Minh hoặc hai hòn đảo tạo thành cảng Dương Sơn, là một phần của quận Thặng Tứ thuộc Chiết Giang. Trung tâm thành phố Thượng Hải bị chia cắt bởi sông Hoàng Phố, một chi lưu do con người tạo ra của sông Dương Tử theo lệnh của Xuân Thân quân trong thời kỳ Chiến Quốc. Trung tâm lịch sử của thành phố nằm ở bờ phía tây của Hoàng Phố (Puxi), gần cửa sông Tô Châu, kết nối nó với Thái Hồ và Đại Vận Hà. Khu tài chính trung tâm Lục Gia Chủy đã lớn lên ở bờ phía đông của Hoàng Phố. Việc phá hủy các vùng đất ngập nước địa phương do xây dựng Sân bay Quốc tế Phố Đông đã được bù lại bởi sự bảo vệ và mở rộng bãi cạn gần đó là Jiuduansha như một cách bảo tồn thiên nhiên. Vị trí của Thượng Hải trên đồng bằng phù sa với diện tích đất rộng 6.340,5 km2 (2,448.1 dặm vuông) phẳng, với độ cao trung bình là 4 m (13 ft). Tính chất đất đai của thành phố đã buộc các tòa nhà chọc trời của nó phải được xây dựng với cọc bê tông sâu để ngăn chặn chúng từ chìm vào mặt đất mềm của khu vực trung tâm. Một vài ngọn đồi như Sheshan nằm về hướng tây nam và điểm cao nhất là đỉnh của đảo Dajinshan ở vịnh Hàng Châu (103 m hay 338 ft). Thành phố có nhiều sông, kênh rạch, suối và hồ và được biết đến với nguồn tài nguyên nước phong phú như một phần của khu vực thoát nước Thái Hồ. Khí hậu. Thượng Hải có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Köppen Cfa) và trải qua bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh và ẩm ướt, với gió tây bắc từ Siberia có thể khiến nhiệt độ ban đêm rơi xuống dưới 0 °C (32 °F), mặc dù trong năm chỉ có một hoặc hai ngày tuyết rơi. Mùa hè nóng và ẩm, với trung bình 8,7 ngày vượt quá 35 °C (95 °F) hàng năm; những trận mưa nhỏ hoặc những trận bão có thể xảy ra. Thành phố cũng dễ bị ảnh hưởng bởi bão vào mùa hè và đầu mùa thu, nhưng trong những năm gần đây đã không gây ra thiệt hại đáng kể. Những mùa dễ chịu nhất là mùa xuân, mặc dù có thể thay đổi và thường có mưa, và mùa thu, thường có nắng và khô. Thành phố có nhiệt độ trung bình 4.2 °C (39.6 °F) vào tháng Giêng và 27.9 °C (82.2 °F) vào tháng 7, với mức trung bình hàng năm là 16.1 °C (61.0 °F). Với mức ánh sáng mặt trời hàng tháng có thể thay đổi, từ 34% vào tháng Ba đến 54% vào tháng Tám, thành phố này nhận được 1,895 giờ ánh nắng mặt trời hàng năm. Nhiệt độ cực hạn là từ -10,1 °C (14 °F) ngày 31 tháng 1 năm 1977 (kỷ lục không chính thức -12,1 °C (10 °F) được ấn định vào ngày 19 tháng 1 năm 1893) lên 39,9 °C (104 °F) vào ngày 6 và ngày 8 tháng 8 năm 2013. Một kỷ lục nhiệt độ cao nhất khác là 40,9 °C (106 °F) đã được ghi nhận tại Xujiahui, một ga trung tâm thành phố vào ngày 21 tháng 7 năm 2017. Nhân khẩu. Ngôn ngữ. Tiếng mẹ đẻ của dân Thượng Hải là tiếng Thượng Hải, một phương ngữ của Ngô ngữ trong khi ngôn ngữ chính thức là tiếng Quan Thoại. Tiếng Thượng Hải và tiếng Quan Thoại khác nhau và thông thường dân Bắc Kinh không thể trò chuyện với dân Thượng Hải thông qua tiếng Thượng Hải. Tiếng Thượng Hải ngày nay là một phương ngữ của Ngô ngữ nói ở Tô Châu với các phương ngữ của Ninh Ba và các vùng phụ cận có dân nhập cư vào Thượng Hải với số lượng lớn vào thế kỷ XX. Gần như toàn bộ dân Thượng Hải dưới 40 tuổi có thể nói tiếng Quan Thoại thông thạo. Dân cư có thể nói ngoại ngữ phân bố không đều. Những người tốt nghiệp đại học trước cách mạng và những người làm cho các công ty nước ngoài có thể nói tiếng Anh. Những người dưới 26 tuổi đã có tiếp xúc với tiếng Anh kể từ tiểu học do tiếng Anh được bắt đầu dạy ở lớp 1. Dân số. Theo điều tra dân số năm 2010 của Trung Quốc, Thượng Hải có tổng dân số 23.019.148 người, mức tăng 37,53% từ 16.737.734 người năm 2000. 20,6 triệu dân trong đó, hay 89,3%, là dân thành thị và 2,5 triệu dân (10,7%) là dân nông thôn. Theo tổng dân số trong khu vực hành chính, Thượng Hải là thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ nhì trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, sau Trùng Khánh, nhưng Thượng Hải được xem là thành phố lớn hơn vì Trùng Khánh có dân số đô thị ít hơn. Tôn giáo. Do lịch sử quốc tế của nó, Thượng Hải có một sự pha trộn của di sản tôn giáo như được hiển thị bởi các tòa nhà tôn giáo và các tổ chức vẫn còn rải rác xung quanh thành phố. Theo khảo sát năm 2012, chỉ có khoảng 13% dân số Thượng Hải thuộc về các tôn giáo có tổ chức, nhóm lớn nhất là Phật tử với 10,4%, tiếp theo là Tin lành với 1,9%, Công giáo với 0,7% và các tín ngưỡng khác với 0,1%. Khoảng 87% dân số có thể là không tôn giáo hoặc tham gia vào việc thờ phượng các vị thần và tổ tiên của thiên nhiên, các nhà thờ Nho giáo, Đạo giáo và các giáo phái dân gian. Có những ngôi đền tôn giáo dân gian như Đền Thành hoàng ở trung tâm của thành phố cổ, và một ngôi đền dành riêng cho danh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc Quan Vũ. Bạch Vân Quán của Thượng Hải là một trung tâm Đạo giáo quan trọng trong thành phố. Các Văn miếu là dành riêng cho Khổng Tử. Phật giáo, giống như nhiều nơi khác ở Trung Quốc, đã có mặt tại Thượng Hải từ thời xa xưa. Đền Long Hoa, ngôi đền lớn nhất ở Thượng Hải, và đền Jing'an, lần đầu tiên được thành lập trong thời kỳ Tam Quốc. Một ngôi đền quan trọng khác là Chùa Phật Ngọc, được đặt tên theo một bức tượng Phật lớn được chạm khắc trên ngọc bích trong đền thờ. Trong những thập kỷ gần đây, hàng chục ngôi chùa hiện đại đã được xây dựng khắp thành phố. Hồi giáo đến Thượng Hải 700 năm trước và một nhà thờ Hồi giáo được xây dựng vào năm 1295 ở Tùng Giang, Thượng Hải. Năm 1843, trường cao đẳng của một giáo viên cũng được thành lập. Hiệp hội Hồi giáo Thượng Hải nằm ở nhà thờ Hồi giáo Xiaotaoyuan ở Hoàng Phố. Thượng Hải có một trong những tỷ lệ người Công giáo lớn nhất ở Trung Quốc (2003). Trong số các nhà thờ Công giáo, Nhà thờ St Ignatius (thánh Inhaxiô) ở Từ Gia Hối (Xujiahui) là một trong những nhà thờ lớn nhất, trong khi thánh đường She Shan (Xà sơn) là một địa điểm hành hương tích cực. Các hình thức Kitô giáo khác ở Thượng Hải bao gồm thiểu số Đông Chính thống giáo và, từ năm 1996, đã đăng ký các nhà thờ Tin lành Kitô giáo. Trong Thế Chiến II, hàng ngàn người Do Thái đã xuống Thượng Hải trong một nỗ lực để chạy trốn chế độ của Hitler. Người Do Thái sống cạnh nhau trong một khu vực được gọi là Thượng Hải Ghetto và thành lập một cộng đồng sôi động tập trung vào Giáo đường Do thái Ohel Moishe, được bảo tồn phần còn lại của quá khứ tôn giáo phức tạp của Thượng Hải. Cảnh quan thành phố. Tháp truyền hình Minh Châu. Tháp truyền hình Minh Châu (Hán tự: 明珠, nghĩa là "viên ngọc sáng") là tháp truyền hình cao thứ ba thế giới - sau tháp truyền hình ở Toronto (Canada) và Moskva (Nga) - nó cao tới 468 mét. Mặc dù vậy, khách chỉ có thể tham quan từ độ cao 350 mét trở xuống. Tháp có hệ thống thang máy rất nhanh (10 m/s). Ở độ cao 263 mét là một khu sân hình tròn. Đây là nơi để du khách ngắm toàn cảnh Thượng Hải. Tháp Thượng Hải. Tháp Thượng Hải là một tòa nhà chọc trời tọa lạc tại Lục Gia Chủy, Phố Đông. Tòa tháp cao tương đương 128 tầng. Tháp Thượng Hải hiện là công trình cao thứ hai thế giới, sau tháp Burj Khalifa và đồng thời là tòa nhà cao nhất Trung Quốc. Việc xây dựng tòa tháp được bắt đầu từ tháng 11 năm 2008 và hoàn thành vào mùa hè năm 2015. Kinh tế. Thượng Hải thường được xem như trung tâm tài chính và thương mại của Trung Quốc đại lục. Thượng Hải bắt đầu thực sự phát triển nhanh từ năm 1992, sau các thành phố ở các tỉnh phía nam Trung Quốc (Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn...) khoảng 10 năm. Trước đó, ngân sách của thành phố phần lớn để lại cho chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, phần để lại cho thành phố này rất ít. Dù đã giảm gánh nặng thuế má kể từ 1992, nguồn thuế thu tại Thượng Hải vẫn đóng góp cho chính quyền trung ương chiếm khoảng 20-25%, trước đấy là 70%. Thượng Hải ngày nay vẫn là thành phố phát triển và đông dân nhất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cảng Thượng Hải xếp hàng đầu thế giới về lượng hàng hóa thông qua, khoảng 443 triệu tấn hàng/năm. Nếu tính về lượng container vận chuyển, các cảng của Thượng Hải xếp thứ 3, sau Singapore và Hồng Kông. Thượng Hải và Hồng Kông gần đây đang tranh đua vị trí trung tâm kinh tế của Trung Quốc. GDP đầu người của Thượng Hải là 12784 USD, của Hong Kong là 37.400. Hong Kong có lợi thế hơn về hệ thống pháp luật, hội nhập quốc tế, tự do hóa hơn và kinh nghiệm kinh tài cao hơn. Thượng Hải có mối liên hệ với lục địa Trung Hoa sâu hơn, mạnh hơn về ngành chế tạo và công nghệ. Thượng Hải đã và đang nâng cao vai trò là địa điểm của nhiều trụ sở các tập đoàn kinh tế, tài chính, thương mại, ngân hàng và giáo dục quốc tế. Tăng trưởng GDP đã đạt hai con số liên tục trong 14 năm. Năm 2005, tỷ lệ tăng trưởng GDP là 11,1%, đạt 114 tỷ USD. Năm 2010, GDP của Thượng Hải là 1.687 tỷ nhân dân tệ (tương đương 256,3 tỷ USD) với GDP đầu người đạt 76.000 nhân dân tệ (tương đương11.540 USD).. Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc. Thượng Hải đứng thứ 13 trong chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu năm 2017 (và thứ tư cạnh tranh nhất ở châu Á sau Singapore, Hồng Kông và Tokyo) do Z / Yen Group và Qatar Financial Center xuất bản Thẩm quyền. Thành phố cũng là thành phố đắt đỏ nhất Trung Quốc, theo nghiên cứu của Economist Intelligence Unit vào năm 2017. Đây là thành phố lớn nhất và thịnh vượng nhất ở Đông Á trong những năm 1930, và sự tái phát triển nhanh chóng bắt đầu vào những năm 1990. Điều này được minh họa bởi quận Phố Đông, một khu đầm lầy cũ được khai hoang để phục vụ như một khu vực thí điểm cho cải cách kinh tế tích hợp. Đến cuối năm 2009, đã có 787 tổ chức tài chính, trong đó có 170 tổ chức đầu tư nước ngoài. Vào tháng 9 năm 2013, với sự ủng hộ của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, thành phố đã đưa ra khu vực tự do thương mại phi công Trung Quốc (Thượng Hải) - khu thương mại tự do đầu tiên ở Trung Quốc đại lục. Khu vực đã giới thiệu một số cải cách thí điểm được thiết kế để tạo ra một môi trường ưu đãi cho đầu tư nước ngoài. Vào tháng 4 năm 2014, The Banker đã báo cáo rằng Thượng Hải "đã thu hút được khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài khu vực tài chính cao nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong 12 tháng tính đến cuối tháng 1 năm 2014". Vào tháng 8 năm 2014, Thượng Hải được mệnh danh là tỉnh Trung Quốc trong tương lai của tạp chí FDi 2014/15 do "các buổi biểu diễn đặc biệt ấn tượng trong các loại Kết nối và Thân thiện với Doanh nghiệp, cũng như xếp hạng thứ hai trong các loại Kinh tế và Nhân lực và Lối sống". Trong hai thập kỷ qua, Thượng Hải là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất trên thế giới. Từ năm 1992, Thượng Hải đã ghi nhận tăng trưởng hai con số gần như hàng năm ngoại trừ trong cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008 và 2009. [78] Năm 2011, tổng GDP của Thượng Hải đã tăng lên 1,92 nghìn tỷ NDT (297 tỷ USD) với GDP bình quân đầu người là 82.560 NDT (12.784 USD). [11] Ba ngành dịch vụ lớn nhất là dịch vụ tài chính, bán lẻ và bất động sản. Các ngành sản xuất và nông nghiệp chiếm lần lượt 39,9% và 0,7% tổng sản lượng. Thu nhập bình quân hàng năm của cư dân Thượng Hải, dựa trên ba quý đầu năm 2009, là 21.871 RMB. Nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Dương Tử, Thượng Hải có cảng container đông đúc nhất thế giới, xử lý 29,05 triệu TEU trong năm 2010. Thượng Hải đặt mục tiêu trở thành một trung tâm vận chuyển quốc tế trong tương lai gần. Thượng Hải là một trong những trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc, đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp nặng của Trung Quốc. Một số lượng lớn các khu công nghiệp, bao gồm Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hồng Kiều Thượng Hải, Khu Chế xuất Kinh tế Xuất khẩu Jinqiao, Khu Phát triển Công nghệ và Kinh tế Mẫn Hàng và Khu Phát triển Công nghệ cao Thượng Hải, là xương sống của ngành công nghiệp thứ cấp của Thượng Hải. Các nhà máy sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc Baosteel Group, cơ sở đóng tàu lớn nhất Trung Quốc - Tập đoàn đóng tàu Hudong-Zhonghua và Nhà máy đóng tàu Jiangnan, một trong những nhà đóng tàu lâu đời nhất của Trung Quốc đều nằm ở Thượng Hải. Sản xuất ô tô là một ngành công nghiệp quan trọng khác. SAIC Motor có trụ sở tại Thượng Hải là một trong ba tập đoàn ô tô lớn nhất tại Trung Quốc và có quan hệ đối tác chiến lược với Volkswagen và General Motors. Khu vực hội nghị cũng đang phát triển mạnh mẽ. Trong năm 2012, thành phố đã tổ chức 780 cuộc tụ họp quốc tế, tăng từ 754 năm 2011. Nguồn cung phòng khách sạn cao đã giữ giá phòng thấp hơn dự kiến, với giá phòng trung bình cho khách sạn 4 và 5 sao vào năm 2012 chỉ với RMB950 (US $ 153). Tính đến tháng 9 năm 2013, Thượng Hải cũng là nơi có khu thương mại tự do lớn nhất ở Trung Quốc, Khu Tự do Thương mại Trung Quốc (Thượng Hải). Khu vực này có diện tích 29 km2 và tích hợp bốn khu ngoại quan hiện có - Khu Thương mại Tự do Waigaoqiao, Công viên Hậu cần Thương mại Tự do Waigaoqiao, Khu cảng Thương mại Tự do Dương Sơn và Khu Thương mại Tự do Toàn diện Sân bay Phố Đông. Một số chính sách ưu đãi đã được thực hiện để thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành khác nhau cho FTZ. Bởi vì Khu vực này không được coi là lãnh thổ của PRC vì mục đích thuế, nên các hàng hóa vào khu vực này không phải chịu thuế và thông quan như trường hợp khác. Thượng Hải đang trải qua thời kỳ bùng nổ xây dựng, đặc biệt là xây dựng các cao ốc, các công trình công cộng khổng lồ với thiết kế hiện đại, độc đáo (như tháp truyền hình, nhà hát...). Khu Phố Đông là một khu đô thị mới với tốc độ xây dựng nhanh chóng, khoảng hơn 10 năm và đã trở thành trung tâm mới của Thượng Hải với rừng cao ốc. Nhà chọc trời Tháp Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải là tòa nhà chọc trời cao nhất ở thành phố này và cũng là tháp cao nhất Trung Quốc đại lục, cao thứ 5 thế giới. Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc nổi bật khác như Tháp Minh Châu Phương Đông và Tháp Kim Mậu. Năm 2009, Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải xếp thứ 3 thế giới về khối lượng chứng khoán giao dịch và xếp thứ 6 về tổng giá trị vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết, và khối lượng giao dịch của 6 mặt hàng chính bao gồm cao su, đồng và kẽm trên Shanghai Futures Exchange đều xếp hạng nhất trên thế giới. Cảng Thượng Hải là cảng container bận rộn nhất thế giới, 29,05 triệu TEU thông qua vào năm 2010. Thượng Hải đang hướng tới múc tiêu trở thành trung tâm hải vận quốc tế trong tương lai gần. Thượng Hải nổi bật với tăng trưởng GDP đã đạt hai con số liên tục trong 14 năm. Năm 2005, tỷ lệ tăng trưởng GDP là 11,1%, đạt 114 tỷ USD. Năm 2010, GDP của Thượng Hải là 1.687 tỷ nhân dân tệ (tương đương 256,3 tỷ USD). Năm 2018, Thượng Hải là đơn vị hành chính (gồm 04 thành phố trực thuộc trung ương, 22 tỉnh, 05 khu tự tri dân tộc và 02 đặc khu hành chính) đông thứ hai mươi lăm về số dân, đứng thứ mười một về kinh tế Trung Quốc với 24 triệu dân, tương đương với Cameroon và GDP đạt 3.268 tỉ NDT (483,8 tỉ USD) tương ứng với Thái Lan. Thượng Hải là đơn vị hành chính có chỉ số GDP đầu người đứng thứ tư Trung Quốc, sau Ma Cao, Hồng Kông và Bắc Kinh, đạt 137.000 NDT (tương đương 20.130 USD). Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc. Giao thông. Phương tiện công cộng. Thượng Hải có một hệ thống giao thông công cộng rộng lớn, phần lớn dựa trên các thành phố lớn, xe buýt và taxi. Việc thanh toán tất cả các công cụ giao thông công cộng này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng Thẻ Giao thông Công cộng Thượng Hải. Hệ thống vận chuyển nhanh của Thượng Hải, Tàu điện ngầm Thượng Hải, kết hợp cả đường tàu điện ngầm và tàu điện ngầm hạng nhẹ và mở rộng đến mọi quận đô thị cốt lõi cũng như các quận ngoại thành lân cận. Tính đến năm 2017, có 16 tuyến tàu điện ngầm (không bao gồm Tàu Maglev Thượng Hải và Đường sắt Jinshan), 395 ga và 673 km (418 dặm) đường dây hoạt động, khiến nó trở thành mạng lưới dài nhất thế giới. Vào ngày 31 tháng 12 năm 2016, nó thiết lập kỷ lục về lượng người đi hàng ngày là 11,7 triệu. Giá vé phụ thuộc vào chiều dài của khoảng cách đi lại bắt đầu từ 3 RMB. Trong năm 2010, Thượng Hải giới thiệu lại xe điện, lần này là một hệ thống Translohr cao su hiện đại, trong khu vực Zhangjiang của Đông Thượng Hải như Zhangjiang Tram. Một hệ thống xe điện thông thường được xây dựng ở huyện Songjiang. Các tuyến xe điện bổ sung đang được nghiên cứu tại Hongqiao Subdistrict và Jiading District. Thượng Hải cũng có mạng lưới xe buýt đô thị rộng lớn nhất thế giới, với gần một nghìn tuyến xe buýt, do nhiều công ty vận tải khai thác. Hệ thống này bao gồm hệ thống xe đẩy hoạt động liên tục lâu đời nhất thế giới. Giá vé xe buýt thường là 2 RMB. Taxi rất phổ biến ở Thượng Hải. Giá vé cơ sở hiện tại là ¥ 14 (sedan) / ¥ 16 (MPV) (bao gồm phụ phí nhiên liệu; 1; ¥ 18 từ 11:00 đến 5:00 sáng) bao gồm 3 km đầu tiên (2 dặm). Chi phí km ¥ 2,4 mỗi (¥ 3,2 từ 11:00 đến 5:00 sáng). Đường bộ. Thượng Hải là một trung tâm chính của mạng lưới đường cao tốc của Trung Quốc. Nhiều đường cao tốc quốc gia (bắt đầu bằng G) đi qua hoặc kết thúc tại Thượng Hải, bao gồm cả đường cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải G2 (chồng lên G42 Thượng Hải-Thành Đô), G15 Thẩm Dương–Hải Khẩu, G40 Thượng Hải-Tây An, G50 Thượng Hải-Trùng Khánh, G60 Thượng Hải-Côn Minh (chồng chéo G92 Thượng Hải-Ninh Ba) và G1501 Đường cao tốc Shanghai Ring. Ngoài ra, cũng có nhiều tuyến đường cao tốc của thành phố bắt đầu bằng S (S1, S2, S20, v.v.). Thượng Hải có một đường hầm qua cầu bắc qua cửa sông Dương Tử ở phía bắc thành phố. Ở trung tâm thành phố, có một số đường cao tốc cao để giảm bớt áp lực giao thông trên đường phố, nhưng việc sử dụng xe tăng đã khiến nhu cầu vượt xa khả năng, với tình trạng tắc nghẽn nặng là phổ biến. Có làn đường dành cho xe đạp tách biệt với giao thông ô tô trên nhiều đường phố, nhưng xe đạp và xe máy bị cấm từ nhiều tuyến đường chính bao gồm cả đường cao tốc trên cao. Gần đây, đi xe đạp đã thấy sự hồi sinh phổ biến nhờ vào sự xuất hiện của một số lượng lớn các cuộc đua xe đạp dựa trên ứng dụng không cần đế như Mobike, Bluegogo và Ofo. Riêng quyền sở hữu xe hơi ở Thượng Hải đã tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, nhưng một chiếc xe tư nhân mới không thể được thúc đẩy cho đến khi chủ sở hữu mua một giấy phép trong cuộc đấu giá tấm giấy phép xe tư nhân hàng tháng. Khoảng 11.500 tấm giấy phép được bán đấu giá mỗi tháng và giá trung bình là khoảng 84.000 RMB (12,758 USD). Theo quy định của thành phố năm 2016, chỉ có những người là cư dân đăng ký Thượng Hải hoặc đã đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân trong hơn 3 năm liên tiếp. Mục đích của chính sách này là hạn chế sự phát triển của giao thông ô tô và giảm bớt tắc nghẽn. Đường sắt. Thượng Hải có bốn ga đường sắt chính: Ga Thượng Hải, Ga Thượng Hải Nam, Ga Thượng Hải Tây và Ga Hồng Kiều Thượng Hải. Tất cả đều được kết nối với mạng lưới tàu điện ngầm và đóng vai trò là trung tâm trong mạng lưới đường sắt của Trung Quốc. Hai tuyến đường sắt chính kết thúc tại Thượng Hải: Đường sắt Bắc Kinh - Thượng Hải từ Bắc Kinh và Đường sắt Thượng Hải - Hàng Châu. Ga Hồng Kiều cũng là ga cuối Thượng Hải chính của ba tuyến đường sắt cao tốc: Đường sắt cao tốc Thượng Hải - Hàng Châu, Đường sắt cao tốc Thượng Hải - Nam Kinh và Đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải. Đường không. Thượng Hải là một trong những cửa ngõ vận chuyển hàng không hàng đầu ở châu Á. Thành phố có hai sân bay thương mại: Sân bay quốc tế Phố Đông-Thượng Hải và Sân bay quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải. Sân bay Phố Đông là sân bay quốc tế chính, trong khi Sân bay Hồng Kiều chủ yếu hoạt động các chuyến bay nội địa với các chuyến bay quốc tế có quãng đường ngắn. Trong năm 2010, hai sân bay phục vụ 71,7 triệu hành khách (Phố Đông 40,4 triệu, Hồng Kiều 31,3 triệu), và xử lý 3,7 triệu tấn hàng hóa (Phố Đông 3,22 triệu tấn, Hồng Kiều 480 nghìn tấn) Thành phố kết nghĩa. Thượng Hải là thành phố kết nghĩa với:
4,706
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4706
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (), viết tắt CNTT, là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Ở Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 4 tháng 8 năm 1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội." Thuật ngữ "công nghệ thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí "Harvard Business Review". Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (information technology - IT)." Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin học, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính. Thông tin. Từ tiếng Anh Information (hay còn gọi là Thông tin trong Tiếng Việt) bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin với từ gốc ("information") của từ được bổ nhiệm ("informatio"): đây là danh từ có gốc từ động từ "Informare" có ý nghĩa như: "kỷ luật", "hướng dẫn", "dạy" và "đưa hình thức vào tâm trí". Công nghệ. Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình nhưng lại không giới hạn một số thứ như các quy trình và cấu trúc dữ liệu. Tóm lại, bất cứ thứ gì mà biểu diễn dữ liệu, thông tin hay tri thức trong các định dạng nhìn thấy được, thông qua bất kỳ cơ chế phân phối đa phương tiện nào thì đều được xem là phần con của lĩnh vực công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất. Các chuyên gia IT tham gia xây dựng nhiều các chức năng khác nhau từ phạm vi cài đặt phần mềm ứng dụng đến thiết kế mạng máy tính phức tạp và cơ sở dữ liệu thông tin. Một vài công việc mà các chuyên gia thực hiện có thể bao gồm quản lý dữ liệu, mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, thiết kế phần mềm và thiết kế cơ sở dữ liệu cũng như quản lý, quản trị toàn bộ hệ thống. Công nghệ thông tin bắt đầu lan rộng hơn nữa so với máy tính cá nhân và công nghệ mạng thông thường, và có nhiều tích hợp các công nghệ khác như sử dụng điện thoại di động, ti vi, xe máy và nhiều nữa, và làm tăng trưởng nhu cầu nghề nghiệp cho các công việc đó. Trong thời gian gần đây, Hội đồng Quản trị Tín nhiệm Cơ khí và Công nghệ và Hiệp hội Kỹ thuật máy tính đã hợp tác để hình thành tiêu chuẩn và chương trình giảng dạy cho các chứng chỉ ngành Công nghệ Thông tin như là một ngành học so với ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin ngày nay. SIGITE (Nhóm yêu thích đặc biệt về giáo dục IT) là nhóm làm việc ACM để định nghĩa các tiêu chuẩn trên. Các dịch vụ IT toàn cầu có tổng doanh thu 763 tỉ USD năm 2009. Quy mô và tăng trưởng của công nghệ thông tin. Hilbert và Lopez xác định tốc độ theo cấp số nhân về sự thay đổi công nghệ (một dạng của định luật Moore) như sau: năng suất ứng dụng máy móc chuyên dụng để tính toán thông tin bình quân đầu người đã tăng gần gấp đôi với chu kỳ 14 tháng từ năm 1986 đến năm 2007; năng suất bình quân đầu người về mục đích sử dụng máy tính nói chung trên thế giới đã tăng gấp đôi mỗi 18 tháng trong suốt hai thập kỉ; năng suất viễn thông toàn cầu bình quân đầu người tăng gấp đôi mỗi 34 tháng; khả năng lưu trữ bình quân đầu người trên thế giới tăng gấp đôi mỗi 40 tháng (3 năm) và thông tin phát sóng bình quân đầu người tăng gấp đôi khoảng 12,3 năm.
4,715
66220709
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4715
Hồ Chí Minh (định hướng)
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20. Hồ Chí Minh còn có thể là:
4,716
814981
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4716
Khu công nghiệp
Khu công nghiệp, còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.
4,732
70560849
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4732
Tam giáo
Tam giáo (三教) chỉ đến ba truyền thống, trường phái tôn giáo và triết học có những ảnh hưởng rất lớn mạnh trong các nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền tảng văn hóa Trung Quốc như Trung Quốc bản thổ của Trung Quốc, Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc), Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Tam giáo cũng được truyền bá rất là sâu sắc và phổ biến ra bên ngoài như là một đặc trưng của văn hóa và triết học phương Đông. Tam giáo gồm có: Tại Việt Nam, cả 3 trường phái tôn giáo nói trên cùng tồn tại, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên sự cộng hưởng tín ngưỡng lên văn hóa Việt Nam hiện đại. Công trình nghiên cứu về hiện tượng cộng tính văn hóa của Tam Giáo ở Việt Nam là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về khái niệm cộng tính văn hóa, đây cũng là một trong 3 nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nổi bật của Việt Nam. Một nghiên cứu song sinh, có liên quan mật thiết tới hệ thống Tam giáo, cũng như "cộng tính văn hóa" (cultural additivity), được xuất bản năm 2020 cũng góp phần chỉ ra ảnh hưởng lan truyền văn hóa xuyên thế hệ, có nhiều khả năng tác động lên cả nhận thức, quan niệm cũng như hành vi (bạo lực, nói dối). Trong lĩnh vực quản trị, nghiên cứu từ ĐH Khoa học và Công nghệ Thượng Hải xuất bản năm 2021, cũng sử dụng trực tiếp "Cộng tính văn hóa" trong việc tìm kiếm ảnh hưởng hệ thức xã hội Tam giáo như Trung Quốc lên hành vi và quy tắc chia sẻ quyền lực, và tác động tới vận hành của các doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số học giả dựa trên hệ thống tư tưởng Tam giáo, và hiện tượng "cộng tính văn hóa" còn phát hiện ra tác động lên hành vi phản ứng đương đại cả của cư dân lẫn chính sách, cụ thể trong ứng phó đại dịch COVID-19, chẳng hạn như Small và Blanc, của Đại học New York, năm 2021 trên ấn phẩm "Frontiers in Psychiatry", có nhan đề "Sức khỏe tinh thần trong đại dịch COVID-19: Tam giáo và phản ứng của Việt Nam". Một nghiên cứu của các tác giả University of South Australia, Adelaide, Úc, về những người hoạt động công tác xã hội và vấn đề tính dục thiểu số cho thấy ảnh hưởng trực tiếp liên quan Tam giáo và cộng tính văn hóa thông qua tác động triết lý và ý thức hệ, đăng trên ấn phẩm "Qualitative Social Work" năm 2021. Đặc biệt đáng lưu ý, trong một nghiên cứu xuất bản năm 2021, học giả kỳ cựu và có ảnh hưởng lớn của Nhật Bản trong hệ thống quản trị tri thức là Noboru Konno đã sử dụng ý niệm "Cộng tính văn hóa" của hệ thống Tam giáo trong khi xem xét vị trí và ảnh hưởng "vốn tri thức" trong Xã hội 5.0 tương lai.
4,755
630332
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4755
Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng. Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ . Theo cuộc tổng điều tra về dân số năm 2019. Tính đến ngày 01/04/2019, Thái Bình là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 11 về số dân với 1.860.447 người (xếp sau Đắk Lắk và xếp trên Bắc Giang), xếp thứ 29 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 49 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ tám về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.860.447 người dân, GRDP đạt 68.142 tỉ Đồng (tương ứng với 2,9595 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng (tương ứng với 1.650 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,53%. Địa lý. Vị trí. Tỉnh Thái Bình có tọa độ từ 20°18′B đến 20°44′B, 106°06′Đ đến 106°39′Đ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Thái Bình, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía đông nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 75 km về phía tây nam. Vị trí tiếp giáp tỉnh Thái Bình: Địa hình. Địa hình tỉnh Thái Bình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1–2 m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam. Thái Bình có bờ biển dài 52 km. Tỉnh Thái Bình có bốn con sông chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15–20 km. Khí hậu - Thủy văn. Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 10 và tháng 4 là mùa thu và mùa xuân tuy không rõ rệt như các nước nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90% Sông ngòi. Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.600-1.800mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chi lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Mặt khác, do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ, người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8492 km, mật độ bình quân từ 5–6 km/km². Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam. Phía bắc, đông bắc tỉnh Thái Bình thuộc lưu vực sông Thái Bình. Các hệ thống sông của tỉnh Thái Bình gồm: Quá trình hình thành các con sông lớn nhỏ của Thái Bình là sự kết hợp giữa sự phát triển tự nhiên và nhu cầu hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Các con sông tự nhiên được hình thành do quá trình vận động của các dòng chảy, bắt đầu từ thượng nguồn, về phía hạ lưu hướng dòng chảy luôn thay đổi do sông uốn khúc nhiều. Sông Hồng trước đây thường hay thay đổi dòng chảy. Từ khi hình thành hệ thống đê điều, dòng chảy của sông Hồng ổn định gần như diện mạo hôm nay. Hệ thống sông trong đê là kết quả quá trình chinh phục của con người, nhằm hạn chế tác hại của thiên tai, tận dụng các điều kiện tự nhiên để tưới tiêu trong nông nghiệp. Trải qua nhiều thập niên, người nông dân Thái Bình liên tục cải tạo, khơi sâu, nắn dòng các con sông nội đồng với mục đích tưới tiêu thuận lợi và một phần phục vu vận tải đường thủy. Ao, hồ, đầm. Trên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao nhỏ, nằm xen kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc do vỡ đê tạo thành các điểm trũng tích nước. Các ao hồ nhỏ nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư là kết quả của quá trình tạo lập đất ở. Xưa kia, đất được bồi đắp không bằng phẳng, chỗ cao chỗ thấp, người ta đào ao lấy đất đắp nền nhà, tạo thành vườn tược, và tận dụng nguồn nước từ ao hồ quanh nhà để lấy nước sinh hoạt. Vì vậy phần lớn làng xóm, cư dân của Thái Bình (nhà cửa, ruộng vườn) đều gần với ao đầm. Tổng diện tích ao hồ gần 6.575ha, chiếm 4,25% đất đai của tỉnh. Các ao hồ của Thái Bình thường có diện tích không lớn (khoảng 200-300m²). Những năm gần đây, diện tích một số ao hồ được cải tạo, có xu hướng tập trung thành quy mô trang trại để nuôi tôm cá theo quy trình bán công nghiệp. Bước đầu một số ao hồ nuôi tôm cá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các vùng nuôi tôm ở các ao đầm ven biển (tôm sú, tôm rảo..) Biển. Biển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn thông với Thái Bình Dương qua các eo biển rộng. Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây bắc biển Đông, thực ra là phần lục địa bị chìm dưới nước biển do đó biển nông, nơi sâu nhất không quá 200 mét mực nước ngầm. Thái Bình là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích bờ rời Đệ Tứ có nguồn gốc song - biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì trầm tích này có khả năng chứa nước rất lớn, mực nước ngầm nông, dễ khai thác. Theo tài liệu nghiên cứu về địa chất và thủy văn, vùng này có sự phân đới thủy địa hóa theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng như sau: Phân đới thủy hóa theo phương nằm ngang: Phân đới thủy hóa theo phương nằm ngang, lấy sông Trà Lý chảy qua giữa tỉnh làm ranh giới: Phía bắc sông Trà Lý gồm các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và một số xã thuộc huyện Thái Thụy gần khu vực sông Hóa, nằm trong đới nước ngọt có tổng độ khoáng hóa dao động từ 300–500 mg/l. Các tầng chứa nước ngọt rất tốt. Phía nam sông Trà Lý bao gồm các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, phần lớn huyện Thái Thụy và Thành phố Thái Bình nằm trong đới nước mặn. Các lỗ khoan cho thấy, nước khoan lên có tổng độ khoáng hóa dao động trong khoảng 600-2.500 mg/l, nước thuộc loại Chloride Natri. Do bị nhiễm mặn nên không đạt tiêu chuẩn dùng cho nước sinh hoạt. Phân đới thủy hóa theo phương thẳng đứng từ mặt đất đến độ sâu 140 mét bao gồm các tầng cách nước và chứa nước sau: + Tầng chứa nước nghèo thuộc hệ tầng Thái Bình + Tầng cách nước thuộc hệ tầng Hải Hưng II + Tầng chứa ít nước thuộc hệ tầng Hải Hưng II + Tầng cách nước thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc I + Tầng chứa nước lỗ hổng thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc II + Tầng chứa nước trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ Hà Nội Tài nguyên nước. Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung cấp hàng tỷ m3 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng tỉ tấn). Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy... Dòng chảy mặt của các con sông nội đồng ngoài tác dụng tưới cho đồng ruộng, phục vụ sinh hoạt của cư dân, còn mang theo các chất thải ở thể lỏng chảy ra biển Đông (nước thải sinh hoạt, nước thau chua, rửa mặn đồng ruộng). Hệ thống dòng chảy mặt, nhất là hệ thống sông ngòi nội đồng chảy quanh co, ngang dọc trên đất Thái Bình làm thành cảnh quan, tạo ra một khung cảnh sông nước, đồng ruộng, vườn cây trái, hài hòa, yên bình, thơ mộng. Các tầng chứa nước nông đều có hàm lượng sắt cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Để dùng được phải qua xử lý, khử bớt sắt mới đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết các giếng khoan đã có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ do tàn tích của các loài thực vật, có xuất hiện các ion độc hại như NH4, NO2, P04, S... Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ tầng Hà Nội sâu 80-140m có khả năng chứa nước lớn, có giá trị cung cấp cả về số lượng lẫn chất lượng cho những trạm xử lý và cung cấp nước trung bình và nhỏ. Do tầng chứa nước ở dưới sâu nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nước trong tầng này được bảo vệ bởi các tầng chứa nước phía trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi khai thác và sử dụng, cần lưu ý biện pháp bảo vệ và khai thác với mức độ hợp lý. Nước ngầm tầng mặt của Thái Bình, về mùa khô chỉ đào sâu xuống 1-1,5m, mùa mưa chỉ đào sâu chưa đến 1m. Tuy nhiên, đây chỉ là nước ngầm trên mặt, nếu đào sâu xuống sẽ gặp nước mặn và chua, độ trong không đảm bảo, không thể dùng trong sinh hoạt ngay được mà cần phải xử lý. Càng sâu trong đất liền (Quỳnh Phụ, Hưng Hà) thì mức độ mặn, chua giảm hơn. Tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính: Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tỉnh Thái Bình có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng, 3 khu vực còn lại thuộc Nam Định và Ninh Bình. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng nằm trên địa bàn các xã ven biển thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2004 với những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhân loại. Khu dự trữ sinh quyển ven biển Thái Bình gồm 2 phần nằm ở cửa biển, nơi giáp Hải Phòng và Nam Định: Lịch sử. Vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc Thuộc trước thế kỉ 10, thuộc hương Đa Cương (vùng đất từ sông Luộc ra đến biển) của quận Giao Chỉ. Thời 12 sứ quân vùng đất này là căn cứ của sứ quân Trần Lãm. Tới nhà Hậu Lê, thời vua Lê Thánh Tông về sau vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Từ năm Minh Đức thứ 1 (1527) đến hết thời Mạc và kéo dài đến cuối thời Lê trung hưng, Nhà Mạc đổi trấn Hải Dương thành đạo Hải Dương. Năm Minh Đức thứ 3 (1529), Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) trao ngôi vua cho con là Mạc Đăng Doanh còn Mạc Đăng Dung làm Thái thượng hoàng về Cổ Trai, lấy Nghi Dương làm Dương Kinh, trích phủ Thuận An ở Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh (gần hết tỉnh Thái Bình, Nam Định ngày nay). Qua khảo cứu Cột chúc đài (bia đá vuông) năm Vĩnh Thịnh 6 (1710) ở chùa Cao Linh (tên cũ Cao Dương) có ghi Đại Việt quốc, Sơn Nam – Hải Dương nhị xứ, Thái Bình – Nam Sách nhị phủ, Thụy Anh huyện, Cao Dương xã. Tạm dịch là: Xã Cao Dương, huyện Thụy Anh, hai phủ Thái Bình – Nam Sách, hai xứ Sơn Nam – Hải Dương, nước Đại Việt. Đến cuối thời nhà Lê trung hưng sang đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1832, vua Minh Mạng nhà Nguyễn cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên. Ngày 21 tháng 3 năm 1890, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình, gồm phủ Thái Bình, phủ Kiến Xương (tách từ tỉnh Nam Định) và huyện Thần Khê (tách từ tỉnh Hưng Yên và sáp nhập vào phủ Thái Bình - sau đổi tên là phủ Thái Ninh). Tỉnh lỵ đặt tại phủ lỵ Kiến Xương, bờ nam sông Trà Lý. Vị trí này nằm trên đường Hải Phòng- Nam Định nhưng chỉ cách Nam Định 17 km nên người dân nơi đây thường đi phà Tân Đệ (sau này là cầu) sang Nam Định mua các thứ cần thiết. Ngày 28 tháng 11 năm 1894, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cắt hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà thuộc phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên sáp nhập vào tỉnh Thái Bình; lấy sông Luộc làm ranh giới giữa hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Như vậy lúc mới thành lập, tỉnh Thái Bình gồm có 3 phủ Kiến Xương, Thái Ninh, Tiên Hưng với tổng cộng là 12 huyện Đông Quan, Duyên Hà, Hưng Nhân, Trực Định, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thanh Quan, Thư Trì, Thụy Anh, Tiền Hải, Thần Khê, Vũ Tiên. Sau đó, bỏ cấp phủ, các huyện có sở lỵ phủ thì đổi theo tên của phủ kiêm quản trước đó: Thanh Quan thành Thái Ninh, Trực Định thành Kiến Xương, Thần Khê thành Tiên Hưng. Tỉnh lị tỉnh Thái Bình khi mới thành lập năm 1890, đặt tại xã Kỳ Bố, trước là huyện lỵ của huyện Vũ Tiên (từ thời Minh Mạng). Sau này, tỉnh lỵ Thái Bình phát triển mở rộng sang các huyện lân cận thành thị xã Thái Bình, rồi thành thành phố Thái Bình. Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện, tỉnh Thái Bình có 13 đơn vị hành chính gồm thị xã Thái Bình và 12 huyện: Đông Quan, Duyên Hà, Hưng Nhân, Kiến Xương, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thái Ninh, Thư Trì, Thụy Anh, Tiền Hải, Tiên Hưng, Vũ Tiên. Ngày 2 tháng 12 năm 1955, điều chỉnh địa giới của các huyện Đông Quan, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thái Ninh, Thụy Anh, Tiên Hưng, Tiền Hải. Ngày 28 tháng 2 năm 1958, điều chỉnh địa giới của ba huyện Phụ Dực, Quỳnh Côi và Thụy Anh. Ngày 17 tháng 6 năm 1969, 2 huyện Đông Quan và Tiên Hưng hợp nhất thành huyện Đông Hưng; 2 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà và 5 xã: Bắc Sơn, Đông Đô, Hòa Bình, Chi Lăng và Tây Đô của huyên Tiên Hưng hợp nhất thành huyện Hưng Hà; 2 huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực hợp nhất thành huyện Quỳnh Phụ; 2 huyện Thái Ninh và Thụy Anh hợp nhất thành huyện Thái Thụy; 2 huyện Vũ Tiên và Thư Trì hợp nhất thành huyện Vũ Thư; riêng 13 xã của huyện Vũ Tiên cũ được sáp nhập vào huyện Kiến Xương. Tỉnh Thái Bình còn 1 thị xã và 7 huyện. Ngày 29 tháng 4 năm 2004, chuyển thị xã Thái Bình thành thành phố Thái Bình. Tỉnh Thái Bình có 1 thành phố và 7 huyện như hiện nay. Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2418/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Bình là đô thị loại II. Dân số. Năm 2019, Thái Bình có 1.860.447 người với mật độ dân số 1.138 người/km². Thành phần dân số: Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau đạt 169.589 người, nhiều nhất là Công giáo có 116.630 người, tiếp theo là Phật giáo có 52.671 người, đạo Tin Lành có 285 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Cao Đài có hai người và Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ có một người. Hành chính. Tỉnh Thái Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện với 260 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 9 thị trấn và 241 xã. Kinh tế. Năm 2014 Định hướng phát triển Các khu Công nghiệp của Tỉnh Thái Bình. Ngoài các khu Công nghiệp trên, tương lai sẽ thành lập một số Khu Công nghiệp: Giáo dục. Ngành Giáo dục - Đào tạo và khoa học công nghệ được giữ vững và phát triển. Trong năm học 2012 - 2013, Thái Bình là một trong năm tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ cao; số học sinh đỗ đại học, cao đẳng xếp thứ 2 trên toàn quốc. Giáo dục chuyên ngành. Danh sách các cơ sở giáo dục: Giáo dục phổ thông. Năm 2004, Thái Bình có 295 trường mầm non, 293 trường tiểu học, 276 trường trung học cơ sở, 39 trường trung học phổ thông. Học sinh THPT tại Thái Bình đã giành rất nhiều huy chương tại các kì thi Olympic Quốc tế (Tất cả đều là học sinh trường THPT Chuyên Thái Bình). Giao thông. Tuyến xe buýt Thái Bình 1, Tuyến 01 Hoàng Hà: TP. Thái Bình -Kiến Xương - KCN Tiền Hải - Đồng Châu. Lộ trình: Cầu Phúc Khánh - Đường Trần Thái Tông - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình) - Đường Lê Lợi - Đường Lý Thường Kiệt - Quốc lộ 39 B (Thị trấn huyện Kiến Xương, Thị trấn huyện Tiền Hải) - KCN Tiền Hải - Khu vực ngã tư xã Đông Minh huyện Tiền Hải. 2, Tuyến 02 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - TT. Diêm Điền - Hồng Quỳnh. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 - Quốc lộ 39 (huyện Đông Hưng) - Cống Thóc thị trấn Diêm Điền - Hồng Quỳnh huyện Thái Thụy. 3, Tuyến 03 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - Đông Hưng - Hưng Hà - Cầu Triều Dương. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Ngô Thì Nhậm - Đường Lý Bôn (BV Đa khoa Thái Bình, Vincom Thái Bình - Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 (huyện Đông Hưng) - Quốc lộ 39 (huyện Hưng Hà) - Cầu Triều Dương tỉnh Hưng Yên. 4, Tuyến 04 Hoàng Hà: TP. Thái Bình -Đông Hưng - Quỳnh Côi - Phố Bến Hiệp. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Ngô Thị Nhậm - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 (huyện Đông Hưng) - Ngã ba Đọ - Thị trấn Quỳnh Côi - Bến Hiệp huyện Quỳnh Phụ. 5, Tuyến 05 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - Thái Ninh - Bến xe Chợ Lục. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 - Quốc lộ 39 (huyện Đông Hưng) - Thái Giang - Thái Hà - Thái Phúc, Thái Ninh, chợ Lục, chợ Cầu, Thái Thượng huyện Thái Thụy. 6, Tuyến 06 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - Hưng Hà - Đền Trần. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Cầu Cống Trắng - Đường Ngô Thì Nhậm - Đường Phan Bá Vành - Đường Lý Bôn - Bệnh viện Đa khoa Thái Bình - Vincom Thái Bình - Bến xe khách Hoàng Hà - Ngã tư Tân Bình (Trường ĐH Thái Bình) - Tân Hòa - Minh Lãng - Song Lãng - Hiệp Hòa - Xuân Hòa – Cầu Tịnh Xuyên - Minh Hòa (ĐT453) - Độc Lập - Minh Tân - Hồng An - Tiến Đức (Đền Trần). 7, Tuyến 07 Phiệt Học: TP. Thái Bình - Vô Hối - Diêm Điền - Thụy Tân. Lộ trình: Thành phố Thái Bình - Long Hưng - Gia Lễ - Vô Hối - Diêm Điền - Thụy Tân. 8, Tuyến 08 Phiệt Học: TP. Thái Bình - Kiến Xương - Tiền Hải - Cồn Vành. Lộ trình: CĐSP Thái Bình - Quang Trung -Trần Thái Tông - Lý Bôn -Ngô Quyền - Lê Quý Đôn -Cầu Trắng - đường 39B (Vũ Quý, Thanh Nê, Tiền Hải) - đường trục xã Tây Giang - BVĐK Tiền Hải - Nam Hà - Nam Hải - Nam Hồng - Nam Trung - Nam Phú - Cồn Vành. 9, Tuyến 209 Huy Hoàng: Thành phố Thái Bình - Quý Cao - Thành phố Hải Dương. Lộ trình: Thành phố Thái Bình - thị trấn Đông Hưng - Cầu Nghìn - Vĩnh Bảo - Quý Cao - Tứ Kỳ - Thành phố Hải Dương. Văn hóa - xã hội. Nghệ thuật chèo ở Thái Bình. Nếu như Hà Nội (với 3 Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội và Quân đội) là cái nôi của nghệ thuật chèo chuyên nghiệp, kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo thì Thái Bình được xem là cái nôi của phong trào hát chèo quần chúng. Trước Cách mạng tháng Tám số phường gánh hội chèo Thái Bình nở rộ khá đông đảo được hình thành, phát triển từ yêu cầu thưởng thức nghệ thuật của bà con lối xóm trong các hội làng, số phường gánh lớn mạnh thường gắn kết với số lễ hội có lịch sử lâu dài trong vùng thông qua những ước định về cúng tế lễ tiết hòa vào vô số ràng buộc của tín ngưỡng tập quán bản địa. Với ba vùng chèo: chèo Hà Xá, chèo Sáo Đền, chèo Khuốc, cùng với các nghệ nhân hát hay, diễn giỏi nổi tiếng: cụ Nguyễn Mầm, Tống Văn Ngũ (tức Năm Ngũ), Nguyễn Tích, Trần Văn Linh (tức Hai Sinh), Cao Kim Trạch, Giáo sư Hà Văn Cầu... chèo Thái Bình đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Tới thời điểm hiện tại, các vùng chèo Thái Bình vẫn hoạt động rất tích cực và tỉnh có chủ trương phát triển và bảo tồn loại hình nghệ thuật này. Thống kê tới năm 2015 cho thấy Thái Bình cùng với Ninh Bình là 2 tỉnh sinh ra nhiều nghệ sĩ nhân dân hát chèo nhất với 5 NSND mỗi tỉnh. Đến năm 2021, Thái Bình đã vươn lên dẫn đầu với 8 NSND chèo. Nhà hát Chèo Thái Bình là đơn vị hoạt động nghệ thuật chèo chuyên nghiệp. Đây là một đơn vị nghệ thuật thuộc chiếng Chèo xứ Nam nơi có phong trào hát chèo không chuyên phát triển bậc nhất ở Việt Nam. Thái Bình hiện cũng là địa phương được giao chủ trì lập hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh nghệ thuật chèo đồng bằng sông Hồng là di sản văn hóa thế giới. Từ tháng 6/2019, Nhà hát Chèo Thái Bình lại có thêm Đoàn Cải lương Thái Bình và Đoàn Ca múa kịch Thái Bình sáp nhập về. Năm 2021 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã xây dựng hồ sơ "Nghệ thuật chèo đồng bằng sông Hồng" để trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Danh nhân. Thái Bình là quê hương của các vị danh nhân tiêu biểu qua nhiều thời kỳ. Trước thời kỳ phong kiến, nơi này có những danh nhân tiêu biểu như: Trước, trong và Sau cách mạng tháng tám, Thái Bình có: Ẩm thực. Các đặc sản, ẩm thực ở Thái Bình gồm có: bánh cáy làng Nguyễn, nộm sứa Thái Thụy, nem chạo Vị Thủy, mì gạo Dụ Đại, cá nướng Thái Xuyên, kẹo lạc làng Nguyễn, gỏi nhệch, bánh khúc Vũ Thư, canh cá Quỳnh Côi, bánh đa làng Me, gỏi cá mè Vũ Thắng, rươi Thụy Việt, gà Tò, chè mét Việt Thuận, bánh cuốn Tiền Hải, bún tươi làng Cọi, mọc mò, nước mắm Diêm Điền, bún tươi Đông Xuân, vịt biển Đông Xuyên, bánh gai Đại Đồng, gỏi día Thái Thụy, bún bung hoa chuối, miến rong Đông Thọ, rượu nếp làng Keo, cốm Thanh Hương, mì gạo Tô Đê, cuốn tôm làng Nấp, bánh mật Bách Thuận, nộm sứa Thái Thụy, bánh cuốn tôm chợ Gú, bánh nghệ Tiền Hải, cá vược Thụy Tân, bánh chưng Cầu Báng, giò lây, bánh đúc làng Tè, đậu phụ làng Kênh, bánh giò Bến Hiệp, nước mắm Nam Hải, bánh chưng đường Tiền Hải, ổi Bo, thuốc lào An Cố, mắm cáy Hồng Tiến. Những làng nghề nổi tiếng. Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm. Làng nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái, đây là một làng nghề chạm khắc trên mặt kim loại. Cách đây hơn 400 năm nghệ nhân nghề chạm bạc tên là Nguyễn Kim Lâu theo thuyền dọc sông Trà Lý về lập nghiệp ở đây. Ông đã truyền nghề chạm bạc cho dân làng, trải qua nhiều thời kỳ đến nay nghề vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ đến công lao của ông, nhân dân ở đây đã lập đền thờ ông ở ngay làng gọi là Đền Đồng Xâm. Hàng năm lễ hội đền Đồng Xâm được tổ chức từ ngày 1- 3/4 âm lịch với nghi lễ rước, tế linh đình, các trò chơi dân gian được duy trì và mở rộng nên đã thu hút được nhiều du khách từ các tỉnh, thành về dự. Vào ngày hội các sản phẩm chạm bạc của làng được trưng bày và bán hàng lưu niệm. Làng Nguyễn. Làng Nguyễn chỉ là một tên gọi khác của xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Nói tới Thái Bình là mọi người nghĩ ngay đến một món đặc sản đó là Bánh Cáy Làng Nguyễn. Cũng không biết nghề làm Bánh Cáy có từ bao giờ nhưng tương truyền ngày xửa ngày xưa hoàng tử con vua mắc bệnh biếng ăn, bao nhiêu là cao lương ngũ vị nhưng hoàng tử cũng chẳng chịu ăn và ngày một gầy đi. Hoàng thượng lo lắng đã ban chiếu trong cả nước mong tìm được một món ăn làm cho hoàng tử thích nhất. Sau một thời gian chiếu ban, bao nhiêu là món ngon của lạ được dâng lên nhưng tất cả đều không được hoàng tử để ý đến, tất cả triều đình đều lo cho sức khỏe của người. Một hôm, có một người ăn mặc rách rưới đến xin được yết kiến hoàng thượng và nói rằng có thể làm một món mà sẽ làm cho hoàng tử thích. Nhìn người đàn bà rách rưới, các quan ra mặt khinh bỉ nhưng nghe nói có thể làm được món mà hoàng tử thích nên cũng để cho làm thử xem sao. Sau khi món ăn được dâng lên thì lạ thay hoàng tử đã rất thích và ăn một cách ngon lành. Đức vua và bá quan văn võ đều lấy làm vui mừng, nhà vua quyết định ban thưởng cho người đàn bà đã làm ra thứ bánh đó. Nhưng khi nhà vua cho triệu tập thì người đó đã bỏ đi, nhà vua cho tìm tung tích nhưng chẳng được kết quả gì, chỉ biết rằng người đó làm nghề mò bán cáy. Để ghi nhớ công ơn của bà, nhà vua quyết định đặt tên cho món đó là món Bánh Cáy. Đó là sự tích mà mọi người được biết về món Bánh Cáy, chẳng biết thục hư ra sao nhưng Bánh Cáy ngày nay đã trở thành một đặc sản của Thái Bình và Làng Nguyễn đã trở thành cái nôi sản sinh ra món đặc sản đó. Làng Chiếu Tân Lễ. Làng Hới (Thái Bình) có nghề dệt chiếu lâu đời và nổi tiếng ở làng Hải Triều xã Tân Lễ Thái Bình (tên tỉnh). Chưa có ai biết nghề chiếu xuất hiện ở Hới từ bao giờ, cũng như Tổ nghề thật sự là ai. Theo truyền thuyết, vào thời Tiền Lê - Lý (thế kỷ X-XI), làng Hới đã bắt đầu dệt chiếu, rồi phát triển mạnh vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (1457 - ?)- Ông người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng. Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niêu hiệu Hồng Đức năm thứ 12 (1481) làm quan tới chức Thượng thư. Khi ông lớn lên, làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu không đẹp. Đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là "Trạng Chiếu" và lập đền thờ sau khi ông mất; đền thờ Phạm Trạng nguyên. Như thế, sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Làng vườn Bách Thuận. Làng Bách Thuận nằm cách Thành phố Thái Bình 10 km theo hướng Cầu Tân Đệ đi Nam Định thuộc huyện Vũ Thư. Đây là một làng vườn trù phú, rìa làng là bãi phù sa nơi trồng dâu nuôi tằm. Trong làng là những vườn cây ăn quả, cây cảnh. Đến Bách Thuận du khách như lạc vào công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm, nhạt dọc theo hai bên đường làng là màu xanh của cây hòe, táo. Thiên nhiên ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống, ở đây có đủ các loại hoa quả bốn mùa: táo, ổi, cam, chanh, hồng xiêm, roi, chuối bên cạnh những vườn cây ăn quả là những vườn cây cảnh, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng, nét riêng với những tên gọi khác nhau tùy theo sự uốn tỉa của chủ nhân của nó. Bách Thuận còn là một làng quê cổ, tiêu biểu cho vùng quê ở vùng đồng bằng bắc bộ. Nơi đây có chùa Từ Vân và chùa Bách Tính đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử, là một điểm du lịch để du khách đến tham quan, vãn cảnh. Du khách trong và ngoài nước rất thích thú với cảnh quan, môi trường sinh thái ở làng vườn Bách Thuận này. Du lịch. Biển Đồng Châu. Biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình 35 km theo tỉnh lộ đi Kiến Xương - Tiền Hải. Khu du lịch bao gồm bờ biển thuộc xã Đông Minh; Cửa Lân; hai đảo biển Cồn Thủ và Cồn Vành. Diện tích toàn khu du lịch rộng hàng chục km², trung tâm của khu du lịch là bãi biển Đồng Châu dài 5 km, nơi đây đã hình thành hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ cao tầng. Ngoài ra, Đồng Châu còn có đền Nhà Bà thờ vợ một vị vua đời Tống bên Trung Quốc đã có công giúp nhà Trần đánh quân Nguyên Mông và đây cũng là cơ sở hoạt động của xứ uỷ Bắc Kỳ trước cách mạng tháng Tám. Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành. Cách đất liền 7 km, Cồn Thủ và Cồn Vành nổi lên như hai ngọn sóng xanh giữa biển khơi. Cồn Thủ có bãi cát trắng mịn, có rừng thông, rừng phi lao xanh ngắt, có bãi tắm nhỏ thơ mộng là địa điểm lý tưởng cho du khách đi tắm biển, tổ chức các cuộc picnic và nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển... Cồn Vành rộng 15 km², có khu bảo tồn rừng ngập mặn là điểm dừng chân của các loài chim quý hiếm như cò thìa, bồ nông, mòng biển... Hằng năm nơi đây đã thu hút rất nhiều du khách là các nhà nghiên cứu, khách du lịch tới thăm cồn đảo. Cồn Vành được xem là một điểm có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn. Đây là bãi sa bồi rộng gần 2 nghìn hecta, với địa hình tương đối bằng phẳng, nằm ở phía đông xã Nam Phú (Tiền Hải), phía Bắc giáp Cồn Thủ, phía Nam giáp cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng), phía Đông giáp biển đông. Cồn Vành thuộc khu vực khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (đã được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2004), nằm trong hệ thống liên hoàn các khu rừng ngập mặn ven biển trải dài từ Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn khá phong phú với nhiều loài thực vật như sú, vẹt, bần, thông, trên 200 loài hải sản có giá trị và nhiều loài chim quý hiếm. Ngày nay, nhờ có tuyến đê PAM dài gần 10 km và 4 cây cầu mới được xây dựng, nối liền các nhánh sông, việc đi lại đã thuận tiện hơn rất nhiều, khiến cho giao thông đến Cồn Vành trở nên dễ dàng hơn. Khu du lịch sinh thái biển Cồn Đen. Cồn Đen Cách đất liền khoảng 3 km thuộc địa phận xã Thái Đô, Thái Thụy, Thái Bình. Cách trung tâm TP Thái Bình khoảng 40 km. Nơi đây vẫn giữ được những nét hoang sơ của một cồn biển đẹp nhất miền Bắc với rừng ngập mặn ven biển gồm những loại sú vẹt, bần đước, và những rặng phi lao thẳng tắp và rừng dừa nước ngập mặn rất hoang sơ.
4,759
70630822
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4759
Nam Định
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ (còn gọi là đồng bằng Sông Hồng), Việt Nam, giáp tỉnh Thái Bình về phía đông bắc, tỉnh Ninh Bình về phía tây nam, tỉnh Hà Nam về phía tây bắc và giáp vịnh Bắc Bộ về phía đông nam. Nam Định có diện tích lớn thứ 52 trong 63 tỉnh thành. Năm 2022, Nam Định là đơn vị hành chính Việt Nam đứng thứ 13 về số dân, xếp thứ 35 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.880.000 người dân, GRDP đạt 92.101 tỉ Đồng (tương ứng với 4 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 49 triệu đồng (tương ứng với 2.130 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,07%. Địa lý. Vị trí địa lý. Tỉnh Nam Định trải dài từ 19°54′B đến 20°40′B và từ 105°55′Đ đến 106°45′Đ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Nam Định, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về phía tây bắc, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 90 km về phía đông bắc, có vị trí địa lý: Các điểm cực của tỉnh Nam Định:. Tỉnh Nam Định có diện tích là 1.668 km² và dân số năm 2020 là 1.780.033 người. Điều kiện tự nhiên. Địa hình. Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng: Nam Định có bờ biển dài 72 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: cửa Ba Lạt sông Hồng, cửa Đáy sông Đáy, cửa Lạch Giang sông Ninh Cơ và cửa Hà Lạn sông Sò. Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tỉnh Nam Định có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng đầu tiên của Việt Nam theo công ước RAMSA, 2 khu vực còn lại thuộc Thái Bình và Ninh Bình. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng nằm trên địa bàn các xã ven biển thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2004 với những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhân loại. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng là một trong 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Tại Nam Định, phạm vi do UNESCO công nhận gồm 2 tiểu vùng nằm ở cửa Ba Lạt và cửa Đáy. Khí hậu. Khí hậu của Nam Định mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình tăng dần từ bắc xuống nam (mùa đông), vùng ven biển mùa đông ấm hơn vùng trong nội địa, tháng 1 bình quân từ 16-18 độ (thành phố nam định 16.4 độ, Thịnh Long 17.2 độ) tháng 7 trên 29 độ. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.650 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.600 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 90 %. Mặt khác, do nằm trong vùng ven biển vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thủy triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m. Hành chính. Tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 226 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 188 xã, 22 phường và 16 thị trấn. Tỉnh lỵ là thành phố Nam Định. Trong đó, huyện Mỹ Lộc có diện tích nhỏ nhất và dân số thấp nhất tỉnh. Lịch sử. Thời tiền sử. Trên đất Nam Định, dấu tích con người ở thời kỳ này còn lưu lại ở các dãy núi thuộc huyện Vụ Bản và huyện Ý Yên nằm về phía tây bắc của tỉnh. Tại đây đã tìm thấy những chiếc rìu đá có vai mài lưỡi, các hòn nghè, chày đá và bàn nghiền. Đó là những dấu tích của những cư dân thuộc thời kỳ đồ đá mới hoặc sơ kỳ đồ đồng đã từ vùng rừng núi tiến xuống khai phá vùng đồng bằng ven biển để sinh sống và dần dần tiến tới lập các làng xóm. Vào lúc cực thịnh của thời kỳ đồ đá, ở tỉnh Nam Định cũng như nhiều địa điểm khác trên đất nước, đã nở rộ những nền văn hoá nguyên thủy. Ngoài kinh tế hái lượm những sản phẩm sẵn có trong tự nhiên, người nguyên thủy trên đất Nam Định đã bắt đầu sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thời dựng nước. Nằm trong cương vực nước Văn Lang của các vua Hùng trải dài từ miền trung du đến miền đồng bằng ven biển, vùng đất Nam Định khi ấy tương đương với đất các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, thành phố Nam Định và phần phía bắc của huyện Nam Trực hiện nay. Theo ngọc phả đền thờ Tam Bành ở thôn Bảo Ngũ, xã Quang Trung thì vào thời Hùng Vương, huyện Vụ Bản có tên là huyện Bình Chương thuộc bộ Lục Hải, là một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Huyện Bình Chương lúc đó nằm sát biển. Tại đây có cửa biển Côi Sơn (núi Gôi) mà dấu vết còn lại đến ngày nay là địa danh cồn Dâu, cồn Cói ở các vùng quanh chân núi. Cùng với các nghề trồng lúa nước, trồng rau củ và hoa quả thì những ngành kinh tế khai thác vẫn giữ vai trò quan trọng. Tại di chỉ núi Hổ, trong các di vật tìm được có nhiều mũi tên bằng đá và xương động vật. Cách đó không xa tại hang Lồ (núi Lê) cũng tìm thấy khá nhiều các loại xương thú khác nhau. Săn bắn bổ sung nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng cho con người, đồng thời cung cấp da, xương, sừng cho một số nghề thủ công như chế tạo đồ trang sức, đồ dùng, vũ khí. Năm 1963, tại núi Mai Độ (còn gọi là núi Hình Nhân) thuộc xã Yên Tân, huyện Ý Yên đã phát hiện một số hiện vật đồng có giá trị. Núi có 4 đỉnh, đỉnh cao nhất cao 52m. Đây là núi đá có lẫn đất, không có cây cao, trên mặt chỉ phủ một lớp cỏ mỏng. Sườn phía đông có một khoảng đất tương đối bằng phẳng, rộng độ 2 sào, nguyên trước có một kiến trúc tôn giáo không biết của đời nào vì đã bị phá hủy từ lâu. Cách chân núi về phía Tây 400m là thôn Mai Độ, phía Đông là thôn Mai Sơn, xung quanh núi là cánh đồng chiêm. Các hiện vật đồng được phát hiện gồm có dao, giáo và rìu. Thời Bắc thuộc. Sau khi nước Nam Việt bị nhà Tây Hán đánh chiếm vào năm 111 TCN, đất nước bước vào một thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm. Nam Định lúc đó nằm trong quận Giao Chỉ. Do điều kiện thuận lợi cho nghề trồng lúa nước, vùng đất Nam Định trở thành một trung tâm nông nghiệp từ rất sớm. Trên cơ sở một nền văn hoá bản địa vững chắc thể hiện bản lĩnh, cá tính, lối sống và truyền thống mà cốt lõi là ý thức độc lập, tự chủ và tinh thần yêu quê hương, đất nước, cư dân Nam Định cổ đã tiếp thu những yếu tố văn hoá mới, làm phong phú thêm văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, nét bao trùm lên lịch sử thời kỳ Bắc thuộc trên đất Nam Định vẫn là cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ và âm mưu đồng hoá của phong kiến ngoại bang, mà tiêu biểu là nhân dân Nam Định nói chung và đặc biệt là phụ nữ, đã hăng hái tham gia và nhanh chóng đứng dưới ngọn cờ nghĩa của Hai Bà Trưng (Đầu năm 40) chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán. Theo tư liệu lịch sử hiện có, Nam Định có tới 20 tướng lĩnh cả nam lẫn nữ tham gia cuộc khởi nghĩa này. Dấu tích về các tướng lĩnh tham gia khởi nghĩa tập trung nhiều ở huyện Vụ Bản, như: Lê Thị Hoa ở Phú Cốc, Chu Liên Hoa ở làng Vậy, Dung Nương và Phương Dung ở làng Cựu, Trần Cao Đạo ở làng Riềng, Trần Công Mẫn ở xã Trung Thành... Năm 542, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Lương. Sau bốn năm chiến đấu anh dũng, cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, Lý Bí lên ngôi, xưng Hoàng Đế, xây dựng nước Vạn Xuân độc lập. Đóng góp vào cuộc khởi nghĩa này, Nam Định có tướng quân Hoàng Tề ở làng Lập Vũ (nay thuộc xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản). Ông được Lý Bí phong chức Túc vệ tướng quân, ban gươm báu và luôn cho hầu bên mình. Khi Lý Bí qua đời, Hoàng Tề theo Triệu Quang Phục. Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê. Sau khi Ngô Quyền mất, vùng hạ lưu sông Hồng khi đó chịu sự chi phối của sứ quân Trần Lãm. Đất Nam Định dần trở thành nơi hội tụ và đối đầu quyết liệt của hào khí bốn phương, trong danh sách 12 sứ quân, rất nhiều vị tướng nhà Đinh và các sứ quân như: Trần Lãm, Lã Đường, Ngô Nhật Khánh, Nguyễn Khoan, Phạm Bạch Hổ được thờ ở đây. Đinh Bộ Lĩnh – người anh hùng "tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời", tự nhận về mình sứ mệnh thiêng liêng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước – không thể không tìm về vùng đất duyên hải cửa sông này. Thời Lý - Trần. Dưới thời Lý, Trần, Nam Định không những là một cửa ngõ của cả vùng châu thổ sông Hồng mà còn là một trung tâm kinh tế quan trọng. Các vua Lý đã dành sự quan tâm đặc biệt cho vùng đất này. Qua các tư liệu lịch sử, ta biết trên đất Nam Định xưa, nhà Lý đã cho xây ít nhất hai hành cung làm nơi cho vua dừng chân nghỉ lại trong những lần đi kinh lý vùng đất này. Vào thời Trần, Thiên Trường được coi như kinh đô thứ hai. Vị trí ứng với khu vực tháp Phổ Minh và Đền Trần ngày nay. Nơi đây còn có dấu tích của cung Trùng Quang và cung Trùng Hoa. Do vị trí trọng yếu, Nam Định trở thành một trong những nơi giao tranh quyết liệt. Năm 1203, quân nổi loạn do Phí Lang và Bảo Lương cầm đầu từ miền Đại Hoàng (Ninh Bình) xuôi theo sông Đáy đến đất Nam Định, mở rộng hoạt động ra vùng hạ lưu. Sự rối loạn lên đến cực điểm vào năm 1208, khi trong nước "người chết đói nằm chồng chất lên nhau". Đúng lúc triều Lý bất lực trong việc điều hành đất nước, vùng đất Nam Định lại là nơi hưng khởi của nhà Trần, một triều đại đầy sức sống đã đưa quốc gia Đại Việt phát triển hưng thịnh và ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông. Đời Trần được gọi là lộ Thiên Trường, sau lại chia làm ba lộ: Kiến Xương, An Tiêm, Hoàng Giang. Thời thuộc Minh. Tháng 5-1407, Minh Thành Tổ hạ chiếu đổi nước ta làm quận Giao Chỉ - như một địa phương của quốc gia phong kiến nhà Minh. Bằng hành động này, nhà Minh đã bộc lộ rõ ý đồ không chỉ chiếm đóng mà còn vĩnh viễn xóa bỏ nước ta, sáp nhập hẳn vào đế quốc Minh như tên gọi và đơn vị hành chính mà các đế chế đô hộ phương Bắc đã dùng từ nửa thiên niên kỷ trước. Dưới quận, nhà Minh chia ra làm 15 phủ. Phần đất Nam Định lúc ấy thuộc hai phủ Kiến Bình và Phụng Hóa. Phủ Phụng Hóa tương đương với phủ Thiên Trường cuối thể kỷ XIV, gồm bốn huyện là Mỹ Lộc, Tây Chân, Giao Thủy và Thận Uy. Bốn trong số chín huyện thuộc phủ Kiến Bình thuộc về đất Nam Định là Ý Yên, An Bản, Vọng Doanh và Đại Loan. Cả hai phủ thuộc tỉnh Nam Định đều bị nhà Minh đổi tên. Kiến Hưng đổi thành Kiến Bình với ý nghĩa xây dựng, kiến lập sự yên ổn, vững chắc, Thiên Trường đổi thành Phụng Hóa hàm ý tuân theo sự giáo hóa, cải hóa của nhà Minh. Thời Hậu Lê. Đời Lê, thuộc xứ Sơn Nam, đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2 năm 1741, vùng đất này thuộc lộ Sơn Nam Hạ. Nhà nước thời Lê sơ rất quan tâm đến việc nông trang nói chung, công cuộc khai hoang mở rộng diện tích canh tác nói riêng bằng hàng loạt chính sách, nhất là dưới thời Hồng Đức. Cùng với hoạt động khẩn hoang tự nguyện của những người nông dân, chính quyền trung ương nhà Lê cũng đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức khẩn hoang dưới hình thức đồn điền ở phía Nam khu vực sông Hồng, trong đó có Nam Định. Khó có thể thống kê, khảo sát, xác định được đầy đủ những đồn điền thời Lê sơ đã từng có ở Nam Định. Ngoài lý do thời gian đã quá lâu, còn có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác. Cư dân đầu tiên của các đồn điền này trước hết và chủ yếu là các binh lính, tù binh, tội nhân. Họ ít và khó có điều kiện ghi chép để truyền lại cho đời sau về lịch sử khai hoang lập làng. Tuy nhiên căn cứ vào các nguồn tài liệu chính thống của nhà nước phong kiến như chính sử, điền bạ… Có thể thấy vùng Nam Định tập trung khá nhiều đồn điền như: Sở Vĩnh Hưng (thuộc vùng của tổng Cổ Nông, Trực Ninh) Sở Đông Hải (nơi có các thôn Đắc Sở, Thượng Đồng, Hạ Đồng thuộc Trực Ninh) Sở Hoa Diệp (thuộc vùng Phượng Để, Cổ Lễ, Trực Ninh) Sở Vọng Doanh (nằm trong vùng các xã Yên Quang, Yên Bằng, Yên Khang thuộc Ý Yên). Sự trù mật của các đồn điền ở ven cửa biển vùng Giao Thủy, bên đê sông Hồng, sông Đáy tự đã làm nổi bật lên vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của vùng đất phủ Thiên Trường với nhà nước thời Lê sơ, với quốc gia Đại Việt nửa sau thế kỷ XV. Nửa sau thế kỷ XV, trên vùng ven biển Nam Định chứng kiến một công trình kết tinh thành quả lao động to lớn của nhân dân Đại Việt. Đó là việc khởi công và hoàn thành đê Hồng Đức, một con đê ngăn nước mặn có quy mô lớn đầu tiên của vùng châu thổ. Với sự đầu tư, quan tâm của trung ương và địa phương như vậy, công cuộc đắp đê ở vùng biển Nam Định, Ninh Bình thời Lê sơ đã được tiến hành với tốc độ nhanh quy mô lớn. Trên địa bàn Nam Định qua những dấu tích còn lại thì thấy đê Hồng Đức kéo dài từ cửa Đại An, qua phần bắc Nghĩa Hưng, rồi Hải Hậu về đến Hội Khê. Nhiều đoạn gần trùng với con đường 56 hiện nay. Cùng với sự phát triển nho học của cả nước, giáo dục Nho học ở Nam Định thế kỷ XV có bước phá triển mới. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, vào năm 1428, nhà Lê đã cho mở các trường học ở phủ, lộ. Điều đáng chú ý là trong thời Lê sơ, sự phát triển của nho học ở Nam Định không chỉ diễn ra trên các vùng đất cổ như Ý Yên, Vụ Bản hay tại vùng xung quanh ấp thang mộc của nhà Trần như Lộc Vượng, mà còn ở cả địa bàn ven biển, nơi các làng mạc mới được hình thành. Trong vòng 100 năm của thời Lê sơ, Nam Định có đến 22 tiến sĩ, đại bộ phận số đại khoa này đều đỗ vào nửa sau thế kỷ XV, cho nên có thể nói Nho học ở Nam Định đã thực sự có bước phát triển mới từ sau khi Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (1463). Ngoài con số các trạng nguyên tiến sĩ kể trên là biểu hiện quan trọng của thành tựu giáo dục nho học vùng Nam Định, điều đáng nói ở chỗ không ít vị đại khoa đã trở thành những nhân vật tiêu biểu cho trí tuệ, tài năng của Đại Việt thế kỷ XV nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung. Thời Nguyễn. Dưới triều Nguyễn, năm 1822 (Minh Mạng thứ 3) đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định. Đến năm Minh Mạng 13 (1832) đổi trấn Nam Định thành tỉnh Nam Định (tỉnh Nam Định được thành lập), với 4 phủ, 18 huyện, bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay. Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng và một phần phía bắc Nam Định tách ra để cùng một phần phía nam Hà Nội lập thành tỉnh Hà Nam. Chữ Hà là từ Hà Nội và Nam là từ Nam Định. Điều này cũng lý giải cho việc vì sao chuối ngự thường được gọi là chuối ngự Nam Định bởi cho đến 1890 vùng Lý Nhân vẫn thuộc Nam Định. Từ năm 1890 Nam Định còn lại 2 phủ và 9 huyện. Công sứ Pháp đầu tiên ở Nam Định vào năm 1890 là Neynet. Thời kỳ độc lập (1945-nay). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các đơn vị hành chính trong tỉnh luôn có sự thay đổi. Có một giai đoạn ngắn nơi đây gồm: tỉnh Nam Định, tỉnh Bùi Chu và thành phố Nam Định. Tỉnh lị Nam Định đặt ở Hành Thiện, Xuân Trường. Sau Bùi Chu nhập với Nam Định mang tên tỉnh Nam Định. Ngày 3.9.1957 thành phố Nam Định, trước đó là thành phố trực thuộc Trung ương, sáp nhập vào tỉnh Nam Định.Thành phố Nam Đinh là tỉnh lị của tỉnh Nam Định từ đó. Năm 1953, 7 xã ở phía Bắc sông Đào thuộc huyện Nghĩa Hưng được cắt nhập vào huyện Ý Yên. Đồng thời, 3 huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên của tỉnh Nam Định nhập vào tỉnh Hà Nam. Đến tháng 4 năm 1956, 3 huyện này lại được cắt trả cho Nam Định. Tháng 5 năm 1965, tỉnh Nam Định được hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Ngày 13 tháng 6 năm 1967, 2 huyện Giao Thủy và Xuân Trường hợp thành huyện Xuân Thủy; thành phố Nam Định được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập huyện Mỹ Lộc.. Ngày 26 tháng 3 năm 1968, 7 xã phía Nam sông Ninh Cơ thuộc huyện Trực Ninh nhập với huyện Hải Hậu, 2 huyện Trực Ninh và Nam Trực nhập thành huyện Nam Ninh. Năm 1975, Nam Hà hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến ngày 12 tháng 8 năm 1991, lại chia tách thành 2 tỉnh như cũ là Nam Hà và Ninh Bình. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tách tỉnh Nam Hà để tái lập 2 tỉnh mới có tên là Nam Định và Hà Nam. Khi tách ra, tỉnh Nam Định có 7 đơn vị hành chính gồm thành phố Nam Định và 6 huyện: Hải Hậu, Nam Ninh, Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Xuân Thủy, Ý Yên. Ngày 26 tháng 2 năm 1997, tái lập huyện Mỹ Lộc từ một số xã của thành phố Nam Định; chia huyện Xuân Thủy thành hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy; chuyển 7 xã phía Nam sông Ninh Cơ thuộc huyện Hải Hậu về huyện Nam Ninh và chia huyện Nam Ninh thành hai huyện Nam Trực và Trực Ninh. Ngày 29 tháng 9 năm 1998, thành phố Nam Định được công nhận là đô thị loại 2. Ngày 28 tháng 11 năm 2011, thành phố Nam Định được công nhận là đô thị loại 1. Như vậy, tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính cấp huyện như ngày nay, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện. Dân số. Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, Nam Định có khoảng 1.780.393 người với mật độ dân số 1.078 người/km² tức là cao hơn mật độ các thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ. Trong đó 27,1% dân số sống ở đô thị và 72,9% dân số sống ở nông thôn. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 533.378 người, nhiều nhất là Công giáo có 476.960 người, tiếp theo là Phật giáo có 55.940 người, đạo Tin Lành có 470 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 3 người, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Minh Lý đạo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Bửu Sơn Kỳ Hương mỗi tôn giáo chỉ có 1 người. Kinh tế. Tổng quan. Năm 2021, Nam Định là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 35 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với GRDP đạt 84.097 tỉ Đồng (tương ứng với 3,66 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 45,8 triệu đồng (tương ứng với 1.982 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,7%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2021: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,86%; khu vực dịch vụ chiếm 34,26%. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 6.219 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu trong năm ước đạt 4,08 tỉ USD, trong đó: giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 2,63 tỉ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị hàng hoá nhập khẩu ước đạt 1,45 tỉ USD, tăng 22,3%. Theo Sở Kế hoạch và đầu tư, trong năm 2021 có 882 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 23.388 tỉ đồng, tăng 9,0%; bên cạnh đó có 421 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 60,1% so với năm trước. Cũng trong năm 2021, hoạt động vận tải có chuyển biến tích cực so với năm trước. Doanh thu vận tải tăng 5,1%, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 10,5%. Tuy vậy, khối lượng hành khách luân chuyển giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của Nam Định tiếp tục ổn định, phát triển. Đặc biệt, kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu tăng so với cùng kỳ. Theo đó, kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 27.221 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ và đứng thứ 6 cả nước về tốc độ tăng trưởng. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 17.833 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ. Nông - lâm - ngư nghiệp. Tính chung năm 2021, diện tích trồng lúa đạt 144.911 ha, giảm 0,3%. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 60,67 tạ/ha, giảm 0,1%. Sản lượng thóc đạt 879.226 tấn, giảm 0,5% so với năm 2020. Rau màu và cây hàng năm các loại gieo trồng 29.926 ha, giảm 2,4% so với năm trước. Tổng đàn trâu là 7.726 con, tăng 0,6% so với năm 2020; đàn bò 28.011 con, giảm 1,5%; đàn lợn (không tính lợn con chưa tách mẹ) ước tính là 641.050 con, tăng 0,1%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm đạt 150.470 tấn, tăng 0,2% so với năm 2020. Tổng đàn gia cầm là 9.467 nghìn con, tăng 6,1%; sản lượng thịt gia cầm các loại ước đạt 32.361 tấn. Năm 2021, ngành Lâm nghiệp tỉnh đã tăng cường trồng rừng, trồng cây phân tán để có vành đai xanh bảo vệ, phòng chống bão lũ, cải tạo môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu với 31,11 ha rừng và trồng 1,6 triệu cây phân tán các loại. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 4.578 m3 , tăng 2,6%. Sản lượng thủy sản ước đạt 178.572 tấn, tăng 4,7% so với năm trước; trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng 121.131 tấn; khai thác 57.441 tấn, tăng 1,9%. Công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2021 ước tăng 13,30% so với năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 13,51%, đóng góp 13,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,07%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,26%, đóng góp 0,14 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 3,27%, làm giảm 0,01 điểm phần trăm. Dịch vụ. Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 52.712 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm trước. Xét theo ngành hoạt động: Doanh thu hoạt độngthương nghiệp ước đạt 47.087 tỷ đồng, chiếm 89,3% tổng mức, tăng 13,1% so với năm 2020; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.787 tỷ đồng, giảm 1,7%; doanh thu du lịch lữ hành là 7 tỷ đồng, giảm 32,8%; doanh thu dịch vụ đạt 2.831 tỷ đồng, tăng 7,8%. Giao thông. Có : quốc lộ 10, : quốc lộ 21A, : quốc lộ 37B, : quốc lộ 38B, : đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, : đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đi qua. Văn hóa - xã hội. Nam Định là nơi bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nền văn minh lúa nước với ẩm thực đặc trưng, các làng nghề, lễ hội, đình, chùa, thánh đường. Nam Định là trung tâm của văn hóa xứ Sơn Nam, cũng như vùng Sơn Nam Hạ. Nam Định có 2359 di tích, trong đó có 384 di tích được xếp hạng gồm 85 di tích cấp quốc gia, 2 di tích quốc gia đặc biệt, 297 di tích cấp tỉnh; tỉnh có 5 bảo vật quốc gia. Di tích lịch sử. Làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định xưa là phủ Thiên Trường là quê hương của các vua nhà Trần, một trong những triều đại lừng danh nhất trong lịch sử Việt Nam với chiến tích 3 lần chiến thắng Nguyên Mông. Đặc sản ẩm thực. Khái quát. Nam Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như: Gạo tám xoan Hải Hậu và Chuối ngự là hai vật phẩm dùng để tiến vua thời phong kiến. Gỏi nhệch, gỏi sứa, cá nướng thơm Hải Hậu. Giò truyền thống với đa dạng các loại giò lụa, giò xào. Ngoài ra còn có gạo nếp cái hoa vàng Hải Hậu. Thịt cầy, tiểu hổ Nam Trực, Phở bò Nam Định, Bánh gai, Bánh chưng Bà Thìn - Hải Hậu, kẹo dồi (được cho là xuất phát từ ngôi làng trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố), bánh đậu xanh, bánh nhãn - Hải Hậu, Kẹo Sìu Châu (là kẹo lạc Nam Định. Nguyên lò nấu kẹo nổi tiếng đầu tiên nằm gần một hội quán của người Triều Châu, nên có tên dân gian là kẹo Sìu Châu); bún chả Thành Nam, nem nắm Giao Thủy, nem Chạo Giao Xuân - Giao Thủy, gỏi. Nem chạo Giao Xuân - Giao Thủy. Các đặc sản biển Hải Hậu, Giao Thủy là món ăn nổi tiếng toàn quốc nhất là khu vực phía nam, không những thế du khách thế giới cũng rất ưa thích. Với các món ăn trên người Nam Định thường dùng với rượu Bỉnh Ri - Giao Thịnh nổi tiếng xưa nay được lên men từ loại gạo nếp thơm ngon của huyện Giao Thủy. Danh sách ẩm thực Nam Định. Nam Định có các đặc sản, ẩm thực như: bánh cuốn làng Kênh, phở bò Nam Định, rượu Kiên Lao, mắm cáy Hoành Nha, gạo tám Xuân Đài, xôi cá rô, thính gạo Yên Định (Hải Hậu), kẹo Sìu Châu, bún đũa Nam Định, bánh rang Cát Thành, gỏi nhệch, miến dong làng Phượng, cáy mật Xuân Thủy, bánh khúc, nộm rau câu Giao Thủy, tái thỏ Hải Hậu, bún cá Nam Định, bánh đa nem Xuân Tiến, bánh giầy Vị Dương, nước mắm Ngọc Lâm, chè kho Nam Định, gạo thơm tám xoan Hải Hậu, củ niễng, bánh phở Đồng Sơn, bánh chưng bà Thìn Yên Định, bánh xíu páo, bún tươi Phong Lộc, nước mắm Sa Châu, nếp cái Quần Liêu, bánh gối, hải sản Giao Thủy, hải sản Hải Hậu, kẹo lạc Thượng Nông, bánh gai Nam Định, xôi xíu, miến khô Nghĩa Lâm, bánh nhãn Đông Cường, nem ốc móng tay Giao Thủy, thịt chuột Vạn Lộc, miến khô Xuân Tiến, cau Hải Đường, chuối ngự, đậu phụ Mỹ Hà, cá nướng úp chậu Phương Định, gạo dự hương Nam Mỹ (Nam Trực), rượu Bỉnh Di, thịt chó tiểu hổ Cầu Vòi, kẹo dồi, nem nắm Giao Thủy. Công giáo Nam Định. Tỉnh Nam Định có rất nhiều nhà thờ Công giáo cổ kính. Các giáo xứ, giáo họ ở đây thuộc về Tổng Giáo phận Hà Nội (phần lớn thành phố Nam Định và các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên) và Giáo phận Bùi Chu (phía nam thành phố Nam Định và 6 huyện còn lại). Trong số 117 Thánh tử vì đạo tại Việt Nam có đến 32 vị thánh có sinh quán tại Nam Định. Sách "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" của Quốc sử quán triều Nguyễn viết theo dã lục rằng Nam Định là nơi có giáo sĩ Công giáo đầu tiên đến truyền đạo ở Việt Nam, vào năm Nguyên Hòa thứ nhất, tức năm 1533. Thể dục - Thể thao. Nam Định có nhiều trung tâm thể thao lớn là Sân vận động Thiên Trường (tên cũ là Sân vận động chùa Cuối), Nhà thi đấu Trần Quốc Toản, các trận bóng đá và bóng chuyền được tổ chức tại đây. Hai trung tâm này nằm trên đường Hùng Vương, Hàn Thuyên, Trường Chinh của thành phố Nam Định. Năm 2014, tỉnh Nam Định đã khánh thành và đưa vào sử dụng Cung thể thao tỉnh Nam Định gồm nhà thi đấu đa năng 4000 chỗ ngồi và bể bơi có mái che đạt chuẩn quốc tế để phục vụ Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII do Nam Định đăng cai làm chủ nhà. Ngoài ra còn có rất nhiều sân thể thao mini phục vụ phong trào thể thao quần chúng với các môn thể thao phổ biến là cầu lông, bóng đá, bóng chuyền. Bóng đá Nam Định đã hai lần đoạt chức vô địch Đông Dương trong tên gọi Đội Cotonkin năm 1941, 1945, vô đich quốc gia năm 1985, lúc đó mang tên đội bóng Công nghiệp Hà Nam Ninh, với danh thủ Nguyễn Văn Dũng . Năm 2001, đội Nam Định về nhì giải vô địch quốc gia. Năm 2007, đội bóng đá Nam Định với tên gọi Đạm Phú Mỹ Nam Định đoạt Cúp Quốc gia lần đầu tiên. Đội bóng Nam Định đăng quang ngôi Vô địch U21 QG năm 2011. Giáo dục. Khái quát chung. Từ xa xưa mảnh đất Nam Định luôn được mệnh danh là "đất học" , là một tỉnh có bề dày văn hóa và truyền thống hiếu học bậc nhất của cả nước. Sở Giáo dục cũng như Đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia nhiều năm xếp thứ nhất toàn quốc. Ngoài ra còn có nhiều học sinh đạt giải trong các kì thi OLYMPIC quốc tế, khẳng định truyền thống hiếu học của mảnh đất thành Nam. Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (tức Trường Thành Chung Nam Định xưa) là một trong những ngôi trường Chuyên nổi tiếng hàng đầu của cả nước với bề dày thành tích đáng nể 100 năm xây dựng và phát triển. Trường cũng thường được gọi là "trường Lê", để phân biệt với trường cùng tên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có một số ngôi trường khác cũng khá nổi bật là các trường THPT Giao Thủy, (trường chuẩn quốc gia năm 2003), trường THPT Xuân trường A, THPT Trần Hưng Đạo (trường chuẩn quốc gia năm 2009), THPT Nguyễn Khuyến (trường chuẩn quốc gia), THPT Hải Hậu A (trường chuẩn quốc gia năm 2003), THPT Tống Văn Trân (trường chuẩn quốc gia năm 2012), THPT Lý Tự Trọng, THCS Trần Đăng Ninh, Tiểu học Phạm Hồng Thái, THCS Nguyễn Hiền, THPT B Nghĩa Hưng, THPT Mỹ Tho - Ý Yên. Ngoài ra trong top 200 trường có kết quả cao nhất cả nước thì Nam Định có tới 17 trường, cứ trung bình mỗi trung tâm cấp huyện hay thành phố có 2 trường nằm trong top các trường dẫn đầu cả nước chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50% các trường toàn tỉnh. Trong Top 100 trường Trung học phổ thông tốt nhất Việt Nam năm 2009, Nam Định có tới 7 trường. Nam Định có Trường Đại học Điều dưỡng được thành lập năm 2005 là trường Đại học đào tạo về Điều Dưỡng đầu tiên của cả nước (257 Hàn Thuyên, Thành phố Nam Định); ngoài ra còn có các trường ĐH khác như trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định; trường Đại học Dân Lập Lương Thế Vinh; trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp; trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định và 12 trường cao đẳng khác... Thành tựu giáo dục. Về giáo dục phổ thông, tỉnh Nam Định thường xếp vị trí thứ nhất trong các bảng thống kê về kết quả thi THPT Quốc gia, thi tốt nghiệp, tỷ lệ đỗ đại học... Về giáo dục chất lượng cao, thành tựu của tỉnh Nam Định có thể liệt kê sơ bộ theo các năm học dưới đây: Năm học 2020 - 2021: 1 HCĐ Olympic Toán học Quốc tế (Trần Nhật Minh) Năm học 2019 - 2020: 1 HCV Olympic Hoá học Quốc tế (Nguyễn Văn Hoàng) Phạm Minh Nguyệt (Nam Trực - Nam Định) tốt nghiệp Thủ Khoa học viện Nông Nghiệp Năm học 2018 - 2019 1 HCB Olympic Hóa học Quốc tế (Phạm Thanh Lâm) Năm học 2017 - 2018: 1 HCB Olympic Hóa học Quốc tế (Hoàng Thanh Tùng) 1 em dành học bổng toàn phần bậc đại học ở 12 trường đại học danh tiếng thế giới, trong đó có ĐH Stanford và ĐH Chicago ở Mỹ (Vũ Đức Tài) 1 em dành học bổng 4 tỷ đồng ở bậc đại học ở đại học ĐH Texas Christian ở Mỹ (Nguyễn Thị Thúy Quỳnh) Năm học 2016 - 2017: 1 em dành học bổng toàn phần bậc đại học ở học viện công nghệ hàng đầu thế giới, Massachusetts Institute of Technology, ở Mỹ (Đinh Thị Hương Thảo) Năm học 2015 - 2016: 1 HCV Olympic Vật Lý Quốc tế, 1 HCB Olympic Vật Lý châu Á (Đoàn Thị Anh Thư), 1 HCĐ Olympic Toán học Quốc tế (Vũ Đức Tài), 1 HCĐ Olympic Vật Lý Quốc tế (Phạm Ngọc Nam), 2 HCĐ Olympic Vật Lý châu Á (Phạm Ngọc Nam, Nguyễn Văn Quân), 1 Bằng khen Olympic Vật lý châu Á (Đỗ Thùy Trang) 1 HCB Olympic Hóa học Quốc tế (Nguyễn Thành Trung) , 1 HCB Olympic Hóa học Quốc tế (Nguyễn huy Hoang- truong Am) 1 thủ khoa Khối A1 toàn quốc năm 2016 (Trần Trung Dũng) Ngày 21/08/2016, Olympia 16 kết thúc, THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) đã đạt giải á quân (Lâm Vũ Tuấn) Năm học 2014 - 2015: 1 HCV Olympic Vật Lý Quốc tế,1 HCB Olympic Vật Lý châu Á (Đinh Thị Hương Thảo) 1 HCĐ Olympic Sinh học quốc tế (Phạm Minh Đức) 1 thủ khoa Khối B toàn quốc năm 2015 (Nguyễn Hoàng Hải) 2013-2014:(nguồn: trang wiki trường Lê Hồng Phong Nam Định) 2012-2013: 2011-2012: 2010-2011: 2009 - 2010: 2008 - 2009: 2006 - 2007: 2005 - 2006: 2003 - 2004: 2002 - 2003: 2000 - 2001: 1999 - 2000: 1998 - 1999: 1997 - 1998: 1996 - 1997: 1994 - 1995: 1993 - 1994: Danh nhân. Nam Định là quê hương của nhiều chính khách và học giả nổi tiếng. Dưới đây là một số cá nhân tiêu biểu cho đất và người nơi đây: Tỉnh kết nghĩa. Mỹ Tho vốn là tên một tỉnh cũ ở miền Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) và thuộc Khu 8 (còn gọi là Khu Trung Nam bộ) trong Chiến tranh Việt Nam. Trong giai đoạn 1967-1968, lần lượt địa bàn tỉnh Mỹ Tho được chia ra thành ba đơn vị hành chính cấp tỉnh, cùng tồn tại độc lập, ngang hàng nhau là tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho. Trong đó, thành phố Mỹ Tho giữ vai trò là trung tâm chỉ đạo của toàn Khu 8 lúc bấy giờ. Tháng 2 năm 1976, ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau này được hợp nhất thành một tỉnh có tên gọi mới là tỉnh Tiền Giang cho đến ngày nay. Từ đó, Mỹ Tho chỉ còn là tên gọi của thành phố tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh này: thành phố Mỹ Tho. Tháng 8 năm 1968, tại huyện Ý Yên thuộc tỉnh Nam Định ngày nay đã có một trường học mới được thành lập, lấy tên là Trường Cấp III Mỹ Tho và ngày nay là trường Trung học phổ thông Mỹ Tho - một mái trường mang tên của một tỉnh miền Nam kết nghĩa với tỉnh Nam Định. Hiện tại, thành phố Nam Định có chợ lớn thứ hai trong thành phố có tên gọi là chợ Mỹ Tho. Đầu năm 2014, tuyến đường D3 trong Khu đô thị mới Thống Nhất ở thành phố Nam Định cũng được đặt tên là đường Mỹ Tho. Tháng 8 năm 2013, chính quyền thành phố Mỹ Tho cũng ra quyết định thành lập trường Trung học cơ sở Nam Định. Xem thêm. Di sản tôn giáo, tín ngưỡng: Di tích lịch sử thời Trần: Di tích lịch sử thời Nguyễn: Di sản văn hóa khác:
4,763
855455
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4763
Nhà
Nhà là công trình xây dựng có mái, tường bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh hoạt văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất, phục vụ cho các hoạt động cá nhân và tập thể của con người, và có tác dụng bảo vệ cho các hoạt động đó. Nhà cũng có thể là một nơi cư trú hay trú ẩn. Tinh thần, nhà có thể liên quan tới trạng thái khi ở nơi trú ẩn hoặc sự tiện lợi. Nhà có thể có độ phức tạp khác nhau, từ một cái lều nguyên thủy đơn giản đến một cấu trúc phức tạp được xây dựng bằng gỗ, gạch, bê tông hoặc các vật liệu khác, được trang bị hệ thống ống nước, điện và hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí. Ngôi nhà có nhiều hệ thống mái khác nhau để chống mưa. Có cửa và khóa bảo vệ. Nhà hiện đại thường có phòng ngủ, phòng tắm, nhà bếp và phòng khách. Có thể có phòng ăn riêng hoặc tích hợp. Một số ngôi nhà lớn có phòng giải trí. Gia súc có thể chia sẻ không gian với con người. Thuật ngữ. Từ tiếng Anh "house" trực tiếp bắt nguồn từ tiếng Anh cổ "hus" có nghĩa là "nơi ở, chỗ trú, nhà", từ đó bắt nguồn từ Proto-Germanic "husan" (được tái tạo lại qua phân tích nguồn gốc) với nguồn gốc không rõ. Chính ngôi nhà đã tạo ra chữ 'B' thông qua một biểu tượng chữ viết cổ tiếng Semit cổ biểu thị một ngôi nhà. Biểu tượng này được gọi là "bayt", "bet" hoặc "beth" trong các ngôn ngữ liên quan khác nhau và trở thành "beta", chữ cái Hy Lạp, trước khi được sử dụng bởi người La Mã. "Beit" trong tiếng Ả Rập có nghĩa là nhà, trong khi ở tiếng Malta "bejt" chỉ chỗ mái nhà. Các yếu tố. Bố cục. Ngôi nhà được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Phong thủy, một phương pháp từ Trung Quốc, tập trung vào việc tạo ra sự hài hòa trong không gian bên trong ngôi nhà. Tuy nhiên, hiệu quả của phong thủy vẫn chưa được chứng minh. Nó cũng có thể ám chỉ "hào quang" tồn tại trong và xung quanh ngôi nhà, tạo nên sự liên kết giữa không gian trong nhà và ngoài trời trong mối quan hệ bất động sản. Diện tích của một ngôi nhà ở Hoa Kỳ được tính dựa trên "không gian sống", không tính đến nhà để xe và các không gian không sinh hoạt. Trong khi đó, ở châu Âu, diện tích được báo cáo dựa trên các bức tường bao quanh ngôi nhà, bao gồm cả nhà để xe liên kết và không gian không sinh sống. Số tầng hoặc cấp độ của ngôi nhà cũng có thể ảnh hưởng đến diện tích của nó. Con người thường xây dựng nhà cho động vật nuôi hoặc động vật hoang dã, thường có cấu trúc tương tự như những phiên bản thu nhỏ của ngôi nhà con người. Các loại nhà dành cho động vật mà con người xây dựng bao gồm chuồng chim, chuồng gà và chuồng chó. Trong khi đó, động vật nông nghiệp thường sống trong nhà kho và chuồng ngựa. Các bộ phận. Trong nhiều ngôi nhà, ta thường thấy các phòng lớn đáp ứng các chức năng đặc biệt, và cũng có các phòng nhỏ vì nhiều lý do khác nhau. Các phòng này có thể bao gồm khu vực sinh hoạt / ăn uống, khu vực ngủ và (nếu có) các khu vực rửa và nhà vệ sinh riêng biệt hoặc kết hợp. Một số ngôi nhà lớn còn có các tiện ích đặc biệt như phòng spa, bể bơi trong nhà, sân chơi bóng rổ và các tiện nghi "không thiết yếu". Trong các xã hội truyền thống nông nghiệp, đôi khi vật nuôi như gà hoặc gia súc lớn cũng được chia sẻ không gian sống với con người. Hầu hết các ngôi nhà hiện đại thường có ít nhất một phòng ngủ, phòng tắm, nhà bếp hoặc khu vực nấu ăn và một phòng khách. Các phòng trong ngôi nhà thường được đặt tên tương tự như các phòng trong các tòa nhà khác. Lịch sử. Hiện chưa có nhiều thông tin về nguồn gốc ban đầu của ngôi nhà và không gian bên trong nó, nhưng nó có thể được truy nguyên về hình thức cơ bản nhất của những nơi trú ẩn. Một ngôi nhà đã được bảo tồn tốt đẹp, được xây dựng vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên và vẫn còn giữ nguyên nội dung ban đầu, đã được khai quật tại Tell Madhur ở Iraq. Theo lý thuyết của kiến trúc sư La Mã cổ đại Vitruvius, ngôi nhà đầu tiên có hình dạng của một khung gỗ được hoàn thiện bằng bùn, còn được gọi là "hạc hương thô". Philip Tabor sau đó cho rằng những ngôi nhà Hà Lan trong thế kỷ 17 đã có đóng góp quan trọng trong việc phát triển kiến trúc nhà ở hiện đại. Thời Trung Cổ. Trong thời Trung Cổ, các nhà trang trại (Manor Houses) hỗ trợ các hoạt động và sự kiện khác nhau. Ngoài ra, các ngôi nhà này chứa đựng nhiều người, bao gồm gia đình, người thân, nhân viên, người hầu và khách của họ. Cuộc sống của họ chủ yếu là cộng đồng, với các khu vực như Đại sảnh thúc đẩy phong tục ăn uống và họp mặt, và Solar dùng để chia sẻ giường ngủ. Trong thế kỷ 15 và 16, kiến trúc Phục hưng Ý có sự xuất hiện của nhiều phòng kết nối với nhau. Không giống với những đặc điểm và mục đích của các nhà trang trại, hầu hết các phòng của palazzo không có mục đích cụ thể nhưng được trang bị nhiều cửa. Những cánh cửa này liên kết các phòng mà Robin Evans mô tả như "một mạng lưới các phòng riêng biệt nhưng kết nối chặt chẽ." Cấu trúc này cho phép người sử dụng tự do di chuyển từ phòng này sang phòng khác thông qua các cánh cửa, vượt qua ranh giới của sự riêng tư. Một ví dụ sớm về việc tách biệt các phòng và tăng cường sự riêng tư có thể được tìm thấy năm 1597 tại Beaufort House xây dựng ở Chelsea, Luân Đôn. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh John Thorpe viết trong kế hoạch của mình, "A Long Entry through all". Sự tách biệt giữa hành lang và phòng phát triển chức năng của hành lang. Sự mở rộng mới này đã là một cách đột phá vào thời điểm đó, cho phép tích hợp một cửa vào từng phòng, trong đó tất cả kết nối với cùng một hành lang. Nhà kiến trúc sư người Anh Sir Roger Pratt nói "con đường thông thường ở giữa suốt chiều dài của ngôi nhà, [tránh] việc các phòng này làm phiền lẫn nhau bằng cách đi qua liên tục." Hệ thống xã hội trong thế kỷ 17 được coi trọng, khi kiến trúc có thể tượng trưng cho đối tượng của người hầu và tầng lớp thượng lưu. Sự riêng tư được cung cấp cho người cư trú khi Pratt khẳng định, "người hầu thông thường không được xuất hiện công khai khi di chuyển qua lại cho công việc của họ." Sự chia rẽ xã hội này giữa giàu và nghèo đã tạo điều kiện cho sự tích hợp vật lý của hành lang vào nhà ở vào thế kỷ 19. Nhà xã hội học gia Witold Rybczynski viết rằng, "phân chia ngôi nhà thành các khu vực sử dụng ban ngày và ban đêm, và thành các khu vực trang trọng và phi trang, đã bắt đầu." Các phòng đã chuyển từ công khai sang riêng tư khi các cửa vào đơn lẻ tạo ra khái niệm đi vào một phòng với mục đích cụ thể. Cuộc Cách mạng Công nghiệp. So với các ngôi nhà quy mô lớn ở Anh và thời Phục hưng, ngôi nhà Hà Lan trong thế kỷ 17, được gọi là "Thời kỳ Vàng Hà Lan", nhỏ hơn và chỉ có từ bốn đến năm thành viên sinh sống. Điều này là do họ chấp nhận "tự cung ứng" trái ngược với sự phụ thuộc vào người hầu và thiết kế cho một lối sống tập trung vào gia đình. Việc tách biệt công việc và đời sống gia đình là rất quan trọng đối với người Hà Lan, vì nhà trở thành một nơi trốn chạy và một nơi của sự thoải mái. Cách sống và ngôi nhà này đã được nhận thấy là rất tương đồng với gia đình đương đại và nơi ở của họ. Vào cuối thế kỷ 17, bố trí ngôi nhà đã được biến đổi để trở thành một không gian không liên quan đến công việc, khẳng định những ý tưởng này cho tương lai. Điều này đã được ưa chuộng trong cuộc cách mạng công nghiệp, với sự gia tăng của sản xuất nhà máy quy mô lớn và công nhân. Bố trí ngôi nhà Hà Lan và các chức năng của nó vẫn còn phù hợp ngày nay. Thế kỷ 19 và 20. Trong ngữ cảnh Mỹ, một số nghề nghiệp như bác sĩ trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thường hoạt động từ phòng khách hoặc có một văn phòng hai phòng nằm riêng biệt với ngôi nhà. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ 20, sự gia tăng của trang thiết bị công nghệ cao đã tạo ra một sự thay đổi đáng kể, khi bác sĩ hiện đại thường làm việc từ một văn phòng hoặc bệnh viện. Công nghệ và hệ thống điện tử đã gây ra vấn đề về sự riêng tư và vấn đề tách biệt cuộc sống cá nhân khỏi làm việc từ xa. Sự tiến bộ công nghệ trong việc giám sát và giao tiếp cho phép nhìn thấy các thói quen cá nhân và cuộc sống riêng tư. Kết quả là, "sự riêng tư trở nên ngày càng công khai hơn, [và] sự khao khát một cuộc sống gia đình bảo vệ tăng lên, được thúc đẩy bởi chính phương tiện truyền thông mà làm suy yếu nó," như Jonathan Hill viết. Công việc đã bị thay đổi bởi sự gia tăng của giao tiếp. "Sự tràn ngập thông tin," đã thể hiện sự cố gắng của công việc, thuận tiện để tiếp cận bên trong ngôi nhà. Mặc dù việc di chuyển giảm bớt, khao khát tách biệt giữa làm việc và sinh sống vẫn rõ ràng. Tuy nhiên, một số kiến trúc sư đã thiết kế những ngôi nhà mà trong đó ăn uống, làm việc và sinh sống được kết hợp với nhau. Thay đổi tâm lý. Khi mà con người là động vật có thói quen, trạng thái nhà của một người được biết về tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc, và toàn bộ sức khoẻ tinh thần. Một số người có thể "nhớ nhà" khi họ rời khỏi nhà sau một khoảng thời gian nào đó. Thực tế ngày nay, nhiều người sống trong nhà, xem nhà là của cải (bất động sản). Vì nhà là nơi sống làm việc, sinh hoạt của gia đình, nên nhà có ý nghĩa rất cao cả về tinh thần lẫn vật chất. Ở Việt Nam, có từ mở rộng ý nghĩa của nhà đó là quê hương, từ này vừa có nghĩa ai đó sinh ra lớn lên, sống và làm việc ở đó. Từ "quê hương" vừa có nghĩa là nhà, đất xung quanh, không gian địa lý, địa danh hành chính.
4,769
42296
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4769
Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh thuộc Nam Đồng bằng Sông Hồng và nằm ở cửa ngõ cực Nam miền Bắc, Việt Nam. Năm 2021, Ninh Bình là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 44 về số dân, xếp thứ 21 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 29 về GRDP bình quân đầu người. Với 973.300 người dân, GRDP đạt 85.035 tỉ Đồng (tương ứng với 3,61 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 72,04 triệu đồng (tương ứng với 3.118 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,71%. Ninh Bình thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng dù chỉ có 2 huyện là Yên Khánh và Kim Sơn có địa hình bằng phẳng. Quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế xếp Ninh Bình vào vùng duyên hải Bắc Bộ. Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968–1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý và cũng là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình, lịch sử văn hóa đồng thời sở hữu hai khu vực là di sản thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới, Ninh Bình hiện là một trung tâm du lịch có tiềm năng phong phú và đa dạng. Ninh Bình là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố trực thuộc (Ninh Bình, Tam Điệp). Địa lý. Vị trí địa lý. Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Ninh Bình nằm ở trọng tâm của nửa phía Bắc Việt Nam, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra, có vị trí địa lý: Các điểm cực của tỉnh Ninh Bình:. Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía Nam. Thành phố Tam Điệp cách Thủ đô Hà Nội 105 km. Điều kiện tự nhiên. Địa hình. Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía Tây Bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp. Đỉnh Mây Bạc thuộc rừng Cúc Phương với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình. Vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông Nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Có nhiều hồ nước như tự nhiên như hồ Đồng Chương, hồ Một đến Bốn Yên Quang, hồ Yên Thắng, hồ Mùa Thu, hồ Đá Lải, hồ Đồng Thái... Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn. Khu rừng đặc dụng Hoa Lư - Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Ninh Bình có bờ biển dài 18 km và là tỉnh có chiều dài bờ biển ngắn nhất Việt Nam. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện 2 đảo thuộc Ninh Bình là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ. Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 là tỉnh duy nhất ở Bắc Bộ mùa mưa kết thúc muộn hơn cả vào tháng 10 (quy chuẩn tính tháng mùa mưa được tính bằng lượng mưa trung bình của các tháng có lượng mưa trung bình cao hơn tổng lượng mưa trung bình cả năm chia cho 12); mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai cận nhiệt đới. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.900 mm; Nhiệt độ trung bình 23,5 °C; Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ; Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%. Hành chính. Tỉnh Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 6 huyện với 143 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 119 xã, 17 phường và 7 thị trấn. Lịch sử. Ninh Bình xưa cùng với một phần Thanh Hóa thuộc bộ Quân Ninh, nước Văn Lang. Tới cuối thời Hùng Vương thì bộ Quân Ninh sáp nhập hoàn toàn vào bộ Cửu Chân. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, địa phận bộ Quân Ninh cũ sau khi sáp nhập vào Cửu Chân được chia thành 2 huyện thuộc quận Cửu Chân là Vô Biên và Vô Công. Huyện Vô Biên nay là các huyện Vĩnh Lộc, một phần huyện Cẩm Thủy, huyện Thạch Thành và thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, trị sở nằm ở khu vực thành nhà Hồ. Huyện Vô Công hay Vô Thiết tương ứng với các huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Hoa Lư nói cách khác là gần như toàn bộ tỉnh Ninh Bình ngày nay (trừ huyện Kim Sơn mới được khai hoang thời Nguyễn). Thời thuộc Hán, Ninh Bình thuộc quận Giao Chỉ, thời thuộc Đông Ngô về sau thuộc Giao Châu, thuộc Lương là châu Trường Yên. Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, và Ninh Bình nằm trong phủ Trường An. Nhưng đến cuối đời Lý có lúc gọi là châu Đại Hoàng Giang. Đầu đời Trần đổi là lộ Trường Yên. Đời Trần Thuận Tông, năm Quang Thắng 10 (1397) đổi trấn Trường Yên làm trấn Thiên Quan. Thời thuộc Minh lấy lại tên cũ là châu Trường Yên thuộc phủ Kiến Bình. Đời Lê Thái Tổ lại gọi là trấn. Năm Quang Thuận 10 (1469) đời Lê Thánh Tông định bản đồ toàn quốc, chia trấn Trường Yên làm 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan trực thuộc thừa tuyên Thanh Hóa. Đời Lê Trung hưng gọi là trấn Thanh Hoa ngoại. Đời Tây Sơn và đầu Nguyễn vẫn gọi là Thanh Hoa ngoại trấn, gồm 2 phủ: phủ Trường Yên (sau đổi là Yên Khánh) gồm 3 huyện: Yên Khang (sau đổi là Yên Khánh), Yên Mô, Gia Viễn, và phủ Thiên Quan (sau đổi là Nho Quan) gồm 3 huyện: Yên Hoá, Phụng Hoá, Lạc Thổ (sau đổi là Lạc Yên). Năm Gia Long 5 (1806) đổi Thanh Hoa ngoại trấn làm đạo Thanh Bình. Năm Minh Mệnh 3 (1822) đổi làm đạo Ninh Bình. Năm Minh Mệnh 10 (1829) lại đổi làm trấn, lập thêm 1 huyện mới Kim Sơn (cộng 7 huyện). Năm thứ 12 (1831) đổi làm tỉnh Ninh Bình, quan đầu tỉnh là tuần phủ, đặt dưới quyền của tổng đốc Hà Ninh (quản hạt cả vùng Hà Nội đến tận Ninh Bình). Cho đến đời Đồng Khánh không thay đổi. Đầu đời Thành Thái cắt huyện Lạc Yên về tỉnh Hoà Bình mới lập. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 12 tháng 8 năm 1991. Khi tách ra, tỉnh Ninh Bình có diện tích 1.386,77 km², dân số 787.877 người, gồm 2 thị xã Ninh Bình (tỉnh lị), Tam Điệp và 5 huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Hoàng Long, Kim Sơn, Tam Điệp. Ngày 23 tháng 11 năm 1993, huyện Hoàng Long đổi lại tên cũ là huyện Nho Quan. Ngày 4 tháng 7 năm 1994, huyện Tam Điệp đổi lại tên cũ là huyện Yên Mô và tái lập huyện Yên Khánh từ 10 xã của huyện Tam Điệp cũ và 9 xã của huyện Kim Sơn. Ngày 7 tháng 2 năm 2007, chuyển thị xã Ninh Bình thành thành phố Ninh Bình. Ngày 10 tháng 4 năm 2015, chuyển thị xã Tam Điệp thành thành phố Tam Điệp. Tỉnh Ninh Bình có 2 thành phố và 6 huyện như hiện nay. Về mặt quân sự, Ninh Bình cũng giữ một vị trí then chốt vì đèo Ba Dội nằm trong dãy Tam Điệp là một cửa giao thông hiểm yếu giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, dùng đường bộ từ Thăng Long vào Thanh Hóa hay từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài, đều phải vượt đèo này. Hiện tại, nơi đây là đại bản doanh của Quân đoàn 1 - Binh đoàn Quyết Thắng, là một trong bốn binh đoàn chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam. Các đơn vị quân đội khác đóng quân trên địa bàn Ninh Bình gồm có: Lữ đoàn 279 (Phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp); Lữ đoàn 241 (Quỳnh Lưu, Nho Quan); Trung đoàn 202 (Phú Lộc, Nho Quan); Kho J 102 (Thạch Bình, Nho Quan); Sư đoàn 350 (Bích Đào, thành phố Ninh Bình); Viện Quân y 5 (Phúc Thành, TP Ninh Bình); Đồn Biên phòng Kim Sơn và Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Ninh Bình (Kim Đông, Kim Sơn). Kinh tế. Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch. Năm 2015, Ninh Bình là địa phương đứng thứ 6 ở Việt Nam chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai về số doanh nghiệp tư nhân lớn trong tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam với 11 doanh nghiệp là: Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công, Tập đoàn The Vissai, Công ty Cổ phần Xi măng Hướng Dương, DN TNXD Xuân Trường, Công ty TNHH ĐTXD và PT Xuân Thành, Công ty Cổ phần Xăng dầu-Dầu khí Ninh Bình, DNTN Nam Phương, Công ty TNHH Hoàng Hà, Tập đoàn ThaiGroup, Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung, Tập đoàn Cường Thịnh Thi. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2019: công nghiệp – xây dựng đạt 46,7%; dịch vụ đạt 41,8%; nông, lâm, thủy sản đạt 11,5%. Kinh tế Ninh Bình tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, GRDP đạt 10,09%. Từ năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt trên 19.100 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2019.. Công nghiệp. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 đạt hơn 49,2 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2017, vượt gần 5,2% kế hoạch. Ninh Bình hiện phát triển rất mạnh các dự án công nghiệp sản xuất ô tô, sản xuất linh kiện điện tử. Dự án nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô công suất 40.000 xe/năm của Công ty Cổ phần Sản xuất Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam tại KCN Gián Khẩu sau thời gian đi vào hoạt động ổn định, đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất, lắp ráp vượt công suất đề ra làm tăng đột biến giá trị sản xuất công nghiệp và thu ngân sách của Ninh Bình. Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương... Sản phẩm chủ lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch... Ninh Bình hiện có 7 khu công nghiệp sau: Các dự án thuộc khu công nghiệp lớn như: Nhà máy sản xuất và lắp ráp Ô tô Thành Công, Công ty Phân lân Ninh Bình, Nhà máy Xi măng The Vissai, Nhà máy may xuất khẩu Nien Hsing, Nhà máy sản xuất gia công giày, dép xuất khẩu ADORA, Nhà máy Xi măng Tam Điệp; Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy kính tiết kiệm năng lượng chất lượng cao CFG của Công ty TNHH Công nghiệp Hạ Long... Nghề thủ công truyền thống địa phương có: thêu Văn Lâm, đá mỹ nghệ Ninh Vân ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh..., đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, làng nghề mộc Phúc Lộc, Ninh Phong (Tp Ninh Bình), làng nghề trồng đào phai Tam Điệp. Nông nghiệp. Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú, hải sản, khu vực làng hoa Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Lĩnh vực nuôi thủy sản phát triển khá ổn định, nhất là ở khu vực nuôi thả thủy sản nước ngọt. Diện tích nuôi thủy sản năm 2007 đạt 9.021 ha, tăng 27,7% so với năm 2004; trong đó diện tích nuôi thả vùng nước ngọt đạt 6.910 ha, nuôi thủy sản nước lợ 2.074 ha. Sản lượng thủy sản năm 2007 đạt 18.771 tấn. Trong đó sản lượng tôm sú đạt 1.050 tấn, cua biển đạt 1.280 tấn. Tổng giá trị thủy sản năm 2007 đạt 350 tỷ đồng, tăng 73,4 tỷ đồng so với năm 2004. Về hạ tầng, tỉnh đang đầu tư, nâng cấp, xây mới nhiều trạm bơm nước, kênh mương. Các tuyến đê quan trọng như: đê biển Bình Minh II; đê tả, hữu sông Hoàng Long; đê Đầm Cút, đê Năm Căn, hồ Yên Quang, âu Cầu Hội... được nâng cấp theo hướng kiên cố hoá. Thương mại - Dịch vụ. Ninh Bình có vị trí hội tụ giao thông liên vùng rất thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong cả nước. Về dịch vụ hạ tầng du lịch, Ninh Bình có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái - nghỉ dưỡng, văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch mạo hiểm, thể thao. Ninh Bình đang có nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tỉnh coi đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 16%<br> Từ năm 2004, Sở Công thương Ninh Bình đã xây dựng quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Năm 2008, toàn tỉnh có 107 chợ, trong đó hiện có Chợ Rồng ở thành phố Ninh Bình là chợ loại 1 và 5 chợ loại 2. Các chợ Rồng, chợ Đồng Giao, chợ Nam Dân, chợ Ngò đều được Bộ Công thương quy hoạch thành chợ đầu mối tổng hợp, 3 chợ đầu mối nông sản được đầu tư xây mới là chợ thủy sản Kim Đông, chợ rau quả Tam Điệp và chợ nông sản Nho Quan. Xã hội. Y tế. Từ năm 2010, ngành Y tế Ninh Bình hiện có 2 bệnh viện quân đội là Bệnh viện Quân y 5 của Quân khu 3 và bệnh viện Quân y 145 của Quân đoàn 1. 7 bệnh viện tuyến tỉnh đó là: Giáo dục và Đào tạo. Về giáo dục và đào tạo tỉnh có Trường Đại học Hoa Lư và 5 trường cao đẳng: Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình; Trường Cao đẳng nghề LILAMA-1; Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình; Trường Cao đẳng Nghề số 13 và Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Tam Điệp. Nhiều năm liền, kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng của học sinh Ninh Bình luôn thuộc tốp 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu vể điểm bình quân các môn thi: xếp thứ 2/63 năm 2013; xếp thứ 4/63 năm 2014; xếp thứ 4/63 năm 2015; xếp thứ 4/63 năm 2016; xếp thứ 3/63 năm 2017; và xếp thứ 3/63 năm 2018; xếp thứ 2/63 năm 2019 và xếp thứ 3/63 năm 2020. Dân cư. Tỉnh Ninh Bình có diện tích:1.400 km², dân số là 982.487 người (theo điều tra dân số 1/4/2019), 28,1% dân số sống ở đô thị và 71,9% dân số sống ở nông thôn, mật độ dân số đạt 642 người/km². Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau đạt 71.031 người, nhiều nhất là Công giáo có 36.161 người, tiếp theo là Phật giáo có 35.968 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có năm người, Hồi giáo có ba người và 2 người theo đạo Cao Đài. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số toàn tỉnh Ninh Bình đạt 993.920 người. Trong đó, dân số nam là 495.995 người và dân số nữ là 497.925 người. Văn hóa. Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh Bình tương đối năng động, phát triển trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn ở núi Ba (Tam Điệp) và một số hang động khác của kỳ đồ đá cũ thuộc nền Văn hóa Tràng An; động Người Xưa (Cúc Phương) và một số hang động ở Tam Điệp, Nho Quan có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình. Sau thời kỳ văn hoá Hoà Bình, vùng đồng bằng ven biển Ninh Bình là nơi định cư của con người thời đại đồ đá mới Việt Nam. Di chỉ Đồng Vườn (Yên Mô) đã được định niên đại muộn hơn di chỉ Gò Trũng. Cư dân cổ di chỉ Đồng Vườn đã phát triển lên cư dân cổ di chỉ Mán Bạc (Yên Thành, Yên Mô) ở giai đoạn văn hoá đồ đồng từ cuối Phùng Nguyên đến đầu Đồng Đậu. Ninh Bình là địa bàn có nhiều di tích khảo cổ học thuộc các thời kỳ văn hóa Tràng An, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút và Đông Sơn. Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê – Lý với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sông. Đây còn là vùng đất chiến lược để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn với phòng tuyến Tam Điệp, là căn cứ để nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên - Mông với hành cung Vũ Lâm, đất dựng nghiệp của nhà Hậu Trần với đế đô ở Yên Mô, các căn cứ quân sự khác như thành nhà Mạc, thành nhà Hồ hiện vẫn còn dấu tích ở Yên Mô... Thế kỷ XVI - XVII, đạo Công giáo được truyền vào Ninh Bình, dần dần hình thành trung tâm Công giáo Phát Diệm, nay là giáo phận Phát Diệm đặt tại Kim Sơn với 60% tổng số giáo dân toàn tỉnh. Bên cạnh văn hoá của cư dân Việt cổ, Ninh Bình còn có "văn hoá mới" của cư dân ven biển. Dấu ấn về biển tiến còn in đậm trên đất Ninh Bình. Những địa danh cửa biển như: Phúc Thành, Đại An, Con Mèo Yên Mô, cửa Càn, cửa biển Thần Phù cùng với các con đê lịch sử như đê Hồng Đức, đê Hồng Lĩnh, đê Đường Quan, đê Hồng Ân, đê Hoành Trực, đê Văn Hải, đê Bình Minh I, II, III, IV... Cho đến nay vùng đất Ninh Bình vẫn tiến ra biển mỗi năm gần 100 m. Ninh Bình là một tỉnh mở rộng không gian văn hoá Việt xuống biển Đông, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hoá từ Bắc vào Nam, từ biển vào. Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng nổi bật như nghề đánh bắt cá biển, nuôi tôm sú, tôm rảo, nuôi cua... Nếp sống của cư dân lấn biển mang tính chất động trong vùng văn hoá môi trường đất mở. Dãy núi đá vôi ngập nước tạo ra nhiều hang động kỳ thú như: Tam Cốc - Bích Động, động Vân Trình, động Tiên, động Thiên Hà, Tràng An, động Mã Tiên, động Hoa Sơn... Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động", Địch Lộng là "Nam thiên đệ tam động". Ở phía nam thành phố Ninh Bình có một quả núi giống hình một người thiếu nữ nằm ngửa nhìn trời gọi là núi Ngọc Mỹ Nhân. Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phong phú của văn hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hoá của các tao nhân mặc khách khi qua vùng sơn thanh thủy tú này. Các đế vương, công hầu, khanh tướng, danh nhân văn hoá lớn như Trương Hán Siêu, Trần Thái Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Xuân Quỳnh về đây, xếp gương, đề bút, sông núi hoá thành thi ca. Nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn của các danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa phương, được nhân dân tiếp thụ, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hoá Ninh Bình. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình gắn liền với tín ngưỡng của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần thông qua các đền thờ Vua (đặc biệt là các Vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Thái Tông, Quang Trung và Triệu Quang Phục với số lượng vài chục đền thờ mỗi vị); thờ Thánh (Nguyễn Minh Không và các tổ nghề, đặc biệt là tín ngưỡng thờ mẫu với nhân vật Cô Đôi Thượng Ngàn sinh ra ở Ninh Bình); thờ Thần (phổ biến là các vị thần Thiên Tôn, thần Cao Sơn và thần Quý Minh trong không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn). Ninh Bình là vùng đất phong phú các lễ hội văn hóa đặc sắc như Lễ hội Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội Tràng An... Các lễ hội khác: Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê, lễ hội Yên Cư, hội thôn Tập Minh, lễ hội động Hoa Lư, đền Thánh Nguyễn, đền Dâu, hội vật Yên Vệ, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ... các công trình kiến trúc văn hóa như đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Lê Đại Hành, nhà thờ Phát Diệm, chùa Bái Đính, đền Thánh Nguyễn, làng chèo Phúc Trì, Nam Dân, Thượng Kiệm, những trung tâm hát chầu văn, xẩm, ca trù ở đền Dâu, phủ Đồi Ngang... Ninh Bình là đất tổ của nghệ thuật hát Chèo, là quê hương các làn điệu hát xẩm, ca trù và của nhiều làng nghề truyền thống như nghề điêu khắc đá Ninh Vân, nghề mộc Phúc Lộc, nghề thêu ren Văn Lâm, nghề nấu rượu và chiếu cói ở Kim Sơn... Ẩm thực. Các đặc sản, ẩm thực địa phương ở Ninh Bình như: thịt dê núi Ninh Bình, rượu Lai Thành, dứa Tam Điệp, cá kho quả gáo, bánh đa nướng Phong An, chè Ba Trại, mắm tép Gia Viễn, bún mọc Kim Sơn, rượu cần Nho Quan, khoai lang Hoàng Long, trám Kỳ Phú, cáy Kim Sơn, bún tươi Yên Thịnh, nếp hạt cau Ninh Bình, thủy sản chợ Kim Đông, nem Yên Mạc, gà ri đồi Nho Quan, gỏi nhệch Kim Sơn, rau cần - rau rút Yên Hòa, mứt khoai mật mía làng Phượng, giò trứng Nộn Khê, miến lươn Ninh Bình, mía Kỳ Phú, chạo chân giò Kim Sơn, cá chuối đầm Vân Long, ốc núi, xôi trứng kiến Nho Quan, cơm cháy Ninh Bình, bánh dày bản Mường Kỳ Phú, cá lác ngoách Kim Sơn, mì bún khô Yên Ninh, cá rô Tổng Trường. Thơ ca, văn học. Trương Hán Siêu có thể coi là người có công đầu phát hiện và khai thác vẻ đẹp Ninh Bình qua hình ảnh di tích quốc gia đặc biệt núi Non Nước. Ông đặt tên núi là "Dục Thúy Sơn" và là người đầu tiên lưu bút tích một bài thơ cho các thi sĩ đến thưởng ngoạn, ngắm cảnh làm những bài thơ khắc vào hệ thống đá núi, hang động ở Ninh Bình. Các vua nhà Hậu Lê cũng đặt hành cung ở trên núi Dục Thúy Sơn để đến chơi thăm và vịnh thơ. Hiếm có ngọn núi nào có trên 30 bài thơ văn khắc vào núi như núi Thuý và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các nhà thơ qua các triều đại: Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Phạm Văn Nghị... Bài thơ "Dục Thúy Sơn khắc thạch" của Trương Hán Siêu nói về vẻ đẹp núi Dục Thúy ở thành phố Ninh Bình được khắc bên sườn núi, hãy còn bút tích. Các thắng cảnh nằm ở cửa ngõ Ninh Bình như Kẽm Trống và Đèo Ba Dội trên Quốc lộ 1; núi Non Nước, núi Ngọc Mỹ Nhân gần quốc lộ 10 đều rất nổi tiếng từ xa xưa trong thơ ca. Bài thơ "Dục Thuý sơn" của Nguyễn Trãi vừa lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên Ninh Bình vừa thể hiện một tâm hồn đẹp và tinh tế về con người và đất nước của Nguyễn Trãi, đó là thái độ trân trọng tha thiết đối với những giá trị văn hóa dân tộc qua tình cảm mà ông dành cho Trương Hán Siêu và vùng đất cố đô: Lê Quý Đôn đã cho khắc một bài thơ ở phía tây núi Ngọc Mỹ Nhân khi ông đến thăm nơi đây:<br> Cao Bá Quát cũng có bài thơ Trên đường đi Ninh Bình (Ninh Bình đạo trung) khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp non nước hữu tình: Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng có cái nhìn rất mới về Ninh Bình:<br> Nữ sĩ Xuân Hương có 2 bài thơ là Kẽm Trống và Đèo Ba Dội nổi tiếng khi đến và chia tay Ninh Bình. Bài thơ Kẽm Trống mở đầu bằng cái nhìn rất cá tính của bà: Bài Đèo Ba Dội vừa mô tả cảnh đẹp vừa hàm chứa những ẩn ý: Thể thao. Từ năm 2005 tỉnh có một đội bóng chuyền hạng mạnh là Tràng An Ninh Bình, một đội bóng mạnh trong hệ thống thi đấu bóng chuyền Việt Nam, đoạt danh hiệu vô địch quốc gia các năm 2006, 2010, 2012 và đang là đương kim vô địch năm 2021. Cũng năm 2021, Ninh Bình có thêm Câu lạc bộ bóng chuyền Ninh Bình Doveco là đội bóng chuyền nữ thi đấu ở Giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam hai năm liền 2021 và 2022 đều xếp hạng 4. Các môn thể thao thế mạnh khác của Ninh Bình là vật, cầu lông và bóng bàn. Một số vận động viên thể thao Ninh Bình tiêu biểu như Giang Việt Anh, Hà Văn Hiếu, Bùi Thị Ngà... Trước năm 2014, Ninh Bình cùng với Hà Nội, Hải Phòng là 3 địa phương ở phía bắc Việt Nam có đội bóng chuyên nghiệp tham gia giải bóng đá vô địch quốc gia. Câu lạc bộ bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình lấy sân vận động Tràng An làm sân nhà. sân vận động Ninh Bình là sân vận động cấp 1. Tuy nhiên, từ sau vụ bán độ năm 2014, Câu lạc bộ này đã giải thể. Sân vận động Ninh Bình hiện là sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Công an Nhân dân,năm 2022. Năm 2023 là sân nhà của câu lạc bộ Phù Đổng. Du lịch. Quy hoạch du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định Ninh Bình là một trung tâm du lịch (Ninh Bình và phụ cận) với khu du lịch quốc gia là quần thể di sản thế giới Tràng An và 2 trọng điểm du lịch vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long. Ninh Bình cũng là nơi được đăng cai năm năm Du lịch quốc gia 2021 với chủ đề "Hoa Lư - cố đô ngàn năm". Tiềm năng. Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, là nơi có tới 4 danh hiệu UNESCO với quần thể di sản thế giới Tràng An, ca trù, tín ngưỡng thờ Mẫu và khu dự trữ sinh quyển thế giới Bãi ngang - Cồn Nổi. Nơi đây sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Hiện nay, ngoài quần thể di sản thế giới Tràng An, Ninh Bình có các khu di sản đã và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới: Ngoài ra, Vườn quốc gia Cúc Phương, hệ thống núi rừng Cố đô Hoa Lư, khu sinh thái Tràng An là những khu vực của Việt Nam có thể được UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu. Khai thác. Năm 2017, ngành du lịch Ninh Bình đón 7 triệu lượt khách, tăng 9%; doanh thu ước đạt 2.450 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2016. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ninh Bình cùng với Hà Nội và Quảng Ninh được xác định là các trung tâm du lịch của khu vực đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Ninh Bình đến năm 2030, thành phố Ninh Bình sẽ trở thành một thành phố du lịch; khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long sẽ trở thành thị trấn Vân Long với vai trò là một đô thị du lịch ở phía bắc Ninh Bình khu vực Cồn Nổi sẽ trở thành thị trấn Cồn Nổi với vai trò là một đô thị du lịch phía nam Ninh Bình. Được tỉnh xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn (Định hướng thu nhập du lịch thuần tuý >10%). Trong những năm gần đây, ngành Du lịch Ninh Bình đang khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh. Ninh Bình được xác định là một trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ, sẽ trở thành thành phố du lịch trong tương lai. Đặc sản ẩm thực. Đặc sản Ninh Bình nổi tiếng gồm có các món ăn chế biến từ thịt dê núi Ninh Bình, Rượu Kim Sơn, nem chua (Yên Mạc - Yên Mô), miến lươn, cá rô Tổng Trường, dứa Đồng Giao và cơm cháy Ninh Bình, mứt khoai làng Phượng, bánh dày bản Mường (xã Kỳ Phú, Nho Quan). Đặc biệt phát triển mạnh ở các khu du lịch và dọc theo tuyến Quốc lộ 1. Trong các đặc sản Ninh Bình thì thịt dê núi Ninh Bình là nổi tiếng và độc đáo nhất. Thịt dê Ninh Bình ngon hơn các vùng khác vì: Dê ở đây nuôi trên núi đá vôi, ăn đa dạng các loại lá cây nên thịt săn chắc hơn so với dê thả đồi; Món ăn từ thịt dê được đi kèm với các loại rau thơm địa phương như lá đinh lăng, lá mơ, lá sung và thịt dê được địa phương xây dựng thành món ẩm thực đặc trưng, đậm đà hương vị sông núi quê hương, được kế thừa truyền thống với những bí quyết riêng, biến thịt dê thành món đặc sản nổi tiếng. Giao thông. Đường bộ. Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, có 11 quốc lộ (trong đó có 7 quốc lộ khởi đầu và 4 quốc lộ đi qua) dàn đều trên tất cả các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh: Đường cao tốc. Ninh Bình cũng là địa bàn có 3 dự án đường cao tốc là: đường cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn; Đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 và đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng. Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa Quốc lộ 1 và quốc lộ 10 ở thành phố Ninh Bình. Mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh. Đường sắt. Về giao thông đường sắt Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao. Đường thủy. Về giao thông đường thủy Ninh Bình có hệ thống sông hồ dày đặc: sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định. Hệ thống sông Hoàng Long chảy nội tỉnh cung cấp tưới tiêu cho các huyện phía Bắc. sông Vạc, Sông Càn với nhiều nhánh nhỏ ở các huyện phía Nam. Các sông nội tỉnh khác: sông Vân, sông Bôi, sông Lạng, sông Bến Đang và các hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Quang, hồ Yên Thắng, hồ Thường Xung đem lại nguồn lợi đáng kể về tưới tiêu, giao thông và khai thác thủy sản. Ninh Bình có cảng Ninh Phúc là cửa Khẩu quốc tế đường biển. 4 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc, cảng ICD Phúc Lộc và cảng Cầu Yên. Cảng K3 (nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng đã được nâng cấp là cảng chuyên dụng. Các bến xếp dỡ hàng hoá, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông. Cảng sông Ninh Bình có thể đạt công suất 9 triệu tấn/năm, chỉ đứng sau Hà Nội ở miền Bắc. Cảng Ninh Phúc là cảng sông đầu mối quốc gia. Ngoài ra có cảng Ninh Bình, Cảng xăng dầu dầu khí Ninh Bình, cảng Long Sơn, Cảng đạm Ninh Bình, Cảng Vissai, cảng Phúc Lộc, cảng tổng hợp Kim Sơn là những cảng tiếp nhận tàu biển và phương tiện thủy quốc tế... Hệ thống đường thủy gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ương quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần 364,3 km. Hệ thống Cảng biển Ninh Bình đã được xây dựng phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực. Một số cầu có quy mô lớn như: cầu Ninh Bình, cầu Non Nước, cầu Gián Khẩu, cầu Nam Bình, cầu Trường Yên, cầu Kim Chính, cầu vượt biển ra Cồn Nổi. Đô thị. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tỉnh Ninh Bình sẽ có 1 đô thị trung tâm loại I là thành phố Ninh Bình mở rộng khoảng 21.124 hecta, 1 đô thị loại II là Tam Điệp, 2 đô thị loại III là Nho Quan, Phát Diệm và 15 đô thị khác là: Me, Yên Ninh, Yên Thịnh, Gián Khẩu, Rịa, Ngã ba Anh Trỗi, Gia Lâm, Khánh Thành, Khánh Thiện, Vân Long, Bút, Lồng, Bình Minh, Kim Đông, Cồn Nổi. Quy mô với tổng diện tích quy hoạch được xác định là gần 1.390 hecta. Quy hoạch cũng xác định thành phố Ninh Bình sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030 với dân số 1 triệu người. Danh nhân. Vùng đất Ninh Bình là quê hương của nhiều danh nhân đất Việt tiêu biểu như: Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, Vua Lê Đại Hành, Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu, Quốc sư Nguyễn Minh Không, Trạng Bồng Vũ Duy Thanh, Anh hùng Lương Văn Tụy, Sử gia Ninh Tốn, Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thượng thư Trịnh Tú, Thái sư Lưu Cơ... Ninh Bình là nơi gắn với đỉnh cao sự nghiệp của các danh nhân như Doanh điền Nguyễn Công Trứ, Bà tổ hát chèo Phạm Thị Trân, Vua Lý Thái Tông, nhà Hậu Trần, Vua Quang Trung... Ninh Bình cũng là nơi sinh ra những nhà cách mạng tiêu biểu như Thượng tướng Nguyễn Hữu An nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, nguyên Viện trưởng Học viện quân sự cấp cao, quê Trường Yên (Hoa Lư), Bí thư xứ ủy Nam Kỳ Tạ Uyên, cố Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, Đô đốc hải quân Thượng tướng Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam... Hiện nay, Ninh Bình là quê hương của nhiều nhân vật tiêu biểu đang tại chức như:
4,773
807300
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4773
Chiếu dời đô
Thiên đô chiếu (chữ Hán: 遷都詔) tức Chiếu dời đô là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ 15 trong sách "Đại Việt sử ký toàn thư", bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ra Đại La. Theo ý kiến của sử gia Trần Quốc Vượng, "Chiếu dời đô" đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long, là tác phẩm văn học khai sáng của nhà Lý. Tuy nhiên, "Chiếu dời đô" chưa nêu bật được chủ nghĩa dân tộc và khát vọng độc lập, hơn nữa ngôn ngữ sử dụng trong văn bản này mang đượm màu sắc dị đoan, phong thủy. Văn bản. Bản chữ Hán: Bản phiên âm Hán-Việt: Bản dịch tiếng Việt: Ý nghĩa. Có ý kiến cho rằng "Chiếu dời đô" đã thể hiện những ý nghĩa sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một vị vua Đại Cồ Việt 1000 năm về trước, khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kỳ cho muôn đời sau. Bản chiếu nêu bật được vai trò kinh đô Thăng Long xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia. Thời gian sau đó, Thăng Long vẫn là kinh đô của các nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Lê trung hưng và đang là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thăng Long thực sự là "nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời". Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Thì Sĩ trong "Đại Việt sử ký tiền biên" viết: Việc xuất hiện bài chiếu có ý nghĩa rất to lớn đối với lịch sử Hoa Lư và Thăng Long. Nó làm nên tính chất trọng đại của hành trình 1000 năm lịch sử. Đó là một áng văn của thời khắc lịch sử từ Hoa Lư đến Thăng Long – một bước ngoặt hào hùng của dân tộc Việt Nam. Hành trình dời đô. Hơn 1 năm sau khi lên ngôi Hoàng đế, tháng 7 năm Canh Tuất, Lý Thái Tổ bắt đầu dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Từ việc tìm đất, nghị bàn đến việc chuẩn bị để dời đô diễn ra tương đối khẩn trương. Từ Hoa Lư về thành Đại La có thể đi theo đường bộ hoặc theo đường thủy. Sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: nhà Lý dời đô bằng đường thủy. Và chỉ có dời đô bằng đường thủy thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm.. Từ Hoa Lư tới Thăng Long. Khác với các kinh đô chính thống khác ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư có một vai trò lịch sử đặc biệt: là nơi đánh dấu sự ra đời kinh thành Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của đất nước Việt Nam. Mốc son Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà bằng chứng là Chiếu dời đô được xác định là thời điểm khai sinh lịch sử thủ đô mặc dù với việc mở rộng diện tích phần lớn các vùng đất đế đô của Việt Nam có trước Hoa Lư như Mê Linh (Hai Bà Trưng), Long Biên (nhà Tiền Lý), Cổ Loa (nhà Ngô) nay đều thuộc về Hà Nội. Hoa Lư gắn liền với sự nghiệp của 2 vua đầu triều đại nhà Lý. Vua Lý Thái Tổ được triều đình Hoa Lư tiến cử lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Vì thế mà hệ thống chính trị và cơ sở vật chất của kinh thành Thăng Long sau này đều thừa hưởng từ kinh đô Hoa Lư trước đó. Để tưởng niệm công lao đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến Cố đô Hoa Lư, nhà Lý đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giống ở Hoa Lư tại khu vực ở Thăng Long mà chúng vẫn tồn tại đến tận nay như: Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, phố Cầu Đông, chùa Một Cột, ngã ba Bồ Đề, cống Trẹm, tháp Báo Thiên, phố Đình Ngang... Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "Đô cũ nhà Đinh, nhà Lê ở xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ về phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: cầu Đông, cầu Dền, cầu Muống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ... nền cũ vẫn còn. Về sau Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các danh hiệu ấy..."
4,775
699065
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4775
Ngọc lục bảo
Ngọc lục bảo hay bích ngọc là một loại khoáng vật berylin (Be3Al2(SiO3)6) của beryli có màu xanh với các sắc độ của màu lục và màu lục hơi ngả sang màu lam ("bluish green"). Màu xanh của ngọc lục bảo xuất phát từ hàm lượng nhỏ crôm và đôi khi cả vanadi trong khoáng vật. Berylin có độ cứng 7,5 - 8 trên 10 của thang độ cứng Mohs. Ngọc lục bảo có thể được sản xuất nhân tạo. Lịch sử. Ngọc lục bảo đã được dùng làm như một đơn vị tiền tệ để trao đổi ở Babylon từ 2000 năm trước Công nguyên. Ở Ai Cập cổ đại, người ta đã khai thác các quặng mỏ ngọc lục bảo ở gần Biển Đỏ từ hơn 2000 năm trước Công nguyên để làm đồ trang sức. Các mỏ ở Djebel Sabara, được tìm thấy lại vào năm 1818, được đặt tên nhầm lẫn là mỏ Cleopatra. Các mỏ này hiện đã cạn kiệt, chỉ cung cấp được các loại đá quý có chất lượng không cao. Các tác giả cổ đại như Theophrastos, Herodotos hay Plinius Già đã từng nhắc đến ngọc lục bảo và miêu tả nhiều tượng, cột hay đài kỷ niệm dùng đến loại đá này. Ngày nay người ta biết rằng đó không phải là ngọc lục bảo thật. Thời đó có thể bị nhầm lẫn với các loại đá khác cũng có màu xanh và thời đó cũng đã có thủy tinh màu xanh giống như vậy. Mặt khác cũng có thể các tượng này được khắc từ các viên ngọc thô có chất lượng không cao. Vào thời Đế chế La Mã Hoàng đế Nero đã dùng kính một tròng làm từ ngọc lục bảo khi xem các cuộc đấu trong võ đài. Thời kỳ này ở châu Âu người ta chỉ biết đến mỏ ngọc lục bảo duy nhất là ở Habachtal (Áo). Trong thế kỷ 16, người Tây Ban Nha khám phá các mỏ mới ở Nam Mỹ, chủ yếu là ở Colombia. Mỏ ở Chivor được khai thác từ năm 1545 và mỏ ở Muzo vào năm 1560. Một trong những hòn ngọc lục bảo lớn nhất thế giới là hòn ngọc "Mogul Emerald" được tìm thấy vào năm 1695 ở Ấn Độ. Hòn ngọc này nặng 217,80 cara và cao vào khoảng 10 cm. Một mặt của ngọc có khắc các bài kinh cầu nguyện, mặt kia khắc các hình hoa trang trí. Viên ngọc đã trở thành truyền thuyết này được một người giấu tên mua với giá 2,2 triệu USD vào ngày 28 tháng 9 năm 2001 tại Luân Đôn trong một cuộc bán đấu giá của Christie. Nguồn gốc và phân bố. Colombia là nước sản xuất ngọc lục bảo quan trọng nhất thế giới, chiếm 60% lượng sản xuất của thế giới với 6 triệu cara trong năm 1995, gồm các mỏ Chivor, Muro, Peña Blanca và Coscuez. Không chỉ dẫn đầu về số lượng, ngọc từ Columbia cũng dẫn đầu về chất lượng. Ngọc lục bảo từ Columbia nói chung là tinh khiết hơn các ngọc có nguồn gốc khác. Các nước sản xuất ngọc lục bảo quan trọng nhất: Nguồn: "Thống kê của bộ hầm mỏ và năng lượng Colombia năm 2000". Hiện tại Việt Nam chưa phát hiện được ngọc lục bảo, nhưng các dấu hiệu địa chất ở một số vùng có thể cho phép phát hiện ngọc lục bảo trong tương lai.
4,784
903240
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4784
Tin học
Tin học (, ) là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin. Tin học xem xét sự tương tác giữa con người và thông tin bên cạnh việc xây dựng giao diện, tổ chức, công nghệ và hệ thống. Như vậy, việc thích tin học có bề rộng lớn và bao gồm nhiều chuyên ngành, bao gồm các ngành khoa học máy tính, hệ thống thông tin, công nghệ thông tin và thống kê. Kể từ khi máy tính ra đời, các cá nhân và tổ chức ngày càng xử lý thông tin kỹ thuật số. Điều này đã dẫn đến việc nghiên cứu về tin học với các khía cạnh tính toán, toán học, sinh học, nhận thức và xã hội, bao gồm cả nghiên cứu về tác động xã hội của công nghệ thông tin. Định nghĩa. Từ "tin học" đã được dịch từ "informatique" trong tiếng Pháp. Từ "informatics" trong tiếng Anh cũng bắt nguồn từ từ tiếng Pháp này, nhưng theo thời gian "informatics" đã mang nghĩa khác dần với nghĩa ban đầu và hầu như chỉ còn được dùng phổ biến tại châu Âu. Ngày nay, thuật ngữ tiếng Anh tương đương với "informatique" là "computer science", nghĩa là "khoa học về máy tính". Lịch sử. Văn hóa khoa học thư viện thúc đẩy các chính sách và quy trình quản lý thông tin thúc đẩy mối quan hệ giữa khoa học thư viện và phát triển khoa học thông tin để mang lại lợi ích cho sự phát triển tin học y tế; bắt nguồn từ những năm 1950 với sự khởi đầu của việc sử dụng máy tính trong chăm sóc sức khỏe (Nelson & Staggers p.4). Những học viên đầu tiên quan tâm đến lĩnh vực này sớm biết rằng không có chương trình giáo dục chính thức nào được thiết lập để giáo dục họ về khoa học máy tính cho đến cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. Sự phát triển chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tin học y tế (Nelson & Staggers p.7) Theo Imhoff và cộng sự, 2001, tin học chăm sóc sức khỏe không chỉ là ứng dụng công nghệ máy tính vào các vấn đề trong chăm sóc sức khỏe mà còn bao quát mọi khía cạnh tạo, xử lý, truyền thông, lưu trữ, truy xuất, quản lý, phân tích, khám phá và tổng hợp thông tin và kiến ​​thức dữ liệu trong toàn bộ phạm vi chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, họ tuyên bố rằng mục tiêu chính của tin học y tế có thể được phân biệt như sau: Cung cấp giải pháp cho các vấn đề liên quan đến dữ liệu, thông tin và xử lý kiến ​​thức nhằm nghiên cứu các nguyên tắc chung về xử lý thông tin và kiến ​​thức về y học và chăm sóc sức khỏe. Thuật ngữ mới này đã được thông qua trên khắp Tây Âu, và, ngoại trừ tiếng Anh, đã phát triển một ý nghĩa được dịch đại khái bởi thành khoa học máy tính và của sự tương tác của công nghệ và cấu trúc tổ chức của con người. Cách sử dụng đã sửa đổi định nghĩa này theo ba cách. Đầu tiên, hạn chế thông tin khoa học được loại bỏ, như trong việc thích tin học kinh doanh hoặc tin học pháp lý. Thứ hai, vì hầu hết thông tin hiện được lưu trữ bằng kỹ thuật số, máy tính hiện là trung tâm của tin học. Thứ ba, việc trình bày, xử lý và truyền đạt thông tin được thêm vào như là đối tượng điều tra, vì chúng đã được công nhận là cơ bản cho bất kỳ tài khoản khoa học nào về thông tin. Lấy thông tin làm trọng tâm của nghiên cứu phân biệt tin học với khoa học máy tính. Tin học bao gồm nghiên cứu các cơ chế sinh học và xã hội của xử lý thông tin trong khi khoa học máy tính tập trung vào tính toán kỹ thuật số. Tương tự như vậy, trong nghiên cứu về đại diện và truyền thông, tin học không quan tâm đến hình thức lưu trữ thông tin. Ví dụ, nó bao gồm các nghiên cứu về giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói và ngôn ngữ, cũng như giao tiếp kỹ thuật số và mạng. Trong thế giới nói tiếng Anh, thuật ngữ tin học lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong tin học y tế tổng hợp, bao gồm "các nhiệm vụ nhận thức, xử lý thông tin và truyền thông của thực hành y tế, giáo dục và nghiên cứu, bao gồm khoa học thông tin và công nghệ để hỗ trợ các nhiệm vụ trên". Nhiều từ ghép như vậy hiện đang được sử dụng; chúng có thể được xem như là các lĩnh vực khác nhau của "tin học ứng dụng". "Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, việc thích tin học được liên kết với điện toán ứng dụng hoặc điện toán trong bối cảnh của một lĩnh vực khác." Thuật ngữ tin học Anh-Việt. Danh sách thuật ngữ tin học Anh-Việt tại Wiktionary tiếng Việt.
4,785
679363
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4785
Tự do hóa
Một cách tổng quát, tự do hoá dùng để chỉ việc nới lỏng đối với những chính sách đã từng được siết chặt trước đó của chính phủ, thường là trong lĩnh vực xã hội và kinh tế. Trong phạm vi các chính sách xã hội, nó thường chỉ việc nới lỏng các luật hạn chế liên quan đến ly dị, phá thai, tình dục đồng giới hay ma tuý. Thông thường, thuật ngữ này dùng để chỉ các chính sách tự do hoá kinh tế, đặc biệt là tự do hoá thương mại hay tự do hoá thị trường vốn, và gọi chung là chính sách tân tự do. Tự do hoá và tư hữu hoá. Mặc dù tự do hoá kinh tế thường gắn với tư hữu hoá, đây là hai quá trình hoàn toàn tách biệt. Chẳng hạn như, Liên Hiệp châu Âu đã tự do hoá thị trường khí đốt và điện lực để hình thành một hệ thống cạnh tranh; tuy thế một số công ty năng lượng hàng đầu châu Âu (như EDF và Vattenfall) vẫn do Nhà nước sở hữu một phần hay toàn bộ. Các loại hình dịch vụ công tư hữu hoá hay tư nhân hoá có thể chỉ do vài công ty lớn chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt trong các lĩnh vực với chi phí vốn cao. Trong một số trường hợp các công ty này có thể nắm độc quyền một cách hợp pháp, ít nhất đối với một thị phần nhỏ nào đó (vd. người tiêu dùng nhỏ).
4,797
920739
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4797
CSS
Trong môn tin học, các tập tin định kiểu theo tầng – dịch từ tiếng Anh là Cascading Style Sheets (CSS) – được dùng để miêu tả cách trình bày các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTML và XHTML. Ngoài ra ngôn ngữ định kiểu theo tầng cũng có thể dùng cho XML, SVG, XUL. Các đặc điểm kỹ thuật của CSS được duy trì bởi World Wide Web Consortium (W3C). Thay vì đặt các thẻ quy định kiểu dáng cho văn bản HTML (hoặc XHTML) ngay trong nội dung của nó, bạn nên sử dụng CSS. Sử dụng CSS. Có 3 cách để sử dụng CSS. <span style="font-weight:bold; text-decoration:underline; color:#FF0000;">Đoạn text cần in đậm, gạch chân, màu đỏ</span> <style type="text/css"> body {font-family:verdana; color:#0000FF;} /* Kiểu chữ trong trang Web là "Verdana", màu chữ thông thường là màu xanh dương */ </style> <link rel="stylesheet" type="text/css" href="style.css"/> Nguồn. Thông tin về CSS có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn từ trình duyệt, tác giả, hoặc từ chính người dùng. Những thông tin CSS từ tác giả có thể được tách thành cách tệp tin riêng hoặc chèn trực tiếp vào văn bản HTML. Nhiều tập tin CSS có thể được sử dụng cùng một lúc. Tác giả có thể quy định những kiểu dáng khác nhau dựa trên thiết bị hiển thị của người dùng cuối, chẳng hạn cùng một trang web có thể hiển thị bố cục khác nhau khi truy cập trên điện thoại di động, máy tính bảng, hoặc máy tính cá nhân. Nhờ vậy, tác giả có thể tối ưu hoá văn bản của mình để thích hợp với người sử dụng. Thông tin xác định kiểu dáng nào có mức độ ưu tiên cao nhất sẽ quyết định kiểu dáng của nội dung hiển thị. Mức độ ưu tiên này được sắp xếp như sau: Cú pháp. Cú pháp cơ bản: Chú thích: Bạn có thể soạn chú thích cho CSS nhằm tiện cho việc tham khảo hoặc tra cứu về sau. Cú pháp của chú thích trong CSS như sau /* Chú thích 1 */ /* Chú thích 2 */ /* Chú thích 3, đây là một chú thích nhiều dòng Ví dụ minh họa về mã CSS: body { background: #ffffff; /* trang Web sẽ có nền màu trắng */ font-family: Verdana; /* font chữ mặc định là Verdana */ color: #ff0000; /* màu chữ mặc định là màu đỏ */ CSS Selector. CSS Selector dùng để xác định đoạn mã CSS tương ứng được bao trong phần từ codice_2 đến codice_3 sẽ được áp dụng cho những thành phần nào trong trang Web. Như ví dụ ở đoạn mã trên, ta có thể thấy dạng CSS Selector đơn giản nhất là CSS Selector theo tag body.
4,801
923854
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4801
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (tiếng Anh: "General Agreement on Tariffs and Trade", viết tắt là GATT) là một hiệp ước được ký kết vào ngày 30 tháng 10 năm 1947, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết. Bối cảnh. Sau chiến tranh thế giới thứ II Hoa Kỳ đã giúp thành lập GATT để đáp ứng mức thuế cao trong đại khủng hoảng những năm 1920-1930. Các nguyên tắc. Các nguyên tắc chung của GATT bao gồm: 1. Không phân biệt đối xử (non-discrimination): theo tinh thần không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước khác nhau. Nguyên tắc này được quy định cụ thể qua "quy tắc tối huệ quốc" và " quy tắc đối xử quốc gia". 2. Bảo hộ thông qua thuế quan: Nguyên tắc quan trọng thứ hai của GATT là mỗi quốc gia thành viên chỉ có thể bảo hộ ngành công nghiệp của nước mình thông qua việc áp dụng thuế quan. Hạn ngạch và các hạn chế định lượng khác bị ngăn cấm áp dụng. 3. Minh bạch: Các quy định của thành viên GATT phải được công bố một cách công khai cho các thành viên. "Ngoài ra còn có một số nguyên tắc về sự miễn trừ cho một số thành viên khỏi việc tuân thủ các nghĩa vụ của GATT chỉ trong những trường hợp đặc biệt đã được quy định cụ thể và không nhằm mục đích" hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế" và "phân biệt đối xử tuỳ tiện và không lý giải được"." Các vòng đàm phán. Kể từ khi GATT được thành lập vào năm 1948, các nước tham gia GATT đã cùng nhau tiến hành nhiều đợt đàm phán để ký kết thêm những thỏa thuận thương mại mới. Mỗi đợt đàm phán như vậy được gọi là một "vòng đàm phán." Nhìn chung, những thỏa thuận thương mại trong các vòng đàm phán đó ràng buộc các nước ký kết phải tiến hành giảm thuế xuất, nhập khẩu cũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi thuế khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Mức độ giảm thuế khác nhau tùy theo từng nước cũng như từng loại hàng hóa. 8 vòng đàm phán của GATT là: Sự ra đời của WTO. Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Việc làm tại La Habana tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương này. Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ (Lisa Wilkins, 1997). ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.
4,810
717024
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4810
Lai tạp hóa
Trong tiếng Việt, lai tạp hóa có thể là:
4,812
501647
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4812
Mỹ hóa
Mỹ hóa là thuật ngữ dùng để chỉ ảnh hưởng của nước Mỹ lên nền văn hóa của quốc gia khác, hoặc thay thế văn hóa bản địa bằng những thứ đến từ văn hóa Mỹ. Nó thường dùng với nghĩa tiêu cực. Một trong những lý do chính là do một số thương hiệu của Mỹ đã nổi tiếng khắp toàn cầu (ví dụ: Coca-Cola, McDonald's, Burger King, Pizza Hut) cũng như những văn hoá phẩm của Mỹ được tung ra khắp thế giới. Mỹ hóa cũng để chỉ quá trình các di dân đến Mỹ và trở thành người Mỹ. Quá trình này thông thường bao gồm việc học tiếng Anh và điều chỉnh theo văn hóa, phong tục, và thời trang kiểu Mỹ.
4,830
630332
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4830
Tổ chức sở hữu trí tuệ
Tổ chức sở hữu trí tuệ là một tổ chức quốc tế liên chính phủ liên quan đến việc hợp tác trong các lĩnh vực quyền tác giả, thương hiệu và bằng sáng chế.
4,846
502924
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4846
Khoa học thông tin
Khoa học thông tin là một ngành khoa học liên ngành với mối quan tâm chính là việc thu thập, phân loại, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến thông tin. Ngành khoa học thông tin nghiên cứu ứng dụng và việc sử dụng tri thức trong các tổ chức, và trong sự tương tác giữa người, các tổ chức, và các hệ thống thông tin. Ngành này thường được nghiên cứu như là một nhánh của khoa học máy tính hay tin học và có quan hệ chặt chẽ với khoa học nhận thức ("cognitive science") và các ngành khoa học xã hội. Khoa học thông tin tập trung tìm hiểu các vấn đề từ góc độ của người giữ trách niệm có liên quan và sau đó áp dụng công nghệ thông tin và các công nghệ khác theo sự cần thiết. Nói cách khác, ngành khoa học này xử lý bài toán đặt ra trước thay vì làm việc với công nghệ trước. Trong ngành khoa học thông tin những năm gần đây, người ta quan tâm nhiều đến tương tác người-máy, phần mềm nhóm ("groupware"), semantic web, các quy trình thiết kế lặp ("iterative design process") và tới cách con người tạo, sử dụng và tìm thông tin. Không nên lẫn lộn khoa học thông tin với lý thuyết thông tin ("information theory") - ngành nghiên cứu khái niệm toán học của thông tin, hay với Tin học - ngành khoa học rộng hơn nghiên cứu nhiều khía cạnh của xử lý thông tin.
4,847
812563
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4847
Thuật toán
Trong toán học và khoa học máy tính, một thuật toán, còn gọi là giải thuật, là một tập hợp hữu hạn các hướng dẫn được xác định rõ ràng, có thể thực hiện được bằng máy tính, thường để giải quyết một lớp vấn đề hoặc để thực hiện một phép tính. Các thuật toán luôn rõ ràng và được sử dụng chỉ rõ việc thực hiện các phép tính, xử lý dữ liệu, suy luận tự động và các tác vụ khác. Là một phương pháp hiệu quả, một thuật toán có thể được biểu diễn trong một khoảng không gian và thời gian hữu hạn, và bằng một ngôn ngữ hình thức được xác định rõ ràng để tính toán một hàm số. Bắt đầu từ trạng thái ban đầu và đầu vào ban đầu (có thể trống), các hướng dẫn mô tả một phép tính, khi được thực thi, sẽ tiến hành qua một số hữu hạn các trạng thái kế tiếp được xác định rõ, cuối cùng tạo ra "đầu ra" và chấm dứt ở trạng thái kết thúc cuối cùng. Sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái tiếp theo không nhất thiết phải mang tính xác định; một số thuật toán, được gọi là thuật toán ngẫu nhiên, kết hợp đầu vào ngẫu nhiên. Khái niệm thuật toán đã tồn tại từ thời cổ đại. Các thuật toán số học, chẳng hạn như thuật toán chia, được sử dụng bởi các nhà toán học Babylon cổ đại vào khoảng 2500 TCN và các nhà toán học Ai Cập vào khoảng 1550 TCN. Các nhà toán học Hy Lạp sau đó đã sử dụng các thuật toán trong sàng Eratosthenes để tìm số nguyên tố, và thuật toán Euclide để tìm ước chung lớn nhất của hai số. Các nhà toán học Ả Rập như al-Kindi vào thế kỷ thứ 9 đã sử dụng các thuật toán mật mã để phá mã, dựa trên phân tích tần số. Bản thân từ "thuật toán (algorithm)" từ bắt nguồn từ nhà toán học thế kỷ thứ 9 Muḥammad ibn Mūsā al-Khwārizmī, tên ông được Latinh hóa thành "Algoritmi". Việc chính thức hóa một phần những gì sẽ trở thành khái niệm thuật toán hiện đại bắt đầu với nỗ lực giải "Entscheidungsproblem" (vấn đề quyết định) do David Hilbert đặt ra vào năm 1928. Các công thức hóa sau này được đóng khung như những nỗ lực để xác định " khả năng tính toán hiệu quả " hoặc "phương pháp hiệu quả". Những công thức hóa đó bao gồm các hàm đệ quy Gödel - Herbrand - Kleene của các năm 1930, 1934 và 1935, phép tính lambda của Alonzo Church năm 1936, Công thức 1 của Emil Post năm 1936 và các máy Turing của Alan Turing năm 1936–37 và 1939. Định nghĩa không chính thức. Một định nghĩa không chính thức có thể là "một tập hợp các quy tắc xác định chính xác một chuỗi hoạt động", mà sẽ bao gồm tất cả các chương trình máy tính (bao gồm cả các chương trình không thực hiện phép tính số) và (ví dụ) bất kỳ thủ tục hành chính quy định nào hoặc công thức nấu ăn. Nói chung, một chương trình chỉ là một thuật toán nếu cuối cùng nó dừng lại - mặc dù các vòng lặp vô hạn đôi khi có thể chấp nhận được. Một ví dụ nguyên mẫu của một thuật toán là thuật toán Euclid, được sử dụng để xác định ước chung lớn nhất của hai số nguyên; một ví dụ được mô tả bằng lưu đồ ở trên và là ví dụ trong phần sau. đưa ra một định nghĩa không chính thức cho thuật toán như sau: "Tập hợp vô hạn liệt kê được" là tập hợp mà các phần tử của nó có thể được song ánh tương ứng 1-1 với các số nguyên. Vì vậy, Boolos và Jeffrey đang nói rằng một thuật toán ngụ ý hướng dẫn cho một quá trình "tạo" các số nguyên đầu ra từ một số nguyên "đầu vào" "tùy ý" hoặc các số nguyên, theo lý thuyết, có thể lớn tùy ý. Ví dụ: một thuật toán có thể là một phương trình đại số chẳng hạn như "y = m + n" (tức là hai "biến đầu vào" tùy ý "m" và "n" tạo ra đầu ra "y"), nhưng các nỗ lực của các tác giả khác nhau để xác định khái niệm cho thấy rằng từ đó ngụ ý nhiều hơn thế này, một cái gì đó theo thứ tự của (cho ví dụ bổ sung): sản xuất ra, trong một thời gian "hợp lý", đầu ra-số nguyên "y" tại một nơi được chỉ định và với định dạng được chỉ định. Khái niệm "thuật toán" cũng được sử dụng để định nghĩa khái niệm về khả năng giải mã — một khái niệm trung tâm để giải thích cách các hệ thống hình thức ra đời bắt đầu từ một tập hợp nhỏ các tiên đề và quy tắc. Về mặt logic, thời gian mà một thuật toán yêu cầu để hoàn thành không thể đo được, vì nó dường như không liên quan đến kích thước vật lý thông thường. Từ sự không chắc chắn như vậy, đặc trưng cho công việc đang diễn ra, dẫn đến việc không có định nghĩa "thuật toán" phù hợp với cả cách sử dụng thuật ngữ này một cách cụ thể (theo một nghĩa nào đó) Hình thức hóa. Các thuật toán rất cần thiết cho cách máy tính xử lý dữ liệu. Nhiều chương trình máy tính chứa các thuật toán trình bày chi tiết các hướng dẫn cụ thể mà máy tính phải thực hiện — theo một thứ tự cụ thể — để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn như tính tiền lương của nhân viên hoặc in phiếu điểm của học sinh. Vì vậy, một thuật toán có thể được coi là bất kỳ chuỗi hoạt động nào có thể được mô phỏng bởi một hệ thống hoàn chỉnh Turing. Các tác giả khẳng định luận điểm này bao gồm Minsky (1967), Savage (1987) và Gurevich (2000): Máy Turing có thể xác định các quy trình tính toán không kết thúc. Các định nghĩa không chính thức của thuật toán thường yêu cầu thuật toán luôn kết thúc. Yêu cầu này làm cho nhiệm vụ quyết định xem một thủ tục chính thức có phải là một thuật toán không trong trường hợp chung - do một định lý chính của lý thuyết tính toán được gọi là bài toán dừng. Thông thường, khi một thuật toán được liên kết với xử lý thông tin, dữ liệu có thể được đọc từ nguồn đầu vào, được ghi vào thiết bị đầu ra và được lưu trữ để xử lý thêm. Dữ liệu được lưu trữ được coi là một phần của trạng thái bên trong của thực thể thực hiện thuật toán. Trong thực tế, trạng thái được lưu trữ trong một hoặc nhiều cấu trúc dữ liệu. Đối với một số quá trình tính toán này, thuật toán phải được xác định chặt chẽ: được chỉ định theo cách nó áp dụng trong mọi trường hợp có thể phát sinh. Điều này có nghĩa là mọi bước có điều kiện phải được xử lý một cách có hệ thống, theo từng trường hợp cụ thể; các tiêu chí cho từng trường hợp phải rõ ràng (và có thể tính toán được). Bởi vì một thuật toán là một danh sách chính xác của các bước chính xác, thứ tự tính toán luôn quan trọng đối với hoạt động của thuật toán. Các hướng dẫn thường được giả định là được liệt kê rõ ràng và được mô tả là bắt đầu "từ trên cùng" và đi "xuống dưới cùng" —một ý tưởng được mô tả chính thức hơn bằng "luồng kiểm soát". Cho đến nay, cuộc thảo luận về việc chính thức hóa một thuật toán đã giả định các tiền đề của lập trình mệnh lệnh. Đây là quan niệm phổ biến nhất - một quan niệm cố gắng mô tả một nhiệm vụ bằng các phương tiện "máy móc", rời rạc. Duy nhất cho quan niệm về các thuật toán chính thức hóa này là phép toán gán, đặt giá trị của một biến. Nó bắt nguồn từ trực giác của " bộ nhớ " như một bàn di chuột. Dưới đây là một ví dụ về sự phân công như vậy. Đối với một số quan niệm thay thế về những gì tạo thành một thuật toán, hãy xem lập trình hàm và lập trình logic. Diễn đạt thuật toán. Các thuật toán có thể được thể hiện bằng nhiều loại ký hiệu, bao gồm ngôn ngữ tự nhiên, mã giả, lưu đồ, biểu đồ drakon, ngôn ngữ lập trình hoặc bảng điều khiển (được xử lý bởi trình thông dịch). Các biểu thức ngôn ngữ tự nhiên của các thuật toán có xu hướng dài dòng và mơ hồ, và hiếm khi được sử dụng cho các thuật toán phức tạp hoặc kỹ thuật. Mã giả, lưu đồ, biểu đồ drakon và bảng điều khiển là những cách có cấu trúc để thể hiện các thuật toán tránh nhiều sự mơ hồ thường gặp trong các câu lệnh dựa trên ngôn ngữ tự nhiên. Các ngôn ngữ lập trình chủ yếu nhằm mục đích thể hiện các thuật toán dưới dạng có thể được thực thi bởi máy tính, nhưng cũng thường được sử dụng như một cách để định nghĩa hoặc tài liệu hóa các thuật toán. Có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau và người ta có thể thể hiện một chương trình máy Turing nhất định dưới dạng một chuỗi các bảng máy (xem máy trạng thái hữu hạn, bảng chuyển đổi trạng thái và bảng điều khiển để biết thêm), dưới dạng lưu đồ và biểu đồ drakon (xem biểu đồ trạng thái để biết thêm), hoặc như một dạng mã máy thô sơ hoặc mã lắp ráp được gọi là "bộ tứ" (xem máy Turing để biết thêm). Các đại diện của thuật toán có thể được phân loại thành ba cấp độ được chấp nhận của mô tả máy Turing, như sau: Thiết kế. Thiết kế thuật toán đề cập đến một phương pháp hoặc một quy trình toán học để giải quyết vấn đề và các thuật toán kỹ thuật. Việc thiết kế các thuật toán là một phần của nhiều lý thuyết giải pháp nghiên cứu hoạt động, chẳng hạn như lập trình động và chia để trị. Các kỹ thuật thiết kế và triển khai các thiết kế thuật toán còn được gọi là các mẫu thiết kế thuật toán, với các ví dụ bao gồm mẫu phương pháp mẫu và mẫu trang trí. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của thiết kế thuật toán nằm ở việc tạo ra thuật toán có thời gian chạy hiệu quả, còn được gọi là Big O của nó. Các bước điển hình trong quá trình phát triển thuật toán: Thực hiện. Enaliarctos Hầu hết các thuật toán được thiết kế để thực hiện như các chương trình máy tính. Tuy nhiên, các thuật toán cũng được thực hiện bằng các phương tiện khác, chẳng hạn như trong mạng nơ-ron sinh học (ví dụ, não người thực hiện phép tính số học hoặc côn trùng đang tìm kiếm thức ăn), trong mạch điện hoặc trong một thiết bị cơ khí. Thuật toán máy tính. Trong các hệ thống máy tính, thuật toán về cơ bản là một ví dụ của logic được viết trong phần mềm bởi các nhà phát triển phần mềm, để có hiệu quả đối với (các) máy tính "đích" nhằm tạo "ra đầu ra" từ "đầu vào" (có thể là rỗng) nhất định. Một thuật toán tối ưu, thậm chí chạy trong phần cứng cũ, sẽ tạo ra kết quả nhanh hơn thuật toán không tối ưu (độ phức tạp thời gian cao hơn) cho cùng mục đích, chạy trong phần cứng hiệu quả hơn; đó là lý do tại sao các thuật toán, như phần cứng máy tính, được coi là công nghệ. "Chương trình "thanh lịch" (nhỏ gọn), chương trình "tốt" (nhanh)": Khái niệm "đơn giản và thanh lịch" xuất hiện không chính thức ở Knuth và chính xác là ở Chaitin: Chaitin mở đầu cho định nghĩa của mình bằng: "Tôi sẽ cho bạn thấy rằng bạn không thể chứng minh rằng một chương trình là 'thanh lịch —chẳng hạn như một bằng chứng sẽ giải quyết được bài toán tạm dừng (ibid). "Thuật toán so với hàm có thể tính toán bằng một thuật toán": Đối với một hàm đã cho, nhiều thuật toán có thể tồn tại. Điều này đúng, ngay cả khi không mở rộng tập lệnh có sẵn cho lập trình viên. Rogers nhận xét rằng “Điều quan trọng là phải phân biệt giữa khái niệm "thuật toán", tức là thủ tục và khái niệm "hàm có thể tính toán bằng thuật toán", tức là ánh xạ được tạo ra bởi thủ tục. Cùng một chức năng có thể có một số thuật toán khác nhau ". Thật không may, có thể có sự cân bằng giữa tính tốt (tốc độ) và tính thanh lịch (tính nhỏ gọn) —một chương trình thanh lịch có thể cần nhiều bước để hoàn thành một phép tính hơn một chương trình kém thanh lịch hơn. Ví dụ sử dụng thuật toán Euclid xuất hiện bên dưới. "Máy tính, các mô hình tính toán": Máy tính (hay "máy tính" của con người ) là một loại máy bị hạn chế, một "thiết bị cơ khí xác định rời rạc" làm theo hướng dẫn của nó một cách mù quáng. Các mô hình sơ khai của Melzak và Lambek giảm khái niệm này thành bốn yếu tố: (i) các "vị trí" rời rạc, dễ phân biệt, (ii) "các bộ đếm" rời rạc, không thể phân biệt được (iii) một tác nhân, và (iv) một danh sách các hướng dẫn có "hiệu quả" so với khả năng của tác nhân. Minsky mô tả một biến thể phù hợp hơn của mô hình "bàn tính" của Lambek trong "Các cơ sở rất đơn giản để tính toán " của ông. Máy của Minsky tiến hành tuần tự thông qua năm (hoặc sáu, tùy thuộc vào cách đếm) lệnh, trừ khi IF – THEN GOTO có điều kiện hoặc GOTO không điều kiện thay đổi luồng chương trình không theo trình tự. Bên cạnh HALT, máy của Minsky bao gồm ba hoạt động "gán" (thay thế, thay thế) : ZERO (ví dụ: nội dung của vị trí được thay thế bằng 0: L ← 0), SUCCESSOR (ví dụ: L ← L + 1) và DECREMENT (ví dụ: L ← L - 1). Hiếm khi một lập trình viên phải viết "mã" với một tập lệnh giới hạn như vậy. Nhưng Minsky cho thấy (Melzak và Lambek cũng vậy) rằng cỗ máy của anh ấy là Turing hoàn chỉnh với chỉ bốn "loại" lệnh chung: GOTO có điều kiện, GOTO vô điều kiện, gán / thay thế / thay thế và HALT. Tuy nhiên, một số hướng dẫn gán khác nhau (ví dụ: DECREMENT, INCREMENT và ZERO / CLEAR / EMPTY cho máy Minsky) cũng được yêu cầu đối với tính năng Turing-completeness; đặc điểm kỹ thuật chính xác của chúng phần nào tùy thuộc vào nhà thiết kế. GOTO vô điều kiện là một sự tiện lợi; nó có thể được xây dựng bằng cách khởi tạo một vị trí chuyên dụng bằng 0, ví dụ như lệnh "Z ← 0"; sau đó lệnh IF Z = 0 THEN GOTO xxx là vô điều kiện. "Mô phỏng thuật toán: ngôn ngữ máy tính (computor)": Knuth khuyên người đọc rằng "cách tốt nhất để học một thuật toán là thử nó.. Lấy ngay giấy bút và làm việc với một ví dụ". Nhưng những gì về một mô phỏng hoặc thực hiện các điều thực tế? Lập trình viên phải dịch thuật toán sang ngôn ngữ mà trình mô phỏng / máy tính / trình biên dịch có thể thực thi "một cách hiệu quả". Stone đưa ra một ví dụ về điều này: khi tính toán căn bậc hai, người tính toán phải biết cách lấy căn bậc hai. Nếu không, thì thuật toán, để có hiệu quả, phải cung cấp một bộ quy tắc để trích xuất căn bậc hai. Điều này có nghĩa là lập trình viên phải biết một "ngôn ngữ" có hiệu quả so với tác nhân tính toán mục tiêu (máy tính). Nhưng mô hình nào nên được sử dụng cho mô phỏng? Van Emde Boas nhận xét "ngay cả khi chúng ta đặt lý thuyết phức tạp dựa trên lý thuyết trừu tượng thay vì máy móc cụ thể, sự tùy tiện trong việc lựa chọn mô hình vẫn còn. Chính tại thời điểm này, khái niệm "mô phỏng" đi vào ". Khi tốc độ đang được đo, tập lệnh quan trọng. Ví dụ, chương trình con trong thuật toán Euclid để tính phần còn lại sẽ thực thi nhanh hơn nhiều nếu lập trình viên có sẵn lệnh " modulus " thay vì chỉ phép trừ (hoặc tệ hơn: chỉ "giảm dần" của Minsky). "Lập trình có cấu trúc, cấu trúc chuẩn": Theo luận điểm của Church – Turing, bất kỳ thuật toán nào cũng có thể được tính toán bằng một mô hình được gọi là Turing hoàn chỉnh và theo các minh chứng của Minsky, tính đầy đủ của Turing chỉ yêu cầu bốn loại lệnh — GOTO có điều kiện, GOTO không điều kiện, phép gán, HALT. Kemeny và Kurtz nhận thấy rằng, trong khi việc sử dụng "vô kỷ luật" GOTO vô điều kiện và IF-THEN GOTO có điều kiện có thể dẫn đến " mã spaghetti ", một lập trình viên có thể viết các chương trình có cấu trúc chỉ bằng các hướng dẫn này; mặt khác "cũng có thể, và không quá khó, để viết các chương trình có cấu trúc tồi bằng một ngôn ngữ có cấu trúc". Tausworthe tăng cường ba cấu trúc kinh điển Böhm-Jacopini: SEQUENCE, IF-THEN-ELSE và WHILE-DO, với hai cấu trúc khác: DO-WHILE và CASE. Một lợi ích bổ sung của chương trình có cấu trúc là nó tự cho mình các bằng chứng về tính đúng đắn bằng cách sử dụng quy nạp toán học. "Các ký hiệu lưu đồ hợp quy": Phụ tá đồ họa được gọi là lưu đồ, đưa ra cách mô tả và ghi lại một thuật toán (và một chương trình máy tính của một thuật toán). Giống như quy trình chương trình của máy Minsky, lưu đồ luôn bắt đầu ở đầu trang và tiếp tục xuống. Các ký hiệu chính của nó chỉ có bốn: mũi tên có hướng hiển thị luồng chương trình, hình chữ nhật (SEQUENCE, GOTO), hình thoi (IF-THEN-ELSE) và dấu chấm (OR-tie). Các cấu trúc kinh điển Böhm – Jacopini được tạo ra từ những hình dạng nguyên thủy này. Cấu trúc con có thể "lồng" trong hình chữ nhật, nhưng chỉ khi một lối ra duy nhất xảy ra từ cấu trúc thượng tầng. Các ký hiệu và cách sử dụng chúng để xây dựng các cấu trúc chính tắc được thể hiện trong sơ đồ. Ví dụ. Ví dụ thuật toán. Một trong những thuật toán đơn giản nhất là tìm số lớn nhất trong danh sách các số có thứ tự ngẫu nhiên. Tìm lời giải yêu cầu nhìn vào mọi số trong danh sách. Từ đó dẫn đến một thuật toán đơn giản, có thể được nêu trong phần mô tả cấp cao bằng văn xuôi tiếng Anh, như: "Mô tả cấp cao:" "Bán mô tả chính thức:" Được viết bằng văn xuôi nhưng gần với ngôn ngữ cấp cao của chương trình máy tính hơn nhiều, sau đây là cách mã hóa chính thức hơn của thuật toán bằng mã giả hoặc mã pidgin: Input: A list of numbers "L". Output: The largest number in the list "L". if "L.size" = 0 return null "largest" ← "L"[0] for each "item" in "L", do if "item" > "largest", then "largest" ← "item" return "largest" Thuật toán Euclid. Thuật toán của Euclid để tính ước số chung lớn nhất (ƯCLN) cho hai số xuất hiện dưới dạng Mệnh đề II trong Quyển VII ("Lý thuyết số cơ bản") của tác phẩm "Cơ sở" của ông. Do đó, Euclid đặt ra vấn đề: "Cho hai số không nguyên tố với nhau, hãy tìm số đo chung lớn nhất của chúng". Ông định nghĩa "Một số [là] một vô số bao gồm các đơn vị": một số đếm, một số nguyên dương không bao gồm số không. Để "đo" là đặt một chiều dài ngắn "s" liên tiếp (q lần")" lên trên chiều dài "l" cho đến khi phần còn lại là "r" nhỏ hơn chiều dài ngắn "s." Nói cách hiện đại, phần dư "r" = "l" - "q" × "s", "q" là thương số, hoặc phần dư "r" là "môđun", phần nguyên còn lại sau phép chia. Để phương pháp Euclid thành công, độ dài bắt đầu phải thỏa mãn hai yêu cầu: (i) độ dài không được bằng 0, VÀ (ii) phép trừ phải “hợp lệ”; tức là, một phép thử phải đảm bảo rằng số nhỏ hơn trong hai số bị trừ đi số lớn hơn (hoặc hai số có thể bằng nhau để phép trừ của chúng cho kết quả bằng không). Chứng minh ban đầu của Euclid bổ sung thêm một yêu cầu thứ ba: hai độ dài không được nguyên tố với nhau. Euclid đã quy định điều này để ông có thể xây dựng một bằng chứng rút gọn là vô lý rằng số đo chung của hai số trên thực tế là "lớn nhất". Trong khi thuật toán của Nicomachus cũng giống như thuật toán của Euclid, khi các số nguyên tố với nhau, nó mang lại số "1" cho số đo chung của chúng. Vì vậy, chính xác mà nói, sau đây thực sự là thuật toán của Nicomachus. Ngôn ngữ máy tính cho thuật toán Euclid. Chỉ một số "loại" lệnh được yêu cầu để thực thi thuật toán Euclid — một số phép thử logic (GOTO có điều kiện), GOTO không điều kiện, phép gán (thay thế) và phép trừ. Một chương trình đơn giản cho thuật toán Euclid. Thuật toán sau đây được đóng khung như là phiên bản bốn bước của Knuth của Euclid's và Nicomachus, nhưng thay vì sử dụng phép chia để tìm phần dư, nó sử dụng các phép trừ liên tiếp của độ dài "s" từ độ dài còn lại "r" cho đến khi "r" nhỏ hơn "s". Mô tả cấp cao, được in đậm, được phỏng theo Knuth 1973: 2–4: ĐẦU VÀO: [Into two locations L and S put the numbers "l" and "s" that represent the two lengths]: INPUT L, S [Initialize R: make the remaining length "r" equal to the starting/initial/input length "l"]: R ← L E0: [Đảm bảo "r" ≥ "s". ] [Ensure the smaller of the two numbers is in S and the larger in R]: IF R > S THEN the contents of L is the larger number so skip over the exchange-steps 4, 5 and 6: GOTO step 6 ELSE swap the contents of R and S. L ← R (this first step is redundant, but is useful for later discussion). R ← S S ← L E1: [Tìm phần dư]: Cho đến khi độ dài còn lại "r" trong R nhỏ hơn độ dài ngắn hơn "s" trong S, lặp đi lặp lại phép trừ số đo "s" trong S với độ dài còn lại "r" trong R. IF S > R THEN done measuring so GOTO 10 ELSE measure again, R ← R − S [Remainder-loop]: GOTO 7. E2: [Phần dư có bằng 0? ]: HOẶC (i) số đo cuối cùng là chính xác, phần còn lại trong R bằng 0 và chương trình có thể tạm dừng, HOẶC (ii) thuật toán phải tiếp tục: số đo cuối cùng để lại phần dư trong R nhỏ hơn số đo trong S. IF R = 0 THEN done so GOTO step 15 ELSE CONTINUE TO step 11, E3: [Đảo vị trí "s" và "r" ]: Điểm mấu chốt của thuật toán Euclid. Sử dụng phần dư "r" để đo số trước đó nhỏ hơn "s"; L phục vụ như một kho lưu trữ tạm thời. L ← R R ← S S ← L [Repeat the measuring process]: GOTO 7 ĐẦU RA: [Done. S contains the greatest common divisor]: PRINT S XONG: HALT, END, STOP. Một chương trình đơn giản cho thuật toán Euclid. Phiên bản sau của thuật toán Euclid chỉ yêu cầu sáu lệnh cốt lõi để thực hiện mười ba lệnh được yêu cầu bởi "chương trình chưa thanh lịch"; tệ hơn nữa là "chương trình chưa thanh lịch" yêu cầu nhiều loại hướng dẫn hơn. [làm rõ] Bạn có thể tìm thấy sơ đồ của "Thanh lịch" ở đầu bài viết này. Trong ngôn ngữ BASIC (không có cấu trúc), các bước được đánh số, và lệnh LET [] = [] là lệnh gán được ký hiệu bằng ←. 5 REM Euclid's algorithm for greatest common divisor 6 PRINT "Type two integers greater than 0" 10 INPUT A,B 20 IF B=0 THEN GOTO 80 30 IF A > B THEN GOTO 60 40 LET B=B-A 50 GOTO 20 60 LET A=A-B 70 GOTO 20 80 PRINT A 90 END "Cách "chương trình thanh lịch" hoạt động": Thay cho "vòng lặp Euclid" bên ngoài, "Elegant" di chuyển qua lại giữa hai "co-vòng lặp", một vòng lặp A> B tính A ← A - B và một vòng lặp B ≤ A tính toán B ← B - A. Điều này hoạt động bởi vì, khi cuối cùng giá trị nhỏ nhất M nhỏ hơn hoặc bằng dải con S (Chênh lệch = Minuend - Subtrahend), minuend có thể trở thành "s" (chiều dài đo mới) và subtrahend có thể trở thành "r" mới (độ dài được đo); nói cách khác, "ý nghĩa" của phép trừ đảo ngược. Phiên bản sau có thể được sử dụng với các ngôn ngữ hướng đối tượng: // Euclid's algorithm for greatest common divisor int euclidAlgorithm (int A, int B){ A=Math.abs(A); B=Math.abs(B); while (B!=0){ if (A>B) A=A-B; else B=B-A; return A; Kiểm tra các thuật toán Euclid. Một thuật toán có làm được những gì mà tác giả của nó muốn nó làm không? Một số trường hợp thử nghiệm thường cung cấp một số tin cậy về chức năng cốt lõi. Nhưng các thử nghiệm là không đủ. Đối với các trường hợp thử nghiệm, một nguồn sử dụng 3009 và 884. Knuth đề xuất 40902, 24140. Một trường hợp thú vị khác là hai số nguyên tố cùng nhau 14157 và 5950. Nhưng "trường hợp ngoại lệ" phải được xác định và thử nghiệm. Liệu "Inelegant" có thực hiện đúng khi R> S, S> R, R = S không? Cũng vậy cho chương trình "Thanh lịch": B> A, A> B, A = B? (Có cho tất cả). Điều gì xảy ra khi một số bằng 0, cả hai số đều bằng không? ("Chưa thanh lịch" rơi vào vòng lặp vĩnh viễn trong các trường hợp trên; "Thanh lịch" rơi vào vòng lặp vĩnh viễn khi A = 0.) Điều gì xảy ra nếu người dùng nhập số "âm" ? Số phân số? Nếu các số đầu vào, tức là miền của hàm được tính toán bởi thuật toán / chương trình, chỉ bao gồm các số nguyên dương bao gồm cả số 0, thì các lỗi ở số 0 chỉ ra rằng thuật toán (và chương trình khởi tạo nó) là một hàm riêng phần chứ không phải một hàm tổng. Một thất bại đáng chú ý do các ngoại lệ kiểu như vậy là sự cố tên lửa Ariane 5 Flight 501 (ngày 4 tháng 6 năm 1996). "Chứng minh tính đúng đắn của chương trình bằng cách sử dụng quy nạp toán học": Knuth chứng minh việc áp dụng quy nạp toán học cho phiên bản "mở rộng" của thuật toán Euclid và ông đề xuất "một phương pháp chung áp dụng để chứng minh tính hợp lệ của bất kỳ thuật toán nào". Tausworthe đề xuất rằng thước đo độ phức tạp của một chương trình là độ dài của bằng chứng tính đúng đắn của nó. Đo lường và cải thiện các thuật toán Euclid. "Thanh lịch (nhỏ gọn) so với tốt (tốc độ)": Chỉ với sáu lệnh cốt lõi, "Thanh lịch" là chiến thắng rõ ràng, so với "Không thanh lịch" với 13 lệnh. Tuy nhiên, "Không thanh lịch" "nhanh hơn" (nó đến HALT trong ít bước hơn). Phân tích thuật toán chỉ ra lý do tại sao lại như vậy: "Thanh lịch" thực hiện "hai" phép thử điều kiện trong mỗi vòng trừ, trong khi "Không thanh lịch" chỉ thực hiện một phép thử. Vì thuật toán (thường) yêu cầu nhiều lần lặp lại, nên "trung bình" sẽ lãng phí nhiều thời gian để thực hiện "B = 0?" kiểm tra chỉ cần thiết sau khi phần còn lại được tính toán. "Các thuật toán có thể được cải thiện không?": Một khi lập trình viên đánh giá một chương trình "phù hợp" và "hiệu quả" - nghĩa là nó tính toán chức năng mà tác giả của nó dự định - thì câu hỏi sẽ trở thành, liệu nó có thể được cải thiện không? Có thể cải thiện độ nhỏ gọn của "Không thanh lịch" bằng cách loại bỏ năm bước. Nhưng Chaitin đã chứng minh rằng việc nén một thuật toán không thể được tự động hóa bằng một thuật toán tổng quát; đúng hơn, nó chỉ có thể được thực hiện theo kinh nghiệm; tức là, bằng cách tìm kiếm đầy đủ, thử và sai, thông minh, sáng suốt, áp dụng suy luận quy nạp, v.v. Quan sát các bước 4, 5 và 6 được lặp lại trong các bước 11, 12 và 13. So sánh với "Thanh lịch" cung cấp gợi ý rằng các bước này, cùng với các bước 2 và 3, có thể bị loại bỏ. Điều này làm giảm số lượng lệnh cốt lõi từ 13 xuống 8, làm cho nó "thanh lịch" hơn "Thanh lịch", với chín bước. Tốc độ của "Thanh lịch" có thể được cải thiện bằng cách di chuyển "B = 0?" kiểm tra bên ngoài của hai vòng trừ. Thay đổi này yêu cầu bổ sung ba lệnh (B = 0 ?, A = 0 ?, GOTO). Bây giờ "Thanh lịch" tính toán các số ví dụ nhanh hơn; cho dù điều này luôn đúng đối với bất kỳ A, B và R, S nào cho trước hay không sẽ yêu cầu một phân tích chi tiết.
4,848
390197
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4848
WEB
WEB là một hệ lập trình máy tính do Donald Knuth xây dựng đầu tiên để thể hiện ý tưởng "lập trình văn học": tức là người ta có thể tạo ra phần mềm như những tác phẩm văn học, bằng cách cho các mẩu mã lệnh vào trong các đoạn văn bản mô tả thay vì làm ngược lại là thông lệ phổ biến trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình. Hệ WEB gồm hai chương trình chính: "tangle", để tạo ra mã lệnh Pascal biên dịch được từ các văn bản nguồn; và "weave", dùng để tạo ra các tài liệu hỗ trợ được trình bày chuyên nghiệp và có thể in ra được bằng cách dùng TeX. Phiên bản mới của WEB gọi là CWEB.
4,850
69823592
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4850
1 tháng 4
Ngày 1 tháng 4 là ngày thứ 91 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 92 trong mỗi năm nhuận). Còn 274 ngày nữa trong năm.
4,852
881725
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4852
Tổ chức phi chính phủ
Một tổ chức phi chính phủ - NGO (tiếng Anh: "non-governmental organization"– NGO; tiếng Pháp: "organisation non gouvernementale–ONG") là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Mặc dù về mặt kỹ thuật, định nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường giới hạn để chỉ các tổ chức xã hội và văn hóa mà mục tiêu chính không phải là thương mại. 1 điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia. Một vài người cho rằng cái tên "NGO" là dùng sai vì nó hàm ý bất cứ cái gì "không phải là chính phủ" đều là NGO. Vì NGO thường là các tổ chức phi chính phủ mà ít nhất một phần ngân quỹ hoạt động đến từ các nguồn tư nhân, nên nhiều NGO ngày nay thích dùng từ Tổ chức tình nguyện tư nhân ("Private voluntary organization–PVO"). Tư vấn Liên Hợp Quốc. Tên gọi "Tổ chức phi chính phủ" (NGO) được chính thức đưa vào sử dụng ngay sau khi thành lập Liên Hợp Quốc vào năm 1945, trong đó điều 71 chương 10 của Hiến chương Liên Hợp Quốc có đề cập đến vai trò tư vấn của các tổ chức không thuộc các chính phủ hay nhà nước thành viên – xem Chức năng tư vấn ("Consultative Status"). Vai trò quan trọng của các tổ chức phi chính phủ và các "tổ chức lớn" khác trong việc phát triển bền vững được công nhận trong chương 27 của Chương trình nghị sự 21, dẫn đến việc sắp đặt lại vai trò tư vấn giữa Liên Hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ. Mục đích. Các tổ chức phi chính phủ ra đời với nhiều mục đích khác nhau, thông thường nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị và/hay xã hội như bảo vệ môi trường thiên nhiên (ví dụ Hòa bình xanh), khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người (ví dụ Ân xá Quốc tế), cải thiện mức phúc lợi cho những người bị thiệt thòi, hoặc đại diện cho 1 nghị trình đoàn thể. Có rất nhiều tổ chức như vậy và mục tiêu của chúng bao trùm nhiều khía cạnh chính trị, xã hội, triết lý và nhân văn. Phương pháp. Các tổ chức phi chính phủ hoạt động theo nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên có thể coi thuộc vào 1 trong 2 kiểu sau. Một số chủ yếu tổ chức vận động hành lang để tạo áp lực chính trị, số khác chủ yếu tiến hành các chương trình và hoạt động (chẳng hạn như Oxfam là tổ chức chống nạn đói và nghèo khổ có các chương trình cung cấp phương tiện và thức ăn, nước uống sạch cho những người bị thiệt thòi). Quan hệ. Quan hệ giữa các giới kinh doanh, chính phủ, và các tổ chức phi chính phủ vô cùng phức tạp và đôi khi có sự trái nghịch, đặc biệt là khi các tổ chức phi chính phủ hoạt động đi ngược lại với các giới kinh doanh Tình trạng pháp lý. Các hình thức pháp lý của các tổ chức NGO thì đa dạng và phụ thuộc luật pháp và tập quán của mỗi nước. Tuy nhiên, có 4 nhóm chính của các NGO có thể được tìm thấy trên toàn thế giới: Hội đồng châu Âu ở Strasbourg soạn thảo Công ước châu Âu về Công nhận Tính cách pháp lý của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong năm 1986, trong đó đặt một cơ sở pháp lý chung cho sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức NGO tại châu Âu. Điều 11 của Công ước châu Âu về Nhân quyền bảo vệ quyền tự do lập hội, đó cũng là 1 tiêu chuẩn cơ bản cho các tổ chức NGO. Danh sách các tổ chức phi chính phủ. Số lượng các tổ chức NGO trong nước Mỹ được ước tính ở mức 1,5 triệu, Nga có 277.000 NGO, Ấn Độ được ước tính có khoảng 2 triệu NGO trong năm 2009, cứ 600 người Ấn Độ thì lại có 1 NGO, và nhiều gấp mấy lần số trường tiểu học và trung tâm y tế chính ở Ấn Độ.
4,854
679363
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4854
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: "Foreign Direct Investment", viết tắt là "FDI") là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất)của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới được các Doanh nghiệp đầu tư sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là sống còn của Doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó cho năng suất cận biên thấp. Chu kỳ sản phẩm. Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kỳ sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài(giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI. Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia. Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng... ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này! Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Khai thác chuyên gia và công nghệ. Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electronics, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự. Lợi ích của thu hút FDI. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý. Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công. Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn thu ngân sách lớn. Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. Các hình thức FDI. Phân theo bản chất đầu tư. Đầu tư phương tiện hoạt động. Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. Mua lại và sáp nhập. Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. Phân theo tính chất dòng vốn. Vốn chứng khoán. Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. Vốn tái đầu tư. Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ. Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. Phân theo động cơ của nhà đầu tư. Vốn tìm kiếm tài nguyên. Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. Vốn tìm kiếm hiệu quả. Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,điều kiện pháp lý v.v... Vốn tìm kiếm thị trường. Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. Xem thêm. Các hình thức huy động vốn đầu tư nước ngoài khác:
4,855
321789
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4855
NGO
NGO là một từ viết tắt hoặc mã tiếng Anh để chỉ:
4,856
903240
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4856
Phần cứng máy tính
Phần cứng máy tính, hay đơn giản là phần cứng (), đề cập đến các bộ phận vật lý hữu hình của một hệ thống máy tính; các thành phần điện, điện tử, cơ điện và cơ khí của nó như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các dây cáp, cũng như tủ hoặc hộp, các thiết bị ngoại vi của tất cả các loại, và bất kỳ yếu tố vật lý nào khác có liên quan, tạo nên phần cứng hoặc hỗ trợ vật lý ví dụ như loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD, card đồ họa VGA, card wifi, card âm thanh, bộ phận tản nhiệt... Ngược lại, phần mềm là hướng dẫn có thể được lưu trữ và chạy bằng phần cứng. Phần cứng được gọi là vì nó "cứng" hoặc cứng nhắc đối với các thay đổi hoặc sửa đổi; trong khi phần mềm thì "mềm" vì có thể dễ dàng cập nhật hoặc thay đổi. Trung gian giữa phần mềm và phần cứng là "firmware", đây là phần mềm được kết hợp chặt chẽ với phần cứng cụ thể của hệ thống máy tính và do đó khó thay đổi nhất nhưng cũng ổn định nhất về tính nhất quán của giao diện. Sự phát triển từ mức "độ cứng" sang "độ mềm" trong các hệ thống máy tính tương đương với sự tiến triển của các lớp trừu tượng trong điện toán. Phần cứng thường được hướng dẫn bởi phần mềm để thực hiện bất kỳ lệnh hoặc lệnh nào. Một sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm tạo thành một hệ thống máy tính có thể sử dụng được, mặc dù các hệ thống khác tồn tại chỉ với các thành phần phần cứng. Các ví dụ khác có thuật ngữ phần cứng được áp dụng, liên quan đến robot cũng như liên quan đến điện thoại di động, máy ảnh, máy nghe nhạc kỹ thuật số hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào khác. Khi các thiết bị này cũng xử lý dữ liệu, chúng có phần sụn và/hoặc phần mềm cũng như phần cứng. Lịch sử của phần cứng máy tính có thể được phân thành bốn thế hệ, mỗi thế hệ được đặc trưng bởi một sự thay đổi quan trọng về công nghệ. Một phân định đầu tiên có thể được thực hiện giữa các phần cứng chính, chẳng hạn như rất cần thiết cho hoạt động bình thường của thiết bị và "bổ sung", như một phần cứng thực hiện các chức năng cụ thể. Lịch sử. Sự phân loại tiến hóa của phần cứng máy tính điện tử được chia thành các thế hệ,trong đó mỗi thế hệ đại diện cho một sự thay đổi công nghệ đáng chú ý. Nguồn gốc của những thế hệ đầu tiên rất đơn giản để thiết lập, vì trong đó phần cứng đã trải qua những thay đổi căn bản"." Các thành phần thiết yếu tạo nên thiết bị điện tử của máy tính đã được thay thế hoàn toàn trong ba thế hệ đầu tiên, gây ra những thay đổi siêu việt. Trong những thập kỷ qua, việc phân biệt các thế hệ mới khó khăn hơn, vì những thay đổi đã dần dần và có một sự liên tục nhất định trong các công nghệ được sử dụng. Về nguyên tắc, bạn có thể phân biệt: Sự xuất hiện của bộ vi xử lý đánh dấu một mốc quan trọng và đối với nhiều tác giả, nó tạo thành sự khởi đầu của thế hệ thứ tư. Không giống như những thay đổi công nghệ trước đây, phát minh ra chúng không có nghĩa là sự biến mất hoàn toàn của các máy tính không sử dụng nó. Do đó, mặc dù bộ vi xử lý 4004 đã được tung ra thị trường vào năm 1971, nhưng vào đầu những năm 1980, đã có những máy tính, như PDP-11/44, dùng nó làm bộ vi xử lý logic tiếp tục thành công trên thị trường; đó là, trong trường hợp này sự dịch chuyển đã rất từ ​​từ. Một cột mốc công nghệ khác thường được sử dụng để xác định sự khởi đầu của thế hệ thứ tư là sự xuất hiện của các mạch tích hợp VLSI ("very large scale integration"), vào đầu những năm 1980. Giống như bộ vi xử lý, điều đó không có nghĩa là sự thay đổi ngay lập tức và sự biến mất nhanh chóng của các máy tính dựa trên các mạch tích hợp ở quy mô tích hợp thấp hơn. Nhiều thiết bị được triển khai với công nghệ VLSI và MSI (tích hợp quy mô trung bình) vẫn cùng tồn tại thành công cho đến những năm 1990. Kiến ​​trúc Von Neumann. Mẫu cho tất cả các máy tính hiện đại là kiến ​​trúc Von Neumann, được trình bày chi tiết trong bài báo năm 1945 của nhà toán học người Hungary John von Neumann. Phần này mô tả kiến ​​trúc thiết kế cho một máy tính điện tử kỹ thuật số với các phân khu của đơn vị xử lý bao gồm một đơn vị logic số học và các thanh ghi bộ xử lý, một đơn vị điều khiển chứa một thanh ghi lệnh và bộ đếm chương trình, bộ nhớ để lưu trữ cả dữ liệu và lệnh, lưu trữ khối ngoài, và cơ chế đầu vào và đầu ra. Ý nghĩa của thuật ngữ đã phát triển có nghĩa là một máy tính chương trình được lưu trữ trong đó một lệnh tìm nạp và thao tác dữ liệu có thể xảy ra cùng một lúc vì chúng chia sẻ một bus chung. Điều này được gọi là nút cổ chai Von Neumann và thường giới hạn hiệu suất của hệ thống. Phân loại phần cứng. Máy tính cá nhân. Máy tính cá nhân, còn được gọi là PC, là một trong những loại máy tính phổ biến nhất do tính linh hoạt và giá tương đối thấp. Máy tính xách tay nói chung rất giống nhau, mặc dù chúng có thể sử dụng các thành phần kích thước thấp hơn hoặc giảm kích thước, do đó hiệu suất thấp hơn. Vỏ case. Vỏ máy tính bao quanh hầu hết các thành phần của hệ thống. Nó cung cấp hỗ trợ và bảo vệ cơ học cho các yếu tố bên trong như bo mạch chủ, ổ đĩa và nguồn điện, điều khiển và điều hướng luồng không khí làm mát qua các bộ phận bên trong. Vỏ máy cũng là một phần của hệ thống để kiểm soát nhiễu điện từ được bức xạ bởi máy tính và bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi sự phóng tĩnh điện. Vỏ tháp lớn cung cấp thêm không gian bên trong cho nhiều ổ đĩa hoặc các thiết bị ngoại vi khác và thường đứng trên sàn, trong khi desktop case cung cấp ít không gian hơn. Các thiết kế theo phong cách tất cả trong một của Apple, cụ thể là iMac và các loại tương tự, bao gồm một màn hình video được tích hợp trong cùng một vỏ. Máy tính cơ động và laptop yêu cầu các trường hợp cung cấp bảo vệ tác động cho thiết bị. Một sự phát triển hiện tại trong máy tính xách tay là một bàn phím có thể tháo rời, cho phép hệ thống được cấu hình như một máy tính bảng màn hình cảm ứng. Người dùng có thể trang trí các vỏ máy bằng đèn màu, sơn hoặc các tính năng khác, trong một hoạt động được gọi là sửa đổi trường hợp. Bộ nguồn. Bộ cấp nguồn (PSU) chuyển đổi nguồn điện xoay chiều (AC) thành nguồn DC điện áp thấp cho các bộ phận bên trong của máy tính. Laptop có khả năng chạy từ pin tích hợp, thông thường trong một khoảng thời gian. Motherboard. Motherboad hay bo mạch chủ là thành phần chính của máy tính.Nó là một bo mạch với mạch tích hợp kết nối các bộ phận khác của máy tính bao gồm CPU, the RAM, ổ đĩa (CD, DVD, ổ cứng...) cũng như mọi thiết bị ngoại vi được kết nối qua cổng hoặc khe cắm mở rộng. Các thành phần được gắn trực tiếp vào hoặc một phần của bo mạch chủ bao gồm: Máy tính lớn. Máy tính lớn là một máy tính lớn hơn nhiều, thường lấp đầy một căn phòng và có thể có giá gấp hàng trăm hoặc hàng nghìn lần so với máy tính cá nhân. Chúng được thiết kế để thực hiện số lượng lớn các tính toán cho chính phủ và các doanh nghiệp lớn. Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động người ta còn phân biệt phần cứng ra thành: Ngoài các bộ phận nêu trên liên quan tới phần cứng của máy tính còn có các khái niệm quan trọng sau đây:
4,859
763210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4859
Châu Âu
Châu Âu hay Âu Châu (, ) về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu-Phi-Á, tùy cách nhìn. Theo quy ước, nó được coi là lục địa, trong trường hợp này chỉ là sự phân biệt thuần về văn hóa hơn là địa lý. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen, tuy nhiên về phía Đông thì hiện không rõ ràng. Tuy nhiên có thể coi dãy núi Ural được coi là vùng đất với địa lý và kiến tạo rõ rệt đánh dấu ranh giới giữa châu Á và châu Âu (xem chi tiết trong bài Địa lý châu Âu). Khi được coi là lục địa thì châu Âu thuộc loại nhỏ thứ 2 thế giới về diện tích, vào khoảng 10.180.000 km², và chỉ lớn hơn Châu Đại Dương. Xét về dân số thì nó là lục địa xếp thứ 4 sau châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Từ nguyên. Tên gọi trong tiếng Việt của châu Âu bắt nguồn từ tên gọi tiếng Trung "歐洲" (âm Hán Việt: "Âu châu"). Chữ "Âu" 歐 trong "Âu châu" 歐洲 là gọi tắt của "Âu La Ba" 歐羅巴. "Âu La Ba" (歐羅巴 - "Ōu luó bā") là phiên âm tiếng Trung của danh xưng tiếng Bồ Đào Nha "Europa". Từ "Europa" trong tiếng Bồ Đào Nha bắt nguồn từ tên gọi tiếng La-tinh "Europa". Nàng Europa (tiếng Hy Lạp: Ευρώπη; xem thêm Danh sách các địa danh Hy Lạp cổ đại) là một công chúa con vua Agenor xứ Týros trong thần thoại Hy Lạp, bị thần Zeus - cha của các vị thần - dưới dạng một con bò trắng dụ đưa đến đảo Crete (Kríti), tại đó nàng hạ sinh Minos - sau là chúa đảo Crete. Trong các tác phẩm của Homer, Ευρώπη là tên vị hoàng hậu thần thoại của đảo Crete, chứ không phải địa danh. Sau đó, từ này trở thành tên gọi của mảnh đất Hy Lạp và đến năm 500 TCN, ý nghĩa của nó được dùng rộng ra cho cả phần đất đó lên tận phía bắc. Xét rộng ra thì từ này trong tiếng Hy Lạp gồm hai từ "eurys" ("rộng") và "ops" ("mặt"), tuy nhiên giả thuyết này không rõ ràng. Một số nhà ngôn ngữ học đưa ra một giả thuyết khác dựa trên nguồn gốc dân gian là từ này có gốc từ tiếng Semit, bản thân lại mượn từ "erebu" trong tiếng Akkad, nghĩa là "mặt trời lặn" (tức phương Tây) (xem thêm "Erebus"). Đứng từ phía châu Á hay Trung Đông thì đúng là Mặt Trời lặn ở phần đất châu Âu–mảnh đất phía tây. Cũng thế, tên gọi châu Á có gốc từ "asu" trong tiếng Akkad, nghĩa là "mặt trời mọc", chỉ vùng đất phía đông dưới góc nhìn của một người Lưỡng Hà. Ở Việt Nam, châu Âu còn được biết đến với cái tên "Lục địa già", chú ý phân biệt với thuật ngữ Cựu Thế giới để chỉ Lục địa Phi-Á Âu. Lịch sử. Sự hình thành của châu Âu. Châu Âu có quá trình lịch sử xây dựng văn hóa và kinh tế lâu đời, có thể xét từ Thời đại đồ đá cũ ("Paleolithic"). Việc khám phá ra những viên đá hình bàn tay có độ tuổi cách đây 800.000 năm theo phương pháp định tuổi cácbon mới đây tại Monte Poggiolo, Ý, có thể có những ý nghĩa đặc biệt. Nền văn minh Hy Lạp cổ đại được coi là "Bà mẹ của châu Âu". Tương truyền, người Troia ở Tiểu Á đã bắt cóc vợ của vua Menelaus người Hy Lạp. Để đáp trả, quân Hy Lạp vượt biển làm nên cuộc chiến tranh thành Troia, và phá tan được thành này. Nền văn hóa Hy Lạp bấy giờ có biết bao nhiêu là anh tài xuất chúng như Homer, Hesiod, Callinus người xứ Ephesus, Xenophanes người xứ Colophon... về thi ca, Aristotle và Plato về triết học, Pythagoras người đảo Samos về toán học, Herodotos, Thucydies, Xenophon... về sử học. Trong các thành bang Hy Lạp cổ, Nhà nước chính trị đầu sỏ Sparta (Lacedaemon) thì tập trung xây dựng chủ nghĩa quân phiệt, còn nước Cộng hòa Athena dân chủ thì phát triển hoàng kim dưới thời cầm quyền của lãnh tụ Perikles. Cũng có những Nhà nước quân chủ, tỷ như đảo Samos của ông vua hải tặc Polycrates, và cũng có những Nhà nước độc tài, điển hình là các thành bang chư hầu của người Ba Tư ở Tiểu Á (Từ năm 559 trước Công Nguyên (TCN) vua Cyrus Đại Đế khởi lập Đế quốc Ba Tư và chinh phạt phần phía đông cũng nền văn minh Hy Lạp). Nhờ tài năng của mình, các chiến binh Hy Lạp ở châu Âu đã cầm chân và đánh tan tác quân xâm lược Ba Tư trong những trận đánh lừng lẫy. Người Hy Lạp cũng tổ chức những kỳ Thế vận hội trên núi Olympus, trong đó có nhiều môn thi đấu. Người Athena kể từ thời Perikles là trung tâm của nền văn minh Hy Lạp xưa. Nhưng từ năm 431 TCN đến năm 404 TCN, người Sparta đánh Athena trong cuộc Chiến tranh Peloponnesus dẫn đến sự suy sụp của thành bang Athena cũng như của chế độ dân chủ, thống soái Sparta là Lysandros ca khúc khải hoàn. Tuy Athena nỗ lực hồi phục nhưng họ không thể nào làm đàn anh của thế giới Hy Lạp cổ. Nhưng đến Sparta hùng mạnh cũng bị quân Thebes đánh bại trong trận Leuctra vào năm 371 TCN. Vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, khi tộc Hy Lạp cứ đánh nhau suốt mà không có ai làm bá chủ, Vương quốc Macedonia vươn lên, vua Philippos II xuất chinh đánh tan nát liên quân Athena - Thebes, dẫn đến sự kết liễu nền độc lập của các thành bang Hy Lạp. Vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, tộc Hy Lạp có Vương quốc Macedonia vươn lên, vua Alexandros Đại Đế (trị vì: 336 - 323 trước Công nguyên) mở rộng bờ cõi đất nước cho đến tận sông Ấn trong một loạt cuộc chinh phạt lẫy lừng của ông, nhưng những cuộc chiến tranh liên miên này kết thúc sau khi ông qua đời. Nhờ có Alexandros Đại Đế mà nền văn minh Hy Lạp truyền bá mạnh mẽ đến Á châu, tạo nên các quốc gia Hy Lạp hóa. Vào năm 753 TCN, Vương quốc La Mã ra đời với việc vua Romulus gầy dựng "kinh thành vĩnh cửu" La Mã. Sau khi lật đổ vua Tarquin Kiêu hãnh và năm 510 trước Công Nguyên thì người La Mã thiết lập nền Cộng hòa do các quan Tổng tài trị nước. Thoạt đầu họ lâm chiến với Vương quốc Ipiros do vua Pyrros trị vì (282 – 272 TCN), và dù ban đầu ông vua mạo hiểm này giữ được xứ Syracuse, Syracuse thất thủ và nhà toán học lỗi lạc Archimedes bị lính La Mã giết hại trong trận chiến này (212 TCN). Trước vó ngựa của người La Mã, nền văn minh Hy Lạp cùng các vương quốc cuối cùng đã chinh phạt được nền văn minh Hy Lạp xưa, và dần dần tiêu diệt luôn cả các quốc gia Hy Lạp hóa. Thời bấy giờ, Cicero là nhà hùng biện xuất sắc nhất của La Mã. Danh tướng Julius Caesar thắng lớn trong các cuộc nội chiến La Mã, khi ông ta lên làm nhà độc tài, có người cảm thấy lo sợ nền Cộng hòa sụp đổ nên đã lập mưu giết ông vào năm 44 trước Công Nguyên. Cuối cùng cháu ông là Augustus lật đổ chế độ Cộng hòa và lên ngôi Hoàng đế, thành công vang dội trong việc thiết lập Đế quốc La Mã. Vào năm 9, quân La Mã đại bại trong trận chiến Teutoburg với các bộ lạc người German do tù trưởng Hermann chỉ huy. Cuộc xâm lược Đức của người La Mã hoàn toàn thất bại và chiến công hiển hách giải phóng Đức của Hermann đã mở đường cho sự phát triển riêng biệt của nền văn hóa dân tộc Đức. Nền văn minh La Mã sản sinh những nhân tài sử học như Titus Livius, Plutarchus. Cùng thời đó, Ki-tô giáo cũng ra đời ở Tây Á, với những lời giáo huấn của Chúa Giêsu người xứ Nazareth. Ngài bị đóng đinh tại Jerusalem dưới triều Hoàng đế Tiberius (trị vì: 14 - 37). Khi quân La Mã xâm lược đảo Anh, vị Nữ hoàng tóc đỏ Boudicca kêu gọi nhân dân kháng chiến, nhưng bị đánh bại. Đế quốc La Mã thái bình thạnh trị dưới các triều Hoàng đế Nerva, Traianus, Hadrianus, Antoninus Pius và Marcus Aurelius từ năm 96 đến năm 180. Nerva cứu giúp người bần hàn, Traianus thì sáng suốt và có tài dụng binh, Hadrianus thì bảo trợ nghệ thuật và kiến trúc, Antoninus Pius thì hiển đức còn Marcus Aurelius thì quả là một ông vua - hiền triết đức độ, với tinh thần trách nhiệm cao. Người Goth (tộc German) tấn công La Mã vào năm 250 và hủy diệt quân đội của Hoàng đế Decius, giết được cả Decius. Sau một thời kỳ đại loạn, Hoàng đế Diocletianus (trị vì: 284 – 305) gầy dựng lại cơ đồ La Mã, xuất chinh thắng địch mang lại vẻ vang cho Đế quốc. Với các Hoàng đế Domitianus, Marcus Aurelius, Decius và Diocletianus, Ki-tô giáo bị trấn áp tàn nhẫn. Cũng từ thời Diocletianus, Đế quốc La Mã bị chia cắt thành 2 nước. Ông trị vì phần phía đông, từ đó khởi lập Đế quốc Đông La Mã. Hoàng đế Constantinus I Đại Đế dời đô về thành Tân La Mã, từ đó thành La Mã không còn làm kinh đô của đất nước mà chính nó lập ra nữa. Với những chiến công hiển hách của Constantinus I Đại Đế, Đế quốc La Mã thống nhất. Cũng trong thời điểm này lần đầu tiên Ki-tô giáo trở thành quốc giáo của La Mã. Người Goth càng ngày hùng mạnh làm Hoàng đế Theodosius I Đại Đế phải gặp nhiều gian nan, để bảo vệ Đế quốc La Mã. Trong triều vua này Ki-tô giáo hoàn toàn là tôn giáo hợp pháp duy nhất của Đế quốc La Mã. Khi ông qua đời vào năm 395, Đế quốc La Mã không bao giờ được thống nhất nữa. Vào năm 410, khi có loạn người La Mã phải rời khỏi đảo Anh, tạo điều kiện cho nước Anh trỗi dậy. Vào năm 441, vua Attila kéo đại binh Hung Nô vào phá tan tành vài thành phố của người Tây La Mã, song quân Tây La Mã của danh tướng Flavius Aetius hợp binh với vua người Tây Goth là Theodoric và đánh tan tác quân đội tinh nhuệ của Attila trong trận đánh lớn tại Chalons (451). Mối đe dọa từ người Hung Nô bị đẩy lùi. Trước cuộc tấn công của người German, Đế quốc Tây La Mã sụp đổ vào năm 476 đời Hoàng đế Romulus Augustus. Từ đó, châu Âu đã bước vào một thời kỳ dài đầy biến động thường được biết đến dưới tên gọi Thời kỳ Di cư. Thời kỳ đó còn gọi là "Thời kỳ Đen tối" theo các nhà tư tưởng Phục Hưng, và là "Thời kỳ Trung cổ" theo các nhà sử học đương đại và những người thuộc phong trào Khai sáng. Trong suốt thời gian này, các tu viện tại Ireland và các nơi khác đã gìn giữ cẩn thận những kiến thức đã được ghi chép và thu thập trước đó. Đến năm 610, người Avar và Quân đội Ba Tư tiến đánh Đế quốc Đông La Mã, Hoàng đế Phocas không giữ được nước, bị Heraclius hạ bệ. Là người có tài dụng binh, Heraclius phản công đại phá tan nát quân Ba Tư, Đế quốc Ba Tư đại bại vào năm 627. Nhưng đúng lúc đó, người Ả Rập Hồi giáo trỗi dậy mãnh liệt dưới sự lãnh đạo của nhà tiên tri Muhammad ở Tây Á. Vào năm 632, vó ngựa của người Ả Rập tung hoành trên Đế quốc Đông La Mã. Hoàng đế Heraclius xuất chinh, bị thảm bại tại Yarmouk (636). Vào năm 638, ông tiếp tục mất thành Jerusalem về tay quân Ả Rập do Khalip Omar thân chinh thống suất. Bước tiến của người Ả Rập vào Âu châu chỉ bị một bộc lạc người German là người Frank do Karl Búa Sắt chỉ huy chặn đứng tại Tours (732). Dưới triều vua Karl I Đại Đế (trị vì 768 - 814), Đế quốc Frank cường thịnh tung hoành ngang dọc khắp cõi Âu châu. Đế quốc Frank bấy giờ có cương thổ từ biển Đại Tây Dương cho đến sông Danube, từ Hà Lan cho đến Provence. Ông cũng củng cố vùng núi Pyrenees nhằm chống lại các cuộc cướp phá của quân Ả Rập. Vào năm 800, Giáo hoàng Lêô III tấn phong Karl I Đại Đế làm Hoàng đế. Từ đây, một Đế quốc Ki-tô giáo ở Tây phương được hình thành, độc lập với Đế quốc Đông La Mã. Chế độ phong kiến được dựng xây, người Frank bấy giờ coi như đã hợp nhất Âu châu, nhưng sự thống nhất này cũng tan thành mây khói sau khi Hoàng đế Karl I qua đời. Các vua kế tục Karl I Đại Đế đánh lẫn nhau, và theo Hiệp định Verdun (843) thì các quốc gia Đức và Pháp ra đời. Vua Heinrich der Finkle (trị vì: 912 - 936) là người có công đưa nước Đức trở thành một liệt cường của châu Âu thời Trung Cổ. Ông ngự tại kinh thành Mamleben ở vùng núi Harz, và chinh đông, dựng xây các thành phố đồng thời ngăn chặn những cuộc xâm lược của người Magyar, người Slavơ và ngưới Đan Mạch. Con ông là vua Otto I người xứ Sachsen (trị vì: 936 - 973) xuất chinh đập tan tác quân xâm lược Magyar trong trận Lechfeld vang danh (955). Bước tiến công của người Magyar vào châu Âu hoàn toàn bị đẩy lùi. Sau chiến công hiển hách, vua Otto I được Giáo hoàng Gioan XIII tấn phong làm Hoàng đế, từ đây khởi lập Đế quốc La Mã Thần thánh. Trong khi ấy, Đế quốc Đông La Mã hưng thịnh với Hoàng đế Basil I (trị vì: 867 - 886), người có tài trị quốc đã củng cố sự vững mạnh của Đế quốc. Các Hoàng đế Leōn VI ho Sophos (886 - 912) và Kōnstantinos VII Porphyrogennētos (trị vì: 913 - 959) đưa kinh kỳ Constantinopolis trở nên phồn vinh và khuếch trương thương mại. Thời bấy giờ, ở vùng Balkan một quốc gia hùng mạnh trỗi dậy, trở thành kẻ kình địch của Đế quốc Đông La Mã. Đó là Đệ nhất đế chế Bulgaria, do các thủ lĩnh dũng mãnh Terbel, Crum và Omartag khởi lập. Người Bulgaria theo Ki-tô giáo Chính Thống, nhưng điều này không thể ngăn họ đánh nhau với người Đông La Mã. Sa hoàng Crum đã tuyên chiến với người Đông La Mã, tiêu diệt Hoàng đế Nicephorus I Dưới triều Sa hoàng Simeon I (trị vì: 893 - 927), ông xưng "Quốc vương và Đấng cầm quyền chuyên chính của người Hy Lạp và Bulgaria", khởi binh đánh thành Constantinopolis nhưng thất bại (924). Sang đời Sa hoàng Samuel (trị vì: 927 - 1014), ông dời đô về thành Ochrid tráng lệ. Hoàng đế Basil II đánh tan tác quân Bulgaria, lại còn đui mù đám tù binh, làm cho Samuel đau khổ và chết. Trong thời gian đó, vào năm 997, István I lên làm thủ lĩnh của người Magyar, sáng lập Vương quốc Hungary vào năm 1001 Từ thập niên 1030, người Thổ Seljuk hưng thịnh lên, liền tiến công Đế quốc Đông La Mã và thắng trận lớn ở Manzikert gần hồ Van (1071). Họ còn xâm phạm đến Vương quốc Gruzia hùng mạnh của vua David IV (trị vì: 1089 - 1125), nhưng ông xuất chinh đánh lui quân Seljuk ra khỏi kinh đô Tbilisi. Dưới triều Nữ vương Tamara, cung đình Gruzia bước vào giai đoạn hoàng kim. Văn hóa nở rộ, nhà thi hào Shot'ha Rust'aveli - từng được giáo dưỡng tại Hy Lạp - làm quan trong Triều đình Tamara và được coi là người tiếp bước cho cao trào Phục Hưng. Trước bước tiến mãnh liệt của người Thổ Seljuk, từ năm 1096 cho đến năm 1291, người Ki-tô giáo phải tiến hành tám cuộc Thập tự chinh lớn và nhiều cuộc chiến nhỏ chống người Ả Rập và người Seljuk. Một ví dụ điển hình là cuộc Thập tự chinh lần thứ ba do vua Anh Richard I, vua Pháp Philippe II Auguste và Hoàng đế La Mã Thần thánh Friedrich Barbarossa tiến hành, thất bại trong việc giành lại Jerusalem từ tay người Ả Rập. Cháu của Friedrich I Barbarossa là Friedrich II (trị vì: 1211 - 1250) vừa giữa nghiệp đế vừa làm vua xứ Sicilia. Là một "Kỳ nhân thiên hạ" ("stupor mundi") ông khuếch trương nền văn hóa, đặt mầm mống cho thời kỳ Phục Hưng. Trong Đế quốc La Mã Thần thánh rộng lớn, Hoàng đế cũng muốn gầy dựng một nền thái binh thịnh trị. Sau thời ông thì Ý cũng có một nhân tài xuất sắc của nền thi ca Trung Cổ là nhà thi hào Dante Alighieri (1265 - 1320). Trong khi đó, vua Anh là John Lackland (trị vì: 1199 - 1216) bị mất xứ Normandy về tay người Pháp sau thất bại trong trận Bouvines (1214). Vào năm 1215, triều thần Anh ép John Lackland phải ký kết "Đại Hiến chương" (1215), mở ra truyền thống dân chủ của nước Anh. Đời vua Edward III (trị vì: 1327 - 1377), nước Anh lâm vào cuộc Chiến tranh Một trăm năm tàn khốc. Đây là một cuộc chiến có nhiều giai đoạn lẻ tẻ. Ông ngự giá thân chinh hủy diệt thủy binh Pháp trong trận Sluys (1340), sau đó liên tiếp đánh bại quân Pháp trong trận Cressy vào năm 1346 và trận Poitiers vào năm 1356. Vua Henry V cũng xuất chinh đại phá quân Pháp trong trận Agincourt vào năm 1415. Trong trận Castillion vào năm 1453 quân Anh đại bại và cuộc chiến tranh mới chấm dứt. Nhưng vào năm 1475, vua Edward IV thân chinh khởi binh đánh Pháp, buộc người Pháp phải triều cống cho Vương quốc Anh. Cũng trong thời bấy giờ, khi người Thổ Seljuk suy sụp, người Thổ Ottoman trỗi dậy với Sultan Osman I (trị vì: 1281 - 1326). Trước vó ngựa khủng khiếp của người Thổ Ottoman, Đệ nhị đế chế Bulgaria đại bại phải chấp nhận làm chư hầu cho họ vào năm 1366. Tiếp theo đó, quân Ottoman hủy diệt quân đội Serbia trong trận Kosovo (1389) ác liệt. Sau cùng, Bulgaria bị sáp nhập vào Đế quốc Ottoman. Vào năm 1396, vua Hungary là Sigismund tổ chức Thập tự chinh, bị Sultan Bayezid I đánh cho đại bại trong trận Nicopolis trên sông Danube. Sau khi Sultan Murad II đánh tan tác một cuộc Thập tự chinh trong trận Varna (1444), Sultan Mehmed II công thành Constantinopolis và kết liễu Đế quốc Đông La Mã. Thời bấy giờ, nhà Habsurg của các Đại Quận công Áo lên làm Hoàng đế La Mã Thần thánh, đóng đô tại thành Viên. Đại Quận công Áo Karl lên ngôi Hoàng đế tức Karl V vào năm 1519. Vào năm 1526, ông trị vì một Đế quốc rộng lớn hơn bất kỳ một Đế quốc nào trong lịch sử Âu châu kể từ thời Karl I Đại Đế. Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh đại thắng trong trận chiến Pavia chống vua Pháp là François I vào năm 1526. Nhưng cũng trong thời này, ngọn lửa của phong trào Kháng Cách bùng lên với nhà thần học Đức lừng danh Martin Luther (1483 - 1546). Vào năm 1517, ông dán "95 luận đề" tố cáo việc Giáo hoàng sử dụng phép ân xá ("indulgence") trên cửa Thành trị - Giáo đường Wittenberg. Phong trào Kháng Cách có lối suy nghĩ khác với thần học Trung Cổ về việc Thiên Chúa cứu rỗi các linh hồn khỏi tội lỗi. Điều này khiến Triều đình Karl V phải bận tâm vào việc trừng trị Kháng Cách. Nhưng một nhóm Vương hầu người Đức cũng đứng về phe Luther cả. Người Bắc Âu nhanh chóng tiếp nhận tư tưởng này. Trong khi ấy, việc các danh sĩ Đông La Mã chạy sang Ý sau khi kinh kỳ Constantinopolis thất thủ đã tạo nên phong trào Phục Hưng ở các nước phương Tây, là sự hồi phục của hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại, qua văn chương và nghệ thuật. Kiến trúc Âu châu thời đại này đã trở về về với lối kiến trúc Hy Lạp - La Mã xưa. Những công trình tiêu biểu của trào lưu Phục Hưng là cung điện và văn phòng công cộng. Một trong những danh nhân tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục Hưng là nhà họa sĩ người Ý Leonardo da Vinci (1452 - 1519). Trào lưu văn hóa Phục Hưng là ảnh hưởng hoàn toàn không nhỏ đối với lối suy nghĩ của người Âu châu và cùng với phong trào Kháng Cách mở ra thời kỳ cận đại. Nhưng trào lưu này ít được đón nhận ở các nước thuộc Đế quốc Ottoman, và có chúc ít công trình kiến trúc tại Đại Công quốc Moskva. Đời Sultan Selim I (trị vì: 1520 - 1520), Đế quốc Ottoman tạm thời không còn là mối lo ngại của người Âu châu nữa do họ chuyển sang đánh các nước Tây Á và Bắc Phi. Con của Selim I là vị Sultan kiêu hùng.Suleiman I (trị vì: 1520 - 1566), quân Ottoman lại phát động Thánh chiến chống các nước Ki-tô giáo, chinh phạt thành Beograd và đảo Rhodes. Người Hungary bị mất vua, mất nước. Em của Hoàng đế Karl V là Ferdinand I lên làm vua của một phần đất Hungary, tiếp tục cuộc tranh hùng Áo - Ottoman. Suleiman I thân hành kéo đại quân đến đánh kinh thành Viên nhưng thất bại vào năm 1529. Khi đó, tại Đại Công quốc Moskva, Ivan IV (trị vì: 1533 - 1584) xưng làm Sa hoàng, khởi lập nước Nga Sa hoàng. Là ông vua hùng tài đại lược, ông thân chinh đánh người Kazan vào năm 1547 và với chiến thắng trong cuộc chiến này, nước Nga mở mang cương thổ đến miền Siberia. Quân Nga cũng chiếm lĩnh xứ Astrakhan. Trong thời đại này có hai biến cố lớn: Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ, đồng thời người châu Âu đã vượt được mũi Hảo Vọng. Qua đó, châu Âu có tầm nhìn ra ngoài thế giới, tài năng của các nhà hàng hải để giúp cho người châu Âu bắt đầu vượt biển mà tiến hành chủ nghĩa thực dân. Các Đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng tiến hành khai phá thuộc địa, chiếm lĩnh được không ít đất đai ở châu Mỹ La Tinh. Tiếp theo là các nước Pháp, Hà Lan và Anh đã hình thành nên các Đế quốc thực dân với bạt ngàn đất đai và tài sản tại châu Phi, châu Mỹ, và châu Á. Trong khi ấy, Đế quốc Ottoman khuếch trương bành trướng và lâm chiến với Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva vào năm 1620. Ban đầu, người Thổ Nhĩ Kỳ thắng lớn, nhưng sau đó quân Kỵ binh Ba Lan phản công đánh tan nát đại quân Ottoman do đích thân Sultan Osman II chỉ huy trong trận Chocim (1621). Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva - vốn là một nhà nước Cộng hòa có vua do dân bầu lên - cũng đạt đến đỉnh cao chói lọi. Cùng thời, Đế quốc Thụy Điển vươn lên trở thành một liệt cường đáng gờm ở phương Bắc, với ông vua hùng tài đại lược Gustav II Adolf (trị vì: 1617 - 1632), với một nền chính trị vững chắc, một lực lượng Thủy binh hùng hậu và Quân đội tinh nhuệ. Thấy nước Nga đang biến loạn, ông xuất chinh hạ được thành Gdov vào năm 1614. Vào năm 1617, Sa hoàng Mikhail I Romanov phải nhượng đất đai cho Thụy Điển, đổi lại Nga giành lại được vùng Novgorod vốn từng bị quân Thụy Điển xâm lăng. Sau đó, người Thụy Điển quay sang đánh bại Ba Lan - Litva (1621). Quân Ba Lan hợp lực với Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh chặn chân quân Thụy Điển vào năm 1629, từ đó người Thụy Điển nhận thấy mối đe dọa từ người Áo. Trước đó, cuộc Chiến tranh Ba Mươi năm đã bùng nổ giữa liên minh Công giáo do người Áo dẫn đầu và liên minh Kháng Cách trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Vua Đan Mạch là Christian IV xuất binh sang Đức nhưng bị liên quân Công giáo đánh đại bại vào năm 1626. Do đó vào năm 1629, vua Gustav II Adolf ngự giá thân chinh cùng đại quân tiến vào Đức làm minh chủ của liên minh Kháng Cách. Sau nhiều trận thắng, Gustav II Adolf hy sinh. Người Pháp tuy theo Công giáo nhưng thù địch với Áo nên nhảy vào tham chiến, thành thử chiến tranh chấm dứt với Hoà ước Westfalen vào năm 1648, Kháng Cách trường tồn. Thụy Điển và Pháp mở rộng bờ cõi. Vua Louis XIV (trị vì: 1643 - 1715) là người có công gầy dựng Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Pháp. Trong thời đại này, Pháp là quốc gia hùng mạnh nhất ở Tây Âu. Trên khắp Âu châu, các nước học hỏi theo Nhà nước của Louis XIV. Trong cuộc Chiến tranh Ủy thác (1667 - 1668), ông ta đánh Tây Ban Nha để giành lấy vùng Bourgogne-Franche-Comté, và toàn thắng vào năm 1674. Nhưng vào năm 1690, vua Anh là William III lập chiến công lừng lẫy đại phá liên quân Pháp - Ireland trong trận Boyne. Vào năm 1655, vua Thụy Điển là Karl X thân hành dẫn quân tiến đánh Ba Lan. Là một chư hầu của Ba Lan, nhưng xứ Brandenburg - Phổ (tộc Đức, nằm trong Đế quốc La Mã Thần thánh) họp binh với quân Transylvannia, quân Thụy Điển và quân Nga. Trong trận đánh Warsaw (1656), quân Ba Lan đại bại và đại binh Brandenburg - Phổ do Tuyển hầu tước kiêm Quận công Friedrich Wilhelm I Vĩ đại (trị vì: 1640 - 1688) thân hành thống suất đã chiến đấu mãnh liệt. Sau đó, ông buộc Ba Lan phải nhượng vùng Đông Phổ và lui khỏi cuộc chiến. Quân Ba Lan đuổi được liên quân Nga - Thụy Điển, nhưng rồi sau cuộc chiến tình hình rối loạn làm Ba Lan, xứ Phổ - Brandenburg trở nên hùng cường, uy dũng. Xứ Phổ còn đe dọa mạnh mẽ đến sức mạnh quân sự của Thụy Điển. Quả nhiên, khi đại binh Thụy Điển (được Pháp giúp đỡ) sang xâm lược, các chiến binh dũng mãnh Phổ - Brandenburg đã đánh úp địch ở Rathenow, và đại phá địch trong trận chiến Fehrbellin (1675). Với Friedrich Wilhelm I Vĩ đại, người Phổ - Brandenburg cũng có được một bộ máy chính quyền hữu hiệu, Nhà nước quân chủ chuyên chế vững chắc. Vào năm 1683, quân Ottoman lại vây hãm kinh kỳ Viên, nhưng bị Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh và đại binh Ba Lan do ông vua đại tài Jan III Sobieski đích thân chỉ huy đánh đại baị. Sau đó, Jan III Sobieski cùng Hoàng đế Leopold I đánh đuổi người Thổ, quân Áo chiếm được Hungary. Vào năm 1701, thấy thực lực đủ mạnh, Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm II xứ Brandenburg khởi lập Vương quốc Phổ, lên làm vua Friedrich I độc lập với người Áo. Ông xây dựng Quân đội cùng những cung điện nguy nga tráng lệ. Quân Phổ tham chiến cùng liên minh Anh - Áo - Hà Lan chống Pháp trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha tàn khốc (1701 - 1713). Các danh tướng Eugène de Savoie-Carignan (Áo), John Churchill, Công tước thứ nhất của Marlborough (Anh) và Leopold I xứ Anhalt-Dessau đều lập những chiến công hiển hách đập tan tành quân đội của Louis XIV, mang lại vinh quang cho nước nhà (tỷ như trong những trận đánh vang danh tại Blenheim 1704 và Cassano 1705). Sự suy sụp của Pháp tạo điều kiện cho các liệt cường mới mẻ vươn lên phát triển. Mở đầu là nước Nga, với Sa hoàng Pyotr Đại Đế đánh thắng người Ottoman (1696). Ông còn liên minh với Đan Mạch, Sachsen và Ba Lan để đánh gục Đế quốc Thụy Điển của ông vua - chiến binh Karl XII, nhưng cả ba nước lần lượt bị Thụy Điển đè bẹp. Trong khi Ba Lan suy sụp, Pyotr Đại Đế xuất chinh đại phá quân Thụy Điển trong trận Poltava (1709), lấy đất và giành địa vị liệt cường từ tay Thụy Điển. Song, người Ottoman vực dậy đánh đuổi được quân Nga. Không những trở thành liệt cường mà nước Nga còn được cải cách đổi mới. Đế quốc Nga ra đời vào năm 1720 khi Pyotr Đại Đế xưng Hoàng đế. Friedrich II Đại đế của Phổ (1712 - 1786) là một trong những vị thống soái xuất sắc nhất trong lịch sử Âu châu. Ông còn là một nhà vua - hiền triết điển hình vào thời đó, đưa đất nước trở nên phồn thịnh.]] Trong khi Đế quốc Nga là điển hình của một nước lớn uy dũng vươn lên bá chủ, thì Vương quốc Phổ lại là tấm gương của một nước nhỏ, dân số ít nhưng nhanh chóng phát triển mãnh liệt, tranh hùng tranh bá. Nhờ có vua Friedrich Wilhelm I (trị vì: 1713 - 1740), người Phổ sở hữu một lực lượng hùng binh mãnh tướng siêu việt và một bộ máy hành chính hiệu quả, xã hội được cải cách, nền giáo dục đáng tự hào, thậm chí còn đoạt được đất đai của vua Thụy Điển Karl XII (1721) để làm chủ cửa sông Oder. Khi vị vua hùng tài đại lược Friedrich II Đại Đế lên nối ngôi báu (trị vì: 1740 - 1786), nước Phổ đã có thể tranh hùng tranh bá. Khi Hoàng đế La Mã Thần thánh Karl V qua đời và Công chúa Maria Theresia lên làm Nữ hoàng nước Áo, vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống suất đại binh đánh tỉnh Silesia trù phú của người Áo, mở ra cuộc Chiến tranh Kế vị Áo (1740 - 1748). Phổ liên minh với Pháp, và Áo liên minh với Anh. Nhờ có tài dụng binh như thần của Friedrich II Đại Đế, quân Phổ lập nên nhiều chiến công huy hoàng của ông (tỷ như các trận Hohenfriedberg và Soor làm cả Âu châu phải thán phục, để rồi ông kết thúc thắng lợi cuộc chinh phạt Silesia vào ngày Giáng sinh năm 1745, trước đó ông cũng chiếm lĩnh được cảng Emden vào năm 1744. Đồng thời, vua George II thân chinh kéo đại binh đánh tan nát quân Pháp trong trận Dettingen (1743), đã thế thủy binh Anh cũng nghiền nát thủy binh Pháp trong trận thủy chiến Ouessant (1747) đưa nước Anh ngày càng hùng cường vào năm 1748 khi chiến sự chấm dứt, đồng thời Phổ vẫn giữ vững Silesia và trở thành liệt cường châu Âu. Khi ấy, Nữ hoàng Nga là Elizaveta hoảng hốt trước sự trỗi dậy như vũ bão của nước Phổ, thấy vậy, Maria Theresia lập liên minh với Nga và Thụy Điển. Đồng thời, việc Phổ lập liên minh với Anh chống Pháp dẫn đến cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763). Đương đầu với liên minh chống Phổ hùng hậu, vua Friedrich II Đại Đế chủ động ra tay, và tài cầm quân cùng với lòng quyết tâm của ông đã giúp quân Phổ lập nên những chiến thắng vang lừng như trận Rossbach, trận Leuthen (1757) và trận Liegnitz (1760), để rồi Phổ là quốc gia thắng trận trong cuộc chiến (1763). Đại bại trước quân Phổ trên bộ và quân Anh trên biển, Pháp bị khánh kiệt tả tơi sau cuộc chiến tranh này, do đó có thể thấy sự tiêu đời của Vương quốc Pháp mở đầu với cuộc chinh phạt Silesia của người Phổ vào năm 1740. Nước Anh thắng trận với những chiến công hiển hách như trận thủy chiến vịnh Quiberon và trận thắng Pháp tại Quebec ở Bắc Mỹ (1759), nhờ đó Anh lấy được nhiều đất đai. Nhưng rồi cả Anh và Pháp đều suy yếu trước sự vươn lên của các liệt cường phương Đông, mà điển hình là Phổ, Áo và Nga. Do là một nước nhỏ mà có thể đánh thắng liên quân các nước lớn láng giềng, nước Phổ của Friedrich II Đại Đế hoàn toàn là liệt cường Âu châu khi Chiến tranh Bảy Năm chấm dứt. Lúc ấy, lực lượng Quân đội Phổ tinh nhuệ trở thành đội quân thiện chiến nhất Âu châu, và dù họ nhiều lần bị Quân đội Nga đánh bại trong thời gian chiến tranh, đó chỉ là do Nga đông người hơn Phổ hẳn. Cá nhân của người lãnh đạo luôn đóng vai trò quan trọng, mà về mặt này Phổ được lợi lớn vì có vị vua xuất sắc Friedrich II Đại Đế là có tầm nhìn xa trông rộng, quyết đoán, là một "kỳ nhân của thiên hạ" ("stupor mundi") thời bấy giờ. Đồng thời, nước Nga tiến hành những cuộc chinh phạt lớn lao của vị Nữ hoàng tài năng hơn người Ekaterina II Đại Đế nước Nga (trị vì: 1762 - 1796). Vào năm 1772, với tài năng ngoại giao của mình, vua Phổ mang lại lợi ích cho nước nhà khi ông cùng Nga và Áo tiến hành cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ suy vong, bị Nga đánh bại và lấy đất. Sau thời kỳ khai phá châu Âu. Sau thời kỳ khai phá, các ý niệm về dân chủ bắt rễ tại châu Âu. Vào thế kỷ XVIII, trào lưu triết học Khai sáng ở Pháp có những nhà triết học hàng đầu như Voltaire (François-Marie Arouet, 1694 - 1778) - bạn hữu của vua Phổ Friedrich II Đại Đế và Jean-Jacques Rousseau (1712 - 1778). Ngay từ năm 1688, cuộc Cách mạng Vinh Quang đã giành thắng lợi tại Anh, lật đổ ông vua độc đoán James II. Thậm chí tại một số nước phong kiến như Phổ và Nga, các vị minh quân Friedrich II Đại Đế và Ekaterina II Đại Đế đã tiến hành những cải cách tiến bộ, dù không triệt để. Vua Friedrich II Đại Đế cũng từng tham gia trong Hội Tam Điểm - một tổ chức bí mật có tư tưởng tiến bộ. Vào năm 1789, Bất mãn với tầng lớp quý tộc và độc quyền về quyền lực chính trị ở Pháp đã dẫn đến cuộc Cách mạng Pháp và thành lập nền Cộng hòa đầu tiên, năm 1793 vua Louis XVI bị hành quyết. Ngọn lửa Cách mạng Pháp rực cháy đã dẫn đến những biến động to lớn tại châu Âu khi các tư tưởng của cuộc cách mạng này đã truyền bá khắp lục địa. Việc hình thành tư tưởng dân chủ khiến cho căng thẳng trong châu Âu không ngừng gia tăng, ngoài những căng thẳng đã có sẵn do tranh giành tài nguyên tại Tân Thế giới. Một trong những căng thẳng tiêu biểu trong thời kỳ này là khi Napoléon Bonaparte lên ngôi Hoàng đế đã tiến hành các cuộc chinh phục nhằm hình thành một Đế chế thứ nhất của người Pháp, tuy nhiên Đế chế này đã sụp đổ vào năm 1815 sau Trận Waterloo. Bộ luật Napoléon ra đời dẫn đến việc phổ biến hơn nữa các lý tưởng của Cách mạng Pháp, cũng như việc áp dụng rộng rãi các mô hình quản lý, luật pháp và giáo dục của Pháp trên toàn châu Âu. Sau khi các cuộc chinh phục của Napoleon kết thúc, châu Âu dần ổn định. Hội nghị Vienna, được triệu tập sau sự sụp đổ của Napoléon, đã thiết lập nên một sự cân bằng quyền lực mới ở châu Âu tập trung vào năm "cường quốc": Anh, Pháp, Phổ, Áo và Nga. Nước Nga hùng mạnh trở thành một "tên sen đầm" bách chiến bách thắng của châu Âu. Tuy trào lưu Khai sáng suy yếu nhưng các tư tưởng của trào lưu triết học này vẫn chưa bị phai sau nhiều biến cố lịch sử, thể hiện qua cải cách đúng đắn của quan đại thần Triều đình Phổ Heinrich Friedrich Karl vom und zum Stein (1757 – 1831). Rồi chủ nghĩa lãng mạn ra đời. Cuộc Cách mạng Công nghiệp khởi nguồn từ Anh vào cuối thế kỷ 18 và lan rộng khắp châu Âu. Việc phát minh và áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, mang tới sự thịnh vượng và sự gia tăng số dân cũng như sự xuất hiện của một tầng lớp lao động mới. Vào năm 1848, làn sóng Cách mạng lan rộng trên châu Âu, chẳng hạn như Ý. Đó cũng là năm mà Karl Marx và Friedrich Engels viết nên bản "Tuyên ngôn của chủ nghĩa Cộng sản". Vào năm 1863, ngọn lửa đấu tranh vì tự do lại bùng cháy tại Ba Lan, nhưng bị Chính phủ Nga hoàng đàn áp. Vương quốc Phổ hùng mạnh, với quân sĩ tinh nhuệ đã giành chiến thắng trong một loạt các cuộc chiến tranh và thống nhất tất cả các tiểu bang để gầy dựng nên Đế chế Đức vào năm 1871 dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Wilhelm I và Thủ tướng Otto von Bismarck. Năm 1871 cũng chứng kiến sự thống nhất của Ý từ các quốc gia nhỏ hơn. Các cải cách trong lĩnh vực xã hội và sau đó là kinh tế đã dần được thực hiện ở hầu hết các nước, bao gồm các luật đầu tiên quy định về sử dụng lao động trẻ em, hợp pháp hoá các công đoàn, và bãi bỏ chế độ nô lệ. Ở Anh, Đạo luật Y tế Công cộng năm 1875 đã được thông qua, cải thiện đáng kể điều kiện sống ở nhiều thành phố của Anh. Bên cạnh cạnh tranh với nhau, các nước châu Âu trong thời gian này tiếp tục tích cực đi xâm chiếm thuộc địa. Với tiến bộ khoa học quân sự đạt được, họ càng có thế mạnh trong các cuộc chiến tranh xâm lược tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Với tiền của bóc lột được tại các thuộc địa cũng như tích lũy được từ cuộc Cách mạng công nghiệp, hình thành các đế chế hùng mạnh tại châu Âu, điển hình gồm Đế chế Habsburg hay là Đế chế Áo-Hung, Đế chế Nga, Đế chế thuộc địa Pháp, Đế chế Anh, Đế chế Hà Lan. Trong năm 1904 – 1905, châu Âu chứng kiến sự kiện khác thường: Đế quốc Nhật Bản đánh thắng Đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh giữa hai nước. Trong khi đó, cuộc cách mạng Serbia(1804) và Chiến tranh giành độc lập của Hi Lạp (1821) đánh dấu sự kết thúc đối với quyền lực của Đế chế Ottoman tại Balkans, mà đã kết thúc hẳn sau các cuộc chiến tranh Balkan trong 1912-1913. Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ năm 1914 đến năm 1918. Nó bắt đầu khi Thái tử Franz Ferdinand của Áo bị ám sát bởi một người theo chủ nghĩa dân tộc Yugoslav tên là Gavrilo Princip. Hầu hết các quốc gia châu Âu đã bị lôi kéo vào cuộc chiến, gia nhập một trong hai phe Hiệp ước (Pháp, Bỉ, Serbia, Bồ Đào Nha, Nga, Vương quốc Anh, và sau đó là Ý, Hy Lạp, Romania và Hoa Kỳ) hoặc phe Trung tâm (Áo -Hungary, Đức, Bulgaria, và Đế chế Ottoman). Cuộc chiến đã khiến hơn 16 triệu dân thường và quân nhân chết. Biên giới các nước châu Âu vẫn trong tình trạng hiện nay khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Ở Nga đã xảy ra cuộc Cách mạng Nga vào năm 1917, lật đổ chế độ quân chủ Sa hoàng và thay thế nó với một nhà nước Cộng sản chủ nghĩa. Đế quốc Áo-Hungary và Đế chế Ottoman sụp đổ, chia tách thành các quốc gia riêng biệt. Hiệp ước Versailles, chính thức chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1919, áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề đối với nước Đức. Bất ổn kinh tế, một phần do các khoản nợ phát sinh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và 'các khoản vay' cho Đức, đã tàn phá nền kinh tế ở châu Âu vào cuối những năm 1920 và 1930. Điều này cùng với Sự sụp đổ của phố Wall năm 1929 đã dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng trên toàn thế giới. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, bất ổn xã hội và mối đe dọa của chủ nghĩa Cộng sản, các phong trào phát xít đã phát triển khắp châu Âu, vào năm 1922, chính phủ phát xít một Đảng của Mussolini đã nắm quyền ở Ý. Năm 1933, Adolf Hitler lên nắm quyền lực ở Đức và trở thành lãnh tụ tối cao của Đức Quốc xã, thiết lập chế độ độc tài phát xít và hướng tới mục tiêu xây dựng một nước Đại Đức. Đức tăng cường bành trướng, tái mở rộng và chiếm lại Saarland và Rhineland vào năm 1935 và 1936. Năm 1938, Áo được sáp nhập vào lãnh thổ Đức và trở thành một phần của Đức. Cuối năm đó, sau Hiệp định Munich đã được ký kết giữa Đức, Pháp, Anh và Ý, Đức sáp nhập Sudetenland, một phần của Tiệp Khắc, nơi người Đức gốc định cư, và đầu năm 1939, Đức chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc. Đức xâm chiếm Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, khiến Pháp và Vương quốc Anh tuyên chiến với Đức vào ngày 3 tháng 9, bùng nổ Thế chiến thứ hai. Vào tháng 5 năm 1940, Đức tấn công nước Pháp sau khi đã thôn tính Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg. Nước Pháp đầu hàng vào tháng 6 năm 1940. Vào tháng 8, Đức bắt đầu một chiến dịch ném bom nước Anh, nhưng không thuyết phục được người Anh từ bỏ. Nam Tư và Hi Lạp cũng bị Đức chiếm đóng. Năm 1941, Đức xâm lược Liên Xô trong Chiến dịch Barbarossa. Sau trận Stalingrad vào năm 1943, cuộc tấn công của Đức tại Liên Xô đã trở thành một sự thất bại. Trận Kursk, trận chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử, là cuộc tấn công lớn của Đức cuối cùng trên Mặt trận phía Đông. LIên Xô đẩy lùi quân Đức khỏi lãnh thổ của mình, giải phóng các nước Đông Âu và tiến quân vào Đức từ phía đông. Vào tháng 6 năm 1944, các lực lượng Anh và Mỹ đã đổ bộ lên miền bắc nước Pháp trong chiến dịch đổ bộ D-Day, mở ra một mặt trận mới chống lại Đức, giải phóng các nước Tây Âu và tiến vào Đức từ phía tây. Berlin cuối cùng đã sụp đổ vào năm 1945, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu. Hơn 40 triệu người ở châu Âu đã chết do hậu quả của Chiến tranh Thế giới thứ II bao gồm từ 11 đến 17 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc tàn sát Holocaust. Chiến tranh thế giới thứ nhất và đặc biệt là Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm giảm vai trò của Châu Âu trong các vấn đề thế giới. Sau Thế chiến II, bản đồ châu Âu được vẽ lại tại Hội nghị Yalta và được chia thành hai khối, các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa. Kể từ sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến khi kết thúc tình trạng Chiến tranh Lạnh, châu Âu đã ở trong tình trạng đối đầu giữa 2 khối đối lập nhau về chính trị và kinh tế: các nước Cộng sản ở Đông Âu (chịu ảnh hưởng của Liên Xô) và các nước tư bản ở Tây Âu (chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ). Cho đến cuối thé kỷ XX, hầu hết các thuộc địa châu Âu ở châu Á và châu Phi đều đã giành được độc lập. Vào năm 1989, một loạt các cuộc cách mạng diễn ra khiến cho khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ. Bức tường Berlin bị phá bỏ và nước Đức được tái thống nhất vào năm 1990. Năm 1991, Liên Xô tan rã thành 15 nước Cộng hòa độc lập, chế độ Cộng sản chủ nghĩa trên toàn châu Âu bị tiêu diệt hoàn toàn. Năm 1967, Cộng đồng Châu Âu đuơc thành lập, năm 1993 trở thành Liên minh Châu Âu (EU). EU đã thiết lập một quốc hội, tòa án và ngân hàng trung ương, giới thiệu đồng euro như một đồng tiền thống nhất. Từ năm 2004 đến năm 2013, nhiều quốc gia Trung và Đông Âu đã bắt đầu tham gia, mở rộng EU tới quy mô hiện tại là 28 quốc gia châu Âu, một lần nữa biến châu Âu trở thành trung tâm chính trị và kinh tế của thế giới. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 2016, người dân Vương quốc Anh, trong một cuộc trưng cầu dân ý đã bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu. Địa lý và phạm vi. Vị trí địa lý. Về mặt địa lý, châu Âu nằm trong đại lục rộng hơn là lục địa Âu Á. Ranh giới của lục địa châu Âu với châu Á bắt đầu từ dãy Ural ở Nga phía đông, đến đông nam thì không thống nhất, có thể coi là sông Ural hoặc sông Emba. Từ đó ranh giới này kéo đến biển Caspia, sau đó đến sông Kuma và Manych hoặc dãy Kavkaz, rồi kéo đến Biển Đen; eo biển Bosporus, biển Marmara, và eo biển Dardanelles chấm dứt ranh giới với châu Á. Biển Địa Trung Hải ở phía nam phân cách châu Âu với châu Phi. Ranh giới phía tây là Đại Tây Dương, tuy thế Iceland, nằm cách xa hẳn so với điểm gần nhất của châu Âu với châu Phi và châu Á, cũng nằm trong châu Âu. Hiện tại việc xác định trung tâm địa lý châu Âu vẫn còn trong vòng tranh luận. Trên thực tế, biên giới của châu Âu thông thường được xác định dựa trên các yếu tố chính trị, kinh tế, và văn hóa. Do vậy mà kích thước cũng như số lượng các nước của "châu Âu" sẽ khác nhau tùy theo định nghĩa. Hầu hết các nước trong châu Âu là thành viên của Hội đồng châu Âu, ngoại trừ Belarus, và Tòa Thánh (Thành Vatican). Khái niệm "lục địa" châu Âu không thống nhất. Vì châu Âu không được bao bọc toàn bộ bởi biển cả nên nhiều người coi nó chỉ là bán đảo của lục địa Âu Á. Trong quá khứ, khái niệm lãnh thổ Kitô giáo được coi là quan trọng hơn cả đối với châu Âu. Châu Âu được chia làm 4 khu vực: Bắc Âu, Nam Âu, Tây Âu, Đông Âu. Trên thực tế, "châu Âu" ngày càng được dùng là cách gọi tắt để chỉ Liên minh châu Âu (EU) và các 27 thành viên hiện tại của nó. Một số nước châu Âu đang xin làm thành viên, số khác dự kiến cũng sẽ tiến hành thương lượng trong tương lai (xem Mở rộng Liên minh châu Âu). Đặc điểm địa hình. Về mặt địa hình, châu Âu là nhóm các bán đảo kết nối với nhau. 2 bán đảo lớn nhất là châu Âu "lục địa" và bán đảo Scandinavia ở phía bắc, cách nhau bởi Biển Baltic. Ba bán đảo nhỏ hơn là (Iberia, Ý và bán đảo Balkan) trải từ phía nam lục địa tới Địa Trung Hải, biển tách châu Âu với châu Phi. Về phía đông, châu Âu lục địa trải rộng trông như miệng phễu tới tận biên giới với châu Á là dãy Ural. Bề mặt địa hình trong châu Âu khác nhau rất nhiều ngay trong một phạm vi tương đối nhỏ. Các khu vực phía nam địa hình chủ yếu là đồi núi, trong khi về phía bắc thì địa thế thấp dần từ các dãy Alps, Pyrene và Karpati, qua các vùng đồi, rồi đến các đồng bằng rộng, thấp phía bắc, và khá rộng phía đông. Vùng đất thấp rộng lớn này được gọi là Đồng bằng Lớn Âu Châu, và tâm của nó nằm tại Đồng bằng Bắc Đức. Một vùng đất cao hình vòng cung nằm ở biên giới biển phía tây bắc, bắt đầu từ quần đảo Anh phía tây và dọc theo trục cắt fjord có nhiều núi của Na Uy. Mô tả này đã được giản lược hóa. Các tiểu vùng như Iberia và Ý có tính chất phức tạp riêng như chính châu Âu lục địa, nơi mà địa hình có nhiều cao nguyên, thung lũng sông và các lưu vực đã làm cho miêu tả địa hình chung phức tạp hơn. Iceland và quần đảo Anh là các trường hợp đặc biệt. Iceland là một vùng đất riêng ở vùng biển phía bắc được coi như nằm trong châu Âu, trong khi quần đảo Anh là vùng đất cao từng nối với lục địa cho đến khi địa hình đáy biển biến đổi đã tách chúng ra. Do địa hình châu Âu có thể có một số tổng quát hóa nhất định nên cũng không ngạc nhiên lắm khi biết là trong lịch sử, vùng đất này là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc tách biệt trên các vùng đất tách biệt mà ít có pha trộn. Hệ sinh thái. Có mặt bên cạnh những người làm nông nghiệp hàng nghìn năm nay, động vật cũng như thực vật của châu Âu bị các hoạt động của con người ảnh hưởng mạnh. Ngoại trừ Scandinavia và bắc Nga, thì chỉ còn vài vùng trong châu Âu hầu như còn nguyên tình trạng hoang dã, không kể các vườn động thực vật nhân tạo. Thảm thực vật chủ yếu. Thảm thực vật chủ yếu ở châu Âu là rừng. Điều kiện ở châu Âu rất thuận lợi cho rừng phát triển. Về phía bắc, Hải lưu Gulf Stream và Hải lưu Bắc Đại Tây Dương sưởi ấm lục địa này. Nam Âu thì có khí hậu ấm và ôn hòa. Vùng này thường có mưa rào mùa hè. Các dãy núi cũng ảnh hưởng tới các điều kiện phát triển sinh vật. Một số dãy (Alps, Pyrene) có hướng đông-tây nên tạo điều kiện cho gió mang một lượng nước rất lớn từ biển vào trong đất liền. Các dãy khác thì hướng nam-bắc (các dãy Scandinavia, Dinarides, Karpati, Apennin) và vì mưa chỉ đổ chủ yếu phía bên sườn núi hướng ra biển nên rừng rất phát triển về phía này, trong khi phía bên kia thì điều kiện kém thuận lợi hơn. Một số nơi trong châu Âu lục địa ít có thú nuôi trong một vài giai đoạn, và việc phá rừng cho sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái động và thực vật nguyên thủy. Khoảng 80 – 90% châu Âu từng được bao phủ bởi rừng. Rừng trải từ Địa Trung Hải đến tận Biển Bắc Cực. Mặc dù hơn nửa số rừng nguyên sinh của châu Âu biến mất qua hàng thế kỷ thực dân hóa, châu Âu vẫn còn 25% số rừng của thế giới (rừng vân sam ("spruce") của Scandinavia, rừng thông bạt ngàn ở Nga, rừng nhiệt đới ẩm ("rainforest") của Kavkaz và rừng sồi bần ("cork oak") trong vùng Địa Trung Hải). Trong thời gian gần đây, việc phá rừng đã bị hạn chế rất nhiều và việc tái trồng rừng ngày càng nhiều. Tuy thế, trong hầu hết các trường hợp người ta thích trồng cây họ thông hơn là loại các cây rụng lá sớm nguyên thủy vì thông mọc nhanh hơn. Các trang trại và đồn điền chăn nuôi thiên về một loài trên một diện tích rộng lớn đã không tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật khác nhau trong rừng châu Âu sinh trưởng. Lượng rừng nguyên sinh ở Tây Âu chỉ còn chừng hai đến ba phần trăm tổng số rừng (nếu tính cả Nga thì sẽ là năm đến mười phần trăm). Nước có tỉ lệ rừng bao phủ thấp nhất là Ireland (tám phần trăm), trong khi nước có nhiều rừng bao phủ nhất là Phần Lan (72 phần trăm). Trong châu Âu "lục địa", rừng cây rụng lá sớm ("deciduous") chiếm ưu thế. Các loài quan trọng nhất là sồi beech, bulô ("birch") và sồi. Về phía bắc, nơi rừng taiga sinh sôi, loài cây phổ biến nhất là bulô. Trong vùng Địa Trung Hải, người ta trồng nhiều cây olive là loại đặc biệt thích hợp với khí hậu khô cằn ở đây. Một loài phổ biến tại Nam Âu là cây bách. Rừng thông chiếm ưu thế ở các vùng cao hay khi lên phía bắc trong Nga và Scandinavia, và nhường lối cho tundra khi đến gần Bắc Cực. Vùng Địa Trung Hải với khí hậu bán khô cằn thì có nhiều rừng rậm. Một dải lưỡi hẹp đông-tây của thảo nguyên Âu Á, trải dài về phía đông tại Ukraina và về phía nam tại Nga và kết thúc ở Hungary và đi qua rừng taiga ở phía bắc. Động vật. Việc đóng băng trong thời kỳ Băng hà gần đây nhất và sự hiện diện của con người đã ảnh hưởng tới sự phân bố của hệ động vật châu Âu. Về động vật thì nhiều khu vực của châu Âu, đa phần các loài động vật lớn và các loài thú ăn thịt hàng đầu đã bị săn tới tuyệt chủng. Loài voi mamut có lông và bò rừng châu Âu ("aurochs") đã tuyệt chủng trước cuối thời kỳ Đá Mới. Ngày nay, chó sói (ăn thịt) và gấu (ăn tạp) đang bị đe dọa tuyệt chủng. Có thời những loài này có mặt trên khắp châu Âu. Tuy nhiên, việc phá rừng đã khiến các loài này mất dần. Vào thời Trung Cổ thì môi trường sống của các loài gấu chỉ còn trong các vùng đồi núi khó đến với rừng rậm bao phủ. Ngày nay, gấu nâu sống chủ yếu trong bán đảo Balkans, ở Bắc Âu và Nga; một số nhỏ cũng còn ở một số nước châu Âu (Áo, Pyrene, v.v.), tuy thế tại những nơi này số lượng gấu nâu bị phân tán và cho ra rìa vì môi trường sống của chúng bị phá hoại. Ở cực bắc châu Âu, có thể thấy gấu bắc cực. Chó sói là loài phổ biến thứ hai ở châu Âu sau gấu nâu cũng được tìm thấy chủ yếu tại Đông Âu và vùng Balkans. Các loài ăn thịt quan trọng ở châu Âu là mèo rừng Âu Á ("Eurasian lynx"), mèo hoang châu Âu, cáo (đặc biệt là cáo đỏ), chó rừng ("jackal") và các loài chồn marten, nhím Âu, các loại rắn (rắn viper, rắn cỏ...), các loài chim (cú, diều hâu và các loài chim săn mồi). Các loài ăn cỏ quan trọng ở châu Âu là ốc sên, các loài lưỡng cư, cá, các loại chim, các loại động vật có vú, như các loài gặm nhấm, hươu, hoẵng ("roe deer"), lợn rừng, cũng như con marmot, dê rừng vùng Alps ("steinbock"), sơn dương ("chamois") là những loài sống trong núi. Động vật biển cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ động thực vật châu Âu. Thực vật biển chủ yếu là tảo đơn bào trôi nổi ("phytoplankton"). Các loài động vật quan trọng sống trong môi trường biển châu Âu là giáp xác trôi nổi ("zooplankton"), động vật thân mềm ("molluscs"), động vật da gai ("echinoderms"), các loài tôm, mực ống và bạch tuộc, các loại cá, cá heo, và cá mập. Một số loài sống trong hang như proteus và dơi = Dân cư = Đa số người châu Âu định cư ở đây trước hoặc trong thời kỳ Băng hà cuối cùng cách đây khoảng 10.000 năm. Người Neanderthal và người hiện đại sống chung với nhau ít vào một giai đoạn nào đó của thời kỳ này. Việc xây dựng các con đường La Mã đã pha trộn các giống người châu Âu bản địa. Từ thời xa xưa, con người ở đây có sự phát triển vượt bậc, biết chế tạo cũng như phát minh nhiều thứ để phục vụ cho đời sống. Khi sang thế kỷ XX, số dân châu Âu là hơn 600 triệu người, nhưng hiện nay số dân đang vào giai đoạn giảm dần vì các nhân tố xã hội khác nhau. Trong năm 2016, dân số của châu Âu ước tính là 741 triệu người theo Triển vọng Dân số Thế giới, chỉ bằng 1/9 dân số toàn cầu. 1 thế kỷ trước, dân số châu Âu chiếm gần 1/4 dân số thế giới . Dân số châu Âu đã tăng trưởng nhanh trong thế kỷ qua, nhưng ở các khu vực khác trên thế giới (đặc biệt là châu Phi và châu Á) dân số đã tăng nhanh hơn rất nhiều . Trong số các châu lục, châu Âu có mật độ dân số tương đối cao, chỉ đứng sau châu Á. Monaco là nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Châu Âu là nơi có số lượng người nhập cư nhiều nhất trên toàn cầu với 70,6 triệu người, báo cáo của IOM cho biết . Chính trị. Bản đồ chính trị của châu Âu có nguồn gốc đáng kể từ việc tổ chức lại châu Âu sau Chiến tranh Napoléon năm 1815. Hình thức phổ biến của các chính phủ ở châu Âu là dân chủ nghị viện, trong hầu hết các trường hợp dưới hình thức Cộng hòa; 11 quốc gia của châu Âu hiện nay là những nền Quân chủ lập hiến. Chính trị châu Âu hiện đại chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi Liên minh châu Âu, kể từ sự sụp đổ của Bức màn sắt và sự sụp đổ của các quốc gia Cộng sản. Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, EU mở rộng về phía đông, bao gồm kết nạp thêm các nước Cộng sản cũ. Tính đến năm 2017, EU có 28 quốc gia thành viên. Kinh tế. Nền kinh tế của châu Âu hiện là lớn nhất trong số các châu lục trên Trái Đất. Cũng như các châu lục khác, châu Âu có sự phân hóa lớn về sự giàu có giữa các quốc gia của nó. Các nước phát triển có tập trung ở Tây Âu và Bắc Âu; một số nền kinh tế Trung và Đông Âu vẫn đang nổi lên từ sự sụp đổ của Liên Xô và sự sụp đổ của Nam Tư. Châu Âu trong năm 2010 có GDP danh nghĩa là 19.920 tỷ đô la (chiếm 30,2% của thế giới). Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức, có GDP danh nghĩa đứng thứ 4 toàn cầu, và đứng thứ 5 nếu tính theo sức mua tương đương; nền kinh tế đứng thứ 2 là Vương quốc Anh, xếp thứ 5 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và xếp thứ 6 theo sức mua tương đương. Tiếp theo là Pháp, xếp hạng thứ 6 trên toàn cầu theo GDP danh nghĩa, tiếp theo là Ý, đứng thứ 7 trên toàn cầu về GDP danh nghĩa, tiếp theo là Nga xếp thứ 10 trên toàn cầu về GDP danh nghĩa, sau đó là Tây Ban Nha xếp hạng thứ 13 trên toàn cầu về GDP danh nghĩa . Danh sách các quốc gia độc lập. 1,2,3 Armenia, Azerbaijan và Gruzia nằm một phần trong châu Âu theo định nghĩa thông thường coi đỉnh của Caucasus là biên giới với châu Á.4 Lãnh thổ châu Âu của Kazakhstan bao gồm một phần tây dãy Ural và sông Emba.5 Phần lãnh thổ của Nga nằm phía tây dãy Ural được coi là trong châu Âu.6 Síp có thể coi là một phần của châu Âu hoặc Tây Nam Á, nước này có quan hệ mật thiết với châu Âu về mặt lịch sử và văn hoá.7 Lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu bao gồm lãnh thổ về phía tây và bắc của eo biển Bosporus và Dardanelles. Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta: Một quốc gia được quốc tế công nhận nhưng không có lãnh thổ, sở hữu các bất động sản tại châu Âu. Kosovo hiện tranh chấp với Serbia và chưa được đa số các nước công nhận nên không đưa vào danh sách trên. Các lãnh thổ phụ thuộc. Các lãnh thổ châu Âu liệt kê dưới đây được công nhận là có văn hóa và địa lý xác định. Đa phần đều có 1 mức độ tự trị nhất định. Phần trong ngoặc giải thích tình trạng phụ thuộc của mỗi lãnh thổ. Lưu ý: Đây không phải là danh sách đầy đủ các lãnh thổ phụ thuộc các nước trong châu Âu. Các lãnh thổ phụ thuộc trên các lục địa khác không được liệt kê ở đây. Các lãnh thổ tự ly khai. Đây là các lãnh thổ đòi tách khỏi các quốc gia độc lập. Các vùng lãnh thổ này đã tuyên bố và giành được độc lập chính thức trên thực tế ("de facto"), nhưng không được các quốc gia mà nó thuộc trước đó hoặc chỉ được một vài quốc gia độc lập khác công nhận chính thức theo luật ("de jure"). Các vùng ngôn ngữ và văn hóa trong châu Âu. Sự phân chia thành các vùng văn hóa và ngôn ngữ trong châu Âu ít mang tính chủ quan hơn là phân chia về mặt địa lý vì nó thể hiện mối liên hệ về văn hóa của con người ở đây. Có thể chia ra làm 3 nhóm chính là: Châu Âu German. Châu Âu German là nơi sử dụng các ngôn ngữ German. Khu vực này gần như tương ứng với Tây Bắc châu Âu và một số phần của Trung Âu. Tôn giáo chính trong khu vực này là đạo Tin Lành, mặc dù cũng có một số vùng miền trong đó đa phần dân chúng theo Công giáo (đặc biệt là Áo). Khu vực này bao gồm các nước: Vương quốc Anh, Iceland, Đức, Áo, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Luxembourg, Liechtenstein, quần đảo Faroe, vùng Thụy Sĩ nói tiếng Đức, vùng Vlaanderen thuộc Bỉ, vùng nói tiếng Thụy Điển thuộc Phần Lan, khu tự trị của Phần Lan, và vùng Nam Tyrol thuộc Ý. Châu Âu Latinh. Châu Âu Latinh là nơi nói các ngôn ngữ Rôman. Khu vực này gần như tương ứng với Tây Nam châu Âu, ngoại trừ Romania và Moldova nằm ở Đông Âu. Đa phần khu vực này theo Công giáo, ngoài trừ România và Moldova. Khu vực này bao gồm các nước: Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, România, Moldova, vùng Bỉ nói tiếng Pháp và vùng Thụy Sĩ nói tiếng Pháp, cũng như vùng Thụy Sĩ nói tiếng Ý và tiếng Romansh. Châu Âu Slavơ. Châu Âu Slavơ là nơi nói các ngôn ngữ Slavơ. Khu vực này gần như tương ứng với Trung và Đông Âu. Tôn giáo chính là Chính thống giáo và Công giáo, cũng như cả Hồi giáo. Khu vực này gồm các nước: Ukraina, Ba Lan, Nga, Belarus, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Bosna và Hercegovina, Croatia, Serbia, Montenegro, Cộng hòa Macedonia, Bulgaria. Các nhóm khác. Ngoài 3 nhóm chính kể trên còn có:
4,862
724236
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4862
Thái Lan
Thái Lan (), hay gọi ngắn là Thái (), quốc hiệu chính thức là Vương quốc Thái Lan (), là một quốc gia độc lập có chủ quyền ở khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan ở phía đông nam tiếp giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ qua biển Andaman. Thái Lan có diện tích 508.130 km², dân số vào khoảng 76 triệu người (ước tính 2023). Khoảng 75% là dân tộc Thái, 21% là người Thái gốc Hoa và 6% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm thiểu số như Môn, Khmer và các dân tộc khác. Thống kê có khoảng 2,1 triệu người nhập cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp ở Thái Lan, trong đó, số lượng lao động nước ngoài bất hợp pháp có thể lên tới hơn 1 triệu người, dẫn đến những hệ quả như tội phạm gia tăng và khoảng cách của sự bất bình đẳng xã hội ngày một lớn. Về tôn giáo, Phật giáo Nam Tông được coi là 'quốc giáo' với tỷ lệ người theo là 90,4% - khiến cho nước này trở thành một trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất trên thế giới theo tỷ lệ dân số. Cũng theo điều tra dân số năm 2023, Hồi giáo chiếm 4% và Kitô giáo chiếm 2,1%. Thái Lan là một quốc gia Quân chủ lập hiến kết hợp với nghị viện. của Vương triều Chakri là biểu tượng quốc gia, Quốc vương theo hiến pháp là nguyên thủ quốc gia, giữ chức vụ Tổng tư lệnh quân đội kiêm Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo. Vua Thái hiện nay là Rama X, người kế vị ngai vàng từ Hội đồng lập pháp vào năm 2016, sau khi cha ông là Rama IX băng hà cùng năm đó. Kinh tế Thái Lan đã phát triển nhanh từ năm 1985 đến 1995, nhưng kể từ sau khi hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 thì tốc độ tăng trưởng trở nên chậm chạp. Thái Lan là quốc gia đặc biệt phát triển trong ngành du lịch, nước này sở hữu những điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới như: Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, hay Ko Samui... Đón tiếp xấp xỉ 40 triệu lượt khách quốc tế ghé thăm trong năm 2019, trong đó, con số trung bình là 14 nghìn lượt mỗi ngày. Nguồn thu từ công nghiệp du lịch, dịch vụ và xuất khẩu có đóng góp lớn cho nền kinh tế. Thái Lan là một trong những nước tham gia sáng lập ASEAN, thành viên của các Tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WTO, APEC, Phong trào không liên kết... và là khách mời thường trực của Hội nghị thượng đỉnh G-20. Quốc gia này được công nhận là một ‟Hổ mới châu Á" và cường quốc khu vực ở Đông Nam Á đồng thời có tiềm năng để trở thành một cường quốc bậc trung trên thế giới. Với chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao, cũng như là nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia, xếp hạng 25 toàn cầu theo GDP danh nghĩa, xếp thứ 21 thế giới xét theo sức mua tương đương, đứng thứ 28 trên thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia (2020), Thái Lan hiện là một nước công nghiệp mới, trong đó, sản xuất, lắp ráp, chế tạo hàng công nghiệp, điện tử, xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, ngư nghiệp cùng du lịch là những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế. Tuy nhiên hiện nay, Thái Lan đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng: kinh tế trì trệ suốt từ năm 1997 tới nay, bất ổn chính trị liên tiếp, sự lỏng lẻo trong quản lý an ninh, tình trạng nhập cư bất hợp pháp dẫn đến tội phạm lan rộng cùng nạn sở hữu súng đạn trái phép, sự phân hóa giàu nghèo và sự nổi lên của chủ nghĩa khủng bố do các phần tử Hồi giáo cực đoan ở khắp đất nước tiến hành đang là những vấn đề nhức nhối. Tên gọi. Tên gọi "Thái Lan" trong tiếng Việt là phiên âm bắt nguồn từ tên tiếng Pháp "Thaïlande" cũng như tên gọi tiếng Anh "Thailand". Báo "Trung Bắc chủ nhật" số 42, ngày 22 tháng 12 năm 1940, có đăng một bài viết có tiêu đề "Địa vị quan hệ của Thái Lan về kinh tế ở Viễn Đông". Bài báo này mở đầu bằng đoạn: Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm ("Siam"), đây là tên gọi chính thức đến ngày 23 tháng 6 năm 1940 khi nó được đổi thành Thái Lan. Từ năm 1945 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949, tên Thái Lan lại được đổi lại thành Xiêm. Sau đó nó được đổi lại thành Thái Lan như ngày nay. Trong tiếng Thái, nước này có nhiều cách gọi. Gọi một cách bình thường ngắn gọn là ไทย ("Thai"), từ này trong tiếng Thái có nghĩa gốc là "tự do". Gọi một cách trang trọng đầy đủ là ราชอาณาจักรไทย ("Racha Anachakra Thai"), với hai chữ ราชา ("Racha") và อาณาจักร ("Anachakra") thì có gốc từ tiếng Phạn: "Racha" có nghĩa là "quốc vương", "Anachakra" có nghĩa là "lãnh thổ". Ý của cụm từ "Racha Anachakra Thai" là "Vương quốc của người tự do". Tuy nhiên, một học giả nổi tiếng người Thái cho rằng từ "Thai" (ไทย) đơn giản chỉ có nghĩa là "người" vì điều tra của ông cho thấy rằng tại một số vùng nông thôn từ "Thai" được dùng thay thế cho từ "khon" (คน) nghĩa là người. Vì vậy "Thái" cũng là danh xưng để gọi người Thái. Người Thái còn gọi nước mình một cách dân dã là เมืองไทย "Mueang Thai" ("Mường Thái") và từ "Mueang" còn được dùng rộng rãi để chỉ thành phố, thị trấn. Ngoài ra từ ประเทศไทย "Prathet Thai" ("Prathét Thái") cũng được sử dụng để gọi Thái Lan. Hai chữ "Mueang" và "Prathet" có cùng nghĩa "nước, quốc gia". Prathet có gốc từ chữ "प्रदेश" (pradeśa) trong tiếng Phạn, còn Mueang là một từ Thái cổ có cùng gốc với các từ "Muang" (ເມືອງ "[mɯaŋ˦]") trong tiếng Lào, "Mong" (မိူင်း "[məŋ˦]") trong tiếng Shan, "mwngh" ("[mɯŋ˧]") trong tiếng Tráng, khởi nguyên mang nghĩa "thung lũng trồng lúa". Ở Trung Quốc, vương quốc này được gọi là "Thái Quốc" (泰國), hay "Thái Vương Quốc" (泰王國). Người Việt trước đây còn gọi Thái Lan là "Xiêm La" (暹羅) và người Thái là "người Xiêm". Lịch sử. Thời kỳ đầu. Nhiều nền văn hóa khác nhau đã có mặt tại đây từ thời Văn hóa Baan Chiang. Nhưng do vị trí địa lý, văn hóa Thái Lan luôn chịu ảnh hưởng từ Campuchia, Ấn Độ và Trung Quốc cũng như từ những nước láng giềng Đông Nam Á khác. Đất nước Thái Lan là đất nước thuộc Đông Nam Á duy nhất không bị thực dân châu Âu xâm lược. Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của người Thái, một trong số đó liên hệ người Thái tới sự di cư ào ạt sau sự sụp đổ của vương quốc Đại Lý ở vùng Vân Nam thế kỷ XIII đã bị chứng minh là không chính xác. Các nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra rằng nguồn gốc của người Thái cổ nằm ở vùng ranh giới Quảng Tây-Quý Châu ngày nay, nơi người Tráng và Bố Y vẫn sinh sống. Khoảng thế kỷ thứ VIII-thế kỷ X, họ bắt đầu di cư xuống phía nam vào vùng ngày nay là bắc Lào và Chiêng Sẻn (Chiang Saen เชียงแสน) qua Muang Then (nay là Mường Thanh, Điện Biên Phủ, Việt Nam), sau đó tỏa xuống đồng bằng sông Chao Phraya. Tại vùng đất mới của mình, người Thái đánh đuổi các cư dân bản địa như người Môn, Wa, Khmer... đồng thời người Thái cũng tự mình đồng hóa nếp sống văn hóa tín ngưỡng với người Môn và Khmer đặc biệt là tiếp thu Phật giáo Ấn Độ từ dân tộc bản địa. Vương quốc Sukhothai. Cho đến đầu thế kỷ 13, người Thái dù đã định cư vững chắc ở miền Bắc Thái Lan ngày nay, song họ phải chịu sự chi phối của Đế quốc Khmer hùng mạnh. Tuy nhiên, Đế quốc Khmer đã bắt đầu suy yếu từ sau khi vua Jayavarman VII qua đời, khiến cho sức ảnh hưởng của người Khmer ở vùng đất người Thái định cư suy yếu đáng kể. Kết quả, năm 1232, Pho Khun Pha Muang là thủ lĩnh người Thái ở Vương quốc Lavo và Pho Khun Bang Klang Hao là thủ lĩnh người Thái ở Banyang (nay là Nakhonthai) đã cùng nhau đánh đuổi quân Khmer, tuyên bố độc lập, chiếm thành phố Sukhothai làm kinh đô của mình. Pho Khun Bang Klang Hao sau đó trở thành vị vua đầu tiên của Sukhothai, tự xưng là Pho Khun Si Indrathit (hay Intradit), lập niên triều đại đầu tiên của Sukhothai là Triều Phra Ruang. Sự kiện này về mặt truyền thống đã đánh dấu sự thành lập quốc gia Thái. Sukhothai mở rộng bằng cách tạo các liên minh với các vương quốc Thái khác, dùng Phật giáo Thượng tọa bộ làm quốc giáo với sự giúp đỡ của các nhà sư Ceylon. Intradit truyền ngôi cho con trai là Pho Khun Ban Muang, và năm 1278 đến lượt em trai là Pho Khun Ramkhamhaeng kế vị. Dưới thời vua Ramkhamhaeng Đại Đế, Sukhothai trải qua một thời kỳ hoàng kim thịnh vượng. Ramkhamhaeng đã có công cái tiến chữ cái Khmer thành bảng chữ cái Thái. Vào thời đỉnh cao của mình, ảnh hưởng của vương quốc này trải dài từ Martaban (nay thuộc Myanmar) đến Luang Prabang (nay thuộc Lào) và xuống tận bán đảo Mã Lai cho đến phía Nam tận Nakhon Si Thammarat, phạm vi ảnh hưởng của vương quốc này rộng hơn nhiều so với lãnh thổ Thái Lan ngày nay, dù mức độ kiểm soát thực tế không như tầm ảnh hưởng. Sau khi Ramkhamhaeng băng hà, vương quốc này đã nhanh chóng suy giảm về lại với tầm vóc của thời kỳ đầu. Trong khi đó, Ayutthaya trở nên hùng mạnh, và cuối cùng vào năm 1378, vua Thammaracha II của Sukhothai đã phải chịu thuần phục cường quốc mới này. Sukhothai trở thành chư hầu của quốc gia Ayutthaya giữa 1365 và 1378. Năm 1412, Ayutthaya đã dựng lên một thái thú và vua Thammaracha IV được Ayutthaya đưa lên ngôi. Khoảng năm 1430, Thammaracha dời đô đến Phitsanulok. Sau cái chết của ông năm 1438, vương quốc này bị hạ xuống chỉ còn là một tỉnh của Ayutthaya. Vương quốc Ayutthaya. Từ thời vua Luethai, vương quốc Sukhothai bắt đầu suy yếu. Các chư hầu của Sukhothai bắt đầu công khai chống lại. Một trong số đó là khu vực Suphanburi do U Thong cai trị. Năm 1343, U Thong đã dời trung tâm của mình xuống đồng bằng Chao Phraya. Trên một cù lao sông, ông cho lập kinh đô mới gọi là Vương quốc Ayutthaya. Năm 1360, Uthong tuyên bố Phật giáo Thượng tọa bộ là quốc giáo của Ayutthaya, cố gắng mở rộng vương quốc của mình bằng cách chinh phục các vương quốc khác ở miền Bắc. Vào cuối thế kỷ 14, Ayutthaya đã được xem là cường quốc mạnh nhất Đông Nam Á. Trong suốt thế kỷ 15, các nỗ lực của Ayutthaya hướng về bán đảo Malay, nơi có trung tâm thương mại lớn Malacca, làm chư hầu, Ayutthaya tiếp tục kiểm soát việc buôn bán béo bở trên eo đất, thu hút nhiều nhà buôn Trung Hoa mua đặc sản về cho thị trường sa hoa của Trung Hoa. Năm 1511 Ayutthaya đã tiếp đón một đoàn ngoại giao từ Đế quốc Bồ Đào Nha, Có lẽ họ là những người châu Âu đầu tiên viếng thăm đất nước này. 5 năm sau, Ayutthaya và Bồ Đào Nha đã ký một hiệp ước cho phép người Bồ Đào Nha buôn bán ở vương quốc này. Một hiệp ước tương tự năm 1592 đã cho người Đế quốc Hà Lan một vị trí đặc quyền trong việc mua bán lúa gạo. Thế kỷ 16 chứng kiến sự lớn mạnh của Triều Taungoo dưới thời vua Bayinnaung, dưới một triều đại hiếu chiến, đã chiếm lấy Lan Na và Lan Xang và gây chiến với Ayutthaya. Năm 1569 các đội quân Taungoo, liên minh với phiến quân Ayutthaya - phần lớn là người của hoàng tộc Ayutthaya, đã đoạt được thành Ayutthaya và đưa cả hoàng gia qua Taungoo. Dhammaraja (1569-90), một thống đốc người Xiêm trước đó đã giúp đỡ quân Miến Điện đã được dựng lên ngôi vua chư hầu ở Ayutthaya. Sự độc lập của Ayutthaya đã được con trai ông là vua Naresuan (1590-1605) tái lập. Naresuan đã chống lại Taungoo và đến năm 1600 đã đẩy lùi Miến Điện khỏi Ayutthaya. Những người nước ngoài được tiếp đọn trọng thị ở triều đình của Narai (1657–1688), một nhà vua có tầm nhìn thế giới tuy thận trọng về ảnh hưởng của bên ngoài. Các mối quan hệ thương mại quan trọng được tạo lập với Nhật Bản. Các công ty thương mại Đế quốc Anh và Đế quốc Hà Lan được phép lập nhà máy và các phái đoàn ngoại giao Ayutthaya được phái tới Paris hay La Hague. Nhờ duy trì những mối quan hệ này, triều đình Ayutthaya đã khéo léo khiến Hà Lan chống lại Anh và Đệ Nhất Đế chế Pháp, tránh được một sự ảnh hưởng Ayutthaya quá của một cường quốc. Narai đã xây công sự, đài quan sát và một cung điện tại Lopburi. Ngoài ra, những người truyền giáo Pháp đã tham gia giáo dục và y tế và đã mang đến báo in đầu tiên ở nước này. Sau một thời kỳ chiến tranh đẫm máu tranh giành quyền lực, Ayutthaya bước sang thời kỳ vàng son, thịnh trị kéo dài 25 năm cuối cùng của thế kỷ 18. Văn học, nghệ thuật và các học thuật đều phát triển rực rỡ. Mối đe dọa lớn hơn không đến từ phương đông mà từ biên giới phía tây khi Miến Điện dưới triều đại mới của Alaungpaya mở cuộc xâm lăng, chinh phục các tiểu quốc của người Shan giáp với đất Thái. Năm 1765 Miến Điện mở cuộc tấn công ồ ạt nhắm vào Ayutthaya. Sử Thái ghi rằng Ayutthaya điều binh kháng cự, cố thủ thị trấn Bang Rajan. Bị quân Miến vây hãm lâu dài Bang Rajan cuối cùng cũng thất thủ; kinh thành Auytthaya bị đốt sạch; đó là năm 1767. Đền đài cùng công trình nghệ thuật kể cả những kho sách quý ghi chép văn sử học của người Thái bị tiêu hủy cả. Vương quốc Thonburi. Khi vương quốc Ayutthaya sụp đổ, một vị tướng người Xiêm có tên là Taksin cũng đang ở đó. Tập hợp những người ủng hộ mình thành một đội quân, một năm sau đó ông đã chiếm lại được thành phố, Có thể Taksin nhận thấy rằng Ayutthaya bị tàn phá nghiêm trọng nên việc khôi phục nó về tình trạng cũ chắc chắc sẽ quá sức đối với nguồn lực của ông. Người Miến quá quen thuộc với các tuyến đường để tiến đến Ayutthaya, và trong trường hợp người Miến lại tiến công, thì binh sĩ của ông sẽ không thể đủ sức bảo vệ thành phố. Do vậy, ông lập đô tại Thonburi, là nơi gần biển hơn Ayutthaya. Ngoài việc sẽ khó xâm nhập Thon Buri bằng đường bộ, sự lựa chọn này cũng sẽ ngăn chặn việc thu thập vũ khí và thiết bị quân sự của bất cứ ai có tham vọng biến bản thân thành một vương độc lập ở xa về thượng du sông Chao Phraya. Những thắng lợi trước các đối thủ quyền lực là nhờ năng lực chiến đấu như một chiến binh của Taksin. Ông thường ở tiền tuyến trong khi đấu với kẻ địch, nhờ vậy truyền sĩ khí cho binh sĩ để họ bất chấp nguy hiểm. Trong số những quan chức gắn vận mệnh với ông có hai cá nhân mà sau này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử Thái Lan, họ là hai người con của một quan chức mang tước Pra Acksonsuntornsmiantra (พระอักษรสุนทรเสมียนตรา), người anh là Tongduang (ทองด้วง) và sau thành lập vương triều Chakri, người em là Boonma (บุญมา) nắm giữ vị trí quyền lực số hai. Taksin đã chinh phục được các nước chư hầu, và chiếm lại miền Bắc từ người Miến Điện. Từ đó ông bắt đầu cuộc chinh phục toàn bộ các dân tộc Xiêm. Taksin tấn công người Miến Điện ở phía bắc năm 1774 và chiếm Chiang Mai năm 1776, thống nhất Xiêm. Nhưng sau đó, một cuộc đảo chính nhằm loại bỏ Taksin khỏi vương vị đã diễn ra. Khi đó có vị tướng ở thành Cổ Lạc làm phản, Taksin lệnh cho tướng Phraya San đi dẹp loạn. Nhưng Phraya San lại là anh trai của vị tướng làm loạn, hai anh em hợp nhau trở lại kinh thành đảo chính. Quân trong thành mở cổng cho Phraya San vào, Taksin bỏ trốn vào chùa nhưng bị bắt giam lại. Phraya San sai người báo cho Chakri biết. Chakri giao một ít binh lính lại cho em trai Sô Si, còn mình thì dẫn đại quân về kinh thành, ngầm sai thủ hại sát hại Taksin rồi vu tội cho Phraya San. Cuối cùng, Chakri giết luôn Phraya San và tự lập làm vua. Vương quốc Rattanakosin. Chakri làm vua, xưng là Ramathibodi. Đời sau quen gọi ông là Rama I. Ông quyết định dời đô từ Thonburi về Bang Makok, nay chính là Bangkok. Hoàng cung đặt ở khu vực Rattanakosin bốn phía là sông và kênh rạch tạo thành những hào nước phòng thủ tự nhiên. Sử gia phương Tây gọi vương quốc của Rama I là vương quốc Rattanakosin chính vì lý do này. Năm 1851, Rama IV (Mongkut) lên ngôi. Trái với vua anh (Rama III), Rama IV có thái độ cởi mở hơn với phương Tây. Năm 1855, Xiêm ký với Anh John Bowring, theo đó thuế nhập khẩu các loại vào Xiêm giảm xuống chỉ còn 3%, các độc quyền (kinh tế). Trước những sức ép từ phương Tây, Rama IV muốn cải cách thể chế chính trị trong nước. Song ông không làm được nhiều vì sự phản đối của hoàng gia và quan lại. Dù sao, những nỗ lực của ông đã cho phép những cải cách sau đó phát. Năm 1868, Rama IV mất. Con trai cả của ông là Chulalongkorn (tức Rama V) lên ngôi vua. Năm 1873, ông đã lên ngôi lần thứ hai. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hóa đất nước mình. Chulalongkorn đã hiện đại hóa triều đình Xiêm thông qua việc du nhập một chế độ Nội các, và hệ thống hành chính tỉnh bán phong kiến được đổi qua thành tỉnh (changwat) và huyện (amphoe) như ngày nay vẫn áp dụng. Ông đã tuyên bố ân xá cho tất cả tù nhân chính trị và dần bỏ chế độ nô lệ. Tuyến đường sắt đầu tiên của Thái Lan đã được khai trương năm 1896 nối Bangkok với Ayutthaya. Trong thời kỳ trị vì của ông, lịch phương Tây đã thay thế âm lịch.  Chulalongkorn cũng tuyên bố tự do tôn giáo, cho phép Ki-tô giáo và Hồi giáo được hành đạo trong vương quốc Phật giáo này. Chính sách "ngoại giao cây sậy" trước thực dân phương Tây. Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng tới giữa thế kỷ XIX, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu. Về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực thực dân đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả hai sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này. Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau, nhờ vậy Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thái Lan đã ký hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã ký hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Tuy giữ được vị thế độc lập, nhưng không có nghĩa Thái Lan không bị mất mát gì cho các nước thực dân châu Âu. Nước này đã phải nhân nhượng nhiều quyền lợi và phải cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp. Năm 1888 và 1893, Thái Lan phải ký hiệp ước trao một số vùng đất phía đông cho Campuchia (thuộc quyền cai trị của Pháp). Năm 1904 và 1907 phải tiếp tục cắt đất, tổng cộng hơn 20.000 km² cho Pháp. Năm 1909 phải cắt nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Bắc cho Anh. Năm 1909, lại phải cắt vùng đất trên 40.000 km² tại bán đảo Malacca cho Anh. Tổng cộng, trong 50 năm, Thái Lan đã bị mất đi 352.877 km² lãnh thổ, những vùng này ngày nay thuộc về Campuchia, Myanmar và Malaysia, coi như là bị mất hẳn. Lãnh thổ Thái Lan ngày nay chỉ còn rộng bằng 60% so với trước năm 1867 (514.000 km² so với 867.000 km²). Nhiều người Thái coi đây là sự sỉ nhục của phương Tây đối với quốc gia của họ, nhưng việc lo sợ một cuộc chiến tranh khiến chính phủ Thái Lan phải chấp nhận sự mất mát lãnh thổ đất nước. Chế độ quân chủ lập hiến. Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp (nhiều lần đảo chính), nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở. Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường nghị viện. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Myanmar. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Trong khi các cuộc biểu tình thể hiện chủ nghĩa dân tộc và các cuộc mít tinh chống Pháp được tổ chức tại Bangkok, các cuộc giao tranh nhỏ lẻ diễn ra ở dọc biên giới sông Mekong. Sau khi nước Pháp thất thủ năm 1940, thiếu tướng Plaek Pibulsonggram (thường được biết đến là "Phibun"), thủ tướng Thái Lan, quyết định rằng việc thua trận của nước Pháp đem đến cho người Thái một cơ hội chưa từng có để giành lại những vùng đất đai mà họ đã mất dưới triều vua Chulalongkorn. Chiến tranh Pháp-Thái, Lực lượng của Pháp ở Đông Dương bao gồm một đội quân xấp xỉ 50.000 lính. Khuyết điểm dễ thấy của quân Pháp là thiếu xe thiết giáp: chỉ có 20 xe tăng đã lỗi thời để chống lại gần 100 xe bọc thép của Lục quân Hoàng gia Thái Lan. Không quân Hoàng gia Thái Lan đã tiến hành các vụ ném bom ban ngày ở Vientiane, Phnom Penh, Sisophon và Battambang. Người Pháp đã trả đũa bằng chính chiếc máy bay của họ, nhưng thiệt hại gây cho đối phương là ít hơn. Những hoạt động của Không quân Thái Lan, đặc biệt trong việc ném bom bổ nhào đã được Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux nhận xét một cách miễn cưỡng rằng những chiếc phi cơ Thái Lan dường như được lái bởi những phi công dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Sau khi sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan làm đảo chính vào ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình. Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi Anh và Pháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ mà Nhật đã chiếm trong thế chiến 2 cho Anh và Pháp. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như để bảo trợ Hoàng gia Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia lân bang. Thái Lan có tham gia vào chiến tranh Việt Nam, họ đóng vai trò hàng đầu trong số các nước đồng minh của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Thái Lan là nhà cung cấp số quân viễn chinh lớn thứ ba cho Hoa Kỳ miền Nam Việt Nam, và về phe của Hoa Kỳ do lo sợ sự lan truyền của chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới và ngay tại đất nước của chính mình. Thái Lan đã cử 40.000 binh tham chiến, với con số hơn 351 binh lính tử nạn đã được ghi nhận. Tinh thần quân lính Thái Lan khi đó nói chung khá cao, họ tự hào về vai trò là "những người bảo vệ Hoàng gia Thái Lan khỏi chủ nghĩa cộng sản" và là Phật tử. Các lực lượng Thái Lan thường được các đồng minh Mỹ tôn trọng và gây ra cho các đối thủ Việt Nam của họ nhiều tổn thất Lực lượng du kích ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Thái Lan hoạt động tích cực trong khoảng thập niên 1960 cho tới năm 1987 nhưng chưa bao giờ là một mối đe dọa nghiêm trọng cho chính quyền, tại thời kỳ đỉnh điểm họ đã có đến 12 ngàn du kích quân trong hàng ngũ. Kể từ sau năm 1979, khi quân Khmer Đỏ bị Việt Nam đánh bại tại Campuchia, Thái Lan đã cho phép tàn quân Khmer Đỏ đóng căn cứ bên trong lãnh thổ của mình. Việc này đã dẫn đến một số cuộc giao chiến tại khu vực biên giới giữa quân đội Thái Lan và Việt Nam, cho tới khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia vào năm 1989. Lịch sử đương đại. Gần đây, Thái Lan trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là sau khi chế độ dân chủ được tái lập sau năm 1992. Năm 1997, Thái Lan trở thành tâm điểm của Khủng hoảng tài chính Đông Á. Đồng baht nhanh chóng sụt giá từ mức 25 baht đổi 1 đô la xuống mức 56 baht đổi 1 đô la, thị trường chứng khoán sụt giảm 75%, kinh tế sụt giảm trên 10% trong giai đoạn 1997-1999. Kinh tế Thái Lan mất 6 năm tiếp theo để khôi phục, đến năm 2007, tỷ giá giữa đồng baht và đô la là 33:1. Tuy nhiên, kinh tế Thái Lan đã không còn tăng trưởng nhanh như trước nữa, GDP đầu người của nước này chỉ tăng trung bình 2% mỗi năm trong giai đoạn 2007-2019. Đến năm 2020, Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến kinh tế Thái Lan bị sụt giảm tới 7,5 - 8%, cho tới năm 2022 nước này vẫn chưa hồi phục mức GDP năm 2019. Đã có một số đụng độ quân sự giữa Thái Lan và Campuchia vào giai đoạn 2010-2012, khi cả hai nước tranh chấp chủ quyền tại vùng quanh đền Preah Vihear của người Khmer, ngôi đền được "Tòa án Quốc tế vì Công lý" (International Court of Justice) vào năm 1962 tuyên bố thuộc về Campuchia. Xung đột kết thúc khi tòa án quốc tế tiếp tục phán quyết ngôi đền thuộc về Campuchia. Lịch được sử dụng chính thức tại Thái Lan là Phật lịch, một loại lịch của người phương Đông, sớm hơn Tây lịch 543 năm. Năm 2018 thì là năm thứ 2561 Phật lịch tại Thái Lan. Năm 2020, lần đầu tiên kể từ năm 1931, nhiều người Thái Lan đã biểu tình công khai phản đối Hoàng gia, kêu gọi hạn chế quyền lực của quốc vương. Người biểu tình tuyên bố đất nước thuộc về nhân dân chứ không phải vua Rama X, họ công khai thách thức hoàng gia Thái Lan. Ở Thái Lan, bất kỳ người nào xúc phạm hoàng gia, đặc biệt là quốc vương, là một trọng tội. Nhưng những người biểu tình đã ngày càng liều lĩnh hơn, có người đã hô "Đả đảo phong kiến, nhân dân muôn năm" Địa lý. Hội đồng nghiên cứu Quốc gia phân chia Thái Lan thành 6 vùng địa lý, dựa trên các đặc điểm tự nhiên bao gồm địa hình và dòng chảy, cũng như mô hình văn hóa của con người. Đó là: Khu vực phía Bắc, đông Bắc, miền Trung, miền phía Đông, miền Tây và miền Nam. Mặc dù Bangkok về mặt địa lý là một phần của đồng bằng trung tâm, vì là thủ đô và thành phố lớn nhất, khu vực này có thể coi là khía cạnh khác, một khu vực riêng biệt. Mỗi vùng trong 6 vùng địa lý khác so với vùng khác ở dân số, các nguồn lực cơ bản, đặc điểm tự nhiên và mức độ phát triển kinh tế xã hội. Sự đa dạng của các vùng thực tế là thuộc tính nổi bật trong địa chất Thái Lan. Địa hình. Với diện tích 512.302 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanmar. Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Đặc điểm nổi bật của địa hình Thái Lan là núi cao, một đồng bằng trung tâm và một vùng cao nguyên. Núi chiếm phần lớn phía bắc Thái và trải rộng dọc theo biên giới Myanmar qua eo Kra và bán đảo Mã Lai. Đồng bằng trung tâm là một vùng đất thấp bồi bởi sông Chao Phraya và các chi lưu, đó hệ thống sông chính của nước này, chảy vào đồng bằng ở đầu vịnh Bangkok. Hệ thống sông Chao Phraya chiếm khoảng một phần ba lãnh thổ quốc gia. Ở phía đông bắc của đất nước là cao nguyên Khorat, một khu vực nhấp nhô nhẹ với đồi thấp và hồ nông, cung nước vào sông Mekong qua sông Mun. Hệ thống sông Mê đổ vào Biển Đông bao gồm một loạt các kênh và đập. Cùng nhau, các hệ thống sông Chao Phraya và Mê Kông duy trì nền nông nghiệp Thái Lan qua việc hỗ trợ trồng lúa và cung cấp đường thủy cho việc vận chuyển hàng hóa, người. Ngược lại, các đặc điểm tự nhiên phân biệt của bán đảo Thái Lan là đường bờ biển dài, các hòn đảo ngoài khơi và đầm lầy ngập mặn giảm đi. Khí hậu. Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng bởi gió mùa có đặc điểm theo mùa (gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc). Gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 được đặc trưng bởi chuyển động của không khí ấm ẩm từ Ấn Độ Dương tới Thái Lan, gây ra mưa dồi dào nhất đất nước. Gió mùa đông bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 mang lại không khí lạnh và khô nhất Thái Lan từ Trung Quốc. Ở miền nam Thái Lan, gió mùa đông bắc mang lại thời tiết ấm áp và mưa nhiều trên bờ biển phía đông. Phần lớn Thái Lan có khí hậu "nhiệt đới ẩm và khô hoặc khí hậu thảo nguyên" loại (khí hậu xavan). về Phía nam và đầu phía đông của miền đông có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thái lan đã 3 mùa. Mùa mưa (giữa tháng 4 - giữa tháng 9) chiếm ưu thế trên phần lớn đất nước. Mùa này đặc trưng bởi mưa dồi dào vào tháng 8 và 9 là thời kì ẩm ướt nhất trong năm. Đôi khi có thể dẫn đến lũ lụt. Ngoài mưa gây ra bởi gió mùa tây nam, những dải hội tụ (ITCZ) và xoáy thuận nhiệt đới cũng góp phần gây mưa trong mùa mưa. Tuy nhiên, những đợt khô thường xảy ra trong khoảng 1 - 2 tuần kể từ đầu tháng 6 - 7. Đó là do sự chuyển động về phía bắc của dải hội tụ đến miền nam Trung Quốc. Mùa Đông bắt đầu từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 3. Phần lớn Thái Lan trải qua thời tiết khô trong mùa này với nhiệt độ nhẹ. Ngoại trừ phía nam Thái Lan, nơi có lượng mưa lớn, đặc biệt là vào tháng 10 - 11. Hai tháng mùa hè từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 và đặc trưng là thời tiết ấm hơn. Do đặc điểm thiên nhiên nội địa và vĩ độ, miền bắc, đông bắc, trung và đông của Thái Lan trải qua một thời gian dài thời tiết ấm áp. Trong thời gian nóng nhất trong năm (tháng 3 - tháng 4), nhiệt độ thường đạt tới trở lên, ngoại trừ vùng duyên hải, nơi gió biển có nhiệt độ dịu buổi chiều. Ngược lại, sự bùng phát không khí lạnh từ Trung Quốc có thể mang lại nhiệt độ lạnh hơn trong một số trường hợp (đặc biệt là ở miền bắc và đông) gần hoặc dưới . Nam Thái lan đặc trưng bởi thời tiết ôn hòa quanh năm với nhiệt độ ít thay đổi ban ngày và mùa hè thay đổi do ảnh hưởng của biển. Hầu hết quốc gia có lượng mưa hàng năm là . Động thực vật. Thái Lan là quốc gia có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng. Voi là biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Hiện nay số lượng voi suy giảm nghiêm trọng do nạn săn trộm voi để lấy ngà voi, và gần đây là để lấy thịt voi. Voi con thường bị bắt để sử dụng trong các điểm tham quan du lịch, mặc dù việc sử dụng chúng đã giảm kể từ khi chính phủ cấm khai thác vào năm 1989. Hiện nay số lượng cá thể voi sống trong điều kiện bị giam cầm thậm chí còn lớn hơn cả số voi còn tồn tại ngoài tự nhiên, và các nhà hoạt động môi trường cáo buộc rằng những con voi sống trong điều kiện nuôi nhốt thường bị ngược đãi. Hành chính. Thái Lan được chia làm 76 tỉnh (จังหวัด "changwat"), trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: Bangkok và Pattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan. Các tỉnh được chia thành các huyện (อำเภอ "amphoe") hoặc quận (เขต "khet"). Năm 2017, Thái Lan có tổng cộng 878 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok). Một số phần của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, Nakhon Pathom và Samut Sakhon) thường được gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ (อำเภอเมือง "amphoe mueang") trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã (ตำบล "tambon"), trong khi các quận được chia thành các phường (ท้องที่ "thongthi"). Các xã được chia thành các thôn (หมู่บ้าน "muban"). Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố (เทศบาลนคร "Thesaban nakhon"), thị xã (เทศบาลเมือง "Thesaban mueang") và thị trấn (เทศบาลตำบล "Thesaban tambon"). Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã. Chính trị. Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo. Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014, những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài quân sự. Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung. Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối của Hoàng gia Thái Lan như lãnh đạo tối cao của dân tộc. Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết quân luật của nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người. Kể từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đã được cai trị bởi một chính quyền quân sự - Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, trong đó bãi bỏ một phần hiến pháp 2007, tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị chống cuộc đảo chính, áp đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông. Giai đoạn 1997 - 2006. Hiến pháp 1997 là hiến pháp đầu tiên được phác thảo bởi Hội đồng lập pháp dân cử, và thường được gọi là "Hiến pháp nhân dân". Hiến pháp 1997 được thiết lập bởi quốc hội lưỡng viện bao gồm 500 hạ nghị sĩ (สภาผู้แทนราษฎร "sapha phutan ratsadon") và 200 thượng nghị sĩ (วุฒิสภา "wuthisapha"). Lần đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, cả hai viện đều lập tức thông qua (dự thảo hiến pháp). Nhiều quyền con người được thừa nhận, làm tăng thêm mức độ ổn định của chính phủ dân bầu. Hạ viện được chọn thông qua hệ thống bầu cử "first-past-the-post", trong đó (trong một vùng) chỉ có duy nhất một người chiến thắng bởi đa số phiếu. Thượng viện được lựa chọn dựa trên hệ thống hành chính cấp tỉnh, tùy thuộc vào số dân mà mỗi tỉnh có một hoặc nhiều hơn các thượng nghị sĩ đại diện cho mình. Các nghị sĩ thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, còn ở hạ viện là 4 năm. Hệ thống tư pháp (ศาล "saan") bao gồm tòa án hoàng gia (ศาลรัฐธรรมนูญ "săan rát-tà-tam-má-nuun") chuyên phân xử về các hoạt động lập pháp của quốc hội, sắc lệnh hoàng gia và các vấn đề chính trị. Năm 2001 diễn ra cuộc tổng tuyển cử quốc hội đầu tiên sau Hiến pháp 1997, được xem là cởi mở nhất, vô tư nhất (không tham nhũng) trong lịch sử Thái Lan. Chính phủ được bầu ra sau đó cũng là chính phủ đầu tiên trong lịch sử Thái Lan hoàn tất nhiệm kỳ 4 năm. Cuộc bầu cử năm 2005 có nhiều cử tri bị đuổi và được khuyến cáo rằng để giảm bớt tình trạng mua phiếu so với trước đây. Đầu năm 2006, những cáo buộc về tình trạng tham nhũng gây sức ép lớn, bắt buộc Thaksin Shinawatra phải kêu gọi một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử và Thaksin lại tái đắc cử. Mâu thuẫn mỗi ngày một tăng, dẫn đến vụ đảo chính quân sự ngày 19 tháng 9 năm 2006. Sau đảo chính 2006. Ngày 19 tháng 9 năm 2006, một hội đồng quân sự đã tiến hành lật đổ chính phủ Thaksin, sau đó huỷ bỏ hiến pháp, giải tán Quốc hội và Tòa án, giám sát, bắt giữ và cách chức một số thành viên chính phủ, thiết quân luật và, cuối cùng, chọn một thành viên của hội đồng cơ mật hoàng gia, cựu tổng tư lệnh lục quân Thái Lan, tướng Surayud Chulanont lên làm thủ tướng. Sau đó Hội đồng quân sự đồng thuận đưa ra hiến pháp tạm thời và chọn ra một hội thẩm đoàn để soạn thảo hiến pháp mới. Đồng thời cũng chọn 250 đại biểu quốc hội. Các đại biểu này không được phép tiết lộ thông tin chống lại chính phủ, còn công chúng không được phép đưa tin bình luận. Lãnh đạo Hội đồng quân sự được phép bãi bỏ thủ tướng bất kể khi nào. Tháng 1 năm 2007, Hội đồng quân sự đã bỏ tình trạng thiết quân luật, nhưng tiếp tục kiểm duyệt báo chí và bị cáo buộc vi phạm một số quyền con người khác. Họ cũng cấm các hoạt động và hội họp chính trị cho tới tháng 5 năm 2007. Cuộc bầu cử Thủ tướng dân chủ đầu tiên sau đảo chính 2006 được tổ chức ngày 3 tháng 7 năm 2011, Đảng Pheu Thái của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đã thắng lợi áp đảo với 263 ghế, dẫn trước Đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva với 161 ghế trong 500 ghế quốc hội. Với chiến thắng này đã đưa bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan sau sáu đời nam thủ tướng với nhiều bất ổn trong chính trường. Tuy nhiên, năm 2014, đến lượt bà Yingluck lại bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan buộc phải từ chức sau nhiều tháng không giải quyết được các khủng hoảng chính trị. Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, một chính quyền độc tài quân sự duới sự chỉ huy của Tướng Prayuth Chan-ocha, đã lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. Năm 2020, chính phủ quân sự Thái Lan quyền quân sự đã sử dụng quyền lực của tòa án Thái Lan giải thể đảng đối lập lớn thứ hai ở Hạ viện Đảng Tương lai mới, Đảng Tương lai mới là một đảng chính trị ở Thái Lan được thành lập vào tháng 3 năm 2018, bởi Thanathorn Juangroongruangkit, cựu Phó chủ tịch của Tập đoàn Thượng đỉnh Thái Lan và Piyabutr Saengkanokkul, học giả pháp lý. bởi vì Đảng của họ có chính sách phát triển quốc gia hiện đại dựa trên khái niệm về một thế hệ mới, và đảng của họ có một hệ tư tưởng chống lại sự cai trị của đất nước với chế độ độc tài tuyệt đối. Với bản án trên, 16 thành viên ban lãnh đạo đảng Tương lai mới chẳng hạn như Pannika Wanich, Piyabutr Saengkanokkul, trong đó có ông Thanathorn, sẽ bị cấm hoạt động chính trị trong vòng 10 năm. Hoàng gia Thái Lan. Chế độ quân chủ Thái Lan chuyển thành chế độ quân chủ lập hiến vào năm 1932 sau Cách mạng Xiêm năm 1932. Danh hiệu của vua Thái bao gồm Nguyên thủ quốc gia, Thống soái Lực lượng Vũ trang Hoàng gia, người bảo hộ Phật giáo và người đứng đầu các tôn giáo. Tháng 10 năm 1973, sau những cuộc biểu tình đông đảo và sau cái chết của nhiều người biểu tình ủng hộ dân chủ do giới sinh viên khởi xướng và lãnh đạo, nhà vua Bhumibol lần đầu tiên khẳng định vai trò của ông trên chính trường Thái Lan bằng cách công khai bày tỏ lập trường ủng hộ những nỗ lực chấm dứt chế độ quân sự Thanom. Ông ra lệnh mở cửa Cung điện Chitralada đón tiếp các sinh viên bị giới chức truy đuổi, và tiếp xúc với những thủ lĩnh của phong trào sinh viên đấu tranh. Năm 1976, những cuộc phản kháng chống nhà cựu độc tài bắt đầu leo thang, lên đến cao điểm khi hai tờ nhật báo cho đăng tải những hình ảnh giả mạo miêu tả sinh viên Đại học Thammasat treo cổ hình nộm thái tử Vajiralongkorn. Được Quốc vương Bhumibol Adulyadej ngầm phê chuẩn, xướng ngôn viên trên đài phát thanh do quân đội kiểm soát cáo buộc các sinh viên kháng nghị phạm tội khi quân và huy động lực lượng dân quân của quốc vương, gồm Do thám làng, Nawaphon, và Bò tót Đỏ để "giết bọn cộng sản". Đến chạng vạng ngày 5 tháng 10, khoảng 4.000 người từ các lực lượng dân quân này cũng như nhân viên quân đội và cảnh sát tập hợp bên ngoài Đại học Thammasat nơi các sinh viên đã kháng nghị nhiều tuần. Các hành động này chuẩn bị cho cuộc thảm sát vào hôm sau. Đến bình minh ngày 6 tháng 10 năm 1976, quân đội và cảnh sát cũng như ba lực lượng dân quân chặn lối ra khỏi đại học và bắt đầu bắn vào khuôn viên, sử dụng súng trường M16, súng cạc-bin, súng ngắn, súng phóng lựu, và thậm chí là súng không giật cỡ lớn. Bị ngăn rời khuôn viên trường hay thậm chí là đưa người bị thương đến bệnh viện, các sinh viên khẩn cầu ngừng bắn, nhưng các cuộc tấn công vẫn tiếp tục. Khi một sinh viên ra đầu hàng, anh bị bắn chết. Sau khi cảnh sát trưởng Bangkok ban lệnh tự do khai hỏa, họ nã súng ồ ạt vào khuôn viên, lãnh đạo là cảnh sát biên phòng. Các sinh viên lặn dưới sông Chao Phraya bị các tàu hải quân bắn trong khi những người khác đầu hàng nằm xuống đất, bị đánh đập khiến nhiều người chết. Một số người bị treo lên cây và bị đánh, những người khác bị đốt cháy. Các sinh viên nữ bị cảnh sát và Bò tót Đỏ cưỡng hiếp, có người mất mạng. Thảm sát tiếp tục trong vài giờ, và chỉ dừng lại vào buổi trưa do có mưa. Theo chính phủ, có 46 người chết do xung đột, cùng 167 người bị thương và 3.000 người bị bắt giữ. Nhiều người còn sống tuyên bố rằng tổng số người chết vượt quá 100. Đây chính là cuộc Thảm sát Đại học Thammasat. Trong năm 1992, Bhumibol thủ giữ một vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển đổi đất nước Thái Lan sang nền dân chủ. Cuộc đảo chính ngày 23 tháng 2 năm 1991 lại đặt Thái Lan dưới sự cai trị của một chế độ độc tài quân sự. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1992, các chính đảng chiếm đa số mời Tướng Suchinda Kraprayoon, người lãnh đạo cuộc chính biến, làm thủ tướng. Động thái này gây ra nhiều bất bình, tăng cường độ các xung đột dẫn đến các cuộc biểu tình và gây ra nhiều thương vong khi quân đội được gọi đến để trấn áp các cuộc tụ tập. Tình thế trở nên đáng quan ngại khi cả hai phía đều không có dấu hiệu nhượng bộ khiến tình trạng bạo động càng leo thang. Quốc vương cho đòi Suchinda và nhà lãnh đạo phong trào ủng hộ dân chủ, Thiếu tướng Chamlong Srimuang, đến gặp ông trong một buổi hội kiến được truyền hình. Ngay lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng, hình ảnh hai nhân vật chống đối nhau cùng phủ phục trước nhà vua (theo nghi thức hoàng gia) đã gây ấn tượng mạnh mẽ trên toàn dân tộc, dẫn đến quyết định từ chức của Suchinda xảy ra không lâu sau đó. Đó là một trong vài lần hiếm hoi nhà vua can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp chính trị. Một cuộc tổng tuyển cử được tiến hành, và từ đó nền dân chủ được phục hồi. Nhà vua cũng bị lôi cuốn vào cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan trong năm 2005-2006. Tháng 4 năm 2005, Thủ tướng Thaksin Shinawatra chủ toạ một buổi lễ công quả tại Chùa Emerald Buddha, thánh địa của Phật giáo Thái Lan. Tờ Phoochatkarn, một nhật báo ở Bangkok, cho rằng Thaksin cướp quyền quốc vương qua hành động chủ toạ buổi lễ. Chủ báo Phoochatkan, Sondhi Limthongkul, đẩy mạnh việc sử dụng các khẩu hiệu như "Chúng ta yêu Quốc vương", "Chúng ta chiến đấu cho Quốc vương", "Trả quyền lực về cho Nhà Vua" như là một công cụ trong các cuộc biểu tình chống Thaksin. Trong thực tế, Bhumibol đã chuẩn thuận cho Thaksin chủ toạ buổi lễ, song Sondhi cứ tiếp tục sử dụng các khẩu hiệu ủng hộ hoàng gia nhẳm trong các cuộc biểu tình chống Thaksin cho đến khi Thaksin phải tuyên bố từ chức, sau một cuộc hội kiến với Bhumibol. Trong những tuần lễ trước cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 4 năm 2006, liên minh chống Thaksin (bao gồm Đảng Dân chủ, Liên minh Nhân dân vì Dân chủ, và Hiệp hội Luật Thái Lan) thỉnh cầu nhà vua bổ nhiệm thủ tướng và nội các thay thế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng, nhưng yêu cầu này vấp phải nhiều sự chống đối. Bhumibol, trong bài diễn văn đọc ngày 26 tháng 4, trả lời rằng "Thỉnh cầu Quốc vương bổ nhiệm thủ tướng là không dân chủ. Ấy là, tôi xin lỗi, một sự lộn xộn. Đó là điều không hợp lý". Năm 2016, Bhumibol, vị vua trị vì dài nhất trong lịch sử Thái Lan qua đời, và con trai của ông là Vajiralongkorn nối ngôi, lấy hiệu là Rama X. Theo hình phạt khi quân (lèse-majesté), phê bình hoàng tộc và Nhà vua đều bị nghiêm cấm ở Thái Lan, nếu vi phạm có thể bị phạt tù. Ví dụ như ngày 6.12.2016, cảnh sát đã tới văn phòng của đài BBC ở thủ đô Bangkok điều tra về một bài viết bị cho là bôi nhọ nhà vua. Bài này đã xuất hiện trên trang mạng của đài bằng tiếng Thái vào ngày thứ năm tuần trước. Một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, Jatupat Boonpattararaksa, đã bị bắt vào ngày thứ bảy cùng tuần, vì ông ta đã lan truyền bài này qua trang Facebook của mình. Ông bị cáo buộc tội bôi nhọ nhà vua. Sau đó ông đã được thả ra sau khi đóng tiền bảo chứng. Nếu bị kết tội, ông ta có thể bị 15 năm tù. Theo hiến pháp, nhà vua bị hạn chế quyền lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, nhà vua được trao một số quyền hạn và có vai trò nhất định trong các hoạt động của chính phủ. Theo hiến pháp, nhà vua là người đứng đầu lực lượng vũ trang. Ông được yêu cầu phải là Phật tử cũng như là người bảo hộ cho tất cả các tín ngưỡng tôn giáo trong nước. Nhà vua cũng được giữ lại một số quyền hạn truyền thống như quyền chỉ định người thừa kế và quyền ban ân xá dưới sự đồng ý của Hoàng gia. Nhà vua được trợ giúp trong những nhiệm vụ của mình bởi Hội đồng cơ Mật của Thái lan. Mặc dù Quốc vương không có quyền lập pháp nhưng các đạo luật của Quốc hội nếu muốn được thông qua phải nhận được sự đồng ý của ông. Quốc vương cũng có quyền can thiệp vào các vấn đề của chính phủ, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng chính trị. Mặc dù quyền lực Nhà vua Thái Lan trên lý thuyết chỉ mang tính biểu tượng, nhưng tiếng nói của Quốc vương có ảnh hưởng rất lớn với nền chính trị, truyền thống kính trọng nhà vua của người dân Thái Lan đã tạo nên cho Nhà vua uy quyền khó ai bì kịp. Quốc vương Thái Lan phải hành động trong phạm vi luật hiến pháp. nhưng có toàn quyền bổ nhiệm nhân sự trong một số lĩnh vực như quân đội. Vị vua hiện tại của Thái Lan là ông Vajiralongkorn (hoặc Rama X) lên ngôi kể từ tháng 10 năm 2016. Tuy nhiên trong giai đoạn cai trị của Rama X, uy tín của nhà vua đã sụt giảm đáng kể do những tai tiếng xung quanh đời tư và lối sống không chuẩn mực của vị vua này. Năm 2020, lần đầu tiên kể từ năm 1932, ở Thái Lan đã nổ ra biểu tình với mục đích phê phán Hoàng gia và yêu cầu tước bỏ một số đặc quyền của nhà vua. Quan hệ ngoại giao. Thái Lan tham gia đầy đủ vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Nước này là một trong những đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Thái Lan là thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN. Thái Lan ngày càng phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên ASEAN khác: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Brunei, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Trong những năm gần đây, Thái Lan đã và đang đóng một vai trò ngày càng tích cực trong các vấn đề nóng bỏng của quốc tế. Khi Đông Timor giành được độc lập từ Indonesia, Thái Lan, lần đầu tiên trong lịch sử, đã gửi quân đội của họ ra nước ngoài với nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế. Quân đội Thái vẫn ở Đông Timor cho đến ngày hôm nay như là một phần của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Thái Lan đã đóng góp quân đội của mình cho những nỗ lực tái thiết ở Afghanistan và Iraq. Hiện nay, quan hệ Thái Lan - Campuchia còn là vấn đề nan giải, gây lo ngại cho nhiều nước. Vào tháng 4 năm 2009, cuộc chiến nổ ra giữa quân đội Thái Lan và Campuchia trên khu vực lãnh thổ tiếp giáp với tàn tích 900 năm tuổi của ngôi đền Hindu Preah Vihear gần biên giới hai nước. Chính phủ Campuchia tuyên bố quân đội của họ đã giết chết ít nhất bốn người Thái và bắt giữ 10 người, mặc dù chính phủ Thái Lan tuyên bố rằng không có bất kỳ binh sĩ Thái Lan nào đã bị giết hoặc bị thương. Hai người lính Campuchia và ba người lính Thái đã bị giết. Quân đội của hai bên đều phủ nhận họ đã xâm phạm đến lãnh thổ của phía bên kia và đổ lỗi cho phe còn lại đã nổ súng trước Kể từ khi cuộc đảo chính quân sự diễn ra vào tháng 5 năm 2014, danh tiếng trên toàn cầu của Thái Lan đã đi xuống, theo Giáo sư Thitinan Pongsudhirak của Đại học Chulalongkorn. Ông khẳng định, ""Vào thời điểm tròn 4 năm cuộc đảo chính Thái Lan vào cuối tháng này [tháng 5 năm 2018], quan hệ đối ngoại của Thái Lan sẽ là một trong những cái giá đắt nhất phải trả từ chính phủ quân sự... Thay vì tiến lên phía trước và mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài, Thái Lan đã thoái lui và đi vào bế tắc"." Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 6 tháng 8 năm 1976. Kinh tế. Thái Lan ban đầu vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Hiện nay, Thái Lan được coi là một nước công nghiệp mới. Tính cho đến hết năm 2019, tổng sản phẩm nội địa của Thái Lan là 529 tỷ USD (đứng thứ 22 thế giới, đứng thứ 7 châu Á và đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia). Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sau sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 đô la Mỹ, đồng baht phá giá hơn một nửa, chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997, kinh tế năm 1997 tăng trưởng âm 20%.Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng Thaksin Shinawatra, thường được gọi bằng tên "Thaksinomics". Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2%, đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD). Đến năm 2005, kinh tế Thái Lan gần đạt mức trước khủng hoảng năm 1997, với sức mua tương đương (PPP) đầu người đạt mức 8.300 USD/năm, so với mức 8.800 USD vào năm 1997. Mức tăng trưởng trong các năm 2005, 2006 và 2007 dao động trong khoảng 4-5%. Mức tăng trưởng GDP là 0,1% trong năm 2011, đã nhảy vọt lên 5,5% vào năm 2012 và sau đó là 7,5% vào năm 2013. Năm 2017, kinh tế Thái Lan đạt mức tăng trưởng là 3,9 %. Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, xe máy, máy tính và thiết bị điện tử. Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo chỉ sau Ấn Độ, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được sử dụng để trồng lúa. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong. Vào năm 2010, 49% lực lượng lao động của Thái Lan tập trung trong ngành nông nghiệp. Con số này giảm từ 70% vào năm 1980 . Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân. Tính đến năm 2012, ngành công nghiệp ô tô Thái Lan là ngành công nghiệp ô tô lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 9 trên thế giới, sự thành công trong việc xuất khẩu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong lĩnh vực lắp ráp xe hơi (gần 90%) đã khiến cho quốc gia này được đặt biệt danh "Detroit của Đông Nam Á". Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan có sản lượng hàng năm gần 1,5 triệu xe, chủ yếu là xe thương mại. Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếc, cao su, khí đốt, wolfram, tantal, gỗ, chì, cá, thạch cao, than non, fluorit và đất trồng. Thái Lan sử dụng hệ đo lường chuẩn quốc tế, nhưng các hệ đo truyền thống của Anh (feet, inches) vẫn còn được sử dụng, đặc biệt là trong nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Năm được đánh số B.E. ("Buddhist Era" - Kỷ Phật giáo) trong giáo dục, dịch vụ dân dụng, chính quyền và báo chí; tuy vậy lịch Gregory được sử dụng trong ngành ngân hàng và dần trở nên thông dụng trong công nghiệp và thương mại. Năm 2016, 5,81 triệu người Thái Lan sống trong nghèo đói, 11,6 triệu người (17,2% dân số) ở tình trạng "cận nghèo". Tỷ lệ người nghèo so với tổng dân số ở mỗi vùng là 12,96% ở vùng Đông Bắc, 12,35% ở miền Nam, và 9,83% ở miền Bắc. Năm 2017, có 14 triệu người nộp đơn xin trợ cấp xã hội (thu nhập hàng năm dưới 100.000฿). Vào cuối năm 2017, tổng nợ hộ gia đình của Thái Lan là 11,76 nghìn tỷ. Năm 2010, 3% số hộ gia đình bị phá sản. Năm 2016, ước tính có khoảng 30.000 người vô gia cư trong nước. Bất bình đẳng xã hội - kinh tế và sự phụ thuộc quá lớn vào du lịch là 2 nhóm vấn đề, thách thức lớn cho nền kinh tế Thái Lan hiện nay. Người gốc Hoa. Người gốc Hoa là thế lực nắm giữ huyết mạch kinh tế của Thái Lan. Tại Thái Lan, người gốc Hoa chỉ chiếm 13% dân số, nhưng chiếm tới gần 78% vốn của các doanh nghiệp và trên 49% vốn của ngành ngân hàng. Năm 2000, các ngân hàng và công ty tài chính của người Thái gốc Hoa ở Thái Lan có tài sản tới trên 22,2 tỷ USD, lớn hơn tài sản 21,8 tỷ USD của cả chính phủ và Hoàng gia Thái Lan cộng lại. Người gốc Hoa kiểm soát hầu hết mọi ngành nghề kinh doanh, từ buôn bán nhỏ lẻ đến các ngành công nghiệp lớn ở Thái Lan. Dù chỉ chiếm trên 10% dân số, người gốc Hoa chiếm hơn 4/5 lượng gạo, thiếc, cao su và gỗ xuất khẩu của cả nước, và hầu như toàn bộ hoạt động thương mại, bán buôn và bán lẻ của Thái Lan. Các chính sách của Thái Lan trong những năm 1930 nhằm trao thêm quyền kinh tế cho phần lớn người Thái bản địa đã thất bại, đến cuối thế kỷ 20 vẫn có hơn 70% cửa hàng bán lẻ và 80–90% các nhà máy xay xát gạo do người gốc Hoa kiểm soát. Một cuộc khảo sát với khoảng 70 tập đoàn kinh doanh quyền lực nhất của Thái Lan cho thấy tất cả ngoại trừ ba tập đoàn đều do người Thái gốc Hoa làm chủ Năm 1997, người Hoa kiểm soát hơn 78% các công ty đại chúng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan Năm mươi gia đình người gốc Hoa kiểm soát toàn bộ lĩnh vực kinh doanh của đất nước, tương đương 80–87% tổng vốn hóa thị trường của nền kinh tế Thái Lan. Hơn 77% trong số 40 người giàu nhất ở Thái Lan là người gốc Hoa hoàn toàn hoặc một phần. Trong những năm 1990, trong số 10 doanh nghiệp hàng đầu của Thái Lan về doanh số, 8 trong số đó thuộc sở hữu của người Hoa, duy nhất Siam Cement không phải là công ty do người Hoa sở hữu Trong số 5 tỷ phú USD ở Thái Lan vào cuối thế kỷ 20, tất cả đều là người gốc Hoa toàn bộ hoặc một phần Người Thái Lan bản địa thiếu văn hóa thương mại, và kinh tế khu vực tư nhân hoàn toàn do người gốc Hoa chi phối. Trong số 25 doanh nhân hàng đầu ở Thái Lan, 23 người là người gốc Hoa hoặc một phần gốc Hoa. Người gốc Hoa cũng chiếm 96% trong tổng số 70 tập đoàn kinh tế mạnh nhất Thái Lan 90% lĩnh vực sản xuất của Thái Lan và 50% ngành dịch vụ của Thái Lan do người gốc Hoa kiểm soát. Chính vì vậy mà quyền lực, sức ảnh hưởng và địa vị của người gốc Hoa ở Thái Lan rất cao. Rất hiều người Thái gốc Hoa từng làm thủ tướng Thái Lan như anh em Thủ tướng nhà , cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva, Chuan Leekpai... Người gốc Hoa cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong bộ máy chính phủ Thái Lan. Giao thông. Giao thông tại Thái Lan khá đa dạng và hỗn loạn, không có một phương tiện vận tải nào chiếm ưu thế. Vận tải xe buýt chiếm ưu thế ở khoảng cách xa và ở Bangkok, còn xe máy thống trị ở các khu vực nông thôn cho các chuyến đi ngắn, thay cho xe đạp. Giao thông vận tải đường bộ là hình thức chính của vận tải hàng hóa tại quốc gia này. Tàu chậm từ lâu đã là một cơ chế vận chuyển đường dài ở nông thôn, mặc dù các kế hoạch đang được tiến hành để mở rộng dịch vụ với tuyến đường sắt tốc độ cao mở rộng đến một số khu vực chính của Thái Lan. Vận chuyển hàng không nội địa trước đây do một số ít các hãng hàng không thống trị, nhưng trong thời gian gần đây đã chứng kiến một sự phát triển đột biến do phần lớn vào việc mở rộng dịch vụ của các hãng hàng không giá thấp. Tại Bangkok, Pattaya, và các thành phố lớn khác, dịch vụ xe ôm luôn có sẵn. Số lượng taxi ở Bangkok cũng rất nhiều. Kể từ lần đầu tiên mở cửa đường sắt vận chuyển tốc độ cao vào năm 1999 tại Bangkok, khách di chuyển hàng ngày trên các tuyến đường vận chuyển khác nhau của Bangkok đã tăng lên hơn 800.000, với nhiều tuyến đường sắt bổ sung đang được đề xuất và xây dựng. Xe ô tô tư nhân, với mức tăng trưởng nhanh chóng góp phần vào tình trạng tắc nghẽn giao thông nổi tiếng của Bangkok trong hai thập kỷ qua, được sử dụng ngày càng nhiều đặc biệt trong giới khách du lịch, người nước ngoài, tầng lớp thượng lưu, và tầng lớp trung lưu. Một mạng lưới đường ô tô trên khắp Thái Lan đã từng bước được thực hiện, với đường cao tốc hoàn thành vào Bangkok và hầu hết miền trung Thái Lan. Những khu vực có đường thủy thường xuyên có dịch vụ tàu thuyền và nhiều phương tiện giao thông sáng tạo khác cũng tồn tại như tuk-tuk, vanpool, songthaew, và thậm chí cả voi ở khu vực nông thôn. Giao thông đi theo luật Anh: đi bên trái Du lịch. Thái Lan là quốc gia thu hút nhiều khách du lịch nhất ở Đông Nam Á vào năm 2013, theo Tổ chức Du lịch Thế giới. Ước tính ngành du lịch đóng góp trực tiếp vào kinh tế Thái Lan khoảng một nghìn tỷ baht (16% GDP). Khi bao gồm các tác động gián tiếp của du lịch, ước tính doanh thu từ ngành du lịch chiếm 20,2% (2,4 nghìn tỷ baht) GDP của Thái Lan . Điểm đến thu hút nhiều khách du lịch châu Á nhất khi đến thăm Thái Lan là thủ đô Bangkok cùng với các di tích lịch sử, tự nhiên và văn hóa trong vùng lân cận. Khách du lịch phương Tây không chỉ ghé thăm Bangkok và các khu vực xung quanh, mà còn rất thích những chuyến đi đến những bãi biển và hải đảo ở phía Nam. Phía bắc Thái Lan là điểm lí tưởng cho hoạt động leo núi và du lịch mạo hiểm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nước ngoài, chính phủ Thái Lan đã thiết lập bộ phận cảnh sát du lịch riêng ở các khu vực du lịch lớn kèm theo số điện thoại khẩn cấp. Năm 2006, Thái Lan là quốc gia xếp thứ 18 về số lượng du khách trong bảng xếp hạng "World Tourism rankings" với ~14 triệu lượt khách. Pháp, một quốc gia có diện tích và dân số tương tự Thái Lan, xếp đầu bảng với hơn ~80 triệu lượt du khách. Vào năm 2016, đã có 32,60 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm Thái Lan . Cùng năm đó, thủ đô Bangkok của Thái Lan trở thành thành phố có số khách du lịch ghé thăm nhiều nhất trên thế giới, vượt qua cả London và New York. Du lịch nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Doanh số từ du lịch nội địa đã tăng từ 187.898 triệu baht năm 1998 lên 380.417 triệu baht (khoảng 7,8 tỷ Euro) năm 2007. Những trải nghiệm du lịch hấp dẫn ở Thái Lan bao gồm lặn biển, tắm ở những bãi biển đầy cát, khám phá hàng trăm hòn đảo nhiệt đới, cuộc sống về đêm, ghé thăm những di tích khảo cổ, những bảo tàng, cung điện, những ngôi chùa Phật giáo và một số di sản thế giới. Nhiều du khách theo học các khóa học trong thời gian lưu trú tại Thái Lan. Phổ biến nhất là các lớp học nấu ăn Thái, Phật giáo và massage Thái truyền thống. Thái Lan cũng là miền đất của lễ hội, từ những lễ hội quốc gia như lễ hội năm mới Songkran (còn gọi là lễ hội té nước) hay lễ hội hoa đăng Thái Lan (Loy Krathong). Nhiều địa phương ở Thái Lan cũng có lễ hội riêng. Một số những lễ hội địa phương nổi tiếng nhất là Lễ hội voi ở Surin và lễ hội "Phi Ta Khon" ở Dan Sai. Du lịch tình dục cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách. Mặc dù mại dâm ở Thái Lan về mặt chính thức là bất hợp pháp, nhưng các chủ nhà thổ thường xuyên có các móc nối với quan chức chính phủ và cảnh sát để họ làm ngơ cho nhà thổ hoạt động. Trong nhiều trường hợp, các quan chức được hối lộ bởi các chủ nhà thổ để tránh việc bị pháp luật trừng phạt. Người ta tin rằng mại dâm hoạt động cho người nước ngoài chiếm 20% tổng số lượng các vụ mại dâm ở Thái Lan, tập trung chủ yếu ở các khu đèn đỏ tại Pattaya, Patpong và bãi biển Patong. Việc phụ thuộc quá nhiều vào du lịch cũng tạo ra mặt trái, đó là kinh tế Thái Lan dễ bị tổn thương do tác động từ bên ngoài. Khi đại dịch Covid-19 xả ra, Thái Lan buộc phải đóng cửa ngành du lịch. Tờ Bloomberg cho rằng triển vọng kinh tế Thái Lan năm 2020 là tồi tệ nhất ở châu Á, do nền kinh tế nước này phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và du lịch, trong khi cả hai lĩnh vực này đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự bùng phát của đại dịch Nhân khẩu. Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái, một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai có quan hệ gần với tiếng Lào, Shan và một loạt các nhóm ngôn ngữ nhỏ khác tại miền bắc Việt Nam và vùng Quảng Tây, Vân Nam thuộc Trung Quốc. Tiếng Thái gồm bốn phương ngữ: tiếng Thái Trung tâm hay tiếng Xiêm, tiếng Thái Đông Bắc hay tiếng Isản còn gọi là tiếng Lào, tiếng Thái Bắc hay tiếng Làn Nà cũng gọi là tiếng Lào, tiếng Thái Nam hay tiếng Tai. Dạng chuẩn hóa của tiếng Thái dựa trên phương ngữ trung tâm (Xiêm), có bảng chữ cái riêng và là ngôn ngữ hành chính của đất nước. Người Thái ở vùng trung tâm (Xiêm) tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người Thái đông bắc, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ. Ngoài người Thái thì người Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị và vai trò kinh tế rất lớn trong đất nước này. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền nam nói một loại phương ngữ Mã Lai gọi là Yawi, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất), người Chăm, Lawa, Akha, Karen, Hmông, La Hủ, Lisu, Lôlô...và các nhóm Tai khác như: Thái Đen ở tỉnh Loei (Tai Đăm, chữ Thái:"ไท ดำ"), Nyaw, Phu Thai, Shan, Lự, Saek.v.v.. Sau Chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tỵ nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc. Cũng có rất nhiều người Việt có liên quan tới nhà Tây Sơn đã sang tỵ nạn tại Thái Lan thời Nguyễn. Trong thời Pháp thuộc cũng có nhiều người tỵ nạn thực dân Pháp hoặc tránh chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam đã sang và cư trú ở Thái Lan. Bên cạnh tiếng Thái còn có các tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isản và những ngôn ngữ khác chủ yếu thuộc ngữ hệ Môn–Khmer. Đồng thời tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi tại Thái Lan, nhưng mức độ thành thạo thấp. Tôn giáo. Theo kết quả điều tra dân số năm 2015 thì có 94.63% theo Phật giáo Theravada và tôn giáo này được xem là quốc giáo của Thái Lan. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463 km về phía tây nam) là địa bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai. Kitô giáo, chủ yếu là Công giáo Rôma, chiếm 1,02% dân số. Ngoài ra còn một số nhóm người theo Ấn Độ giáo và đạo Sikh có thế lực, sống tại các thành phố. Văn hóa. Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc trực tiếp từ văn hóa Campuchia với các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. Một trong những điểm đặc trưng nhất của phong tục Thái là vái (tiếng Thái: wai), gần giống như cách cúi chào của người Ấn (Tiếng Hindi: namaste). Cử chỉ này được sử dụng khi gặp mặt, chia tay hoặc xác nhận, với nhiều dạng khác nhau phụ thuộc và vị trí xã hội của người đó, nhưng nhìn chung, thường là cử chỉ giống như đang lễ với hai tay chắp lại và đầu cúi xuống. Sự thể hiện tình cảm nơi công cộng thường là giữa bạn bè, nhưng rất hiếm khi xảy ra giữa các đôi lứa đang yêu. Do đó, thường thấy bạn bè nắm tay nhau, nhưng các cặp đôi rất ít khi làm thế trừ phi đang ở những nơi Tây hóa. Chuẩn mực xã hội Thái cho rằng sờ vào đầu một ai đó là vô lễ. Cũng là mất lịch sự khi đặt chân cao hơn đầu ai đó, đặc biệt nếu người đó có địa vị xã hội cao hơn. Đó là bởi vì người Thái cho rằng chân là bộ phận dơ bẩn và thấp kém nhất trên cơ thể, còn đầu là bộ phận cao nhất và đáng kính nhất. Nguyên tắc này cũng ảnh hưởng đến cách người Thái ngồi trên sàn- chân của họ để vào trong hay ra đằng sau mà không chĩa vào người đối diện. Chĩa vào hay chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều bị xem là mất lịch sự. Trong cuộc sống hàng ngày ở Thái, mọi người thường chú ý giữ cho cuộc sống được vui vẻ (khái niệm này gọi là sanuk). Vì quan niệm này, người Thái rất thoải mái ở nơi làm việc mà trong các hoạt động hàng ngày. Thể hiện cảm xúc tích cực trong các tương tác xã hội cũng rất quan trọng trong văn hóa Thái, quan trọng như là việc Thái Lan được biết đến như "Đất nước của những nụ cười". Cãi vả hay thể hiện sự tức giận là một điều kiêng cữ trong văn hóa Thái, và, cũng như các nền văn hóa châu Á khác, cảm xúc trên khuôn mặt là cực kỳ quan trọng. Vì lý do này, du khách cần đặc biệt chú ý tránh tạo ra các xung đột, thể hiện sự giận dữ hay khiến cho một người Thái đổi nét mặt. Sự không đồng tình hoặc các cuộc tranh chấp nên được giải quyết bằng nụ cười và không nên cố trách mắng đối phương. Thường thì, người Thái giải quyết sự bất đồng, các lỗi nhỏ hay sự xui xẻo bằng cách nói "Mai pen rai", nghĩa là "Không có gì đâu mà". Việc sử dụng phổ biến thành ngữ này ở Thái Lan thể hiện tính hữu ích của nó với vai trò một cách thức giảm thiểu các xung đột, các mối bất hòa và than phiền; khi một người nói "mai pen rai" thì hầu như có nghĩa là sự việc không hề quan trọng, và do đó, có thể coi là không có sự va chạm nào và không làm ai đổi nét mặt cả. Nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật. Nghệ thuật của Thái chủ yếu có đề tài Phật giáo. Hình ảnh các đức Phật được miêu tả với nhiều trường phái đặc trưng khác nhau qua nhiều thời kỳ. Kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc đền chùa Thái chịu ảnh hưởng từ người Khmer, Nghệ thuật Thái hiện đại là sự pha trộn giữa các yếu tố truyền thống và kỹ thuật hiện đại. Trang phục. Trang phục Thái Lan chịu ảnh hưởng từ Campuchia được chia ra làm 2 dạng: trang phục truyền thống(trang phục cung đình và trang phục bình dân) và trang phục hiện đại. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Thay vì thế chúng được may từ các mảnh vải lụa hay vải bông hẹp được nối, gấp, cuộn thành nhiều loại áo quần đa dạng. Trang phục truyền thống của Thái Lan được gọi là chut thai (tiếng Thái:ชุดไทย), có nghĩa đen là "trang phục Thái". Nó có thể được mặc bởi đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Chut thai cho phụ nữ thường bao gồm một pha nung hoặc chong kraben, áo cánh và sabai. Phụ nữ miền Bắc và Đông Bắc có thể mặc áo sinh thay vì pha nung và mặc quần dài với áo cánh hoặc áo dài suea. Chut thai cho nam bao gồm một chiếc kraben hoặc quần chong, áo sơ mi họa tiết Raj, với vớ trắng dài đến đầu gối tùy chọn và một chiếc sabai. Chut thai cho đàn ông miền bắc Thái Lan bao gồm một sado, áo khoác kiểu Manchu màu trắng, và đôi khi là khian hua. Trong những dịp trang trọng, mọi người có thể chọn mặc một trang phục được gọi là quốc phục chính thức của Thái Lan. Văn chương. Văn học đương đại của Thái chịu ảnh hưởng lớn bởi nền văn hóa Hindu của Ấn Độ và văn hóa Khmer của Campuchia. Những tác phẩm xuất sắc nhất của văn chương Thái gồm phiên bản khác của sử thi Ramayana, có tên là Ramakiên là một bản sao từ sử thi Reamker của người Khmer, đây là tác phẩm viết lại của vua Rama I và đại sư Loetla Nabhalai (vua Rama II) với phần thơ được viết bởi Sunthorn Phu. Ẩm thực. Âm thực Thái phối hợp năm vị cơ bản: ngọt, cay, chua, đắng, và mặn. Thành phần thường được sử dụng trong ẩm thực Thái Lan bao gồm tỏi, ớt, nước cốt chanh, sả, rau mùi, riềng, đường cọ, và nước mắm (nam pla). Các thực phẩm chủ yếu ở Thái Lan là gạo, giống lúa đặc biệt là gạo tám (còn được gọi là gạo "hom Mali") được dùng trong hầu hết các bữa ăn. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong nhiều năm. Hơn 5.000 giống gạo từ Thái Lan được bảo quản trong ngân hàng gen lúa của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), có trụ sở tại Philippines. Vua Thái Lan là người bảo trợ chính thức của IRRI. Vào năm 2017, bảy món ăn Thái Lan đã xuất hiện trong danh sách "50 món ăn ngon nhất Thế giới" - một cuộc thăm dò trực tuyến đối với 35.000 người trên toàn thế giới của CNN Travel. Thái Lan có nhiều món ăn trong danh sách hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Các món ăn của Thái Lan nằm trong danh sách là: "tom yum" là món súp chua cay Thái (xếp thứ 4), miến xào kiểu Thái hay còn gọi là "pad Thái" (xếp thứ 5), gỏi đu đủ Thái hay còn gọi là "som tam" (xếp thứ 6), cà ri Massaman (xếp thứ 10), cà ri xanh (xếp thứ 19), cơm chiên Thái (xếp thứ 24) và Som Tum Pu Pla Ra (xếp thứ 36) . Biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát và khiêu vũ. Không hề có truyền thống kịch nói ở Thái Lan, thay vào vị trí đó là nghệ thuật múa Thái Lan. Nhiều điệu múa dân gian hay cung đình Thái đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả, trong đó có thể nói tới như múa mặt nạ Khon, Lakhon và Likay- Khon đòi hỏi kỹ năng phức tạp nhất, nhưng Likay lại được yêu thích nhất; múa sạp Lao Kra Top Mai thịnh hành ở vùng nông thôn Thái Lan. Kịch Nang, một loại rối bóng Thái được trình diễn tại miền Nam. Ngoài ra còn có điệu múa "Ramwong" (; ). Giải trí. Phim Thái Lan vào khoảng thời gian trước năm 2000 mới chỉ phổ biến ở thị trường nội địa, chẳng hạn như "Insee Daeng" (1959), "Insee Thong", "Mon rak Luk thung", "Banthuk Rak Pimchawee"... Khi đó, Mitr Chaibancha là diễn viên nổi tiếng nhất thập niên 1970. Sau này, điện ảnh Thái Lan mới được biết đến và thu hút sự chú ý của công chúng quốc tế. Đặc biệt là những bộ phim võ thuật như "Ong Bak" (2003), "Tom Yum Goong", "Ong Bak 2", "Ong Bak 3"... Trong đó, hai bộ phim "Ong Bak" và "Tom Yum Goong" đã mang về hơn 47 triệu đô la trên toàn thế giới. Phim kinh dị Thái Lan cũng rất phổ biến ở châu Á, có thể kể đến như "Shutter" (2004) - tác phẩm sau này được 20th Century Fox mua bản quyền và làm lại, một số bộ phim kinh dị khác như loạt phim "Chơi Ngải" (2004-2008), "The Unseeable" (2006), "Alone" (2007), "Body" (2007), "Coming Soon" (2008), "4bia" (2008), "Phobia 2" (2009), "Ladda Land" (2011), "The Swimmer" (2013) cũng rất thành công. Tác phẩm kinh dị pha lẫn hài kịch "Pee Mak" (2013) có doanh thu hơn 33 triệu đô la trên toàn cầu. "Bad Genius" (2017) tiếp tục nâng tầm, đưa điện ảnh Thái Lan trở thành một hiện tượng khi gây sốt các phòng vé trên khắp thế giới, đoạt nhiều giải thưởng danh giá, đồng thời thu về hơn 42 triệu đô la, tác phẩm được coi là bộ phim Thái Lan thành công nhất mọi thời đại. Phim truyền hình Thái Lan, còn được gọi là Lakorn, đã trở nên phổ biến, vượt ra khỏi biên giới quê nhà, chinh phục khán giả trên khắp châu Á. Nhiều bộ phim truyền hình Thái Lan nổi tiếng như "Khluen Chiwit", "U-Prince", "Roy Leh Sanae Rai", "The Crown Princess" hay phim truyền hình tuổi teen, như "", "The Gifted", "Girl From Nowhere", "Hormones: The Series"... Được khán giả châu Á đón nhận tích cực. Ngành công nghiệp giải trí ước tính đã đóng góp trực tiếp 2,1 tỷ đô la Mỹ vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan trong năm 2011, đồng thời hỗ trợ trực tiếp hơn 86.600 việc làm. Ngành kiến trúc. Nhà cửa. Nhà của người Thái có những đặc trưng giống với kiểu nhà của người Môn và người Khmer như có nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam. Vật liệu xây dựng nhà sàn thường là tre, gỗ, mái lợp bằng tranh, lá cọ… Nhà có phần chính và có sàn hiên với cầu thang đi lên (số bậc thang là số lẻ vì người Thái Lan quan niệm bậc thang số chẵn có thể dẫn ma quỷ vào nhà, mang lại điều không may mắn). Nhà sàn ở những vùng ngập nước sẽ được dựng cột chống đỡ nhà cao hơn, những nơi không ngập nước cũng dựng cột để có chỗ làm chuồng gia súc. Phần nhà ở sẽ có bàn thờ Phật để ở vị trí cao ngang trán, một tượng Phật nhỏ hướng ra phía cửa, hương hoa, trầu cau là hai món thường được để dâng cúng Phật, ngoài ra còn có những dụng cụ nghi lễ, đồ dùng đựng đồ lễ.Đây được coi là nơi linh thiêng nhất, tất cả các sinh hoạt trong gia đình đều phải thể hiện sự tôn trọng với nơi linh thiêng này, không cho trẻ con hay đàn bà đi lại phía dưới, cấm hướng chân vào dù là lúc ngủ hay chuyện trò. Nhiều gia đình còn có miếu thờ làm từ tranh hay tre đơn giản ở lối vào chính, với quan niệm đó là việc làm cần thiết để giúp tránh khỏi những hoạn nạn, ốm đau. Nhà chính nằm trong khuôn viên cùng một cái sân và một ngôi nhà phụ, có hàng tường rào bao quanh. Nhà bếp và nơi chứa nước nằm liền sát với nhà chính. Nơi để thóc lúa thì ở nơi tách biệt riêng. Nhà sàn truyền thống, tạo ra không gian sinh hoạt tách rời với mặt đất, đây cũng là một cách giữ gìn sức khỏe, tránh được bệnh tật do thời tiết ẩm thấp. Sàn nhà hình chữ nhật có mái hiên che. Khoảng không gian bên dưới để trống còn được sử dụng là nơi làm việc, nơi đặt khung cửi dệt vải. Từ những nét sơ khai ban đầu, nhà ở của Thái Lan có những bước phát triển hơn. Cấu trúc có phần phức tạp hơn để đáp ứng những nhu cầu cao hơn trong đời sống ngày nay. Thể thao. Muay Thái (đánh bốc Thái) một nhánh của Bokator Khmer không chỉ là môn võ thuật mang tính biểu tượng quốc gia mà còn là môn thể thao được nhiều người xem nhất. Môn thể thao dân tộc chính là cầu mây, một môn tương tự như bóng chuyền nhưng được chơi bằng chân với một quả cầu mây nhẹ. Có rất nhiều biến thể của môn thể thao này với nhiều luật chơi khác nhau. Ngoài ra, còn có cuộc thi đua thuyền thiên nga nơi mà các làng tranh tài với nhau theo đội. Cuộc đua có mời đội quốc tế tham dự thường được tổ chức vào tháng 11. Trò chơi lăn trứng cũng được ưa thích trong thời gian nông nhàn, nhưng nạn đói và tình trạng thiếu hụt trứng và giữa thế kỷ trước đã khiến cho trò chơi này gần như biến mất tại các vùng nông thôn nơi mà các truyền thống vẫn còn rất sống động. Đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan là đội tuyển đại diện cho Thái Lan trong các trận đấu, giải thi đấu quốc tế, do Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) quản lý. Thái Lan là một trong những nền bóng đá mạnh; xếp hàng đầu về số lượng danh hiệu trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và đang có mục tiêu tiến xa hơn trong tương lai. Trong 7 lần dự cúp bóng đá châu Á thì đội từng đạt thứ hạng ba vòng chung kết năm 1972, kỳ đầu tiên Thái Lan là chủ nhà đăng cai. Đội cũng đã 7 lần giành ngôi vương tại giải vô địch khu vực với lần gần nhất là vào năm 2022.
4,863
904084
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4863
Virus (máy tính)
Trong khoa học máy tính viễn thông, virus máy tính hay virus tin học (thường được người sử dụng gọi tắt là virus) là những đoạn mã chương trình được thiết kế để thực hiện tối thiểu là 2 việc: Trước đây, virus thường được viết bởi một số người am hiểu về lập trình muốn chứng tỏ khả năng của mình nên thường virus có các hành động như: cho 1 chương trình không hoạt động đúng, xóa dữ liệu, làm hỏng ổ cứng... hoặc gây ra những trò đùa khó chịu. Những virus mới được viết trong thời gian gần đây không còn thực hiện các trò đùa hay sự phá hoại đối với máy tính của nạn nhân bị lây nhiễm nữa, mà đa phần hướng đến việc lấy cắp các thông tin cá nhân nhạy cảm (các mã số thẻ tín dụng) mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển hoặc các hành động khác nhằm có lợi cho người phát tán virus. Chiếm trên 90% số virus đã được phát hiện là nhắm vào hệ thống sử dụng hệ điều hành họ Windows chỉ đơn giản bởi hệ điều hành này được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Do tính thông dụng của Windows nên các tin tặc thường tập trung hướng vào chúng nhiều hơn là các hệ điều hành khác. Cũng có quan điểm cho rằng Windows có tính bảo mật không tốt bằng các hệ điều hành khác (như Linux) nên có nhiều virus hơn, tuy nhiên nếu các hệ điều hành khác cũng thông dụng như Windows hoặc thị phần các hệ điều hành ngang bằng nhau thì cũng lượng virus xuất hiện có lẽ cũng tương đương nhau. Ngoài ra hiện nay virus máy tính không chỉ xuất hiện trên các máy tính hệ điều hành Windows nói riêng và toàn bộ các máy tính thuộc tất cả các hệ điều hành nói chung mà nó còn xuất hiện trên cả các điện thoại di động thuộc các hệ điều hành Android và IOS (với tỷ lệ thấp hơn vì IOS có độ bảo mật cao hơn). Cách thức hoạt động. Viết virus và chống virus tăng cường bảo mật là cuộc đấu tranh phức tạp và tốn kém giữa 2 giới lập trình. Tuy nhiên cách thức hoạt động của virus thì có thể được diễn giải khái quát như sau . Các máy tính hoạt động bằng các chỉ thị (hay lệnh, instruction) ở dạng mã máy theo trình tự hợp lý để thực thi 1 công việc (task) nào đó. Mã máy là dãy số nhị phân và việc lập trình (hay thảo chương) trực tiếp mã máy rất nhức đầu, nên giới điện toán thiết kế ra các ngôn ngữ lập trình (như C, C++, Java...) để người lập trình ứng dụng thảo chương bằng những ký hiệu và tên gọi dễ nhớ, sau đó dịch sang mã máy để máy thi hành. Nếu lập trình không hợp lý thì máy bị treo, không làm được gì. Kỹ thuật lập trình dẫn đến "những công việc xác định được lặp lại nhiều lần" thường được tổ chức thành modul riêng gọi là "trình con", trong ngôn ngữ lập trình gọi là "routine" hay "subroutine", và khi cần thực hiện công việc vốn ấn định cho routine đó thì trình đang chạy thực hiện lệnh gọi (call) đến routine đó để thực thi. Lệnh "call" có tham số là địa chỉ routine trong bộ nhớ, khi thực thi lệnh call thì chuyển địa chỉ này vào "con trỏ lệnh" của CPU và trao quyền chạy cho routine đó. Cấu trúc routine có "điểm vào" (entry) là nơi bắt đầu, và "điểm ra" (exit) trả lại điều khiển cho trình gọi (caller) sau khi hoàn tất công việc. Virus được viết ra là dạng 1 "routine", thực hiện sửa tham số địa chỉ của một số lệnh "call" trỏ đến địa chỉ của nó, và kết thúc virus thì chuyển điều khiển đến routine vốn được gọi của trình. Những gì virus làm thì gói trong dãy mã lệnh virus, trong đó có kỹ năng tự sao lây nhiễm, và tùy thuộc trình độ người viết virus. Sự tương tự của mã trình với mã DNA sinh học, và hoạt động của virus tin học, dẫn đến tên gọi "virus". Dẫu vậy sự khác nhau căn bản, là virus sinh học phát tác ngay và đồng thời trong tế bào, còn virus tin học chỉ phát tác khi "được gọi" với tư cách mã lệnh. Nếu nạp virus tin học với tư cách dữ liệu (data) vào bộ nhớ để xem (dump) thì nó không làm được gì cả. Nó cho thấy vai trò cảnh giác khi "click" vào file có virus (tức là có thể view, edit, delete... nhưng đừng "double click"). Trong thiết kế các máy tính địa chỉ các routine cơ bản được bố trí như sau: Virus lục lọi các bảng này để tìm cách thâm nhập thích hợp. Trước đây các virus thường ngắn, có thể gắn thêm vào tệp mã. Ngày nay virus có thể lưu trữ phần thân ở dạng file riêng và ẩn dấu đâu đó trong đĩa hoặc trên mạng, và nội dung file này có thể là dạng macro hoặc html. Các hệ điều hành đã tăng cường bảo mật những điểm dễ bị tấn công. Vì thế virus phải cố tìm các "lỗ hổng bảo mật" để xâm nhập, và việc tìm ra lỗ hổng đòi hỏi khả năng phân tích mã lệnh phức tạp hơn. Một số virus thì xuất hiện ở dạng chương trình tự lập, thực chất là "phần mềm phá hoại", và thực hiện đánh lừa bằng cách hiện ra là 1 biểu tượng ("icon") hay đường "link" để người thiếu cảnh giác click vào đó . Lịch sử của virus. Có nhiều quan niệm khác nhau về lịch sử của virus điện toán. Ở đây chỉ nêu rất vắn tắt khái quát những điểm chung nhất, qua đó, chúng ta có thể hiểu chi tiết hơn về các loại virus: Các khái niệm có liên quan. Phần mềm ác tính ("malware"). (chữ ghép của "malicious" và "software") chỉ chung các phần mềm có tính năng gây hại như virus, worm và Trojan horse... Sâu máy tính ("worm"). Là các chương trình cũng có khả năng tự nhân bản tự tìm cách lan truyền qua hệ thống mạng (thường là qua hệ thống thư điện tử). Điểm cần lưu ý ở đây, ngoài gây tác hại cho máy bị nhiễm, nhiệm vụ chính của worm là phá các mạng ("network") thông tin chia sẻ, làm giảm khả năng hoạt động hay ngay cả hủy hoại các mạng này. Nhiều nhà phân tích cho rằng worm khác với virus, họ nhấn mạnh vào đặc tính phá hoại mạng nhưng ở đây worm được cho là một loại virus đặc biệt. Worm nổi tiếng nhất được tạo bởi Robert Morris vào năm 1988. Nó có thể làm hỏng bất kì hệ điều hành UNIX nào trên Internet. Tuy vậy, có lẽ worm tồn tại lâu nhất là virus happy99, hay các thế hệ sau đó của nó có tên là Trojan. Các worm này sẽ thay đổi nội dung tệp wsok32.dll của Windows và tự gửi bản sao của chính chúng đi đến các địa chỉ cho mỗi lần gửi điện thư hay message. Trojan Horse. Đây là loại chương trình cũng có tác hại tương tự như virus chỉ khác là nó không tự nhân bản ra. Như thế, cách lan truyền duy nhất là thông qua các thư dây chuyền. Để trừ loại này người chủ máy chỉ việc tìm ra tập tin Trojan Horse rồi xóa nó đi là xong. Tuy nhiên, không có nghĩa là không thể có hai con Trojan horse trên cùng 1 hệ thống. Chính những kẻ tạo ra các phần mềm này sẽ sử dụng kỹ năng lập trình của mình để sao lưu thật nhiều con trước khi phát tán lên mạng. Đây cũng là loại virus cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể hủy ổ cứng, hủy dữ liệu. Phần mềm gián điệp ("spyware"). Đây là loại virus có khả năng thâm nhập trực tiếp vào hệ điều hành mà không để lại "di chứng". Thường một số chương trình diệt virus có kèm trình diệt spyware nhưng diệt khá kém đối với các đợt "dịch". Phần mềm quảng cáo ("adware"). Loại phần mềm quảng cáo, rất hay có ở trong các chương trình cài đặt tải từ trên mạng. Một số phần mềm vô hại, nhưng một số có khả năng hiển thị thông tin kịt màn hình, cưỡng chế người sử dụng. Botnet. Là những máy tính bị bắt cóc và điều khiển bởi người khác thông qua Trojan, virus... Điều đặc biệt nguy hiểm là các botnet được phơi bày từ các tin tặc không cần kỹ thuật lập trình cao. Nó được rao bán với giá từ 20 USD trở lên cho các tin tặc. Hậu quả của nó để lại không nhỏ: mất tài khoản. Nếu liên kết với 1 hệ thống máy tính lớn, nó có thể tống tiền cả 1 doanh nghiệp. Nhóm của Sites ở Sun Belt cùng với đội phản ứng nhanh của công ty bảo mật iDefense Labs đã tìm ra 1 botnet chạy trên nền web có tên là Metaphisher. Thay cho cách sử dụng dòng lệnh, tin tặc có thể sử dụng giao diện đồ họa, các biểu tượng có thể thay đổi theo ý thích, chỉ việc dịch con trỏ, nhấn chuột và tấn công. Theo iDefense Labs, các bot do Metaphisher điều khiển đã lây nhiễm hơn 1 triệu PC trên toàn cầu. Thậm chí trình điều khiển còn mã hóa liên lạc giữa nó và bot "đàn em" và chuyển đi mọi thông tin về các PC bị nhiễm cho người chủ bot như vị trí địa lý, các bản vá bảo mật của Windows và những trình duyệt đang chạy trên mỗi PC. Những công cụ tạo bot và điều khiển dễ dùng trên góp phần làm tăng vọt số PC bị nhiễm bot được phát hiện trong thời gian gần đây. Thí dụ, Jeanson James Ancheta, 21 tuổi, người Mỹ ở bang California, bị tuyên án 57 tháng tù vì đã vận hành 1 doanh nghiệp "đen" thu lợi bất chính dựa vào các botnet điều khiển 400.000 "thành viên" và 3 tay điều khiển bot bị bắt mùa thu năm trước ở Hà Lan chính là trung tâm "đầu não" điều khiển hơn 1,5 triệu PC! Mặc dù đã có luật để bắt những tội phạm kiểu này, nhưng do dễ dàng có được những công cụ phá hoại nên luôn có thêm người mới gia nhập hàng ngũ tin tặc vì tiền hay vì tò mò. Keylogger. Là phần mềm ghi lại chuỗi phím gõ của người dùng. Nó có thể hữu ích cho việc tìm nguồn gốc lỗi sai trong các hệ thống máy tính và đôi khi được dùng để đo năng suất làm việc của nhân viên văn phòng. Các phần mềm kiểu này rất hữu dụng cho ngành luật pháp và tình báo - ví dụ, cung cấp 1 phương tiện để lấy mật khẩu hoặc các khóa mật mã và nhờ đó qua mắt được các thiết bị an ninh. Tuy nhiên, các phần mềm Keylogger được phổ biến rộng rãi trên Internet và bất cứ ai cũng có thể sử dụng cho mục đích lấy trộm mật khẩu và chìa khóa mã hóa. Phishing. Là 1 hoạt động phạm tội dùng các kỹ thuật lừa đảo. Kẻ lừa đảo cố gắng lừa lấy các thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như mật khẩu và thông tin về thẻ tín dụng, bằng cách giả là 1 người hoặc 1 doanh nghiệp đáng tin cậy trong 1 giao dịch điện tử. Phishing thường được thực hiện bằng cách sử dụng thư điện tử hoặc tin nhắn, đôi khi còn sử dụng cả điện thoại. Rootkit. Là 1 bộ công cụ phần mềm dành cho việc che giấu các tiến trình đang chạy, các file hoặc dữ liệu hệ thống. Rootkit có nguồn gốc từ các ứng dụng tương đối hiền, nhưng những năm gần đây, rootkit đã bị sử dụng ngày càng nhiều bởi các phần mềm ác tính, giúp kẻ xâm nhập hệ thống giữ được đường truy nhập 1 hệ thống trong khi tránh bị phát hiện. Người ta đã biết đến các rootkit dành cho nhiều hệ điều hành khác nhau chẳng hạn Linux, Solaris và một số phiên bản của Microsoft Windows. Các rootkit thường sửa đổi một số phần của hệ điều hành hoặc tự cài đặt chúng thành các driver hay các module trong nhân hệ điều hành ("kernel module"). Khi hay tin CD nhạc của Sony cài đặt rookit để giấu file chống sao chép xuất hiện vào tháng 11 năm ngoái, giới tin tặc hân hoan và nhanh chóng khai thác ứng dụng của Sony. Phần mềm của Sony giấu bất kỳ file hay tiến trình bắt đầu với "$sys$", những kẻ viết phần mềm độc hại đã đổi tên file để lợi dụng đặc điểm này. Vào tháng 3, nhà sản xuất phần mềm chống virus ở Tây Ban Nha là Panda Software cho biết họ đang tìm biến thể của sâu Bagle cực kỳ độc hại có trang bị khả năng của rootkit. Trầm trọng hơn, tương tự như các "nhà sản xuất" chương trình botnet, những kẻ tạo phần mềm rootkit còn bán hoặc phát tán miễn phí các công cụ, giúp những tay viết phần mềm độc hại dễ dàng bổ sung chức năng rootkit cho các virus cũ như Bagle hay tạo loại mới. 1 dự án do Microsoft và các nhà nghiên cứu của đại học Michigan thực hiện đã mở đường cho nghiên cứu rootkit, tạo ra 1 phương thức mới gần như "đặt" hệ điều hành chạy trên phần mềm có tên SubVirt (tên của dự án nghiên cứu). Hệ điều hành vẫn làm việc bình thường, nhưng "máy ảo" điều khiển mọi thứ hệ điều hành nhìn thấy và có thể dễ dàng giấu chính nó. May mắn là kỹ thuật này không dễ thực hiện và người dùng dễ nhận ra vì làm chậm hệ thống và làm thay đổi những file nhất định. Hiện giờ, loại siêu rootkit này chỉ mới ở dạng ý tưởng, cần nhiều thời gian trước khi tin tặc có thể thực hiện phương thức tấn công này. Phần mềm tống tiền ("Ransomware"). Là loại phần mềm sử dụng 1 hệ thống mật mã để mã hóa dữ liệu thuộc về 1 cá nhân và đòi tiền chuộc thì mới khôi phục lại. Backdoor. Backdoor, nghĩa là "cửa hậu" hay lối vào phía sau. Trong 1 hệ thống máy tính, "cửa hậu" là 1 phương pháp vượt qua thủ tục chứng thực người dùng thông thường hoặc để giữ đường truy nhập từ xa tới 1 máy tính, trong khi cố gắng không bị phát hiện bởi việc giám sát thông thường. Cửa hậu có thể có hình thức 1 chương trình được cài đặt (ví dụ Back Orifice hoặc cửa hậu rookit Sony/BMG rootkit được cài đặt khi 1 đĩa bất kỳ trong số hàng triệu đĩa CD nhạc của Sony được chơi trên 1 máy tính chạy Windows), hoặc có thể là 1 sửa đổi đối với 1 chương trình hợp pháp - đó là khi nó đi kèm với Trojan. Danh sách các đuôi tệp có khả năng di truyền và bị lây nhiễm. Các tập tin trên hệ điều hành Windows mang đuôi mở rộng sau có nhiều khả năng bị virus tấn công (xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Anh): Các hình thức lây nhiễm của virus máy tính. Virus lây nhiễm theo cách cổ điển. Cách cổ điển nhất của sự lây nhiễm, bành trướng của các loai virus máy tính là thông qua các thiết bị lưu trữ di động: Trước đây đĩa mềm và đĩa CD chứa chương trình thường là phương tiện bị lợi dụng nhiều nhất để phát tán. Ngày nay khi đĩa mềm rất ít được sử dụng thì phương thức lây nhiễm này chuyển qua các ổ USB, các đĩa cứng di động hoặc các thiết bị giải trí kỹ thuật số. Virus lây nhiễm qua thư điện tử. Khi mà thư điện tử (email) được sử dụng rộng rãi trên thế giới thì virus chuyển hướng sang lây nhiễm thông qua thư điện tử thay cho các cách lây nhiễm truyền thống. Khi đã lây nhiễm vào máy nạn nhân, virus có thể tự tìm ra danh sách các địa chỉ thư điện tử sẵn có trong máy và nó tự động gửi đi hàng loạt ("mass mail") cho những địa chỉ tìm thấy. Nếu các chủ nhân của các máy nhận được thư bị nhiễm virus mà không bị phát hiện, tiếp tục để lây nhiễm vào máy, virus lại tiếp tục tìm đến các địa chỉ và gửi tiếp theo. Chính vì vậy số lượng phát tán có thể tăng theo cấp số nhân khiến cho trong 1 thời gian ngắn hàng hàng triệu máy tính bị lây nhiễm, có thể làm tê liệt nhiều cơ quan trên toàn thế giới trong 1 thời gian rất ngắn. Khi mà các phần mềm quản lý thư điện tử kết hợp với các phần mềm diệt virus có thể khắc phục hành động tự gửi nhân bản hàng loạt để phát tán đến các địa chỉ khác trong danh bạ của máy nạn nhân thì chủ nhân phát tán virus chuyển qua hình thức tự gửi thư phát tán virus bằng nguồn địa chỉ sưu tập được trước đó. Phương thức lây nhiễm qua thư điển tử bao gồm: Virus lây nhiễm qua mạng Internet. Theo sự phát triển rộng rãi của Internet trên thế giới mà hiện nay các hình thức lây nhiễm virus qua Internet trở thành các phương thức chính của virus ngày nay. Có các hình thức lây nhiễm virus và phần mềm độc hại thông qua Internet như sau: Biến thể. 1 hình thức trong cơ chế hoạt động của virus là tạo ra các biến thể của chúng. Biến thể của virus là sự thay đổi mã nguồn nhằm các mục đích tránh sự phát hiện của phần mềm diệt virus hoặc làm thay đổi hành động của nó. Một số loại virus có thể tự tạo ra các biến thể khác nhau gây khó khăn cho quá trình phát hiện và tiêu diệt chúng. Một số biến thể khác xuất hiện do sau khi virus bị nhận dạng của các phần mềm diệt virus, chính tác giả hoặc các tin tặc khác (biết được mã của chúng) đã viết lại, nâng cấp hoặc cải tiến chúng để tiếp tục phát tán. Virus có khả năng vô hiệu hoá phần mềm diệt virus. Một số virus có khả năng vô hiệu hoá hoặc can thiệp vào hệ điều hành làm tê liệt các phần mềm diệt virus. Sau hành động này chúng mới tiến hành lây nhiễm và tiếp tục phát tán. Một số khác lây nhiễm chính vào phần mềm diệt virus (tuy khó khăn hơn) hoặc ngăn cản sự cập nhật của các phần mềm diệt virus. Kể cả cài lại hệ điều hành máy tính và cài diệt sau đó nhưng đã quá trễ. Các cách thức này không quá khó nếu như chúng nắm rõ được cơ chế hoạt động của các phần mềm diệt virus và được lây nhiễm hoặc phát tác trước khi hệ thống khởi động các phần mềm này. Chúng cũng có thể sửa đổi file host của hệ điều hành Windows để người sử dụng không thể truy cập vào các website và phần mềm diệt virus không thể liên lạc với server của mình để cập nhật. Cách phòng chống virus và ngăn chặn tác hại của nó. Để không bị lây nhiễm virus thì giải pháp triệt để nhất là ngăn chặn mọi kết nối thông tin vào thiết bị máy tính bao gồm ngắt kết nối mạng chia sẻ, không sử dụng ổ mềm, ổ USB hoặc copy bất kỳ file nào vào máy tính, đặc biệt các dạng file có nguy cơ cao. Điều này thực sự hiệu quả khi mà hiện nay sự tăng trưởng số lượng virus mới hàng năm trên thế giới rất lớn. Tuy nhiên, trong thời đại "bùng nổ thông tin", đa số mọi người đều có nhu cầu truy cập vào "không gian số", không thể khẳng định chắc chắn bảo vệ an toàn 100% cho máy tính trước hiểm hoạ virus và các phần mềm không mong muốn, nhưng chúng ta có thể hạn chế đến tối đa với các biện pháp bảo vệ dữ liệu của mình: Sử dụng phần mềm diệt virus. Bảo vệ bằng cách trang bị thêm một phần mềm diệt virus có khả năng nhận biết nhiều loại virus máy tính và liên tục cập nhật dữ liệu để phần mềm đó luôn nhận biết được các virus mới. Trên thị trường Việt Nam hiện có rất nhiều các tên tuổi phần mềm diệt virus như: Sử dụng tường lửa cá nhân. Tường lửa cá nhân ("Personal Firewall") không phải một cái gì đó quá xa vời hoặc chỉ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) mà mỗi máy tính cá nhân cũng cần phải sử dụng tường lửa để bảo vệ trước virus và các phần mềm độc hại. Khi sử dụng tường lửa, các thông tin vào và ra đối với máy tính được kiểm soát một cách vô thức hoặc có chủ ý. Nếu 1 phần mềm độc hại đã được cài vào máy tính có hành động kết nối ra Internet thì tường lửa có thể cảnh báo giúp người sử dụng loại bỏ hoặc vô hiệu hoá chúng. Tường lửa giúp ngăn chặn các kết nối đến không mong muốn để giảm nguy cơ bị kiểm soát máy tính ngoài ý muốn hoặc cài đặt vào các chương trình độc hại hay virus máy tính. Tường lửa được chia hai loại: Cập nhật các bản vá lỗi của hệ điều hành. Hệ điều hành Windows (chiếm đa số) luôn luôn bị phát hiện các lỗi bảo mật chính bởi sự thông dụng của nó, tin tặc có thể lợi dụng các lỗi bảo mật để chiếm quyền điều khiển hoặc phát tán virus và các phần mềm độc hại. Người sử dụng luôn cần cập nhật các bản vá lỗi của Windows thông qua trang web Microsoft Update (cho việc nâng cấp tất cả các phần mềm của hãng Microsoft) hoặc Windows Update (chỉ cập nhật riêng cho Windows). Cách tốt nhất hãy đặt chế độ nâng cấp (sửa chữa) tự động (Automatic Updates) của Windows. Tính năng này chỉ hỗ trợ đối với các bản Windows mà Microsoft nhận thấy rằng chúng hợp pháp. Vận dụng kinh nghiệm sử dụng máy tính. Cho dù sử dụng tất cả các phần mềm và phương thức trên nhưng máy tính vẫn có khả năng bị lây nhiễm virus và các phần mềm độc hại bởi mẫu virus mới chưa được cập nhật kịp thời đối với phần mềm diệt virus. Người sử dụng máy tính cần sử dụng triệt để các chức năng, ứng dụng sẵn có trong hệ điều hành và các kinh nghiệm khác để bảo vệ cho hệ điều hành và dữ liệu của mình. Một số kinh nghiệm tham khảo như sau: Bảo vệ dữ liệu máy tính. Nếu như không chắc chắn 100% rằng có thể không bị lây nhiễm virus máy tính và các phần mềm hiểm độc khác thì bạn nên tự bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu của mình trước khi dữ liệu bị hư hỏng do virus (hoặc ngay cả các nguy cơ tiềm tàng khác như sự hư hỏng của các thiết bị lưu trữ dữ liệu của máy tính). Trong phạm vi về bài viết về virus máy tính, bạn có thể tham khảo các ý tưởng chính như sau: Thực chất các hành động trên không chắc chắn là các dữ liệu được sao lưu không bị lây nhiễm virus, nhưng nếu có virus thì các phiên bản cập nhật mới hơn của phần mềm diệt virus trong tương lai có thể loại bỏ được chúng.
4,865
812749
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4865
Phần mềm ác ý
Phần mềm ác ý, còn gọi là phần mềm ác tính, phần mềm độc hại, phần mềm gây hại hay mã độc (tiếng Anh: malware là sự ghép của hai chữ "malicious" và "software") là một loại phần mềm hệ thống do các tin tặc hay các kẻ phá hoại tạo ra nhằm gây hại cho các máy tính. Tùy theo cách thức mà tin tặc dùng, sự nguy hại của các loại phần mềm ác ý có khác nhau từ chỗ chỉ hiển thị các cửa sổ hù dọa cho đến việc tấn công chiếm máy và lây lan sang các máy khác giống như là virus trong cơ thể của các sinh vật. Phân loại. Virus. Virus (trong trường hợp là phần mềm độc hại) là loại mã hoặc chương trình độc hại được viết để thay đổi cách máy tính hoạt động, được thiết kế để lây lan từ máy tính này sang máy tính khác nhằm phá hoại máy tính, mã hóa, sửa đổi hoặc xóa tập tin, lấy cắp dữ liệu cá nhân nhạy cảm, mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển hoặc các hành động khác nhằm có lợi cho người phát tán virus. Sâu máy tính. Sâu máy tính là một chương trình máy tính chứa phần mềm độc hại độc lập tự sao chép để lây lan sang các máy tính khác. Nó thường sử dụng mạng máy tính để tự lây lan, dựa vào các lỗi bảo mật trên máy tính mục tiêu để truy cập. Nó sẽ sử dụng máy này làm máy chủ để quét và lây nhiễm cho các máy tính khác. Sâu máy tính sử dụng phương pháp đệ quy để tự sao chép mà không cần chương trình chủ và tự phân phối dựa trên quy luật tăng trưởng theo cấp số nhân, sau đó điều khiển và lây nhiễm ngày càng nhiều máy tính trong thời gian ngắn. Sâu hầu như luôn gây ra ít nhất một số tác hại cho mạng, ngay cả khi chỉ bằng cách tiêu tốn băng thông. Các dạng mã độc nhiễm hoạt động độc lập: Lây nhiễm qua Internet, USB, mạng LAN... Một số mã độc nguy hiểm:
4,870
69965616
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4870
Linux From Scratch
Linux From Scratch (LFS) là một dự án có mục đích đem lại cho mọi người những cách thức xây dựng một hệ điều hành Linux riêng cho mình. Những cách thức đó được trình bày trong quyển sách cùng tên, có tác giả chính là Gerard Beekmans. Nguyên nhân. Có nhiều người hỏi: "Tại sao lại đi cài đặt cả một hệ điều hành Linux bằng tay từ mã nguồn trong khi ai cũng có thể tải xuống những bản phân phối GNU/Linux đã có sẵn trên Internet?" Có rất nhiều lý do để cài đặt một hệ điều hành theo đề nghị của LFS. Vai trò quan trọng của LFS là nó chỉ dạy cho người ta về các hoạt động bên trong của hệ điều hành Linux. Khi tự xây dựng một hệ điều hành, như đề nghị bởi LFS, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự hoạt động của các ứng dụng chung với nhau trong hệ điều hành sẽ trở nên dễ hiểu hơn. Điều quan trọng nhất là LFS sẽ chỉ dẫn cách xây dựng một hệ điều hành phù hợp với mong đợi và cần thiết của từng người. LFS cũng hướng dẫn ta xây dựng một hệ điều hành nhỏ gọn. Khi cài đặt một bản phân phối GNU/Linux có trên thị trường, nó sẽ kết thúc với một hệ điều hành bao gồm nhiều chương trình đi kèm không cần thiết và làm tốn dung lượng đĩa. Trong khi đó một hệ điều hành xây dựng theo đề nghị của LFS chỉ chiếm tối đa 100 MB. Các phiên bản. Hiện nay, dự án Linux From Scratch được tổ chức thành những dự án con sau: Quá trình cài đặt. Thông thường thì quá trình cài đặt một hệ điều hành Linux From Scratch cần có một dĩa cứng đã được chia ra nhiều phần (partition) và một hệ điều hành GNU/Linux đã được cài sẵn dùng để biên dịch các gói mã nguồn. Nhưng khi dùng dĩa Linux From Scratch LiveCD thì hệ điều hành GNU/Linux cài sẵn không cần thiết. Vì dĩa CD đó chứa đựng tất cả các gói mà nguồn cần thiết, quyển sách LFS, một hệ thống biên dịch tự động, và một môi trường làm việc đồ họa XFCE. Trước hết thì hệ thống biên dịch của LFS cần được biên dịch bằng cách dùng hệ thống GNU/Linux đã có sẵn. Một môi trường biên dịch chương trình đầy đủ trên hệ thống GNU/Linux bao gồm: GCC, glibc, binutils và một vài công cụ cần thiết khác. Sau đó thì thư mục gốc (root directory) của hệ thống GNU/Linux dùng để biên dịch các gói mã nguồn LFS cần được chuyển sang phần đĩa cứng mới bằng cách dùng lệnh "chroot". Sau khi đã dời thư mục gốc qua phần đĩa cứng mới thì phần còn lại của hệ thống LFS mới được biên dịch tiếp.
4,888
321789
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4888
LFS
LFS có thể là viết tắt của những thuật ngữ tiếng Anh sau:
4,895
904556
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4895
Hà Nội (định hướng)
Hà Nội có thể là:
4,897
715442
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4897
Ngọc lam
Ngọc lam là một khoáng chất phosphat ngậm nước của nhôm và đồng, có công thức hóa học là CuAl6(PO4)4(OH)8.5H2O, có màu từ xanh nước biển ngả sang xanh lá cây, không trong suốt. Ngọc lam hiếm, có giá trị nếu tinh khiết và được ưa chuộng dùng làm trang sức và trang trí từ hàng ngàn năm nay vì màu sắc độc đáo của nó. Trong thời gian gần đây do xuất hiện các loại ngọc lam giả hay được sản xuất nhân tạo trên thị trường, rất khó phân biệt ngay cả đối với giới chuyên môn, nên ngọc lam, cũng giống như các loại đá quý không trong suốt khác, không còn được ưa chuộng nhiều nữa. Ngọc lam xuất phát từ "pierre turquoise" trong tiếng Pháp có nghĩa là "đá Thổ", được coi như là một sự hiểu lầm vì ngọc lam không có trong tự nhiên ở Thổ Nhĩ Kỳ mà chỉ được buôn bán ở đó và loại đá quý vì thế được liên đới đến đất nước này. Tính chất. Ngay cả những ngọc lam tinh khiết nhất cũng tương đối dễ vỡ, chỉ đạt độ cứng tối đa chưa đến 6 trong thang độ cứng Mohs, kém hơn thủy tinh dùng làm kính cửa một ít. Đặc trưng cho các khoáng chất có tinh thể kín ("cryptocrystalline"), ngọc lam hầu như không bao giờ tạo thành tinh thể đơn lẻ và tất cả các tính chất của ngọc lam đều biến đổi. Thông qua nhiễu xạ tia X, hệ thống tinh thể của ngọc lam được chứng minh là thuộc về tinh thể tam tà ("triclinic"). Đi cùng với độ cứng kém là tỷ trọng riêng thấp (từ 2,60 đến 2,90) và độ xốp cao. Các tính chất này phụ thuộc vào kích cỡ của hạt. Ngọc lam có độ bóng trong khoảng của sáp nến đến khoảng dưới độ bóng của thủy tinh, thường mờ đục nhưng có thể cho ánh sáng xuyên qua ở chỗ mỏng. Màu cũng biến đổi như các tính chất khác của khoáng chất này, từ trắng qua xanh lơ cho đến xanh da trời và từ xanh lá cây có sắc xanh nước biển sang xanh lá cây vàng. Màu xanh (nước biển) là do đồng mang lại trong khi màu xanh lá cây có thể là kết quả của tạp chất sắt (thay thế nhôm) hay bị khử nước. Chỉ số khúc xạ (đo bằng tia sáng natri có bước sóng 589,3 nm) của ngọc lam vào khoảng 1,61 cho đến 1,62, chỉ là giá trị trung bình đo trên máy đo khúc xạ đá quý vì tính chất đa tinh thể của ngọc lam. Nếu đo các tinh thể đơn hiếm có, chỉ số khúc xạ đạt vào khoảng 1,61-1,65. Quang phổ hấp thụ đo bằng kính quang phổ cầm tay cho thấy một đường ở 432 nm và một dải băng tần yếu ở 460 nm (được nhìn thây tốt nhất với ánh sáng phản xạ mạnh). Dưới các tia cực tím có bước sóng dài ngọc lam thỉnh thoảng phát huỳnh quang màu xanh (lá cây), vàng hay xanh sáng, ngọc lam có tính trơ dưới tia cực tím sóng ngắn hay tia X. Các mỏ ngọc lam. Ngọc lam là một trong những loại ngọc được khai thác sớm nhất, nhiều mỏ đã cạn kiệt, một số vẫn hoạt động cho đến ngày nay. Đấy là những mỏ nhỏ, thường chỉ được khai thác theo mùa vì có phạm vi giới hạn và nằm ở nơi xa xôi. Đa số được khai thác thủ công, không được hoặc chỉ được cơ giới hóa ít. Tuy nhiên ngọc lam cũng thường là sản phẩm phụ khi khai thác các mỏ đồng lớn, đặc biệt là ở Mỹ. Iran. Vùng đất được gọi là Ba Tư 2000 năm nay là nguồn cung cấp ngọc lam quan trọng nhất. Ngọc lam được khai thác ở đây rất tinh khiết. Nguồn mỏ "màu hoàn mỹ" này nằm trên ngọn núi Ali-mersai cao 2.012 m, đầy những hấm mỏ đã được khai thác. Cùng với mỏ ở bán đảo Sinai, mỏ này là mỏ lâu đời nhất được biết đến. Sinai. Ít nhất là từ triều đại Ai Cập cổ đầu tiên (3.000 năm trước Công nguyên), có thể là trước đó nữa, ngọc lam đã được người Ai Cập sử dụng và khai thác ở bán đảo Sinai, được người Monitu gọi là "xứ sở ngọc lam". Có ít nhất là 6 mỏ ở vùng này, tất cả đều nằm ở bờ biển tây nam bán đảo, chiếm một diện tích vào khoảng 650 km². Nhìn từ phương diện lịch sử hai mỏ quan trọng nhất là Serabit et-Khadim và Wadi Maghareh, được xem là thuộc về những mỏ được biết đến lâu đời nhất. Mỏ đầu tiên nằm cách một đền cổ thờ thần Hathor khoảng 4 km. Ngọc lam ở đây có trong sa thạch, được phủ bởi đá bazan. Ngày nay khai thác mỏ ngọc lam quy mô lớn không còn mang lại lợi tức nữa nhưng các mỏ thỉnh thoảng vẫn được khai thác bởi người Bedouin (người Ả Rập du cư) dùng thuốc súng tự tạo. Đặc trưng của ngọc lam Sinai là có màu xanh (lá cây) đậm hơn ngọc của Iran, được tin là bền và dễ bảo quản. Thường được gọi là ngọc lam Ai Cập, ngọc Sinai có đặc điểm là tương đối trong nhất, cấu trúc mặt ngoài nhìn dưới kính phóng đại có những đĩa màu xanh nước biển đậm không nhìn thấy ở các ngọc nơi khác. Mỹ. Miền Tây Nam nước Mỹ là nơi có nhiều nguồn ngọc lam đáng kể, Arizona, California (ở các quận San Bernardio, Imperial và Inyo), Colorado (ở các quận Conejos, El Paso, Lake và Saguache), New Mexico (ở các quận Eddy, Grant, Otero và Santa Fee) và Nevada là những nơi giàu (hay đã từng giàu có) về khoáng sản này. Các mỏ của California và New Mexico đã được người bản xứ khai thác dùng công cụ bằng đá. Cerrillos ở New Mexico được xem như là nơi có mỏ lâu đời nhất. Trước thập niên 1920 tiểu bang này là nơi sản xuất ngọc lớn nhất của nước Mỹ, nay đã gần như cạn kiệt. Ngày nay chỉ còn một mỏ ở California, nằm trong vùng Apache Canyon, là còn được khai thác có tính chất thương mại. Ngọc lam có trong các mạch đá hay ở giữa các vỉa quặng hoặc được tạo thành cục ngọc tự nhiên. Mặc dù ngọc khai thác thỉnh thoảng có chất lượng cao, có thể cạnh tranh với ngọc từ Iran, phần lớn ngọc lam ở Mỹ chỉ đạt chất lượng thấp (ngọc lam phấn), hàm lượng tạp chất sắt cao tạo cho ngọc thường có màu xanh (lá cây) và vàng, dễ vụn không dùng làm nữ trang được nếu không qua xử lý. Arizona hiện là nơi sản xuất ngọc lam quan trọng nhất tính theo trị giá, đa số là sản phẩm phụ khi khai thác mỏ đồng. Ngoài ra Nevada cũng là nơi sản xuất chính với khoảng 75 đến 100 mỏ được khai thác trong lịch sử. Ngọc lam Nevada có tiếng vì thường có các đường vân nâu hay đen rất đẹp, tạo thành cái gọi là "ma trận lưới nhện". Vào năm 1912, mỏ ngọc lam tinh thể đơn được tìm thấy đầu tiên ở Lynch Station, quận Cambell, Virginia. Các tinh thể này rất nhỏ, tinh thể 1 mm đã được coi là to. Cho đến thập niên 1980 người ta vẫn nghĩ rằng Virginia là nơi duy nhất có ngọc dưới dạng tinh thể rời, ngày nay ít nhất là có đến 27 nơi khác. Loại ngọc này rất được các người sưu tầm ưa thích. Nhằm tăng lợi tức và đáp ứng nhu cầu, phần lớn ngọc lam Mỹ đều được xử lý hay cải biến ở một chừng mực nhất định. Việc xử lý này bao gồm đánh bóng và các phương pháp đang bị tranh cãi khác như nhuộm hay thấm đẫm với nhựa epoxy hay chất dẻo. Trung Quốc. Trung Quốc là một trong những nguồn chính của ngọc lam. Ngọc lam được khai thác ở Trúc Sơn, Vân Tây ở Hồ Bắc, Mã An Sơn ở An Huy , Bạch Hà ở Thiểm Tây ,Tích Xuyên ở Hà Nam, Kumul ở Tân Cương, Ulan ở Thanh Hải và những nơi khác. Trong số đó , ngọc lam chất lượng cao ở Vân Dương, Trúc Sơn và Vân Tây ở tỉnh Hồ Bắc là nổi tiếng thế giới về cả sản lượng lẫn chất lượng. Ngày nay, phần lớn ngọc lam chất lượng hàng đầu đều có xuất xứ các ở khu vực này. Ngọc lam cũng được tìm thấy ở Giang Tô, Vân Nam và những nơi khác. Lịch sử. Màu xanh nhạt của nó đã làm cho ngọc lam được ưa chuộng ngay từ trong các nền văn hóa thời Thượng cổ. Ngọc lam đã là trang sức cho các đấng trị vì Ai Cập cổ đại, của người Aztec, người Ba Tư, người vùng Lưỡng Hà, vùng đồng bằng sông Ấn Độ và ở chừng mực nào đó cũng ở Trung Quốc thời xưa. Mặc dù là một trong các loại đá quý lâu đời nhất, có lẽ đến châu Âu (qua Thổ Nhĩ Kỳ) lần đầu tiên cùng với các sản phẩm mới khác qua Con đường tơ lụa, ngọc lam không trở thành một loại đá trang sức quan trọng ở phương Tây cho đến thế kỷ thứ 14, sau khi ảnh hưởng của nhà thờ giảm đi, cho phép dùng ngọc lam làm trang sức ngoài nhà thờ. Ở Ấn Độ người ta hình như cũng không biết đến ngọc lam cho đến thời đại Muhgal và ở Nhật mãi cho đến thế kỷ thứ 18. Nhiều nền văn minh này có cùng niềm tin là ngọc lam có tính chất phòng bệnh, ngọc lam sẽ thay đổi màu tùy theo sức khỏe của người đeo ngọc và giúp người ấy chống lại các điều không may.
4,906
70478005
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4906
2 tháng 4
Ngày 2 tháng 4 là ngày thứ 92 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 93 trong mỗi năm nhuận). Còn 273 ngày nữa trong năm.
4,908
853019
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4908
Lipid
Trong sinh học và hóa sinh, lipid là một phân tử sinh học hòa tan trong dung môi không phân cực. Các dung môi không phân cực thường là hydrocarbon được sử dụng để hòa tan các phân tử lipid hydrocarbon tự nhiên khác không (hoặc không dễ dàng) hòa tan trong nước, bao gồm axit béo, sáp, sterol, vitamin tan trong chất béo (như vitamin A, D, E và K), monoglyceride, diglyceride, triglyceride và phospholipids. Các chức năng của lipid bao gồm lưu trữ năng lượng, tạo tín hiệu và hoạt động như các thành phần cấu trúc của màng tế bào. Lipid có ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm cũng như trong công nghệ nano. Các nhà khoa học đôi khi xác định lipid như các phân tử nhỏ kỵ nước hoặc lưỡng phân; bản chất lưỡng tính của một số lipid cho phép chúng hình thành các cấu trúc như túi, liposome multilamellar / unilamellar hoặc màng trong môi trường nước. Lipid sinh học có nguồn gốc hoàn toàn hoặc một phần từ hai loại tiểu đơn vị sinh hóa riêng biệt hoặc "khối xây dựng": và isopren. Sử dụng phương pháp này, lipid có thể được chia thành tám loại: axit béo, glycerolipids, glycerophospholipids, sphingolipids, saccharolipids và polyketide (có nguồn gốc từ ngưng tụ các tiểu đơn vị ketoacyl); và lipid sterol và lipid prenol (có nguồn gốc từ sự ngưng tụ của các tiểu đơn vị isopren). Mặc dù thuật ngữ "lipid" đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa với chất béo, chất béo là một nhóm nhỏ của lipid được gọi là triglyceride. Lipid cũng bao gồm các phân tử như axit béo và các dẫn xuất của chúng (bao gồm tri-, di-, monoglyceride và phospholipids), cũng như các chất chuyển hóa có chứa sterol khác như cholesterol. Mặc dù con người và các động vật có vú khác sử dụng các con đường sinh tổng hợp khác nhau để phá vỡ và tổng hợp lipid, một số lipid thiết yếu không thể được thực hiện theo cách này và phải được lấy từ chế độ ăn uống. Lịch sử. "Lipid có thể được coi là các chất hữu cơ tương đối không hòa tan trong nước, hòa tan trong dung môi hữu cơ (rượu, ether, v.v.) thực sự hoặc có khả năng liên quan đến axit béo và được sử dụng bởi các tế bào sống." Năm 1815, Henri Braconnot phân loại lipid ("graisses") theo hai loại, "suifs" (mỡ rắn hoặc mỡ động vật) và "huiles" (dầu lỏng). Năm 1823, Michel Eugène Chevreul đã phát triển một phân loại chi tiết hơn, bao gồm dầu, mỡ, mỡ động vật, sáp, nhựa, balsams và dầu dễ bay hơi (hoặc tinh dầu). Sự tổng hợp thành công đầu tiên của một phân tử chất béo trung tính là nhờ nhà hóa học Théophile-Jules Pelouze vào năm 1844, khi ông sản xuất Tributyrin bằng cách phản ứng với axit butyric với glycerin với sự hiện diện của axit sulfuric đậm đặc. Vài năm sau, Marcellin Berthelot, một trong những học sinh của Pelouze, đã tổng hợp tristearin và tripalmitin bằng phản ứng của các axit béo tương tự với glycerin khi có mặt hydro chloride ở nhiệt độ cao. Năm 1827, William Prout nhận ra chất béo ("chất nhờn"), cùng với protein ("album") và carbohydrate ("sacarine"), như một chất dinh dưỡng quan trọng cho người và động vật. Trong một thế kỷ, các nhà hóa học coi "chất béo" chỉ là chất béo đơn giản được tạo thành từ axit béo và glycerol (glyceride), nhưng các dạng mới đã được mô tả sau đó. Theodore Gobley (1847) đã phát hiện ra phospholipid trong não động vật có vú và trứng gà, được ông gọi là " lecithin ". Thudichum được phát hiện trong não người một số phospholipids (cephalin), glycolipids (cerebroside) và sphingolipids (sphingomyelin). Các thuật ngữ lipoid, lipin, lipide và lipid đã được sử dụng với ý nghĩa khác nhau từ tác giả này đến tác giả khác. Năm 1912, Rosenbloom và Gies đã đề xuất thay thế "lipoid" bằng "lipin". Năm 1920, Bloor đã giới thiệu một phân loại mới cho "lipoids": lipoids đơn giản (mỡ và sáp), lipoids hợp chất (phospholipoids và glycolipoids) và lipoids có nguồn gốc (axit béo, rượu, sterol). Từ "lipide", bắt nguồn từ nguyên từ "lipos" Hy Lạp (chất béo), được giới thiệu vào năm 1923 bởi dược sĩ người Pháp Gabriel Bertrand. Bertrands bao gồm trong khái niệm không chỉ các chất béo truyền thống (glyceride), mà còn cả "lipoids", với một hiến pháp phức tạp. Mặc dù từ "lipide" đã được nhất trí thông qua bởi Ủy ban quốc tế của "Société de Chimie Biologique" trong phiên họp toàn thể trên 3 tháng 7 năm 1923. Từ "lipide" sau đó đã bị biến thành "lipid" vì cách phát âm của nó ('lɪpɪd). Trong ngôn ngữ tiếng Pháp, hậu tố "-ide", từ tiếng Hy Lạp cổ đại "-ίδης" (có nghĩa là 'con trai của' hoặc 'hậu duệ của'), luôn luôn được phát âm (ɪd). Năm 1947, chia lipid thành "lipid đơn giản", với mỡ và sáp (sáp thật, sterol, rượu). Phân loại. Lipid đã được phân loại thành tám loại bởi tập đoàn Lipid MAPS như sau: Axit béo. Các axit béo, hoặc dư lượng axit béo khi chúng là một phần của lipid, là một nhóm các phân tử đa dạng được tổng hợp bằng cách kéo dài chuỗi của một mồi acetyl-CoA với các nhóm malonyl-CoA hoặc methylmalonyl-CoA trong một quá trình gọi là tổng hợp axit béo. Chúng được làm bằng chuỗi hydrocarbon kết thúc với nhóm axit cacboxylic; sự sắp xếp này làm cho phân tử có đầu cực, ưa nước và đầu không cực, kỵ nước không tan trong nước. Cấu trúc axit béo là một trong những loại lipid sinh học cơ bản nhất và thường được sử dụng như một khối xây dựng của các lipid phức tạp hơn về cấu trúc. Chuỗi carbon, thường dài từ bốn đến 24 carbons, có thể bão hòa hoặc không bão hòa, và có thể được gắn vào các nhóm chức có chứa oxy, halogen, nitơ và lưu huỳnh. Nếu một axit béo chứa liên kết đôi, có khả năng là đồng phân hình học "cis" hoặc "trans", ảnh hưởng đáng kể đến cấu hình của phân tử. "CIS" trái phiếu Double nguyên nhân chuỗi axit béo để uốn cong, một hiệu ứng mà trở nên phức tạp với liên kết đôi hơn trong chuỗi. Ba liên kết đôi trong "axit linolenic" 18 carbon, chuỗi acyl chất béo dồi dào nhất của "màng thylakoid" thực vật, làm cho các màng này có tính "lỏng" cao bất chấp nhiệt độ thấp của môi trường, và cũng làm cho axit linolenic vượt trội ở độ phân giải cao ở độ phân giải cao 13- C phổ NMR của lục lạp. Điều này lần lượt đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng của màng tế bào. Hầu hết các axit béo tự nhiên là của cấu hình "cis", mặc dù "dạng trans" không tồn tại trong một số chất béo và dầu tự nhiên và một phần hydro hóa. Ví dụ về các axit béo quan trọng về mặt sinh học bao gồm eicosanoids, có nguồn gốc chủ yếu từ axit arachidonic và axit eicosapentaenoic, bao gồm các loại tiền chất, leukotrien và thromboxan. Axit docosahexaenoic cũng rất quan trọng trong các hệ thống sinh học, đặc biệt là về thị giác. Các lớp lipid chính khác trong loại axit béo là các este béo và amit béo. Các este béo bao gồm các chất trung gian sinh hóa quan trọng như este sáp, coenzyme thioester axit béo A, các dẫn xuất ACP của axit béo và các axit béo Carnitine. Các amit béo bao gồm N-acyl ethanolamines, chẳng hạn như chất dẫn truyền thần kinh cannabinoid anandamide. Glycerolipid. Glycerolipids bao gồm các mono-, di-, và tri-glycerols được thay thế, những nổi tiếng nhất là acid béo triesters của glycerol, được gọi là triglycerides. Từ "triacylglycerol" đôi khi được sử dụng đồng nghĩa với "triglyceride". Trong các hợp chất này, ba nhóm hydroxyl của glycerol đều được ester hóa, điển hình là bởi các axit béo khác nhau. Bởi vì chúng hoạt động như một kho dự trữ năng lượng, những lipid này chiếm phần lớn chất béo lưu trữ trong các mô động vật. Quá trình thủy phân các liên kết este của triglyceride và giải phóng glycerol và axit béo từ mô mỡ là những bước đầu tiên trong chuyển hóa chất béo. Các phân lớp bổ sung của glycerolipids được đại diện bởi glycosylglycerol, được đặc trưng bởi sự hiện diện của một hoặc nhiều dư lượng đường gắn với glycerol thông qua liên kết glycosid. Ví dụ về các cấu trúc trong thể loại này là digalactosyldiacylglycerol được tìm thấy trong màng thực vật và Seminolipid từ các tế bào tinh trùng của động vật có vú. Glycerophospholipid. Glycerophospholipids, thường được gọi là phospholipids (mặc dù spneumomyelins cũng được phân loại là phospholipids), có mặt khắp nơi trong tự nhiên và là thành phần chính của lớp tế bào lipid kép, cũng như tham gia vào quá trình chuyển hóa và truyền tín hiệu tế bào. Mô thần kinh (bao gồm não) chứa một lượng glycerophospholipids tương đối cao, và sự thay đổi trong thành phần của chúng đã liên quan đến các rối loạn thần kinh khác nhau. Glycerophospholipids có thể được phân chia thành các nhóm riêng biệt, dựa trên bản chất của nhóm đầu cực ở vị trí "sn" -3 của xương sống glycerol ở sinh vật nhân chuẩn và eubacteria, hoặc vị trí "sn" -1 trong trường hợp vi khuẩn cổ. Ví dụ về glycerophospholipids được tìm thấy trong màng sinh học là phosphatidylcholine (còn được gọi là PC, GPCho hoặc lecithin), phosphatidylethanolamine (PE hoặc GPEtn) và phosphatidylserine (PS hoặc GPSer). Ngoài vai trò là thành phần chính của màng tế bào và vị trí gắn kết của protein nội bào và tế bào, một số glycerophospholipids trong các tế bào nhân chuẩn, như phosphatidylinositols và axit phosphatidic là tiền chất của hoặc chính chúng, là chất dẫn truyền thứ hai của màng. Thông thường, một hoặc cả hai nhóm hydroxyl được acylated với các axit béo chuỗi dài, nhưng cũng có những alkyl-liên kết và 1Z-alkenyl liên kết (plasmalogen) glycerophospholipids, cũng như dialkylether biến thể trong archaebacteria. Sphingolipid. Sphingolipids là một họ các hợp chất phức tạp có chung đặc điểm cấu trúc, một xương sống cơ bản được tổng hợp "de novo" từ serine amino acid và acyl CoA chuỗi dài, sau đó chuyển thành ceramide, phosphosphingolipids và glycosphingolipids khác Các hợp chất. Các cơ sở chính sprialoid của động vật có vú thường được gọi là sprialosine. Ceramides (cơ sở N-acyl-sphingoid) là một phân lớp chính của các dẫn xuất cơ sở spakenoid với một axit béo liên kết amide. Các axit béo thường bão hòa hoặc không bão hòa đơn với độ dài chuỗi từ 16 đến 26 nguyên tử carbon. Các phosphosphingolipids chính của động vật có vú là sprialomyelins (ceramide phosphocholines), trong khi côn trùng chứa chủ yếu là ceramide phosphoethanolamines và nấm có phytoceramide phosphoinositols và nhóm đầu chứa mannose. Các glycosphingolipids là một họ các phân tử đa dạng bao gồm một hoặc nhiều dư lượng đường được liên kết thông qua một liên kết glycosid với cơ sở spakenoid. Ví dụ trong số này là các glycosphingolipids đơn giản và phức tạp như cerebroside và ganglioside. Sterol. Sterol, chẳng hạn như cholesterol và các dẫn xuất của nó, là một thành phần quan trọng của lipid màng, cùng với glycerophospholipids và sprialomyelins. Các ví dụ khác của sterol là axit mật và liên hợp của chúng, trong động vật có vú là dẫn xuất oxy hóa của cholesterol và được tổng hợp ở gan. Tương đương thực vật là các phytosterol, như -sitosterol, stigmasterol và Brassicasterol; hợp chất thứ hai cũng được sử dụng như một dấu ấn sinh học cho sự phát triển của tảo. Sterol chiếm ưu thế trong màng tế bào nấm là ergosterol. Sterol là steroid trong đó một trong những nguyên tử hydro được thay thế bằng nhóm hydroxyl, ở vị trí 3 trong chuỗi carbon. Chúng có điểm chung với các cấu trúc lõi bốn vòng hợp nhất. Steroid có vai trò sinh học khác nhau như hormone và các phân tử tín hiệu. Các steroid mười tám carbon (C18) bao gồm họ estrogen trong khi các steroid C19 bao gồm các androgen như testosterone và androsterone. Phân lớp C21 bao gồm proestogen cũng như glucocorticoids và mineralocorticoids. Các secosteroids, bao gồm các dạng vitamin D khác nhau, được đặc trưng bởi sự phân tách của vòng B của cấu trúc lõi. Prenol. Các lipid prenol được tổng hợp từ các tiền chất đơn vị năm carbon là isopentenyl diphosphate và dimethylallyl diphosphate được sản xuất chủ yếu thông qua con đường axit mevalonic (MVA). Các isoprenoid đơn giản (rượu tuyến tính, diphosphate, v.v.) được hình thành bằng cách bổ sung liên tiếp các đơn vị C5 và được phân loại theo số lượng các đơn vị terpene này. Các cấu trúc chứa lớn hơn 40 nguyên tử được gọi là polyterpen. Carotenoids là các isoprenoid đơn giản quan trọng có chức năng như chất chống oxy hóa và là tiền chất của vitamin A. Một loại phân tử quan trọng về mặt sinh học khác được minh họa bằng quinon và hydroquinone, có chứa đuôi isoprenoid gắn với lõi quinonoid có nguồn gốc không phải isoprenoid. Vitamin E và vitamin K, cũng như ubiquinones, là những ví dụ của lớp này. Prokaryote tổng hợp polyprenol (được gọi là bactoprenols) trong đó đơn vị isoprenoid cuối cùng gắn với oxy vẫn chưa bão hòa, trong khi ở polyprenol động vật (dolichol) thì isoprenoid cuối bị giảm. Saccharolipid. Saccharolipids mô tả các hợp chất trong đó axit béo được liên kết trực tiếp với đường trục, tạo thành các cấu trúc tương thích với màng kép. Trong saccharolipids, một monosacarit thay thế cho xương sống glycerol có trong glycerolipids và glycerophospholipids. Các sacarolipid quen thuộc nhất là tiền chất glucosamine bị acyl hóa của Lipid   Một thành phần của lipopolysacarit ở vi khuẩn gram âm. Lipid điển hình   Một phân tử là disacarit của glucosamine, được tạo dẫn xuất với tới bảy chuỗi acyl béo. Lipopolysacarit tối thiểu cần cho sự tăng trưởng của "E. coli" là Kdo 2 -Lipid A, một disacarit hexa-acylated của glucosamine được glycosyl hóa với hai dư lượng axit 3-deoxy-D-manno-octulonic (Kdo). Polyketide. Polyketide được tổng hợp bằng cách trùng hợp các tiểu đơn vị acetyl và propionyl bằng các enzyme cổ điển cũng như các enzyme lặp và đa bào có chung đặc điểm cơ học với các chất tổng hợp axit béo. Chúng bao gồm nhiều chất chuyển hóa thứ cấp và các sản phẩm tự nhiên từ các nguồn động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm và biển, và có sự đa dạng về cấu trúc lớn. Nhiều polyketide là các phân tử tuần hoàn có xương sống thường được sửa đổi thêm bằng cách glycosyl hóa, methyl hóa, hydroxyl hóa, oxy hóa hoặc các quá trình khác. Nhiều chất chống vi khuẩn, chống ký sinh trùng và chống ung thư thường được sử dụng là các dẫn xuất polyketide hoặc polyketide, như erythromycins, tetracycline, avermectin và epothilone chống ung thư. Chức năng sinh học. Màng lọc. Các tế bào nhân chuẩn có các bào quan liên kết màng ngăn cách thực hiện các chức năng sinh học khác nhau. Các glycerophospholipids là thành phần cấu trúc chính của màng sinh học, như màng sinh chất của tế bào và màng nội bào của bào quan; trong tế bào động vật, màng sinh chất ngăn cách các thành phần nội bào với môi trường ngoại bào.   Các glycerophospholipids là amphipathic phân tử (có chứa cả kỵ nước và ưa nước vùng) có chứa một lõi glycerol liên kết với hai béo "đuôi" có nguồn gốc từ axit bằng cách este mối liên kết và một nhóm "đầu" bởi phosphate liên kết este.   Trong khi glycerophospholipids là thành phần chính của màng sinh học, các thành phần lipid không glyceride khác như sphingomyelin và sterol (chủ yếu là cholesterol trong màng tế bào động vật) cũng được tìm thấy trong màng sinh học. Trong thực vật và tảo, galactosyldiacylglycerol, và sulfoquinovosyldiacylglycerol, không có nhóm phosphat, là thành phần quan trọng của màng của lục lạp và các bào quan có liên quan và là các lipid có nhiều nhất trong các mô quang hợp và một số vi khuẩn. Màng thylakoid thực vật có thành phần lipid lớn nhất của một loại monogalactosyl diglyceride (MGDG) không hai lớp, và ít phospholipid; Mặc dù có thành phần lipid độc đáo này, màng thylakoid lục lạp đã được chứng minh có chứa ma trận hai lớp lipid động như được tiết lộ bởi các nghiên cứu cộng hưởng từ và kính hiển vi điện tử. Một màng sinh học là một dạng của hai lớp lipid pha lamellar. Sự hình thành của hai lớp lipid là một quá trình ưa thích năng lượng khi glycerophospholipids được mô tả ở trên trong một môi trường nước. Điều này được gọi là hiệu ứng kỵ nước. Trong một hệ thống nước, các đầu cực của lipid thẳng hàng với môi trường cực, nước, trong khi đuôi kỵ nước giảm thiểu sự tiếp xúc của chúng với nước và có xu hướng tụ lại với nhau, tạo thành một túi; tùy thuộc vào nồng độ của lipid, tương tác sinh lý này có thể dẫn đến sự hình thành các mixen, liposome hoặc hai lớp lipid. Các tập hợp khác cũng được quan sát và tạo thành một phần của tính đa hình của hành vi amphiphile (lipid). Hành vi giai đoạn là một lĩnh vực nghiên cứu trong vật lý sinh học và là chủ đề của hiện tại nghiên cứu học thuật. Các mixen và hai lớp hình thành trong môi trường cực bởi một quá trình được gọi là hiệu ứng kỵ nước. Khi hòa tan một chất lipophilic hoặc amphiphilic trong môi trường cực, các phân tử cực (tức là nước trong dung dịch nước) trở nên có trật tự hơn xung quanh chất lipophilic hòa tan, vì các phân tử cực không thể tạo liên kết hydro với các vùng lipophilic của amphiphile. Vì vậy, trong một môi trường nước, các phân tử nước tạo thành một cái lồng " clathrate " được sắp xếp xung quanh phân tử lipophilic hòa tan. Sự hình thành lipid thành màng protocell đại diện cho một bước quan trọng trong các mô hình abiogenesis, nguồn gốc của sự sống. Lưu trữ năng lượng. Triglyceride, được lưu trữ trong mô mỡ, là một hình thức lưu trữ năng lượng chính cả ở động vật và thực vật. Chúng là một nguồn năng lượng chính vì carbohydrate là cấu trúc giảm hoàn toàn. So với glycogen chỉ đóng góp một nửa năng lượng trên khối lượng tinh khiết của nó, các chất béo trung tính được liên kết với hydrogens, không giống như trong carbohydrate. Các tế bào mỡ, hay tế bào mỡ, được thiết kế để tổng hợp và phân hủy triglyceride liên tục ở động vật, với sự phân hủy chủ yếu bằng cách kích hoạt enzyme lipase nhạy cảm với hormone. Quá trình oxy hóa hoàn toàn các axit béo cung cấp hàm lượng calo cao, khoảng 38   kJ / g (9   kcal / g), so với 17   kJ / g (4   kcal / g) cho sự phân hủy carbohydrate và protein. Những con chim di cư phải bay đường dài mà không ăn, sử dụng năng lượng dự trữ của chất béo trung tính để cung cấp nhiên liệu cho các chuyến bay của chúng. Báo hiệu. Trong những năm gần đây, bằng chứng đã xuất hiện cho thấy tín hiệu lipid là một phần quan trọng của tín hiệu tế bào. Tín hiệu lipid có thể xảy ra thông qua kích hoạt các thụ thể hạt nhân hoặc protein G, và các thành viên của một số loại lipid khác nhau đã được xác định là các phân tử tín hiệu và sứ giả tế bào. Chúng bao gồm sphingosine-1-phosphate, một loại sp Breatholipid có nguồn gốc từ ceramide là một phân tử truyền tin mạnh có liên quan đến việc điều chỉnh huy động calci, tăng trưởng tế bào và apoptosis; diacylglycerol (DAG) và phosphatidylinositol phosphat (PIPs), liên quan đến hoạt hóa qua trung gian calci của protein kinase C; Prostaglandin, một loại eicosanoid có nguồn gốc axit béo liên quan đến viêm và miễn dịch; các hormone steroid như estrogen, testosterone và cortisol, điều chỉnh một loạt các chức năng như sinh sản, trao đổi chất và huyết áp; và các ox-quang như 25-hydroxy-cholesterol là chất chủ vận thụ thể gan X. Lipid Phosphatidylserine được biết là có liên quan đến việc truyền tín hiệu cho quá trình thực bào của các tế bào apoptotic hoặc các mảnh của tế bào. Họ thực hiện điều này bằng cách tiếp xúc với mặt ngoại bào của màng tế bào sau khi vô hiệu hóa các flippase đặt chúng ở phía tế bào học và kích hoạt scramblase, làm xáo trộn sự định hướng của phospholipids. Sau khi điều này xảy ra, các tế bào khác nhận ra phosphatidylserine và phagocytosize các tế bào hoặc các mảnh tế bào phơi bày chúng. Các chức năng khác. Các vitamin "tan trong chất béo" (A, D, E và K)   - đó là lipid dựa trên isopren   - là các chất dinh dưỡng thiết yếu được lưu trữ trong gan và các mô mỡ, với một loạt các chức năng. Acyl-Carnitines tham gia vào quá trình vận chuyển và chuyển hóa axit béo trong và ngoài ty thể, nơi chúng trải qua quá trình oxy hóa beta. Polyprenol và các dẫn xuất phosphoryl hóa của chúng cũng đóng vai trò vận chuyển quan trọng, trong trường hợp này là vận chuyển oligosacarit qua màng. Polyprenol phosphate đường và polyprenol diphosphate đường chức năng trong các phản ứng glycosyl hóa ngoài tế bào chất, trong sinh tổng hợp polysaccharide ngoại bào (ví dụ, peptidoglycan trùng hợp trong vi khuẩn), và trong eukaryotic protein N- glycosyl hóa. Cardiolipin là một phân lớp của glycerophospholipids chứa bốn chuỗi acyl và ba nhóm glycerol đặc biệt có nhiều trong màng ty thể bên trong. Chúng được cho là kích hoạt các enzyme liên quan đến quá trình phosphoryl oxy hóa. Lipid cũng tạo thành cơ sở của hormone steroid. Sự trao đổi chất. Các chất béo chính trong chế độ ăn uống cho người và các động vật khác là triglyceride động vật và thực vật, sterol và phospholipids màng. Quá trình chuyển hóa lipid tổng hợp và làm suy giảm các cửa hàng lipid và tạo ra các lipid cấu trúc và chức năng đặc trưng của các mô riêng lẻ. Sinh tổng hợp. Ở động vật, khi có sự cung cấp quá nhiều carbohydrate trong chế độ ăn uống, lượng carbohydrate dư thừa sẽ được chuyển thành triglyceride. Điều này liên quan đến việc tổng hợp axit béo từ acetyl-CoA và quá trình ester hóa axit béo trong sản xuất triglyceride, một quá trình gọi là lipogenesis. Các axit béo được tạo ra bởi các chất tổng hợp axit béo trùng hợp và sau đó làm giảm các đơn vị acetyl-CoA. Các chuỗi acyl trong các axit béo được kéo dài bằng một chu kỳ phản ứng thêm nhóm acetyl, khử nó thành rượu, khử nước thành nhóm anken và sau đó khử lại thành nhóm ankan. Các enzyme của sinh tổng hợp axit béo được chia thành hai nhóm, ở động vật và nấm, tất cả các phản ứng tổng hợp axit béo này được thực hiện bởi một protein đa chức năng duy nhất, trong khi ở plastid thực vật và các enzyme của vi khuẩn thực hiện từng bước trên con đường. Các axit béo sau đó có thể được chuyển đổi thành triglyceride được đóng gói trong lipoprotein và được tiết ra từ gan. Sự tổng hợp các axit béo không bão hòa liên quan đến phản ứng khử bão hòa, theo đó một liên kết đôi được đưa vào chuỗi acyl béo. Ví dụ, ở người, quá trình khử axit stearic của stearoyl-CoA desaturase-1 tạo ra axit oleic. Axit linoleic axit béo không bão hòa kép cũng như axit α-linolenic không bão hòa ba lần không thể được tổng hợp trong các mô của động vật có vú, và do đó là các axit béo thiết yếu và phải được lấy từ chế độ ăn uống. Sự tổng hợp triglyceride diễn ra trong mạng lưới nội chất bằng con đường trao đổi chất trong đó các nhóm acyl trong acyl-CoAs béo được chuyển đến các nhóm hydroxyl của glycerol-3-phosphate và diacylglycerol. Terpenes và isoprenoid, bao gồm các carotenoids, được tạo ra bởi sự lắp ráp và sửa đổi các đơn vị isopren được tặng từ tiền chất phản ứng isopentenyl pyrophosphate và dimethylallyl pyrophosphate. Những tiền chất có thể được thực hiện theo những cách khác nhau. Ở động vật và vi khuẩn cổ, con đường mevalonate tạo ra các hợp chất này từ acetyl-CoA, trong khi ở thực vật và vi khuẩn , con đường không mevalonate sử dụng pyruvate và glyceraldehyd 3-phosphate làm chất nền. Một phản ứng quan trọng sử dụng các nhà tài trợ isoprene kích hoạt này là sinh tổng hợp steroid. Tại đây, các đơn vị isopren được nối với nhau để tạo ra squalene và sau đó gấp lại và tạo thành một bộ vòng để tạo lanosterol. Lanosterol sau đó có thể được chuyển đổi thành các steroid khác như cholesterol và ergosterol. Phân giải. Quá trình oxy hóa beta là quá trình trao đổi chất nhờ đó các axit béo bị phá vỡ trong ty thể hoặc trong peroxisome để tạo ra acetyl-CoA. Phần lớn, các axit béo bị oxy hóa theo một cơ chế tương tự, nhưng không giống với, một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp axit béo. Đó là, các mảnh hai carbon được loại bỏ tuần tự từ đầu carboxyl của axit sau các bước khử hydro, hydrat hóa và oxy hóa để tạo thành axit beta-keto, được phân tách bằng thiolysis. Acetyl-CoA cuối cùng được chuyển đổi thành ATP, CO 2 và H 2 O bằng cách sử dụng chu trình axit citric và chuỗi vận chuyển điện tử. Do đó, chu trình axit citric có thể bắt đầu tại acetyl-CoA khi chất béo bị phân hủy thành năng lượng nếu có ít hoặc không có glucose. Năng lượng năng lượng của quá trình oxy hóa hoàn toàn palmitate axit béo là 106 ATP. Các axit béo không bão hòa và chuỗi lẻ đòi hỏi các bước enzyme bổ sung cho sự phân giải. Dinh dưỡng và sức khỏe. Hầu hết các chất béo được tìm thấy trong thực phẩm là ở dạng triglyceride, cholesterol và phospholipids. Một số chất béo trong chế độ ăn uống là cần thiết để tạo điều kiện cho việc hấp thụ các vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K) và carotenoids. Con người và các động vật có vú khác có yêu cầu về chế độ ăn uống đối với một số axit béo thiết yếu, chẳng hạn như axit linoleic (axit béo omega-6) và axit alpha-linolenic (một loại axit béo omega-3) vì chúng không thể được tổng hợp từ các tiền chất đơn giản trong chế độ ăn uống. Cả hai axit béo này là axit béo không bão hòa đa carbon 18 carbon khác nhau về số lượng và vị trí của các liên kết đôi. Hầu hết các loại dầu thực vật đều giàu axit linoleic (nghệ tây, hướng dương và dầu ngô). Alpha-linolenic acid được tìm thấy trong lá xanh của cây, và trong các loại hạt, hạt và cây họ đậu được chọn lọc (đặc biệt là hạt lanh, hạt cải dầu, quả óc chó và đậu nành). Dầu cá đặc biệt giàu axit béo omega-3 chuỗi dài axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích sức khỏe tích cực liên quan đến việc tiêu thụ axit béo omega-3 đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh tâm thần khác nhau, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý và chứng mất trí. Ngược lại, hiện nay người ta đã xác định rõ rằng việc tiêu thụ chất béo chuyển hóa, chẳng hạn như những chất có trong dầu thực vật hydro hóa một phần, là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Chất béo tốt cho bạn có thể biến thành chất béo chuyển hóa bằng cách nấu quá chín. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng tổng lượng chất béo trong chế độ ăn uống có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu rất lớn, bao gồm Thử nghiệm điều chỉnh chế độ ăn kiêng cho sức khỏe phụ nữ, nghiên cứu kéo dài 8 năm với 49.000 phụ nữ, Nghiên cứu sức khỏe của y tá và nghiên cứu theo dõi chuyên gia y tế, cho thấy không có mối liên hệ nào như vậy. Không có nghiên cứu nào trong số này cho thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa tỷ lệ phần trăm calo từ chất béo và nguy cơ ung thư, bệnh tim hoặc tăng cân. Nguồn dinh dưỡng, một trang web được duy trì bởi Khoa Dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard, tóm tắt bằng chứng hiện tại về tác động của chất béo trong chế độ ăn kiêng: "Nghiên cứu chi tiết về nghiên cứu chi tiết được thực hiện tại Harvard cho thấy tổng lượng chất béo trong chế độ ăn uống không thực sự liên quan đến cân nặng hoặc bệnh tật. "
4,910
676687
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4910
Toán học tổ hợp
Toán học tổ hợp (hay giải tích tổ hợp, đại số tổ hợp, lý thuyết tổ hợp) là một ngành toán học rời rạc, nghiên cứu về các cấu hình kết hợp các phần tử của một tập hợp có hữu hạn phần tử. Các cấu hình đó là các hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp... các phần tử của một tập hợp. Nó có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác của toán học, như đại số, lý thuyết xác suất, lý thuyết ergod ("ergodic theory") và hình học, cũng như đến các ngành ứng dụng như khoa học máy tính và vật lý thống kê. Toán học tổ hợp liên quan đến cả khía cạnh giải quyết vấn đề lẫn xây dựng cơ sở lý thuyết, mặc dù nhiều phương pháp lý thuyết vững mạnh đã được xây dựng, tập trung vào cuối thế kỷ XX (xem trang Danh sách các chủ đề trong toán học tổ hợp). Một trong những mảng lâu đời nhất của toán học tổ hợp là lý thuyết đồ thị, mà bản thân lý thuyết này lại có nhiều kết nối tự nhiên đến các lĩnh vực khác. Toán học tổ hợp được dùng nhiều trong khoa học máy tính để có được công thức và ước lượng trong phân tích thuật toán. Một số cấu hình chính. Cho tập hữu hạn gồm formula_1 phần tử: formula_2 Bài toán liệt kê. Thứ tự từ điển. Trong các bộ từ điển, các từ được liệt kê theo thứ tự được gọi là thứ tự từ điển. Cho hai từ dưới dạng xâu của các ký tự Từ "x" được gọi là đứng trước từ "y" theo thứ tự từ điển nếu tồn tại chỉ số "i", formula_25 sao cho "Chú ý": Nếu formula_29 thì ta coi formula_30 là ký tự rỗng, tương tự nếu formula_31 thì coi formula_32 là ký tự rỗng, ký tự rỗng đứng trước mọi ký tự khác. Liệt kê các hoán vị của tập n phần tử. Việc liệt kê toàn bộ các hoán vị của tập formula_33 được quy về việc liệt kê tất cả "n!" hoán vị của tập chỉ số formula_34. Ta sẽ liệt kê các hoán vị của n số tự nhiên formula_34 theo thứ tự từ điển. Nhận xét rằng, khi xếp theo thứ tự từ điển, hoán vị đứng trước tiên sẽ là hoán vị formula_36, hoán vị đứng cuối cùng sẽ là hoán vị formula_37. Ví dụ với n=5, hoán vị đứng đầu là (1,2,3,4,5), đứng cuối là (5,4,3,2,1). Trong hoán vị đầu tiên mỗi số đều nhỏ hơn số đứng ngay sau nó, trong hoán vị cuối cùng thì ngược lại. Vậy kế tiếp sau hoán vị đầu tiên là hoán vị nào? Hoán vị kế tiếp của một hoán vị (theo thứ tự từ điển). Giả sử có hoán vị Ví dụ: với n=5 Thuật toán liệt kê tất cả các hoán vị của n số 1,2...,n. Ví dụ: Liệt kê 24 hoán vị của 1,2,3,4 theo thứ tự từ điển
4,911
634588
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4911
Toán học rời rạc
Toán học rời rạc (tiếng Anh: "discrete mathematics") là tên chung của nhiều ngành toán học có đối tượng nghiên cứu là các tập hợp rời rạc, các ngành này được tập hợp lại từ khi xuất hiện khoa học máy tính làm thành cơ sở toán học của khoa học máy tính. Nó còn được gọi là toán học dành cho máy tính. Người ta thường kể đến trong toán học rời rạc lý thuyết tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết độ phức tạp, đại số Boole. Một quan điểm rộng rãi hơn, gộp tất cả các ngành toán học làm việc với các tập hữu hạn hoặc đếm được vào toán học rời rạc như số học modulo m, lý thuyết nhóm hữu hạn, lý thuyết mật mã... Tham khảo. Tiếng Việt: Tiếng Anh:
4,924
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4924
Nara (thành phố)
Thành phố Nara (奈良市, "Nại Lương thị") thuộc tỉnh Nara (奈良県) ở vùng Kinki của Nhật Bản. Lịch sử. Nara là thủ đô của Nhật Bản, Heijo-kyo, được thành lập vào năm 710. Thành phố này đẹp và nổi tiếng nhất Nhật Bản trong thời kỳ trước năm 784, khi thủ đô của Nhật được chuyển đến nơi khác. Lịch sử Nhật Bản gọi thời này là thời kỳ Nara. Tên chính thức của thủ đô thời đó được gọi là Heijō Kyō, được xây dựng theo mô hình của Trường An, Nhà Đường, Trung Quốc, nay là Tây An. Theo sách cổ của Nhật Bản Nihon Shoki, tên gọi "Nara" có nguồn gốc từ "narashita" nghĩa là "làm phẳng". Bức tường bao quanh thành phố dài khoảng 4,3 km từ phía Đông đến Tây, và 4,8 km từ phía Bắc đến Nam. Có một con đường rộng thiết kế theo kiểu Trung Hoa, rộng khoảng 80 m chạy từ phía Bắc đến Nam ở giữa khu vực trung tâm. Con đường này chạy đến cung điện Heijo, khu vực mà vua và các văn phòng trung ương được đặt ở đó. Vào thời Nara, đạo Phật được chính quyền ủng hộ mạnh mẽ. Chính vì vậy, nhiều ngôi chùa lớn đã được xây dựng tại Nara và vẫn còn lại cho đến tận ngày nay. Hồi đó, việc xây dựng những ngôi chùa lớn thờ Phật được nghĩ rằng sẽ bảo vệ vua và nước Nhật. Vào thời gian này, Nhật có quan hệ rất tốt với Trung Quốc, lúc đó là thời nhà Đường đã phát triển cực thịnh, và Nara đã là nơi tiếp thu những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của thời Đường. Những công trình xây dựng, nghệ thuật, điêu khắc... thời đó vẫn còn lại đến này nay và được xếp vào tài sản quốc gia của đất nước hoa anh đào. Năm 2010, thành phố Nara tổ chức lễ kỷ niệm 1300 năm thủ đô cổ Nhật Bản. Di sản thế giới. Tháng 12 năm 1998, Ủy ban Di sản thế giới đã chọn riêng một số khu vực và những kiến trúc lịch sử của Nara, gồm cả di tích của các cung điện, rừng cây, chùa chiền... đã được xây dựng vào khoảng 1300 năm trước đây, hồi mà Nara đã là thủ đô của Nhật Bản, là di sản văn hóa thế giới. Các bộ phận của di sản văn hóa cố đô Nara gồm: Trước đó, vào năm 1993, quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji cũng ở Nara đã được chọn là di sản thế giới.
4,931
798851
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4931
Phan Bội Châu
Phan Bội Châu (chữ Hán: 潘佩珠; 1867 – 1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc. Tên gọi. Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San (潘文珊). Vì chữ San trùng với tên húy của vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu. Hai chữ "Bội Châu" (佩珠) trong tên của ông lấy từ câu: "城中蛾眉女珠佩何珊珊 [Thành trung nga mi nữ châu bội hà san san]". Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam. Tên gọi Sào Nam (巢南) được lấy từ câu "越鳥巢南枝 [Việt điểu sào nam chi, nghĩa là "Chim Việt làm tổ cành Nam"]". Phan Bội Châu còn có nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán (是漢), Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán... Thân thế. Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết "Tam Tự Kinh", 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách "Luận Ngữ", 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội "Sĩ tử Cần Vương" (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán. Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội "hoài hiệp văn tự" (mang văn tự trong áo) nên bị kết án "chung thân bất đắc ứng thí" (suốt đời không được dự thi). Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An. Hoạt động Cách mạng. Lập Duy Tân hội, sang Nhật cầu viện. Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại... Phan Bội Châu đả kích việc thực dân Pháp cấm giảng dạy lịch sử Việt Nam mà thay vào đó là lịch sử Pháp, nhằm dụng ý xóa bỏ những ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Việt Nam, truyền bá văn hóa Pháp nhằm đồng hóa người Việt; đồng thời đào tạo ra một tầng lớp công chức và chuyên viên phục vụ cho nền cai trị và công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Năm 1905 Phan Bội Châu chỉ trích nền giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa là "chỉ dạy người Việt viết văn Pháp, nói tiếng Pháp, tạm thời làm nô lệ cho Pháp". Năm 1904 ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm hội chủ. Năm 1905 ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam (nghe lời, Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử). Lại nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Ōkuma Shigenobu (Bá tước "Ôi Trọng Tín") và Thủ tướng Inukai Tsuyoshi ("Khuyển Dưỡng Nghị") khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước. Tháng 6 năm 1905 Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách "Việt Nam vong quốc sử" về nước. Tháng 8 năm 1905, tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nòng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động, đó là: Phát động phong trào Đông Du. Trong ba nhiệm vụ trên, thì nhiệm vụ thứ ba hết sức quan trọng và bí mật, nên Duy Tân hội đã cử Phan Bội Châu và Nguyễn Hàm tự định liệu. Sau đó, phong trào Đông Du được hai ông phát động, được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ. Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là "Cống hiến hội"... Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ) nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội. Mất mát này chưa kịp khắc phục thì hai phái viên của hội là Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Nam Kỳ nhận tiền quyên góp cho phong trào Đông Du. Tiếp theo nữa là Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước (tháng 9 năm 1908), theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội. Trong "cuộc bút đàm đẫm lệ" giữa Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu là lời cảnh báo không nên "cầu viện" Nhật để giành độc lập vì theo Lương Khải Siêu, "Mưu ấy sợ không tốt. Quân Nhật đã một lần vào nước, quyết không lý gì đuổi nó ra được". Và đến năm 1909, do thỏa thuận giữa Nhật và Pháp, các du học sinh Việt Nam đồng loạt bị trục xuất khỏi nước Nhật. Điều này giải thích tại sao trong các tự thuật, hồi ức viết về sau như "Ngục trung thư, Phan Bội Châu niên biểu", Phan Bội Châu đã không có chỗ nào nhắc đến tác phẩm Á tế Á ca, bài thơ từng hết lời ca ngợi Nhật Bản. Lúc này, ở nhiều nơi trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính và chuẩn bị vũ trang bạo động của Duy Tân hội cũng bị thực dân cho quân đến đàn áp dữ dội. Những người sống sót sau các đợt khủng bố đều phải nằm im, hoặc vượt biên sang Trung Quốc, Xiêm La, Lào để mưu tính kế lâu dài. Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này. Thượng tuần tháng 5 năm Nhâm Tý (tháng 6 năm 1912), trong cuộc "Đại hội nghị" tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để "đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam", đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế. Hoạt động ở Trung Quốc. Mặc dù thay đổi tôn chỉ nhưng Phan Bội Châu vẫn duy trì Kỳ Ngoại hầu Cường Để trong vai trò Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Quang phục Hội, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước. Sau đó, Việt Nam Quang phục Hội cử một số hội viên về nước để trừ khử một vài viên chức Pháp và cộng sự đắc lực của họ, nhằm "đánh thức đồng bào", "kêu gọi hồn nước". Các cuộc bạo động bằng tạc đạn tuy xảy ra lẻ tẻ nhưng vẫn khuấy động được dư luận trong và ngoài nước, làm nhà cầm quyền Pháp tăng cường khủng bố, khiến nhiều người bị bắt và bị giết. Bị kết tội chủ mưu, Phan Bội Châu và Cường Để bị thực dân Pháp cùng với Nam triều kết án tử hình vắng mặt. Năm 1913, thực dân Pháp cử người đến Quảng Đông "mặc cả" với Tổng đốc Long Tế Quang yêu cầu bắt Phan Bội Châu và các yếu nhân của hội. Ngày 24 tháng 12 năm 1913, Phan Bội Châu bị bắt. Nhưng nhờ Nguyễn Thượng Hiền, lúc bấy giờ đang ở Bắc Kinh, vận động nên Long Tế Quang không thể giao nộp ông cho Pháp mà chỉ đưa giam vào nhà tù Quảng Đông, mãi đến tháng 2 năm 1917, ông mới được giải thoát. Ra tù, Phan Bội Châu lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1922, phỏng theo Trung Quốc Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông định cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng. Được Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925. Phan Bội Châu và phong trào cộng sản. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện trong lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Phan Bội Châu tại Hà Nội ngày 26 tháng 12 năm 1997, đã cho biết trong nhà của Phan Bội Châu có treo ở giữa tấm ảnh của Lê-nin. Trước đó từ lâu khi còn ở Trung Quốc, Phan Bội Châu còn viết một cuốn tiểu sử Lê-nin. Trung tướng Phạm Hồng Cư, bạn thân (và là em cọc chèo) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong sách "Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ" cộng tác với phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bà Đặng Bích Hà, đã kể lại thời kỳ thiếu niên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thăm "ông già Bến Ngự" đang bị Pháp giam lỏng tại Huế, trong nhà Phan Bội Châu treo ba bức ảnh: Thích-ca Mâu-ni, Tôn Trung Sơn, Lê-nin. Ba bức ảnh này nói lên phần nào quan điểm triết học và chính trị của ông. Trong hồi ký "Ngôi nhà Bến Ngự và con đò sông Hương", nhà báo Tạ Quang Đạm (em giáo sư Tạ Quang Bửu), người đã sống chung với Phan Bội Châu một năm (để học chữ Hán và làm thư ký cho ông), sau khi Phan Bội Châu an trí tại căn nhà tranh đầu dốc Bến Ngự (Huế), đã kể lại rằng trên tường căn nhà tranh 3 gian - nơi ở và cũng là nơi ông dạy học - có treo nhiều tranh ảnh, trong đó ấn tượng nhất là bức chân dung Lê-nin được treo trang trọng trên bức tường mặt trước gần sát trần nhà. Có lẽ là một bức họa vẽ theo một bức tượng kiểu huy hiệu. Dưới chân dung có hai chữ Hán: Liệt Ninh (Lê-nin). Giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh, hiện sống tại Pháp, cho biết, ông không tìm thấy bằng chứng rằng Phan Bội Châu có xu hướng ủng hộ phong trào cộng sản. Nhất là khi, theo ý ông, tờ báo "Tiếng Dân" của cụ Huỳnh Thúc Kháng mà Phan Bội Châu có cộng tác đã lên án cách thức tiêu diệt trí thức của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Giáo sư Nguyễn Đình Chú thì cho biết Phan Bội Châu đón nhận học thuyết Marx từ tư cách nhà văn hóa hơn là nhà chính trị. Phan Bội Châu vừa ca ngợi Marx, Lê-nin, vừa ca ngợi Khổng, Mạnh, Tôn Trung Sơn, Gandhi, Rousseau, Montesquieu. Phan Bội Châu từng viết quyển sách hơn 50 trang "Xã hội chủ nghĩa" trong thời gian 1928-1934 để giới thiệu chủ nghĩa Marx, giới thiệu nội dung chủ yếu của học thuyết Marxist như: thặng dư giá trị, giai cấp đấu tranh, lao động chuyên chính, kinh tế học, phương pháp xã hội cách mạng, tư bản luận. Phan Bội Châu đã kết luận: "Ở trong các nhà xã hội học, ông (Marx) thật đáng là một vị tiên sư, sở dĩ chúng ta nghiên cứu xã hội chủ nghĩa, chỉ cần nghiên cứu Mã Khắc Tư (Marx) chủ nghĩa là xong rồi". Phan Bội Châu còn viết "Lược truyện Liệt Ninh, vĩ nhân của nước Nga đỏ" viết in trên "Binh sự tạp chí", Hàng Châu, Trung Quốc năm 1921. Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc. Tại vùng Nghệ Tĩnh, người ta đã lưu truyền những câu sấm của Trạng Trình như sau: "Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh thánh" (Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân). Sau phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, câu sấm này được nhắc lại và bàn tán. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa, do đó người dân càng tin và chờ đợi. Trong một cuộc gặp giữa Phan Bội Châu (lúc này đã bị Pháp bắt và quản thúc) với Đào Duy Anh và nhà nho Trần Lê Hữu, ông Hữu có hỏi: ""Thưa cụ Phan, "Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh" chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!"" Phan Bội Châu đáp: "Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ta thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác". Bị Pháp bắt và an trí. Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị đối phương kết án vắng mặt. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến. Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế. Tưởng niệm và vinh danh. Hiện tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và nhiều con đường trên cả nước, trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội, Hạ Long. Tại Huế, khu di tích, tưởng niệm Phan Bội Châu tọa lạc trên con đường cùng tên (119 Phan Bội Châu, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Lăng mộ cùng với mái nhà tranh nhỏ nơi cụ từng sống, cách nhau chỉ vài bước chân. Đặc biệt bên cạnh lăng mộ cụ có sáu tấm bia mộ hai con chó được chính tay Phan Bội Châu dựng lên. Trong thời gian sống tại Huế, Phan Bội Châu có nuôi hai con chó đặt tên là "Ky" và "Vá", khi nó mất Phan Bội Châu đã lập mộ cho chúng. Con "Vá" mất ngày 21 tháng 5 năm Giáp Tuất (1934) và con "Ky" vào năm Đinh Sửu (1937). Trong những sáng tác văn thơ ông cũng có bài viết về lòng trung thành và dành nhiều tình cảm cho hai con vật này. Tờ "Trung kỳ tuần báo" số 14, ngày 15 tháng 4 năm 1936, Phan Bội Châu có bài viết về con "Vá" với nghĩa dũng sâu sắc. Nhận xét. Phan Bội Châu chủ trương cầu viện Nhật để giúp đánh đuổi Pháp, bởi ông cho rằng người Nhật cùng là người châu Á "máu đỏ da vàng", có cùng kẻ thù chung với người châu Âu "da trắng tóc vàng". Nhưng thực tế, Đế quốc Nhật Bản là một nước đi theo "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt", cũng tích cực bành trướng thuộc địa như thực dân châu Âu. Đến thời điểm đó, Nhật Bản đã xâm chiếm và đô hộ Triều Tiên, và chuẩn bị xâm chiếm Trung Quốc. Do vậy chủ trương của Phan Bội Châu là rất khó thành công, và dù có thành công thì Việt Nam sẽ lại phải đối diện với mối nguy mới từ Nhật Bản. Vì lẽ ấy, Nguyễn Ái Quốc dù khâm phục lòng yêu nước của Phan Bội Châu nhưng nhận xét đường lối của ông giống như "Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Đương thời, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã viết về Phan Bội Châu như sau: Lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng đã được một luật sư người Pháp tên là "Bona" ca ngợi rằng: Tôn Quang Phiệt nhận xét về chủ trương bạo động của Phan Bội Châu như sau: Gần đây, trong sách "Đại cương cương lịch sử Việt Nam" (xuất bản 2006) đã có đoạn viết: Ngoài sự nghiệp cách mạng, ông còn viết rất nhiều sách báo, và đã được phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Trong "Từ điển văn học" (bộ mới xuất bản 2004), sau khi giới thiệu về ông và sự nghiệp văn chương của ông, cũng đã kết luận rằng:
4,932
719891
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4932
Sắc ký
Sắc ký (tiếng Anh: "chromatography", từ tiếng Hy Lạp là χρῶμα "chroma" có nghĩa là "màu sắc" và γράφειν "graphein" nghĩa là "ghi lại") là một trong các kĩ thuật phân tích thường dùng trong phòng thí nghiệm của bộ môn hóa học phân tích dùng để tách các chất trong một hỗn hợp. Nó bao gồm việc cho mẫu chứa chất cần phân tích trong "pha động", thường là dòng chảy của dung môi, di chuyển qua "pha tĩnh." Pha tĩnh trì hoãn sự di chuyển của các thành phần trong mẫu. Khi các thành phần này di chuyển qua hệ thống với tốc độ khác nhau, chúng sẽ được tách khỏi nhau theo thời gian, giống như các vận động viên chạy maratông. Một cách lý tưởng, mỗi thành phần đi qua hệ thống trong một khoảng thời gian riêng biệt, gọi là "thời gian lưu." Trong kĩ thuật sắc ký, hỗn hợp được chuyên chở trong chất lỏng hoặc khí và các thành phần của nó được tách ra do sự phân bố khác nhau của các chất tan khi chúng chảy qua pha tĩnh rắn hay lỏng. Nhiều kĩ thuật khác nhau đã được dùng để phân tích hợp chất phức tạp dựa trên ái tính khác nhau của các chất trong môi trường động khí hoặc lỏng và đối với môi trường hấp phụ tĩnh mà chúng di chuyển qua, như giấy, gelatin hay gel magie silicate. "Sắc ký phân tích" được dùng để xác định danh tính và nồng độ các phân tử trong hỗn hợp. "Sắc ký tinh chế" được dùng để tinh chế các chất có trong hỗn hợp. Lịch sử. Nhà thực vật học người Nga Mikhail Tsvet (Mikhail Semyonovich Tsvet) phát minh ra kĩ thuật sắc ký vào năm 1903 khi ông đang nghiên cứu về chlorophyll . Chữ "sắc" trong "sắc ký" có nghĩa là màu; nó vừa là tên của Tsvet trong nghĩa tiếng Nga, và vừa là màu của các sắc tố thực vật ông phân tích vào lúc bấy giờ. Tên này vẫn tiếp tục được dùng dù các phương pháp hiện đại không còn liên quan đến màu sắc. Năm 1952 Archer John Porter Martin và Richard Laurence Millington Synge được trao giải Nobel Hoá học cho phát minh của họ về sắc ký phân bố. Kĩ thuật sắc ký phát triển nhanh chóng trong suốt thế kỉ 20. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguyên tắc nền tảng của sắc ký Tsvet có thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều loại sắc ký khác nhau. Đồng thời, kĩ thuật thực hiện sắc ký cũng tiến bộ liên tục, cho phép phân tích các phân tử tương tự nhau. Lý thuyết sắc ký. Sắc ký là kĩ thuật phân tích chất khai thác sự khác biệt trong phân bố giữa pha động và pha tĩnh để tách các thành phần trong hỗn hợp. Các thành phần của hỗn hợp có thể tương tác với pha tĩnh dựa trên điện tích, độ tan tương đối và tính hấp phụ. Mức lưu giữ. Mức lưu giữ đo tốc độ một chất di chuyển trong hệ thống sắc ký. Ở các hệ thống liên tục như HPLC hay GC mà các hợp chất được chiết xuất bởi chất chiết xuất, mức lưu giữ được đo bằng "thời gian lưu" (Retention time) Rt hay tR, khoảng thời gian giữa tiêm (injection time) và phát hiện (detection time). Ở các hệ thống ngắt quãng như TLC, mức lưu giữ được đo bằng "hệ số lưu" Rf, quãng đường di chuyển của hợp chất chia cho quãng đường di chuyển của chất chiết xuất (chạy nhanh hơn hợp chất cần phân tích). Mức lưu giữ của một chất thường khác nhau đáng kể giữa các thí nghiệm và phòng thí nghiệm do dao động của chất chiết xuất, pha tĩnh, nhiệt độ và thiết kế của thí nghiệm. Vì vậy điều quan trọng là phải so sánh mức lưu giữ của hợp chất muốn khảo sát với một hoặc nhiều hợp chất chuẩn trong cùng điều kiện. Các kĩ thuật sắc ký. Sắc ký giấy. Là phương pháp sắc kí phân bố trên xenlulozo. Trong sắc kí giấy người ta cho 1 giọt dung dịch phân tích chấm lên giấy sắc kí. Khi ấy các cấu tử trong chất phân tích do tính chất phân bố khác nhau giữa dung môi và dung dịch nước nên sẽ bị tách ra ở các vị trí khác nhau trên giấy. Sắc ký lớp mỏng. Sắc ký lớp mỏng (TLC _ thin layer chromatography) là kĩ thuật sắc ký khá nhanh gọn và tiện lợi. Nó giúp nhận biết nhanh được số lượng thành phần có trong hỗn hợp đem sắc ký. Trong phương pháp sắc ký lớp mỏng, thành phần trong hỗn hợp được xác định nhờ so sánh hệ số lưu của hỗn hợp Rf và hệ số lưu Rf của một số chất đã biết. Bản sắc ký dùng trong sắc ký lớp mỏng TLC thường làm bằng thủy tinh, kim loại hoặc bản plastic (chất dẻo)được phủ lên trên bằng 1 lớp chất rắn mỏng như silica gel, nhôm. Sắc ký trao đổi ion. Sắc ký trao đổi Ion (Ion-exchange chromatography, viết tắt là IC) là một quá trình cho phép phân tách các ion hay các phân tử phân cực dựa trên tính chất của chúng. Độ trao đổi ion giữa các phân tử sinh chất mang điện tích và nhóm điện tích gắn trên nền cột phụ thuộc vào pH. Vì độ pH quyết định trạng thái mang điện của các phân tử protein khác nhau có mặt trong dung dịch protein thô nạp vào cột. Sự tách được thực hiện một cách tuyến tính nhờ thay đổi pH hoặc nồng độ muối của dung dịch đệm dùng để thôi cột. Dòng chảy ra khỏi cột được đo 0D ở bước sóng 280 nm. Sắc ký lỏng hiệu năng cao. Là phương pháp chia tách trong đó pha động là chất lỏng còn pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng đã phủ lên một chất mang rắn hay là một chất mang đã được biến đổi bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Quá trình sắc ký lỏng dựa trên cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hay phân loại theo kích cỡ (rây phân tử) Sắc ký lọc gel. Hoạt động theo nguyên lý tách các phân tử theo kích thước và khối lượng khác nhau đi qua nền nhựa xốp. Khi hỗn hợp protein được nạp vào nền cột, các phân tử prortein nhỏ sẽ khuếch tán vào các lỗ. Còn các protein lớn sẽ không chiu vào lỗ và tiếp tục đi dọc theo cột và sẽ sớm ra khỏi cột hơn những hạt nhỏ. Sắc ký lọc gel thường được dùng để: loại muối, các phân tử có kích thước nhỏ; tinh sạch phân tử sinh chất ở trong mẫu nhỏ; xác định trọng lượng phân tử... Sắc ký ái lực. Là phương pháp tách riêng biệt và đặc hiệu sinh chất, dựa vào khả năng đặc hiệu của chúng vào nền sắc ký thông qua tương tác giữa kháng nguyên-kháng thể, enzyme-cơ chất... Sau đó dùng đệm phù hợp để rửa trôi sinh chất mong muốn ra khỏi cột. Các tay nối đặc hiệu sinh học thường là các chất có trong các phản ứng sinh hóa. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Là phương pháp sắc ký phân tách và định lượng sinh chất dưới áp suất cao, giúp giảm đáng kể thời gian và hiệu quả, chất lượng phân tích. Ưu điểm là giảm thời gian tách và thu mẫu nhờ quá trình sắc ký được thực hiện dưới áp suất nén cao, chất mang thường là polymer hữu cơ như polystyren hoặc hạt silicagel.
4,938
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4938
Hồng ngọc
Hồng ngọc (, ), là một loại đá quý thuộc về loại khoáng chất corundum. Chỉ có những corundum màu đỏ mới được gọi là hồng ngọc, các loại corundum khác được gọi là xa-phia. Màu đỏ của hồng ngọc là do thành phần nhỏ của nguyên tố crôm lẫn trong ngọc tạo nên. Hồng ngọc có tên tiếng Anh là ruby, xuất phát từ "ruber" trong tiếng La tinh có nghĩa là "màu đỏ". Hồng ngọc trong tự nhiên rất hiếm, các loại hồng ngọc được sản xuất nhân tạo tương đối rẻ hơn. Tính chất vật lý. Hồng ngọc có độ cứng là 9,0 theo thang độ cứng Mohs. Giữa các loại đá quý tự nhiên chỉ có moissanit và kim cương là cứng hơn hết, trong đó kim cương có độ cứng là 10 còn moissanit có độ cứng dao động trong khoảng giữa kim cương và hồng ngọc. Công thức hóa học của hồng ngọc là Al2O3, ở dạng α-alumina với một phần nhỏ các ionCr3+ thay thế vị trí của Al3+ trong mạng tinh thể. Mỗi ion Cr3+ liên kết với 6 ion O2- nằm ở các đỉnh của hình tám mặt. Với cấu trúc như vậy, chúng có khuynh hướng hấp thụ ánh sáng trong vùng từ xanh lục đến tím vì vậy cho đá có màu đỏ. Một phô-tônđi qua cấu trúc của tinh thể chỉ trong một vài 10−12 giây và xuất hiện hiện tượng lân quang phát ra ánh sáng màu đỏ có bước sóng 0,672 micromet. Màu đỏ này kết hợp với màu đỏ do hấp thụ màu xanh lục và tím từ ánh sáng trắng làm cho ánh của ngọc sáng hơn. Tất cả hồng ngọc trong tự nhiên đều bị lỗi như màu tạp và các tinh thể dạng kim của rutil. Các nhà nghiên cứu đá quý dùng dấu hiệu rutil để phân biệt hồng ngọc tự nhiên và loại tổng hợp hoặc loại có đặc điểm giống như hồng ngọc. Thường các loại ngọc thô cần phải nung trước mài (cắt). Hầu hết hồng ngọc ngày nay đều được xử lý ở một mức độ nào đó và người ta thường dùng phương pháp xử lý nhiệt. Tuy nhiên, cũng có những loại hồng ngọc không cần xử lý vẫn có giá trị rất tốt. Một số hồng ngọc được xử lý bề mặt trên bóng sao cho khi ánh sáng phản xạ sẽ thấy được hình ngôi sao 3 cánh hay 6 cánh, với cách này sẽ thể hiện được hình ảnh tốt nhất khi có nguồn ánh sáng đơn chiếu vào nhìn giống như ánh sáng đang di chuyển hay viên ngọc xoay tròn. Phân bố hồng ngọc tự nhiên trên thế giới. Ngoại trừ châu Nam Cực ra các châu khác đều có mỏ hồng ngọc. Thường chỉ có hồng ngọc từ châu Á mới được ưa chuộng. Myanma, Thái Lan và Sri Lanka, nơi các mỏ bắt đầu hiếm đi, là các nước xuất khẩu quan trọng nhất. Hồng ngọc cũng được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Afghanistan và Việt Nam. Hồng ngọc từ châu Phi (Kenya, Tanzania...) cũng có giá trị cao. Bắc Mỹ (Bắc Carolina), Nam Mỹ (Colombia) và ở Úc chỉ có ít quặng mỏ hồng ngọc. Ở châu Âu người ta cũng đã phát hiện loại đá quý này ở Phần Lan, Na Uy và Macedonia. Hồng ngọc từ mỗi nước có những khác nhau nhỏ. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ngọc. Màu: để đánh giá chất lượng đá quý, màu là yếu tố quan trọng nhất. Màu gồm 3 thành phần: màu (hue), sự bão hòa và sắc (tone). Màu đề cập đến màu như thuật ngữ thường sử dụng. Đá quý trong suốt khi có màu là các màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, đỏ tía và hồng. Sáu màu đầu được đề cập trong dãy quang phổ nhìn thấy, 2 màu sau là màu được trộn. Đỏ tía là màu nằm giữa đỏ và xanh, hồng là bóng mờ của màu đỏ. Trong tự nhiên hiếm gặp màu nguyên thủy vì vậy khi nói màu của đá quý ta đề cập đến màu thứ cấp. Trong hồng ngọc, màu nguyên thủy phải là đỏ. Tất cả các màu còn lại của nhóm đá quý corundum đều gọi là xa-phia. Hồng ngọc cũng có thể có màu thứ cấp như: cam (đỏ vàng), đỏ tía, tím và hồng. Hồng ngọc tốt nhất là loại sáng có sắc tối đến trung bình. Xử lý nâng cao giá trị. Đá quý thường được xử lý để làm tăng giá trị của chúng. Vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 một lượng lớn hồng ngọc đã xử lý nhiệt được tung ra thị trường đã làm giảm giá hồng ngọc. Nâng cao chất lượng như thay đổi màu sắc, tăng độ trong suốt bằng cách hòa tan rutil, và trám các khe nứt. Phương pháp xử lý thông thường là dùng nhiệt. Hầu hết hồng ngọc có giá trị thấp trên thị trường đề là hồng ngọc thô được xử lý nhiệt để nâng cao màu sắc, loại bỏ một chút màu đỏ tía, xanh. Quá trình xử lý diễn ra ở nhiệt độ khoảng 1800 °C (3300 °F). Một số hồng ngọc phải qua quá trình nung "low tube heat", khi đá được nung nóng bởi nhiệt của than đá khoảng 1300 °C (2400 °F) trong vòng 20 đến 30 phút, chỉ có các sợi tơ bị phá vỡ và màu sắc được cải thiện. Một phương pháp ít được chấp nhận hơn được nhiều người biết đến trong những năm gần đây là thêm thủy tinh chì vào. Thêm vào trong các khe nứt của hồng ngọc bằng thủy tinh chì để tăng độ trong suốt. Quá trình này gồm 4 giai đoạn: Nếu cần thêm vào màu gì thì dùng bột thủy tinh với các chất nhuộm màu như đồng hoặc các oxide kim loại khác như natri,calci, kali... Quá trình nung thứ 2 có thể được thực hiện lập lại 3 đến 4 lần thậm chí dùng các cách trộn khác nhau. Hồng ngọc loại này thường không được phủ acid boric hoặc các chất bảo vệ bề mặt khác nên bề mặt nó không được bảo vệ giống như kim cương. Hồng ngọc tổng hợp. Năm 1837 Gaudin tạo ra hồng ngọc tổng hợp từ nhôm nóng chảy ở nhiệt độ cao và chất tạo màu crôm. Năm 1847 Edelman tạo ra xa-phia trắng từ nhôm trong acid boric. Năm 1877 Frenic và Freil tạo ra tinh thể corundum từ bột đá. Frimy và Auguste Verneuil tạo ra hồng ngọc nhân tạo từ BaF2 và Al2O3 nóng chảy với chất tạo màu crôm. Năm 1903 Verneuil thông báo có thể sản xuất hồng ngọc tổng hợp ở mức độ thương mại từ quá trình nóng chảy. Các quá tạo ra hồng ngọc nhân tạo khác như quá trình Czochralski, quá trình tan chảy bằng chất xúc tác (flux process), và quá trình thủy nhiệt. Hầu hết hồng ngọc tổng đều được thực hiện bằng quá trình nóng chảy, là phương pháp ít tốn chi phí. Hồng ngọc tổng hợp vẫn đẹp và hoàn hảo khi nhìn bằng mắt thường, nhưng khi phóng đại có thể thấy những vết khía trên mặt hoặc các túi khí nhỏ bên trong. Càng ít những đặc điểm trên thì hồng ngọc càng có giá trị. Chất phụ gia được thêm vào hồng ngọc tổng hợp vì vậy có thể phân biệt được hồng ngọc tổng hợp, nhưng các thử nghiệm đá quý học cần thiết chỉ để nhận biết dạng nguyên thủy của nó. Hồng ngọc tổng hợp được sử dụng trong ngành kỹ thuật với chức năng tương tự như hồng ngọc tự nhiên. Các que hồng ngọc được sử dụng để tạo ra tia lazer đỏ và maser (thiết bị tích tụ năng lượng để tạo ra tia lazer). Công trình đầu tiên được thực hiện bởi Theodore H. Maiman năm 1960 ở Hughes Research Laboratories vùng Malibu, California, đã vượt qua các nhóm nghiên cứu như Charles H. Townes ở trường Đại học Columbia, Arthur Schawlow ở Bell Labs, và Gould thuộc công ty TRG (Technical Research Group). Maiman dùng hồng ngọc tổng hợp dạng rắn cung cấp ánh sáng để tạo ra tia lazer màu đỏ với bước sóng 694 nm (nm). Các loại có dạng hồng ngọc cũng có mặt trên thị trường như spinen đỏ, garnat đỏ, và thủy tinh màu. Thời đại Roma vào thế kỷ 17, đã có kỹ thuật tạo ra màu đỏ, bằng cách đốt lông cừu màu đỏ ở đáy của lò sưởi, và được đặt bên dưới đá giả. Trên thị spinen đỏ được gọi là "balas ruby" và tourmalin đỏ là "rubellite", đều này có thể làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Các thuật ngữ này không được các nhà đá quý học khuyến khích sử dụng như LMHC (Laboratory Manual Harmonisation Committee).
4,941
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4941
Ribosome
Ribosome là bào quan tổng hợp chuỗi pôlipeptit dựa trên khuôn mã của RNA thông tin. Đây là một bộ máy phân tử lớn, phức tạp, có mặt trong tất cả các tế bào sống, nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein. Ribosome liên kết các amino acid với nhau theo trật tự được quy định bởi phân tử (mRNA). Ribosome bao gồm hai tiểu đơn vị chính - tiểu đơn vị ribosome nhỏ đọc (mRNA), trong khi tiểu đơn vị lớn liên kết các amino acid để tạo thành một chuỗi polypeptide. Mỗi tiểu đơn vị gồm một hoặc nhiều phân tử RNA ribosome (rRNA) và nhiều phân tử protein. Thuật ngữ "ribosome" có nguồn gốc "ribonucleic acid" (thành phần chính của bào quan) và tiếng Hy Lạp "soma" có nghĩa là "thể". Trình tự của DNA mã hóa cho một protein có thể được sao chép nhiều lần vào chuỗi RNA thông tin (mRNA) với một trình tự tương tự. Ribosome có thể liên kết với một chuỗi mRNA và sử dụng nó như một khuôn mẫu để xác định chính xác trình tự của các amino acid trong một protein. amino acid được lựa chọn, thu thập và mang đến ribosome bởi RNA vận chuyển (phân tử tRNA), nhập vào một phần của ribosome và liên kết với chuỗi mRNA. Các amino acid sau đó sẽ được liên kết với nhau bởi một phần khác của ribosome. Sau khi protein được sản sinh, nó có thể gấp xoắn lại để tạo nên ra một cấu trúc không gian 3 chiều có chức năng chuyên hóa. Ribosome được hình thành từ phức hệ RNA và protein nên vì vậy có tên là Ribonucleoprotein. Mỗi ribosome được chia thành hai tiểu đơn vị (hai tiểu phần). Tiểu đơn vị nhỏ hơn liên kết với các khuôn mẫu mRNA, trong khi tiểu đơn vị lớn hơn liên kết với tRNA và các amino acid. Khi ribosome đọc xong một phân tử mRNA, hai tiểu đơn vị này sẽ tách ra. Ribosome còn là một loại enzyme ribozyme, bởi vì có các hoạt động xúc tác phản ứng peptidyl transferase, nhằm mục đích liên kết các amino acid với nhau, thực hiện bởi các RNA ribosome. Ribosome thường được khảm trên những màng nội bào trong hệ thống mạng lưới nội chất hạt. Ribosome của vi khuẩn, cổ khuẩn và sinh vật nhân thực (ba vực của sự sống trên Trái Đất) có sự khác biệt về kích cỡ, trình tự, cấu trúc và tỷ lệ giữa protein và RNA. Sự sai khác trong cấu trúc cho phép một số thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn bằng cách khống chế ribosome của vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến các ribosome của con người. Ở vi khuẩn và vi khuẩn cổ, nhiều ribosome có thể di chuyển dọc theo một chuỗi mRNA cùng một lúc, mà mỗi ribosome "đọc" và tổng hợp một phân tử protein tương ứng. Các ribosome trong ti thể của tế bào nhân thực có chức năng tương tự gần như ribosome vi khuẩn, điều này phản ánh một khả năng về nguồn gốc tiến hóa của ti thể. Khám phá. Ribosome lần đầu tiên được nhà tế bào học người Rumani George Emil Palade quan sát vào giữa thập niên 1950 dưới kính hiển vi điện tử mà chúng hiện lên các hạt một cách dày đặc. Tên gọi "ribosome" do nhà khoa học Richard B. Roberts đề xuất ra vào năm 1958. Vào năm 1974 cùng với Albert Claude và Christian de Duve, George Emil Palade đã được trao giải Nobel trong lĩnh vực Sinh lý học hay Y học vì phát hiện ra ribosome. Giải thưởng Nobel Hóa học năm 2009 được trao cho Venkatraman Ramakrishnan, Thomas A. Steitz và Ada E. Yonath vì đã xác định được cơ cấu chi tiết và cơ chế hoạt động của ribosome. Mô tả cấu trúc. Ribosome bao gồm hai thành phần gắn kết với nhau (Hình 2) và cùng làm việc để chuyển hóa mRNA thành một chuỗi polypeptide trong quá trình tổng hợp protein (Hình 1). Bởi vì chúng được hình thành từ hai thành phần kích thước không bằng nhau, chúng dài một chút trên trục hơn so với đường kính. Ribosome của sinh vật nhân sơ có đường kính khoảng 20 nm (200 Å) và được tạo thành từ 65% RNA ribosome và 35% protein ribosome. Ribosome của sinh vật nhân thực có đường kính từ 25 đến 30 nm (250-300 Å) và tỷ lệ rRNA so với protein là gần như bằng 1. Ribosome trong vi khuẩn bao gồm một hoặc hai chuỗi rRNA. Ribosome của sinh vật nhân thực bao gồm một hoặc ba phân tử rRNA rất lớn (được gọi là ribosome RNA) và nhiều phân tử protein nhỏ hơn. Tinh thể học đã chỉ ra rằng không có protein ribosome gần các mặt phản ứng trong quá trình tổng hợp polypeptide. Điều này cho thấy rằng các thành phần protein của ribosome hoạt động như một lớp tạm thời, có thể tăng cường khả năng của rRNA để tổng hợp protein thay vì trực tiếp tham gia xúc tác (Xem: Ribozyme). Ribosome chuyển hóa chuỗi polypeptide (nghĩa là protein) từ các cấu trúc di truyền trong phạm vi RNA, bằng cách sử dụng các amino acid cung cấp bởi các RNA vận chuyển (tRNA). Ribosome thoát ra sẽ đính với cytosol (phần bán chất lỏng của tế bào chất), những chất khác bị ràng buộc trong lưới endoplasmic reticulum, xuất hiện của độ nhám; do đó tên của nó còn được gọi là lớp bọc hạt nhân. Mặc dù xúc tác của các liên kết peptide liên quan đến C2 hydroxyl của RNA's P-site (xem phần Function sau đây) adenosine trong một cơ chế trao đổi protein; còn các bước khác trong tổng hợp protein (giống như chuyển vị) được gây ra bởi những thay đổi trong quá trình tái tạo protein. Vì cốt lõi của xúc tác được thực hiện bằng RNA, nên ribosome được phân loại là "ribozymes", và người ta cho rằng nó có thể là phần sót lại cuối cùng của họ RNA. Ribosome đôi khi được gọi là bào quan, nhưng việc sử dụng từ này thường giới hạn cho việc mô tả tiểu tế bào thành phần bao gồm một màng phospholipid; trong khi ribosome gồm toàn hạt, thì không phải. Vì lý do này, ribosome đôi khi có thể được mô tả như là "bào quan không màng". Cấu trúc và chức năng của ribosome và những phân tử liên quan, được biết đến như là translational apparatus, đã được quan tâm nghiên cứu từ giữa thế kỷ XX và vẫn là một ngành nghiên cứu rất phổ biến cho đến ngày nay. Cấu trúc. Các tiểu đơn vị ribosome của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là khá giống nhau. Người ta dùng đơn vị đo là Svedberg, một thước đo tốc độ lắng đọng ly tâm chứ không phải là kích thước, và điều này lý giải vì sao các phần tên dù mang số nhưng không có ý nghĩa toán học (ví dụ như 70S được cấu thành bởi 50S và 30S). Sinh vật nhân sơ có 70S ribosome, mỗi ribosome bao gồm của một tiểu đơn vị nhỏ (30S) và một tiểu đơn vị lớn (50S). Tiểu đơn vị nhỏ này lại có một tiểu đơn vị nhỏ RNA 16S (bao gồm 1540 nucleotide) dính với 21 protein. Tiểu đơn vị lớn bao gồm một tiểu đơn vị RNA 5S (120 nucleotide), một tiểu đơn vị RNA 23S (2900 nucleotide) và 31 protein. Việc đặt tên liên tiếp cho các phần tRNA kết nối trên ribosome E. coli cho phép xác định các protein trên phần A và P có nhiều khả năng liên quan với các hoạt động peptidyl transferase (hình thành liên kết peptid); các protein được đặt tên như vậy là L27, L14, L15, L16, L2, ít nhất là L27 nằm tại bên cho, như E. Collatz và AP Czernilofsky đã cho thấy. Các nghiên cứu thêm đã cho thấy rằng các protetin S1 và S21, kết hợp với đuôi 3' của 16S ribosome RNA, có tham gia vào khởi động việc dịch mã. Sinh vật nhân thực có 80S ribosome, mỗi ribosome bao gồm một tiểu đơn vị nhỏ (40S) và một tiểu đơn vị lớn (60S). Tiểu đơn vị 40S có một RNA 18S (1900 nucleotide) và 33 protein. Tiểu đơn vị lớn gồm có một tiểu đơn vị RNA 5S (120 nucleotide), một RNA 28S (4700 nucleotide), và một RNA 5.8S (160 nucleotide) và 46 protein. Năm 1977, Czernilofsky công bố một nghiên cứu trong đó có sử dụng việc đặt tên liên tiếp để xác định các phần liên kết tRNA trên ribosome gan chuột. Một số protein, bao gồm L32/33, L36, L21, L23, L28/29 và L13 được cho là ở tại hoặc gần trung tâm peptidyl transferase (hình thành liên kết peptid). Các ribosome được tìm thấy trong lục lạp và ty thể của sinh vật nhân thực cũng bao gồm các tiểu đơn vị lớn và nhỏ liên kết với các protein tạo thành một hạt 70S. Bào quan này được cho là hậu duệ của vi khuẩn (xem thuyết nội cộng sinh) vì các ribosome của nó cũng tương tự như của vi khuẩn. Các ribosome khác nhau lại có cùng một cấu trúc cốt lõi khá tương đồng mặc dù có kích thước khác biệt rất nhiều. Phần lớn RNA được tổ chức chi tiết vào các chuỗi với cấu trúc bậc ba khác nhau, ví dụ các pseudoknots (nút giả) thể hiện tính đồng trục xếp. RNA thêm trong các ribosome lớn hơn là ở trong các phần chèn thêm dài liên tục, nhờ đó mà chúng tạo thành các vòng từ cấu trúc cốt lõi mà không làm gián đoạn hoặc thay đổi nó. Tất cả các hoạt động xúc tác của ribosome được thực hiện bởi RNA, các protein thì cư trú trên bề mặt và có vẻ có chức năng ổn định cấu trúc. Sự khác biệt giữa các ribosome vi khuẩn và nhân thực được các nhà hóa học dược phẩm khai thác để tạo ra các loại thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt nhiễm trùng do vi khuẩn mà không làm hại các tế bào của người bệnh. Do sự khác biệt trong cấu trúc, các ribosome 70S của vi khuẩn dễ bị kháng sinh tác động trong khi ribosome 80S nhân thực thì không bị ảnh hưởng. Mặc dù ty thể có ribosome tương tự như những vi khuẩn, ti thể không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc kháng sinh bởi vì chúng được bao quanh bảo vệ bởi hai lớp màng ngăn chặn không để kháng sinh vào sâu trong bào quan. Cấu trúc phân giải cao. Cấu trúc phân tử chung của ribosome đã được biết đến từ đầu những năm 1970. Đến đầu những năm 2000 cấu trúc đã đạt được xác định ở độ phân giải cao, đến mức một vài Å. Các nghiên cứu đầu tiên đưa ra cấu trúc của ribosome ở độ phân giải tầm nguyên tử đã được công bố gần như đồng thời vào cuối năm 2000. Các tiểu đơn vị 50S (sinh vật nhân sơ lớn) được xác định từ Haloarcula archaeons marismortui và Deinococcus radiodurans, và cấu trúc của tiểu đơn vị 30S đã được xác định từ "Thermus thermophilus". Những nghiên cứu cấu trúc này đã được trao giải Nobel Hóa học năm 2009. Đầu năm sau đó (tháng năm 2001) các nghiên cứu này đã được sử dụng để tái tạo lại toàn bộ hạt "T. thermophilus" 70S ở độ phân giải 5,5 Å. Hai bài báo đã được công bố trong tháng 11 năm 2005 với cấu trúc của 70S ribosome của Escherichia coli. Các cấu trúc của một ribosome khuyết đã được xác định ở độ phân giải 3,5-Å bằng cách sử dụng chụp X-quang tinh thể. Hai tuần sau đó, một cấu trúc dựa trên phương pháp hiển vi cryo-electron được công bố, mô tả ribosome tại độ phân giải 11 Å đến 15 Å trong quá trình đưa một sợi protein mới được tổng hợp vào các kênh tạo protein. Các cấu trúc nguyên tử đầu tiên của ribosome chi tiết hóa với tRNA và phân tử mRNA đã được giải quyết bằng cách sử dụng tinh thể học tia X bởi hai nhóm độc lập, ở 2,8 Å và 3,7 Å. Những cấu trúc này cho phép ta xem chi tiết các tương tác của "Thermus thermophilus" ribosome với mRNA và tRNA dính tại ở các ribosome điển hình. Tương tác của ribosome với mRNA dài có chứa các chuỗi Shine-Dalgarno sau đó cũng được tạo hình ở độ phân giải 4,5 đến 5,5-Å. Năm 2011, cấu trúc nguyên tử hoàn chỉnh đầu tiên của ribosome nhân thực 80S từ nấm men "Saccharomyces cerevisiae" đã thu được bằng phương pháp tinh thể học. Mô hình này cho thấy kiến trúc của các yếu tố nhân sơ và sự tương tác của chúng với lõi được bảo tồn rộng rãi. Đồng thời, các mô hình hoàn chỉnh của một cấu trúc nhân thực ribosome 40S ở "Tetrahymena thermophila" đã được công bố, mô tả cấu trúc của các tiểu đơn vị 40S cũng như sự tương tác giữa tiểu đơn vị 40S với eIF1 trong thời gian bắt đầu dịch mã. Tương tự như vậy, cấu trúc tiểu đơn vị nhân thực 60S cũng đã được xác định từ Tetrahymena thermophila chi tiết hóa bằng eIF6. Chức năng. Ribosome là một cấu trúc của tế bào tham gia tổng hợp protein. Protein có vai trò cần thiết cho nhiều chức năng của tế bào như sửa chữa sai hỏng hay điều phối các phản ứng hóa học. Ribosome được tìm thấy bên ngoài nhân tế bào và trôi lơ lửng trong chất tế bào hoặc gắn với mạng lưới nội chất. Dịch mã. Ribosome là những động cơ chính của quá trình sinh tổng hợp protein, hay còn được biết đến là quá trình dịch mRNA thành protein. mRNA bao gồm một loạt các đơn vị mã truyền cho các ribosome trình tự của các amino acid cần thiết để tạo ra các protein. Sử dụng mRNA như một bản mẫu, ribosome dùng mỗi đơn vị mã (3 nucleotide) của mRNA, ghép nối nó với amino acid thích hợp được cung cấp bởi một aminoacyl-tRNA. aminoacyl-tRNA có chứa một bộ ba đối mã (anti-codon) bổ sung vào một đầu và một amino acid thích hợp ở đầu kia. Các tiểu đơn vị ribosome nhỏ, thường dính vào một aminoacyl-tRNA có chứa các amino acid methionine, liên kết với một AUG đơn vị mã trên mRNA tạo hành các tiểu đơn vị ribosome lớn. Ribosome khi đó có ba phần RNA liên kết, được gọi là A, P và E. Phần A liên kết với một aminoacyl tRNA, phần P liên kết với một peptidyl-tRNA (tRNA dính với peptide được tổng hợp), và phần E liên kết với tRNA tự do trước khi nó ra khỏi ribosome. Tổng hợp protein bắt đầu tại một đơn vị bộ ba mã khởi đầu AUD gần đầu 5’ của mRNA. mRNA dính với phần P của ribosome trước. Ribosome có thể để xác định các đơn vị mã khởi đầu bằng cách sử dụng chuỗi Shine-Dalgarno của mRNA nhân sơ và hộp Kozak ở sinh vật nhân thực. Mặc dù xúc tác của liên kết peptide bao gồm hydroxyl C2 của adenosine P-site của RNA trong cơ chế vận chuyển proton, các bước khác trong quá trình tổng hợp protein (như dịch vị trí) được gây bởi sự thay đổi trong hình thể của protein (conformation). Vì các lõi xúc tác của nó được thực hiện bởi RNA, ribosome được phân loại thành các "ribozyme," và người ta cho rằng chúng có thể là thành phần còn sót lại của thế giới RNA. Trong Hình 5, cả các tiểu đơn vị (nhỏ và lớn) của ribosome bắt đầu lắp ráp protein tại bộ ba mã khởi đầu (đầu 5' của RNA). Ribosome sử dụng RNA mà khớp với bộ ba hiện tại trên mRNA để ghép một amino acid vào chuỗi polypeptide. Quá trình được thực hiện đối với mỗi bộ ba trên RNA, trong khi ribosome di chuyển về phía đầu 3' của mRNA. Thông thường trong tế bào vi khuẩn, một vài ribosome làm việc song song với cùng một RNA, quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời, gọi là "polyribosome" hay "polysome". Vị trí của Ribosome. Ribosome được phân làm hai loại: "tự do" hoặc "có màng giới hạn". Ribosome tự do và Ribosome có màng giới hạn chỉ khác nhau trong phân bố không gian của nó và giống hệt nhau về cấu trúc. Cho dù ribosome tồn tại trong trạng thái tự do hoặc có màng giới hạn thì đều phụ thuộc vào sự hiện diện của mạng lưới nội chất (ER) và nhắm đến mục tiêu là những tín hiệu trên protein sẽ được tổng hợp để ribosome có thể là loại có màng giới hạn khi nó đang tạo ra một protein, nhưng cũng có thể là ribosome tự do trong tế bào chất khi nó đang tạo ra một protein khác. Ribosome đôi khi được gọi là những bào quan, nhưng việc sử dụng thuật ngữ "bào quan" thường để giới hạn sự miêu tả các thành phần con của tế bào mà bao gồm màng phospholipid, mà ribosome hầu như không có. Vì lý do này mà ribosome đôi khi được miêu tả là các "bào quan không màng". Ribosome tự do. Loại Ribosome tự do có thể di chuyển bất cứ nơi nào trong bào tương, nhưng không thể di chuyển trong nhân bào và các tế bào quan khác. Protein được hình thành từ các ribosome tự do được phóng vào bào tương và được sử dụng bên trong tế bào. Vì tế bào chất có chứa nồng độ glutathione cao nên trong môi trường khử, các protein có chứa liên kết chất disulfide (được hình thành từ dư lượng chất amino a-xít chứa lưu huỳnh đã bị oxy hóa) không thể được sản sinh ra trong khu vực này. Ribosome có màng giới hạn. Khi một ribosome bắt đầu tổng hợp các protein cần thiết trong một số cơ quan tế bào, ribosome tạo ra protein này có thể trở thành loại có "màng giới hạn". Trong tế bào nhân thực, việc này sẽ diễn ra trong một khu vực của mạng lưới nội chất (ER) được gọi là "ER thô". Chuỗi polypeptide mới được sản xuất ra sẽ được chèn trực tiếp vào ER bởi sự tổng hợp các vecto thuộc ribosome và sau đó được vận chuyển đến các điểm thông qua con đường bài tiết. Ribosome bị ràng buộc thường sản xuất ra các protein được sử dụng trong màng huyết tương hoặc bị đào thải khỏi tế bào thông qua xuất bào. Thuyết phát sinh sinh vật. Bên trong tế bào vi khuẩn, ribosome được tổng hợp trong tế bào chất thông qua quá trình phiên mã ở các gen ribosome trong operon. Đối với sinh vật nhân thực, quá trình này được diễn ra ở cả tế bào của tế bào chất và cả trong hạch nhân (một vùng trong nhân tế bào). Quá trình tập hợp là sự kết hợp chức năng của hơn 200 protein trong sự tổng hợp và hoạt động của bốn rRNA, cũng như tập hợp của những rRNA với các protein ribosome.
4,943
355424
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4943
Trung tử
Trung tử trong sinh học có cấu trúc dạng ống vi thể hình trụ, được tìm thấy ở hầu hết các tế bào động vật và tảo và thường hiếm gặp ở thực vật. Vỏ của mỗi trung tử thường gồm 9 mặt, mỗi mặt có 3 ống vi thể (tuy nhiên ở phôi Drosophila chỉ có 2 ống và ở tinh trùng Caenorhabditis elegans chỉ có 1 ống). Một bộ hai trung tử nằm vuông góc với nhau trong không gian, tạo thành một phức hợp mà các nhà sinh học tế bào gọi là trung thể. Trong quá trình nhân đôi, mỗi cặp trung tử mới sẽ được tạo ra từ một chiếc của cặp ban đầu cộng thêm một chiếc mới. Nếu các trung tử được dùng để tạo các bào quan di động, như roi và lông, chiếc trung tử già hơn, chiếc mẹ, sẽ trở thành chủ thể thiết lập cấu trúc của bào quan đó. Các trung tử tạo nên sợi tơ vô sắc để phân chia các chromosome trong quá trình phân bào. Tuy nhiên, trung tử lại không cần thiết cho tế bào phân chia bởi vì các tế bào có các trung tử bị phá hủy bởi tia Laser vẫn có thể phân chia bình thường.
4,944
69385404
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4944
Lysosome
Lysosome (đọc là lyzôxôm, trước kia còn được gọi là tiêu thể) là một bào quan của các tế bào nhân thực. Chúng là nơi sản xuất enzyme mạnh hỗ trợ cho sự tiêu hóa và sự bài tiết các chất và những bào quan đã bị hư hỏng. Chúng được tạo ra ở bộ máy Golgi. Ở mức pH= 4.8, nên môi trường bên trong của tiêu thể axít hơn bào tương (pH 7). Màng đơn tiêu thể giúp ổn định pH thấp nhờ vào hệ thống bơm proton (H+) từ bào tương vào, và đồng thời bảo vệ bào tương và các thành phần khác của tế bào khỏi tác dụng của enzyme phân hủy trong bào tương. Các men tiêu hóa cần môi trường axít để hoạt động được đảm bảo chính xác. Tất cả các men này được tạo ra ở mạng lưới nội chất, và được vận chuyển và xử lý ở bộ máy Golgi. Bộ máy Golgi tạo ra các tiêu thể nhờ vào các chồi của bộ máy Golgi. Các enzyme quan trọng nhất trong tiêu thể là: Các tiêu thể được sử dụng cho tiêu hủy các đại phân tử qua quá trình thực bào (sự tiêu hóa của các tế bào), từ quá trình tái sử dụng của chính các tế bào (ở đó các thành phần già nua ví dụ như ty thể hư hỏng được phân hủy liên tục và được thay thế bằng các thành phần mới, các protein của các thụ thể cũng được tái sử dụng), và đối với quá trình tế bào chết do tự thực bào, một dạng của quá trình chết được lập trình (hay quá trình tự hủy được lập trình của tế bào), có nghĩa là tế bào tự tiêu hóa lấy chúng. Các tiêu thể chứa chất phế thải, chất độc, chất dự trữ, chứa muối khoáng, tham gia vào vận chuyển nước, có chức năng nữa là tiêu hoá và co bóp Các chức năng khác bao gồm tiêu hóa vi khuẩn là thâm nhập vào tế bào và giúp sửa chữa các tổn thương của màng bào tương nhờ vào sử dụng các mãnh vá màng tế bào, hàn gắn vết thương. Tiêu thể còn có thể phân cắt nhanh chóng các đại phân tử để sử dụng dễ dàng hơn. Có nhiều bệnh lý gây ra rối loạn chức năng của tiêu thể hay một trong các protein tiêu hóa của chúng, ví dụ như bệnh Tay-Sachs, hay bệnh Pompe. Chúng được tạo ra bởi hư hỏng hay mất đi protein tiêu hóa, dẫn đến tích lũy các chất trong tế bào, và hậu quả là chuyển hóa tế bào bị hư hỏng. Một cách tổng quát, chúng được phân loại như các bệnh lý mucopolysaccharidosis, GM2 gangliosidosis, các rối loạn về lưu trữ chất béo, glycoproteinosis, mucolipidosis, hay leukodystrophy. Mức độ pH khằng định ở 4.8 được duy trì nhờ vào bơm ion hydro và bơm ion chlorine.
4,945
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4945
Mạng lưới nội chất
Mạng lưới nội chất (tiếng Anh là "endoplasmic reticulum") là một hệ thống các xoang và túi màng nằm trong tế bào nhân thực. Chúng có chức năng biến đổi protein (thường là gắn vào protein các gốc đường, hoặc lipid), hình thành các phân tử lipid, vận chuyển các chất bên trong tế bào. Có hai loại mạng lưới nội chất là loại có hạt (do có gắn ribosome) và loại trơn (không có ribosome). Cấu trúc. Mạng lưới nội chất có cấu trúc như là một hệ thống ống dẫn chằng chịt và phát triển rộng khắp tế bào chất, được nâng đỡ bởi hệ thống khung xương của tế bào. Các ống dẫn, nhánh rẽ và các túi của mạng lưới nội chất đều được nối thông với nhau và bản thân mạng lưới nối kết trực tiếp với lớp màng ngoài của nhân tế bào, như hệ thống màng này hình thành một lớp vỏ bọc kín bao lấy một khoảng không gian chiếm chừng 10 phần trăm dung tích tế bào gọi là "khoang lưới nội chất" (ER lumen). Mặc dù khoang lưới nội chất chỉ chiếm 10 phần trăm dung tích tế bào, diện tích bề mặt màng sinh chất của mạng lưới chiếm gần một nửa tổng diện tích màng sinh chất của tế bào. Ở các tế bào gan và tụy, diện tích bề mặt màng sinh chất của mạng lưới lần lượt gấp 25 lần và 12 lần so với diện tích bề mặt màng tế bào. Mạng lưới nội chất lại được chia thành 2 dạng: lưới nội chất có hạt (hay còn gọi là lưới nội chất nhám) và lưới nội chất trơn. Lưới nội chất nhám có cấu tạo gồm nhiều túi dẹt thông với nhau. Các ống thông với khoảng quanh nhân và màng sinh chất. Lưới nội chất hạt có các hạt ribosome đính trên bề mặt, phần không có hạt gọi là đoạn chuyển tiếp. Lưới nội chất trơn có hệ thống ống chia nhánh với nhiều kích thước khác nhau và không có ribosome trên bề mặt. Lưới nội chất trơn thông với lưới nội chất hạt, không thông với khoảng quanh nhân và có liên kết mật thiết với bộ máy Golgi. Chức năng. Mạng lưới nội chất đảm nhiệm nhiều vai trò trọng yếu trong mỗi tế bào; và như đã đề cập chức năng, cấu trúc của mạng lưới này cũng thay đổi tùy theo từng loại tế bào.
4,946
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4946
Peroxisome
Peroxisome (đôi khi được gọi là vi thể – "microbody") là một loại bào quan có mặt trong tất cả các tế bào của sinh vật nhân chuẩn. Peroxisome tham gia trong quá trình biến dưỡng của các acid béo có mạch C rất dài, acid béo mạch nhánh, D-amino acid, polyamin và quá trình sinh tổng hợp của plasmalogen cùng nhiều etherphospholipid khác có vai trò tối quan trọng trong hoạt động của não và phổi ở các động vật có vú. Peroxisome cũng bao hàm chừng 10 phần trăm hoạt tính của hai enzyme tham gia trong chu trình pentose phosphate đóng một vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất. Có nhiều tranh luận xung quanh vấn đề liệu peroxisome có tham gia vào quá trình sinh tổng hợp isoprenoid và cholesterol ở động vật hay không. Lịch sử. Peroxisome được một nhà tế bào học người Bỉ, Christian de Duve xác định dưới tư cách là một bào quan vào năm 1967. Trước đó peroxisome đã được miêu tả lần đầu tiên bởi một sinh viên người Thụy Điển tên là J. Rhodin vào năm 1954. Cấu trúc. Chúng bao gồm một màng đơn giúp cách biệt chúng và bào tương (chất dịch bên trong tế bào). Chúng có các protein màng đóng nhiều chức năng quan trọng như vận chuyển các protein từ bên ngoài vào và tăng sinh, tạo ra các tế bào kế tiếp. Chức năng. Peroxisome có chức năng giúp tế bào loại bỏ các độc tố, như H2O2, hay các chất chuyển hóa khác. Peroxisome chứa các enzym liên quan đến sử dụng oxy như là acid D-amin oxidase và urease oxidase. Peroxisome cũng chứa các enzym catalase chuyển H2O2 (hydro peroxide ,một sản phẩm trung gian gây độc trong quá trình chuyển hóa tế bào) thành H2O và O2, với 2H2O2 → 2H2O + O2. Một số chức năng khác của peroxisome bao gồm việc thực thi chu trình glyoxylate trong các hạt đang nảy mầm (vì vậy trong trường hợp đó nó mang tên là "glyoxysome"), quá trình hô hấp sáng ở thực vật, quá trình đường phân ở các sinh vật thuộc Bộ Trùng mũi khoan, và quá trình oxy hóa methanol hoặc/và amin trong một số loài nấm men. Peroxisome cũng phân hủy axít béo và các phức hợp độc tố, đồng thời xúc tác hai bước đầu tiên trong tổng hợp phospholipid, và sau đó chúng được sử dụng trong cấu tạo các màng tế bào. Peroxisome đảm trách cho quá trình oxy hóa các phân tử acid béo chuỗi dài và do vậy tạo nên các nhóm acetyl. Ở người, một số lượng lớn peroxisome có thể tìm thấy trong gan, nơi tích tụ nhiều sản phẩm chuyển hóa trung gian mang độc tính. Tất cả các enzym được tìm thấy trong peroxisome đều được nhập từ bào tương. Mỗi enzym được vận chuyển vào trong peroxisome có một gốc đặc biệt tại một đầu của phân tử protein, được gọi là PTS (tiếng Anh: "peroxisomal targeting signal", tức là chuỗi mang thông tin đích của peroxisome), nó cho phép protein đi vào trong bào quan, ở đó chúng hoạt động loại bỏ các chất độc.
4,949
769406
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4949
Bộ máy Golgi
Bộ máy Golgi (hay còn được gọi là thể Golgi, hệ Golgi, phức hợp Golgi hay thể lưới) là một bào quan được tìm thấy trong phần lớn tế bào nhân chuẩn, kể cả thực vật và động vật (nhưng không có ở nấm). Nó được Camillo Golgi, một nhà giải phẫu học người Ý và phát hiện vào năm 1898 được đặt tên theo tên của ông. Chức năng chính của bộ máy Golgi là chế biến và bao gói các đại phân tử cho tế bào như protein và lipid. Chức năng chính của nó là tổng hợp những protein hướng tới màng tế bào, lysosome hay endosome và một số chất khác sẽ được tiết ra ngoài tế bào, qua những túi tiết. Vậy, chức năng của thể Golgi là trung tâm vận chuyển, phân phối các chất trong tế bào. Phần lớn bóng vận chuyển rời khỏi lưới nội chất, đặc biệt là lưới nội chất hạt, được chuyển đến bộ máy Golgi, nơi chúng được tổng hợp, đóng gói, vận chuyển tuỳ theo chức năng của chúng. Hệ Golgi tồn tại ở phần lớn tế bào nhân chuẩn, nhưng có khuynh hướng nhô ra hơn, nơi mà có rất nhiều chất, chẳng hạn như enzyme, được tiết ra. Cấu tạo. Thế Golgi được tạo thành bởi các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau (còn được gọi là chồng Golgi), sinh ra từ đoạn chuyển tiếp không hạt của lưới nội sinh chất có hạt. Mỗi bộ có từ 5 đến 8 túi, tuy nhiên người ta cũng từng quan sát thấy bộ Golgi có đến 60 túi. Xung quanh chồng túi chính là một số lượng lớn các túi cầu (nang), nảy chồi ra từ chồng túi. Chồng túi có 5 miền chức năng: mạng cis-Golgi, cis-Golgi, Golgi trung gian, trans-Golgi và mạng trans-Golgi. Các sản phẩm tiết từ lưới nội sinh chất hòa vào mạng cis-Golgi, sau đó vươn đến các phần khác của chồng túi cho đến khi gặp mạng trans-Golgi, nơi mà chúng được đóng gói và chuyển đến các nơi cần chúng. Mỗi miền có chứa những loại enzymes khác nhau, giúp chỉnh sửa phân loại các sản phẩm dựa trên điểm đến của các sản phẩm này. Chức năng. Tế bào tổng hợp một lượng lớn các đại phân tử khác nhau và cần thiết cho cuộc sống của nó. Bộ máy Golgi cần thiết cho sự chỉnh sửa, phân loại và bao gói những chất này cho tế bào sử dụng và bài tiết. Nó cơ bản chế biến protein lấy từ lưới nội sinh chất nhám, nhưng nó cũng góp phần vào việc vận chuyển lipids trong tế bào, và sự tạo thành các lysosome. Trong khía cạnh này thì có thể xem bộ máy Golgi như một bưu điện; nó đóng gói, dán nhãn các "bưu kiện" và rồi chuyển chúng đến những phần khác nhau của tế bào. Enzymes trong chồng túi Golgi có khả năng chế biến các chất nhờ vào cacbonhydrat và phosphate. Để làm được việc này, Golgi vận chuyển các chất như các đường nucleotide vào các bào quan trong tế bào chất. Protein cũng được dán nhãn nhờ các phân tử nhận diện, nhờ đó mà protein được chuyển đến đúng vị trí. Lấy ví dụ, bộ máy Golgi dán nhãn mannose-6-phosphate cho protein nào được chuyển đến các lysosome. Bộ Golgi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chế biến proteoglycan, phân tử hiện diện trong tinh trùng của các động vật. Việc này bao gồm sự sản xuất glycosaminoglycans hay các GAG, chính là các chuỗi polysaccarid không phân nhánh mà sau này bộ Golgi sẽ đính vào 1 protein chế biến trong lưới nội chất để hình thành proteolycan. Một nhiệm vụ khác của Golgi là phosphor hóa các phân tử. Để làm được như vậy, Golgi chuyển ATP vào trong lumen. Bộ Golgi bản thân đã có chứa các kinaza, như là cazein kinaza. Sự phosphor hóa các phân tử được xem là quan trọng giúp cho sự phân loại các chất bài tiết vào trong huyết thanh. Sự vận chuyển các túi màng. Các túi bọng rời lưới nội sinh chất nhám để đến với mặt cis của bộ Golgi, nơi mà chúng hòa vào màng Golgi và sau đó trút dung dịch có trong chúng vào lumen. Khi đã vào bên trong, chúng được chế biến, sàng lọc rồi được đưa đến điểm đến cuối cùng của chúng. Nhờ có vai trò như vậy, bộ máy Golgi có vẻ là bào quan có số lượng lớn và chức năng nổi trội nhất trong tế bào. Tế bào Plasma B, một kháng thể trong hệ miễn dịch của cơ thể là những bộ máy Golgi hoạt động vượt trội. Cơ cấu vận chuyển. Cơ cấu vận chuyển protein qua các chồng Golgi vẫn chưa được biết rõ; tuy nhiên, cũng có một vài giả thuyết được đưa ra. Hai mô hình được đề nghị sau có thể giải thích nhiều khi chúng được liên kết với nhau hơn là khi hỗ trợ riêng lẻ nhau. Mô hình này đôi khi cũng được gọi là kiểu kết hợp Mô hình sự trưởng thành của nang. Các nang trong chồng túi của bộ Golgi di chuyển bằng cách tạo ra mặt cis và tiêu diệt mặt trans. Các túi màng đi từ lưới nội sinh nhám sẽ kết hợp với nhau để tạo nên mặt cis của bộ Golgi, sau đó nang này sẽ di chuyển sâu hơn vào chồng Golgi trong khi một nang mới được hình thành ở mặt cis. Mô hình vận chuyển nhờ các nang. Giả thuyết này xem bộ Golgi như một bào quan bất dịch, được chia thành các phần từ mặt cis đến mặt trans. Những thể màng chuyên chở nguyên liệu giữa ER và bộ Golgi, và giữa các phần khác nhau của bộ Golgi. Minh chứng từ thực nghiệm cho thấy sự tồn tại của nhiều túi màng nhỏ nằm gần bộ máy. Các nang có thể di chuyển theo hướng tiến và lùi, tuy nhiên, sự di chuyển này cò thể không cần thiết bởi việc trút liên tục protein từ lưới nhám vào mặt cis cũng đã đủ để duy trì chuyển động này rồi. Độc lập mà nói, các nang vận chuyển có vẻ như được nối với màng Golgi nhờ vào các sợi actin để chắc rằng chúng vận chuyển đúng chỗ.
4,951
912316
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4951
Điện tử học
Điện tử học, gọi tắt là khoa điện tử, là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu và sử dụng các thiết bị điện hoạt động theo sự điều khiển của các dòng điện tử hoặc các hạt tích điện trong các thiết bị như đèn điện tử hay bán dẫn. Việc nghiên cứu thuần tuý về các thiết bị này được xem như là một nhánh nghiên cứu trong vật lý, trong khi việc thiết kế và xây dựng các mạch điện tử để giải quyết các vấn đề thực tế lại được xem như là một bộ phận của các ngành kỹ thuật điện, kỹ sư điện tử và kỹ sư máy tính. Nói theo ngôn ngữ chuyên môn thì điện tử nghiên cứu về phương thức điều chỉnh các dòng điện và các điện thế thông qua các linh kiện điện tử hay bộ phận điện tử tích cực hay bị động được nối nhau tạo thành các mạch điện. Các mạch điện này sẽ thoả mãn các nhu cầu hữu dụng cho con người. Do đó, ngành này tìm hiểu về các linh kiện, các mạch điện, và các ứng dụng của chúng. Ứng dụng chủ yếu của các mạch điện tử là điều khiển, xử lý và phân phối thông tin; chuyển đổi và phân phối nguồn điện. Cả hai ứng dụng này đều liên quan đến việc tạo ra và nhận biết trường điện từ và dòng điện. Ngày nay, các thiết bị điện tử cho phép thực hiện rất nhiều công việc trong cuộc sống và trong khoa học. Lịch sử và phát triển. Kỹ thuật điện tử đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội hiện đại. Việc khám phá electron vào năm 1897, cùng với việc phát minh ống hút (vacuum tube) có khả năng khuếch đại và chỉnh lưu tín hiệu điện nhỏ, đã đánh dấu sự ra đời của lĩnh vực điện tử và thời kỳ của electron. Những ứng dụng thực tế bắt đầu từ việc phát minh của Ambrose Fleming về điốt và của Lee De Forest về triốt vào đầu thế kỷ 20, những phát minh này đã tạo điều kiện cho việc phát hiện các điện áp nhỏ như tín hiệu radio từ một ăng-ten mà không cần sử dụng thiết bị cơ khí. Ống hút (hay còn gọi là van điện nhiệt) là thành phần điện tử hoạt động đầu tiên có khả năng điều khiển dòng điện bằng cách ảnh hưởng đến chuyển động của các electron riêng lẻ. Chúng đã góp phần vào cuộc cách mạng điện tử trong nửa đầu thế kỷ XX, Chúng cho phép xây dựng các thiết bị sử dụng kỹ thuật khuếch đại dòng điện và chỉnh lưu, từ đó mang lại sự phát triển của các công nghệ như radio, truyền hình, radar, điện thoại từ xa và nhiều lĩnh vực khác. Sự phát triển ban đầu của ngành điện tử diễn ra rất nhanh, và vào những năm 1920, phát thanh và truyền thông qua radio trở nên phổ biến, trong khi bộ khuếch đại điện tử được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đa dạng như điện thoại từ xa và công nghiệp thu âm. Bước tiến công nghệ tiếp theo mất vài thập kỷ để xuất hiện, khi transistor tiếp xúc điểm đầu tiên được phát minh bởi John Bardeen và Walter Houser Brattain tại Bell Labs vào năm 1947. Tuy nhiên, ống hút vẫn tiếp tục đóng vai trò dẫn đầu trong lĩnh vực vi sóng, truyền tải công suất cao và các bộ thu truyền hình cho đến giữa những năm 1980. Kể từ đó, các thiết bị trạng thái rắn (solid-state) đã nắm giữ ưu thế gần như hoàn toàn. Ống hút vẫn được sử dụng trong một số ứng dụng chuyên gia như bộ khuếch đại công suất RF cao, ống hình ảnh cathode ray, thiết bị âm thanh chuyên dụng, bộ khuếch đại guitar và một số thiết bị vi sóng. Vào tháng 4 năm 1955, máy tính IBM 608 là sản phẩm đầu tiên của IBM sử dụng mạch transistor mà không có ống hút và được cho là máy tính hoàn toàn dùng transistor đầu tiên được sản xuất cho thị trường thương mại. Máy 608 chứa hơn 3.000 transistor germanium. Thomas J. Watson Jr. đã ra lệnh yêu cầu tất cả sản phẩm IBM trong tương lai sử dụng transistor trong thiết kế. Từ đó, transistor gần như chỉ được sử dụng cho mạch logic và các thiết bị ngoại vi của máy tính. Tuy nhiên, transistor nối tiếp ban đầu có kích thước lớn và khó sản xuất hàng loạt, giới hạn sử dụng chúng trong một số ứng dụng chuyên ngành. Transistor MOSFET (transistor MOS) được phát minh bởi Mohamed Atalla và Dawon Kahng tại Bell Labs vào năm 1959. MOSFET là transistor nhỏ gọn đầu tiên thực sự có thể thu nhỏ kích thước và sản xuất hàng loạt cho nhiều mục đích sử dụng. Các ưu điểm của nó bao gồm khả năng co giãn cao, giá cả phải chăng, tiêu thụ công suất thấp và mật độ cao. Nó đã cách mạng hóa ngành công nghiệp điện tử, MOSFET trở thành thành phần điện tử phổ biến nhất trên toàn cầu. Khi sự phức tạp của các mạch ngày càng tăng, các vấn đề đã xuất hiện. Một vấn đề là kích thước của mạch. Một mạch phức tạp như máy tính phụ thuộc vào tốc độ. Nếu các thành phần lớn, dây kết nối giữa chúng phải dài. Tín hiệu điện mất thời gian để đi qua mạch, từ đó làm chậm tốc độ của máy tính. Sự phát minh của vi mạch tích hợp bởi Jack Kilby và Robert Noyce đã giải quyết vấn đề này bằng cách tạo tất cả các thành phần và chip từ cùng một khối (monolith) vật liệu bán dẫn. Các mạch có thể được thu nhỏ, và quá trình sản xuất có thể được tự động hóa. Điều này dẫn đến ý tưởng tích hợp tất cả các thành phần trên một wafer silic điều chỉnh, dẫn đến tích hợp quy mô nhỏ (SSI) vào đầu những năm 1960, sau đó là tích hợp quy mô trung bình (MSI) vào cuối những năm 1960, tiếp theo là VLSI. Năm 2008, các vi xử lý tỷ tỷ transistor đã có sẵn thương mại. Thiết bị và linh kiện. Một linh kiện điện tử là bất kỳ linh kiện nào trong một hệ thống điện tử có thể là hoạt động hoặc không hoạt động. Các linh kiện được kết nối với nhau, thường bằng cách hàn chúng vào một bảng mạch in (PCB), để tạo ra một mạch điện tử với một chức năng cụ thể. Các linh kiện có thể được đóng gói riêng lẻ hoặc trong các nhóm phức tạp hơn như mạch tích hợp. Các linh kiện điện tử không hoạt động bao gồm tụ điện, cuộn cảm, trở điện, trong khi các linh kiện hoạt động như các thiết bị bán dẫn; transistor và thyristor, điều khiển luồng dòng điện ở mức electron. Các loại mạch. Các chức năng mạch điện tử có thể được chia thành hai nhóm chức năng: tương tự và kỹ thuật số. Một thiết bị cụ thể có thể bao gồm mạch điện có một hoặc sự kết hợp của hai loại này. Mạch tương tự đang trở nên ít phổ biến hơn, khi nhiều chức năng của chúng được số hóa. Mạch tương tự. Hầu hết các thiết bị điện tử tương tự, chẳng hạn như máy thu đài radio, được xây dựng từ sự kết hợp của một số loại mạch cơ bản. Mạch tương tự sử dụng một dải liên tục của điện áp hoặc dòng điện so với các mức rời rạc như trong các mạch kỹ thuật số. Số lượng các mạch tương tự khác nhau đã được phát minh cho đến nay là rất lớn, đặc biệt là vì một 'mạch' có thể được xác định như bất cứ thứ gì từ một thành phần đơn lẻ cho đến các hệ thống chứa hàng ngàn thành phần. Mạch tương tự đôi khi được gọi là mạch tuyến tính mặc dù nhiều hiệu ứng phi tuyến được sử dụng trong các mạch tương tự như mixer, modulator, v.v. Các ví dụ tốt về mạch tương tự bao gồm khuếch đại bóng chân và transistor, khuếch đại viên hoạt động và bộ dao động. Hiếm khi ta tìm thấy các mạch hiện đại hoàn toàn tương tự - ngày nay mạch điện tương tự có thể sử dụng kỹ thuật số hoặc thậm chí kỹ thuật vi xử lý để cải thiện hiệu suất. Loại mạch này thường được gọi là "tín hiệu kết hợp" thay vì tương tự hoặc kỹ thuật số. Đôi khi có thể khó phân biệt giữa các mạch tương tự và kỹ thuật số vì chúng có các yếu tố về hoạt động tuyến tính và phi tuyến. Một ví dụ là bộ so sánh, nó nhận một dải liên tục của điện áp nhưng chỉ đầu ra một trong hai mức như trong một mạch kỹ thuật số. Tương tự, một bộ khuếch đại transistor bị quá tải có thể có các đặc tính của một công tắc điều khiển có hai mức đầu ra. Trên thực tế, nhiều mạch kỹ thuật số thực tế được thực hiện dưới dạng các biến thể của các mạch tương tự tương tự ví dụ này - sau cùng, tất cả các khía cạnh của thế giới vật lý thực chất đều là tương tự, vì vậy hiệu ứng kỹ thuật số chỉ được thể hiện bằng cách hạn chế hành vi tương tự. Mạch kỹ thuật số. Mạch kỹ thuật số là các mạch điện dựa trên một số mức điện áp rời rạc. Mạch kỹ thuật số là biểu diễn vật lý phổ biến nhất của đại số Boolean và là cơ sở của tất cả các máy tính kỹ thuật số. Đối với hầu hết các kỹ sư, các thuật ngữ "mạch kỹ thuật số", "hệ thống kỹ thuật số" và "logic" có thể được sử dụng thay thế trong ngữ cảnh của các mạch kỹ thuật số. Hầu hết các mạch kỹ thuật số sử dụng hệ thống nhị phân với hai mức điện áp được ghi là "0" và "1". Thường mức logic "0" sẽ là mức điện áp thấp và được gọi là "Low" trong khi mức logic "1" được gọi là "High". Tuy nhiên, một số hệ thống sử dụng định nghĩa ngược lại ("0" là "High") hoặc dựa trên dòng điện. Rất nhiều khi, người thiết kế logic có thể đảo ngược các định nghĩa này từ một mạch sang mạch khác để phục vụ việc thiết kế của họ. Định nghĩa các mức là "0" hoặc "1" là tùy ý. Ba trạng thái (với ba trạng thái) đã được nghiên cứu và một số máy tính nguyên mẫu đã được tạo ra. Hệ thống nhị phân được sản xuất hàng loạt đã làm giảm ý nghĩa của việc sử dụng logic ba trạng thái. Máy tính, đồng hồ điện tử, và bộ điều khiển hệ thống lô-gic có thể lập trình (được sử dụng để điều khiển quy trình công nghiệp) được xây dựng từ các mạch kỹ thuật số. Bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số, mà đo, lọc hoặc nén các tín hiệu tương tự liên tục trong thế giới thực, là một ví dụ khác. Transistor như MOSFET được sử dụng để điều khiển trạng thái nhị phân. Các thiết bị tích hợp cao: Thiết kế. Thiết kế hệ thống điện tử xử lý các vấn đề thiết kế đa ngành của các thiết bị và hệ thống điện tử phức tạp, như điện thoại di động và máy tính. Chủ đề này bao gồm một phạm vi rộng, từ việc thiết kế và phát triển một hệ thống điện tử (phát triển sản phẩm mới) đến đảm bảo chức năng, tuổi thọ và việc xử lý chính sách tái chế. Do tính phức tạp của lý thuyết điện tử, thí nghiệm trong phòng thí nghiệm là một phần quan trọng trong quá trình phát triển các thiết bị điện tử. Những thí nghiệm này được sử dụng để kiểm tra hoặc xác minh thiết kế của kỹ sư và phát hiện lỗi. Lịch sử, phòng thí nghiệm điện tử bao gồm các thiết bị và trang thiết bị điện tử nằm trong một không gian vật lý, tuy nhiên trong những năm gần đây, xu hướng đã dịch chuyển sang phần mềm mô phỏng phòng thí nghiệm điện tử, chẳng hạn như CircuitLogix, Multisim và PSpice. Thiết kế hỗ trợ máy tính. Ngày nay, kỹ sư điện tử có khả năng thiết kế mạch điện tử bằng cách sử dụng các khối xây dựng được sản xuất trước như nguồn cấp điện, bán dẫn (tức là các thiết bị bán dẫn như transistor) và mạch tích hợp. Các phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử bao gồm các chương trình thu nhặt sơ đồ mạch và các chương trình thiết kế bảng mạch in. Các tên phổ biến trong lĩnh vực phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử là NI Multisim, Cadence (ORCAD), EAGLE PCB và Schematic, Mentor (PADS PCB và LOGIC Schematic), Altium (Protel), LabCentre Electronics (Proteus), gEDA, KiCad và nhiều phần mềm khác. Nhược điểm. Quản lý nhiệt. Nhiệt được tạo ra bởi mạch điện tử phải được tiêu thụ để ngăn chặn sự hỏng hóc ngay lập tức và cải thiện độ tin cậy trong dài hạn. Tiêu thụ nhiệt chủ yếu được đạt được thông qua dẫn nhiệt/dẫn lưu qua cách thụ động. Các phương pháp để đạt được sự tiêu thụ lớn hơn bao gồm tản nhiệt và quạt để làm mát bằng không khí, và các hình thức làm mát máy tính khác như tản nhiệt bằng nước. Các kỹ thuật này sử dụng lưu chất, dẫn nhiệt, và bức xạ năng lượng nhiệt. Nhiễu. Nhiễu điện tử được định nghĩa là các nhiễu không mong muốn được đặt lên tín hiệu hữu ích gây mờ mịt nội dung thông tin. Nhiễu không giống với hiện tượng biến dạng tín hiệu do mạch gây ra. Nhiễu được liên kết với tất cả các mạch điện tử. Nhiễu có thể được tạo ra từ cả các tác động từ môi trường điện từ và nhiệt, và có thể được giảm bớt bằng cách giảm nhiệt độ hoạt động của mạch. Các loại nhiễu khác như nhiễu xạc không thể loại bỏ vì chúng phụ thuộc vào các giới hạn trong các thuộc tính vật lý. Phương pháp đóng gói. Nhiều phương pháp khác nhau đã được sử dụng trong việc kết nối các thành phần qua các năm. Ví dụ, các thiết bị điện tử ban đầu thường sử dụng dây điểm đến dây điểm với các thành phần được gắn trên tấm mạch gỗ để xây dựng mạch. Các phương pháp khác như Cordwood construction và wire wrap cũng đã được sử dụng. Hiện nay, hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại sử dụng các tấm mạch in được làm bằng các vật liệu như FR-4 hoặc các vật liệu rẻ hơn (và ít bền hơn) như Synthetic Resin Bonded Paper (SRBP), còn được gọi là Paxoline/Paxolin (nhãn hiệu) và FR2 - có đặc điểm là màu nâu. Quan tâm về sức khỏe và môi trường liên quan đến việc lắp ráp điện tử đã nhận được sự chú ý gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt đối với các sản phẩm dự định xuất khẩu đến thị trường châu Âu. Các thành phần điện tử thông thường được gắn kết theo các cách sau: Chân thông (sometimes được gọi là 'Pin-Through-Hole') Bề mặt gắn Chassis mount Rack mount LGA/BGA/PGA socket Ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp điện tử bao gồm các ngành khác nhau. Lực đẩy trung tâm đằng sau toàn bộ ngành công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp bán dẫn, có doanh số bán hàng hàng năm lên đến hơn 481 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018. Ngành công nghiệp lớn nhất là ngành thương mại điện tử, tạo ra hơn 29 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2017. Thiết bị điện tử được sản xuất phổ biến nhất là transistor trường từ dạng oxit kim loại (MOSFET), với ước tính đã sản xuất khoảng 13 sextillion MOSFET từ năm 1960 đến năm 2018. Vào những năm 1960, các nhà sản xuất Mỹ không thể cạnh tranh với các công ty Nhật Bản như Sony và Hitachi có thể sản xuất hàng hóa chất lượng cao với giá thấp. Tuy nhiên, vào những năm 1980, các nhà sản xuất Mỹ trở thành nhà lãnh đạo thế giới trong việc phát triển và lắp ráp bán dẫn. Tuy nhiên, trong những năm 1990 và sau đó, ngành công nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ sang Đông Á (quá trình bắt đầu từ sự chuyển dịch ban đầu của việc sản xuất hàng loạt vi mạch tại đó vào những năm 1970), khi có sẵn lao động rẻ và phong phú cùng với sự tiến bộ công nghệ ngày càng gia tăng. Trong hơn ba thập kỷ, tỷ lệ sở hữu năng lực sản xuất bán dẫn của Hoa Kỳ trên toàn cầu đã giảm từ 37% vào năm 1990 xuống còn 12% vào năm 2022. Hãng sản xuất bán dẫn hàng đầu của Mỹ, [[Tập đoàn Intel]], đã tụt xa so với nhà phân phối phụ của nó là [[Công ty Sản xuất Bán dẫn Đài Loan]] (TSMC) về công nghệ sản xuất. Đến thời điểm đó, [[Đài Loan]] đã trở thành nguồn cung cấp bán dẫn tiên tiến hàng đầu thế giới—tiếp theo là [[Hàn Quốc]], [[Hoa Kỳ]], [[Nhật Bản]], [[Singapore]] và [[Trung Quốc]]. Các cơ sở quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn (thường là công ty con của một nhà sản xuất hàng đầu đặt trụ sở ở nơi khác) cũng tồn tại ở châu Âu (đặc biệt là [[Hà Lan]]), Đông Nam Á, Nam Mỹ và [[Israel]]. Tham khảo. [[Thể loại:Điện tử học|*]] [[Thể loại:Bài cơ bản sơ khai]]
4,952
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4952
Ty thể
Ty thể (tiếng Anh: "mitochondrion", số nhiều: "mitochondria") là một bào quan với màng kép và hiện diện ở tất cả sinh vật nhân thực. Tuy vậy, vẫn có một số tế bào ở các sinh vật đa bào thiếu đi bào quan này (chẳng hạn như tế bào hồng cầu). Một vài sinh vật đơn bào (như Microsporidia, Parabasalia, Diplomonadida) cũng tiêu giảm hoặc biến đổi ty thể của chúng thành những cấu trúc khác. Đến nay, duy chỉ có sinh vật nhân thực chi "Monocercomonoides" là được biết đã hoàn toàn mất đi ty thể. Trong tiếng Anh, từ "mitochondrion" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "μίτος", "mitos", nghĩa là "sợi" và "χονδρίον", "chondrion", nghĩa là "hạt". Ty thể giúp tạo ra phần lớn loại phân tử cao năng là adenosine triphosphate (ATP), một nguồn năng lượng hóa học cung cấp cho hầu hết các hoạt động của tế bào. Chính vì vậy, ty thể còn được gọi là "nhà máy năng lượng của tế bào". Đường kính ty thể thông thường dao động từ 0,75 đến 3 μm, nhưng giữa các ty thể lại khác biệt đáng kể về kích thước và cấu trúc. Trừ khi được nhuộm với thuốc nhuộm đặc hiệu, bình thường chúng ta không thể quan sát được bào quan này. Bên cạnh chức năng cung cấp năng lượng cho tế bào, ty thể còn tham gia vào những vai trò quan trọng khác, như truyền nhận tín hiệu, biệt hóa tế bào và chết rụng tế bào, cũng như duy trì việc kiểm soát chu kỳ tế bào và sinh trưởng tế bào. Những chức năng này được phối hợp một phần bởi quá trình tăng sinh ty thể. Ngoài ra, ty thể còn liên quan đến một số bệnh lý ở người, bao gồm rối loạn ty thể, rối loạn chức năng tim mạch, suy tim và tự kỷ. Số lượng ty thể trong mỗi tế bào có thể biến động mạnh mẽ tùy thuộc vào từng cơ thể sống, loại mô và loại tế bào. Thí dụ, trong khi tế bào hồng cầu không có ty thể nào, thì tế bào gan lại có thể có hơn 2000 ty thể. Ty thể được cấu trúc thành các "ngăn" hay các "phần" riêng biệt nhằm đảm nhận những chức năng chuyên hóa khác nhau. Các cấu thành hay được nhắc đến của ty thể bao gồm màng ngoài, xoang gian màng, màng trong, mào và chất nền. Mặc dù phần lớn DNA tế bào nằm trong nhân, bào quan ty thể vẫn sở hữu một hệ gen độc lập – gần như tương tự hệ gen vi khuẩn. Giống như số lượng, protein ty thể cũng biến động giữa các loại mô và các loài sinh học khác nhau. Ở người, 615 dạng protein khác nhau đã được xác định từ ty thể của tim, còn ở chuột, con số này là 940 protein. Hệ protein ty thể được cho rằng có khả năng điều hòa cân bằng động. Lịch sử. Những quan sát đầu tiên về các cấu trúc nội bào có khả năng cao là ty thể đã được công bố vào khoảng thập niên 1840. Năm 1890, Richard Altmann đã chứng minh đây chính là những bào quan tế bào và gọi chúng với cái tên "bioblast" (thể sinh bào). Thuật ngữ "mitochondria" (ty thể) được Carl Benda đặt ra 8 năm sau đó. Tiếp đến, Leonor Michaelis khám phá ra thuốc nhuộm Janus Green B có thể được sử dụng để nhuộm tươi ty thể vào năm 1900. Năm 1904, Friedrich Meves đã ghi lại những quan sát đầu tiên về ty thể ở thực vật; đối tượng nghiên cứu của ông là tế bào cây hoa súng trắng, "Nymphaea alba." Năm 1908, ông cùng với Claudius Regaud đề xuất ty thể có thể có chứa protein và lipid. Năm 1912, Benjamin F. Kingsbury lần đầu tiên cho rằng bào quan này có liên quan đến quá trình hô hấp tế bào, nhưng hầu như chỉ dựa trên những quan sát về hình thái học. Một năm sau đó, Otto Heinrich Warburg đã mắc nối những tiểu hạt được tách chiết từ gan chuột với quá trình hô hấp, ông gọi những tiểu hạt đó là "grana". Một nhà khoa học khác cũng nghiên cứu về vấn đề này là Heinrich Otto Wieland, mặc dù công nhận cơ chế tiểu hạt, ông lại bất đồng với Warburg về bản chất hóa học của quá trình hô hấp. Cuộc tranh cãi vẫn tiếp diễn sau đó, cho đến tận năm 1925 khi David Keilin khám phá ra cytochrome (hay còn gọi là "sắc tố tế bào"), từ đó hoàn thiện cơ chế chuỗi chuyền điện tử trong hô hấp tế bào. Năm 1939, những thí nghiệm trên các tế bào cơ tinh chiết đã chứng minh rằng: trong quá trình hô hấp tế bào, cứ một nguyên tử oxy đi vào quá trình thì có thể tạo nên hai phân tử adenosine triphosphate (ATP). Đến năm 1941, nhà hóa sinh Fritz Albert Lipmann đã phát triển ý tưởng cho rằng những liên kết phosphate của ATP chính là một dạng năng lượng tham gia vào những quá trình chuyển hóa tế bào. Trong những năm tiếp theo, các cơ chế đằng sau quá trình hô hấp tế bào dần dần được hoàn thiện, mặc dù mối liên hệ của quá trình này với bào quan ty thể vẫn chưa được sáng tỏ hoàn toàn. Kỹ thuật phân đoạn tế bào do Albert Claude giới thiệu đã cho phép tách riêng ty thể khỏi những phần còn lại của tế bào và như vậy, ta có thể phân tích hóa sinh chỉ trên riêng đối tượng này. Năm 1946, Claude tuyên bố: enzyme cytochrome oxidase cùng những enzyme khác có tham gia vào chuỗi chuyền điện tử trong hô hấp tế bào đã được ông tách chiết từ ty thể. Năm 1948, Eugene Kennedy và Albert Lehninger phát hiện ra ty thể cũng là nơi xảy ra quá trình phosphoryl hóa oxy hóa ở sinh vật nhân thực. Theo thời gian, công nghệ phân đoạn đã được cải tiến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng những ty thể phân lập được, cũng như các yếu tố khác tham gia vào quá trình hô hấp tế bào xảy ra tại bào quan này. Năm 1952, những ảnh chụp vi ký điện tử độ phân giải cao lần đầu tiên xuất hiện. Phương pháp này dần thay thế kỹ thuật nhuộm bằng thuốc Janus Green cổ điển và trở thành cách ưa thích để trực quan hóa hình ảnh ty thể. Phương pháp này giúp các nhà khoa học phân tích cấu trúc ty thể một cách chi tiết hơn, chẳng hạn như xác định được ty thể có lớp màng bao ngoài. Những tấm ảnh chụp được cũng cho thấy ty thể còn có thêm một lớp màng thứ hai bên trong, gấp nếp thành các mào lấn sâu vào khoang chất nền trung tâm; đồng thời cũng cho biết sự sai khác phong phú về kích thước và hình dạng ty thể giữa các tế bào với nhau. Biệt danh nổi tiếng của ty thể: "nhà máy năng lượng của tế bào" là do Philip Siekevitz đặt cho ty thể năm 1957. Năm 1967, người ta phát hiện ty thể có chứa ribosome. Một năm sau đó, 1968, giới khoa học tiếp tục phát triển các phương pháp lập bản đồ gen ty thể. Cuối cùng, bản đồ di truyền và vật lý của hệ gen lập từ DNA ty thể nấm men đã hoàn thành năm 1976. Nguồn gốc và con đường tiến hóa. Hiện nay có hai giả thuyết về nguồn gốc ty thể: nội cộng sinh và tự sinh. Những đề xuất từ giả thuyết nội cộng sinh cho rằng ty thể từng là tế bào nhân sơ nguyên thủy, có khả năng thực hiện những cơ chế oxy hóa mà tế bào nhân thực không thể thực thi được; và sau đó chúng trở thành các tế bào nội cộng sinh (endosymbiont) sinh sống trong các tổ chức nhân thực. Còn về giả thuyết tự sinh, người ta cho rằng ty thể sinh ra từ việc chẻ tách một phần DNA của nhân tế bào nhân thực tại thời điểm tiến hóa phân hướng khỏi sinh vật nhân sơ; phần DNA này có thể được bọc bởi những lớp màng không bị protein pha tạp. Nhưng càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ty thể mang nhiều đặc tính chung với vi khuẩn, do đó dẫn đến việc chấp nhận rộng rãi giả thuyết nội cộng sinh. Mỗi ty thể chứa trong mình vật chất di truyền DNA, gọi là nhiễm sắc thể dạng vòng, được nhân thành một số bản sao từ một phân tử độc nhất. Nhiễm sắc thể ty thể mang các gen quy định protein oxy hóa khử, ví dụ như các enzyme tham gia chuỗi chuyền điện tử hô hấp. Giả thuyết CoRR cho rằng sự đồng định vị này (tức việc những phân tử di truyền định vị trong cùng không gian với các sản phẩm của chính nó) là định chế bắt buộc nhằm điều hòa hoạt động oxy hóa khử trong bào quan. Hệ gen ty thể mã hóa cho một số RNA cấu thành nên ribosome, và 22 loại tRNA cần thiết cho quá trình phiên mã RNA thông tin thành protein. Cấu trúc dạng vòng này cũng có mặt ở sinh vật nhân sơ. Có lẽ vì vậy mà nguyên ty thể (proto-mitochondrion) có thể có mối liên hệ khăng khít với chi "Rickettsia". Tuy nhiên, thực chất thì tổ tiên ty thể lại có quan hệ mật thiết với lớp Alphaproteobacteria, và người ta đặt ra nghi vấn liệu rằng ty thể được hình thành song hành hay tiếp sau sự xuất hiện của nhân tế bào, vấn đề này vẫn còn trong vòng tranh cãi. Một nghiên cứu mới đây từ những nhà nghiên cứu thuộc Viện Đại học Hawaii tại Manoa và Đại học Tiểu bang Oregon chỉ ra nhánh SAR11 (bộ Pelagibacterales thuộc lớp Alphaproteobacteria) của vi khuẩn khả năng có chung tổ tiên tương đối gần đây với những ty thể hiện tồn ở hầu hết tế bào nhân thực. DNA ty thể mã hóa tổng hợp nên những ribosome ty thể, tương tự ribosome vi khuẩn về kích thước và cấu trúc. Nhóm ribosome này giống nhất với ribosome 70S của vi khuẩn và không thuộc nhóm ribosome 80S trôi nổi ngoài tế bào chất do DNA nhân mã hóa. Mối quan hệ nội cộng sinh giữa ty thể với tế bào chủ chứa chúng theo Lynn Margulis là vô cùng phổ biến. Thuyết nội cộng sinh đề xuất rằng ty thể là hậu duệ vi khuẩn, và bằng cách nào đó nó đã sống sót qua quá trình nhập bào đến một tế bào khác, rồi dần dần hòa hợp vào nguyên sinh chất tế bào đó. Khả năng những dạng vi khuẩn này đã chu toàn tiến trình hô hấp hiếu khí trong tế bào chủ chứa chúng, lúc mà tế bào chủ chỉ sống dựa vào quá trình đường phân và lên men có hiệu suất năng lượng kém, từ đó tạo ra một lợi thế tiến hóa đáng kể. Quan hệ nội cộng sinh này có thể đã phát triển từ 1,7 đến 2 tỷ năm về trước. Một vài nhóm sinh vật nhân thực đơn bào chỉ còn lại dạng ty thể tiêu giảm hay sót lại những cấu trúc dẫn xuất, ví dụ: ngành Microsporidia, ngành Metamonad và lớp Archamoebae. Các nhóm này thuộc về những sinh vật nhân thực nguyên thủy nhất nằm trên cây phát sinh chủng loại xây dựng từ thông tin rRNA, và người ta từng cho rằng chúng có mặt trước cả lúc ty thể bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, ngày nay các nhà khoa học cho đây chỉ là hệ quả từ lỗi hấp dẫn nhánh dài (long branch attraction) trong phát sinh học. Thực chất chúng lại là những nhóm sinh vật dẫn xuất và giữ lại các gen hay bào quan nguồn gốc từ ty thể (ví dụ: mitosome và hydrogenosome). Chi "Monocercomonoides" dường như đã hoàn toàn mất đi ty thể và hiện tại chỉ còn lại một ít chức năng ty thể có khả năng do những protein tế bào chất đảm nhận. Cấu trúc. Mỗi ty thể đều có màng ngoài và màng trong cấu tạo từ lớp phospholipid kép cùng protein. Mỗi lớp màng lại có những đặc tính khác nhau. Nguyên do phương cách tổ chức cấu trúc theo hệ màng kép, ty thể được phân thành 5 bộ phận tách biệt. Bao gồm: Ty thể nào bị tước đi màng ngoài thì gọi là mitoplast. Màng ngoài. Màng ty thể ngoài là lớp màng bao bọc bào quan, độ dày dao động từ 60 đến 75 ångström (Å). Tỷ lệ protein trên phospholipid của màng tương tự màng sinh chất tế bào nhân thực (khoảng 1:1 về mặt khối lượng). Màng ngoài chứa một lượng lớn protein xuyên màng gọi là porin. Những porin tạo nên các kênh cho phép những phân tử nặng khoảng 5000 dalton hoặc nhẹ hơn khuếch tán tự do theo một hướng xác định (từ ngoài vào trong màng hay ngược lại). Protein kích thước lớn có thể xâm nhập ty thể nếu như trình tự tín hiệu tại đầu N liên kết với một phân tử protein lớn giàu tiểu đơn vị gọi là translocase thuộc màng ngoài, để từ đó kích hoạt sự vận chuyển chủ động đưa phân tử xuyên qua màng. Tiền protein ty thể được nhập bào thông qua những phức hệ vận chuyển đặc hiệu. Màng ngoài đồng thời cũng chứa các enzyme tham gia vào nhiều hoạt động đa dạng, như kéo dài phân tử axit béo, oxy hóa hormone adrenaline và phân hủy amino acid tryptophan. Bao gồm những enzyme sau: monoamine oxidase, rotenone-insensitive NADH-cytochrome c-reductase, kynurenine hydroxylase và axit béo Co-A ligase. Sự đánh thủng màng ty thể ngoài dẫn đến hậu quả rò rỉ những protein từ xoang gian màng thấm vào bào tương, gây ra cái chết chắc chắn cho tế bào. Màng ngoài ty thể cũng có khả năng thông kết với những lớp màng của lưới nội chất (endoplasmic reticulum, ER), tạo thành một cấu trúc gọi là MAM (mitochondria-associated ER-membrane, tạm dịch: "màng ER liên hợp ty thể"). Cấu trúc này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền dẫn tín hiệu calci liên ER-ty thể và liên quan đến việc chuyển vận lipid giữa ER và ty thể. Phía ngoài màng ngoài trôi nổi những hạt nhỏ đường kính 60 Å, được đặt tên là "tiểu đơn vị Parson" (sub-unit of Parson). Xoang gian màng. Xoang gian màng là không gian choán giữa màng ngoài và màng trong. Đồng thời cũng là không gian bọc quanh ty thể (perimitochondrial space). Vì màng ngoài cho phép những phân tử nhỏ dễ dàng khuếch tán tự do, nên nồng độ của các phân tử này, như ion và đường, ở xoang gian màng tương tự tại bào tương. Trong khi đó, những protein lớn lại cần phải có trình tự tín hiệu đặc hiệu mới được vận chuyển xuyên thấu màng ngoài, vì vậy hàm lượng protein tại xoang gian màng có sự khác biệt so với ngoài bào tương. Ví dụ một loại protein tập trung trong xoang theo cách này có tên là cytochrome c. Màng trong. Màng ty thể trong chứa nhiều loại protein, chia thành 5 nhóm sau theo chức năng từng loại: Màng trong mang hơn 151 loại polypeptide khác nhau, và có tỷ lệ rất cao protein trên phospholipid (hơn 3:1 về mặt khối lượng, nghĩa là cứ khoảng 1 protein thì tương đương với 15 phân tử phospholipid). Màng trong cũng là bộ phận chiếm giữ xấp xỉ 1/5 tổng lượng protein ở ty thể. Ngoài ra, màng còn là nơi tích lũy đậm đặc một dạng phospholipid hiếm gặp, cardiolipin. Phân tử phospholipid này ban đầu được phát hiện trong tim bò năm 1942, và sự có mặt của cardiolipin thường là một đặc trưng của màng sinh chất ty thể và vi khuẩn. Cardiolipin cấu tạo từ bốn axit béo thay vì hai như thông thường, và có thể điều này đã khiến cho màng trong trở nên không thấm. Không như màng ngoài, màng trong lại không có các porin và mang đặc tính không thấm cao đối với mọi phân tử muốn chuyển vận xuyên màng. Hầu hết tất cả ion và phân tử đều phải nhờ một hệ vận chuyển qua màng đặc hiệu mới có thể đi vào hay ra khỏi chất nền. Riêng những protein phải được chuyên chở thông qua phức hệ translocase màng trong (translocase of the inner membrane, TIM) hay qua Oxa1. Bên cạnh đó, một điện thế màng cũng xuất hiện hai bên màng trong do những tác động từ các enzyme thuộc chuỗi chuyền điện tử. Mào. Màng ty thể trong được gấp nếp lấn sâu vào chất nền tạo thành nhiều mấu lồi dạng răng lược gọi là mào (cristae, "số ít:" crista), giúp màng trong mở rộng diện tích bề mặt, nâng cao khả năng sản xuất ATP. Đối với ty thể tế bào gan điển hình, diện tích màng trong lớn gấp 5 lần màng ngoài. Tỷ lệ này cũng biến thiên đa dạng, và đối với những ty thể trong các tế bào có nhu cầu năng lượng ATP cao như tế bào cơ thì chúng lại gấp nếp mạnh mẽ tạo nên nhiều mào hơn. Những nếp màng này được khảm bằng hàng loạt thể cầu nhỏ, gọi là hạt F1 hay oxysome. Đây không hẳn là những nếp gấp đơn giản tạo ra khi màng trong lõm vào chất nền, mà chúng còn có khả năng tác động đến tổng thể chức năng hóa thẩm thấu. Một nghiên cứu mô phỏng toán học gần đây đề xuất rằng những đặc tính quang học của mào trong ty thể dạng sợi có thể ảnh hưởng đến sự phát sinh và lan truyền ánh sáng trong mô. Chất nền. Chất nền là không gian bao bởi màng trong. Chứa đựng khoảng 2/3 tổng lượng protein ở ty thể. Chất nền có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất ATP thông qua hệ thống phức hợp ATP synthase đặt tại màng trong. Đây là nơi đặc trưng bởi nồng độ cao của hỗn hợp hàng trăm enzyme, nhiều ribosome ty thể, tRNA và một số bản sao từ hệ gen DNA ty thể. Hoạt động chính của những enzyme chất nền là oxy hóa pyruvate và axit béo, cũng như tham gia chu trình axit citric. Ty thể sở hữu vật chất di truyền của riêng chúng, và là bộ máy cấu tạo nên hệ RNA và protein riêng ty thể (xem: "sinh tổng hợp protein"). Người ta cho biết một trình tự DNA ty thể ở người được công bố chứa đến 16.569 cặp base mã hóa trong 37 gen, gồm: 22 gen tRNA, 2 gen rRNA và 13 gen peptide. Ở người, 13 loại peptide ty thể này khảm vào lớp màng trong, cùng với những protein mã hóa bởi những gen trong nhân tế bào chủ. Màng ER liên hợp ty thể (MAM). "Màng lưới nội chất liên hợp ty thể" hay "màng ER liên hợp ty thể" (mitochondria-associated ER membrane, MAM) là thành phần cấu trúc ngày càng được công nhận rộng rãi về vai trò quan trọng của nó trong sinh lý học tế bào và cân bằng nội môi. Từng bị coi là một trở ngại kỹ thuật trong công nghệ phân đoạn tế bào, vì những túi ER pha tạp này khi đó sẽ gây tập nhiễm khi thực hiện phân đoạn tế bào, thì nay được tái xác nhận là một cấu trúc màng bao nguồn gốc từ hệ MAM—phần trung gian chuyển tiếp giữa ty thể và lưới nội chất (ER). Người ta từng quan sát mối liên thông vật lý giữa hai bào quan đây trong những ảnh vi ký điện tử và gần đây với những ảnh chụp hiển vi huỳnh quang. Những nghiên cứu này ước lượng màng ngoài ty thể có khả năng chiếm đến 20% trong tổng cấu trúc MAM, trong đó ER cùng ty thể bị phân cách một khoảng từ 10–25 nm và kết gặp với nhau thông qua những phức hệ buộc nối protein. Tinh chế MAM từ quá trình phân đoạn hạ tế bào đã cho thấy cấu trúc này có vai trò làm giàu các enzyme tham gia những phản ứng biến chuyển phospholipid, bên cạnh đó còn là những kênh hoạt động tương giao với tín hiệu Ca2+. Các dấu hiệu trên đã chứng minh MAM có một vai trò nổi bật trong việc điều hòa hoạt động lưu trữ lipid tế bào và dẫn truyền tín hiệu, kèm với những tất suy ý nghĩa cho hiện tượng liên hợp ty thể của tế bào, như đoạn trình bày sau đây. MAM không chỉ cung cấp cách nhìn sâu sắc đến những nền tảng cơ học cơ sở như các quá trình sinh lý trong tiến trình tự chết của tế bào cũng như hoạt động truyền dẫn tín hiệu calci, mà nó còn phác ra một góc nhìn tinh tế hơn về bào quan ty thể. Dù thường bị xem là tĩnh tại, "nhà máy năng lượng" cô lập này lại đoạt chiếm hoạt động chuyển hóa của tế bào qua một sự kiện nội cộng sinh nguyên thủy, do vậy con đường tiến hóa của MAM phải gạch ra những giới hạn để ty thể được phép tích hợp hòa hợp vào tổng thể quá trình sinh lý tế bào, kèm theo những khớp buộc vật lý và nhập hòa chức năng với hệ thống nội màng. Vận chuyển phospholipid. MAM có khả năng làm giàu các enzyme tham gia sinh tổng hợp lipid, như phosphatidylserine synthase trên bề mặt lưới nội chất và phosphatidylserine decarboxylase trên bề mặt ty thể. Nguyên do ty thể là bào quan liên tục dung hợp và phân đôi, nên chúng yêu cầu phải có một nguồn cung cấp phospholipid thường xuyên và chất lượng nhằm duy trì bộ màng được nguyên vẹn. Nhưng ty thể không chỉ là đích nhập phospholipid tại tận cùng tiến trình tổng hợp; mà đúng hơn, bào quan này còn đóng vai trò trong hệ liên bào quan để giao thương các chất trung gian và những sản phẩm từ con đường sinh tổng hợp phospholipid, chuyển hóa ceramide và cholesterol, cũng như đồng hóa glycosphingolipid. Việc MAM điều tiết khả năng giao thương nội bào được chứng minh là để tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển vận lipid trung gian giữa các bào quan. Tương phản với cơ chế chuyển tiếp lipid căn bản qua hệ túi sinh học, bằng chứng cho thấy khoảng cách vật lý gần giữa màng ER và ty thể tại MAM cho phép lipid dịch chuyển linh hoạt giữa hai lớp màng đối diện nhau này. Dẫu cho cơ chế đây lại hiếm gặp và dường như thu năng lượng, như chất vận chuyển không yêu cầu ATP. Thay vì đó, ở nấm men, sự vận chuyển này lại phụ thuộc vào một cấu trúc buộc kết đa protein gọi là "cấu trúc gặp gỡ ER-ty thể" (ER-mitochondria encounter structure, hay ERMES), mặc dù vẫn chưa rõ liệu cấu trúc này có trực tiếp làm trung gian vận chuyển lipid hay chỉ có vai trò cần thiết để neo giữ các màng ở vị trí đủ gần nhằm tiêu giảm hàng rào năng lượng cho hoạt động lipid dịch chuyển linh hoạt. MAM đồng thời cũng có thể là thành phần thuộc lộ trình chế tiết (secretory pathway), bên cạnh vai trò trong giao thương lipid nội bào. Cụ thể, MAM có vẻ là một trạm trung chuyển giữa lưới nội chất hạt (rough ER) và bộ máy Golgi trên lộ trình, từ đó chỉ dẫn cho các lipoprotein tỷ trọng rất thấp (very-low-density lipoprotein, hay VLDL) lắp rắp hoặc bài tiết ra ngoài. Như vậy, MAM chính là một trung tâm giao thương và trao đổi chất quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid. Tín hiệu calci. Vai trò then chốt của ER trong phát xuất tín hiệu calci được công nhận trước khi người ta chấp nhận rộng rãi ty thể cũng có vai trò trong quá trình này, một phần là do đặc tính ái lực thấp của những kênh Ca2+ định vị tại màng ty thể ngoài dường như đối ngược với khả năng đáp ứng có mục đích của bào quan này nhằm tạo nên những thay đổi trên dòng chảy Ca2+ nội bào. Nhưng sự hiện diện của MAM đã giúp giải quyết mâu thuẫn rõ ràng đây: sự liên hợp vật lý khoảng cách gần giữa hai bào quan dẫn đến hệ quả các vi miền Ca2+ (Ca2+ microdomain) tại những điểm tiếp xúc có thể dễ dàng truyền tải hiệu quả Ca2+ từ ER đến ty thể. Quá trình truyền dẫn xảy ra khi đáp ứng lại thứ gọi là "điểm phình Ca2+" (Ca2+ puff), tạo từ việc nhóm cụm tự phát và kích hoạt công năng phức hệ IP3R, một kênh Ca2+ xuyên màng ER tiêu chuẩn. Số phận của những điểm phình này—cụ thể, liệu rằng chúng vẫn hạn chế chuyển đến những địa điểm biệt lập hay tích kết vào những cơn sóng Ca2+ lưu thông khắp tế bào—được định rõ ở một tổng thể lớn hơn theo những hoạt độ động lực của MAM. Dù cho sự tái hấp thu Ca2+ của ER (đồng thời với sự phát xuất) điều biến cường độ điểm phình, như vậy cũng gây cách điện ty thể ở một mức độ nhất định từ việc phơi nhiễm nồng độ cao Ca2+, MAM thường cư xử như một tường lửa, về mặt bản chất là những điểm phình Ca2+ kèm đệm, bằng cách chuyển thành một bể chìm để các ion tự do giải phóng vào bào tương có thể được phễu lọc. Đường hầm Ca2+ xuất hiện thông qua thụ quan Ca2+ ái lực thấp là VDAC1, gần đây được chứng minh là có thể buộc kết về mặt vật lý với những cụm IP3R trên màng ER và được làm giàu tại MAM. Khả năng ty thể hành xử như một bể chứa Ca2+ là một hệ quả từ gradient điện hóa xuất hiện xuyên suốt quá trình phosphoryl hóa oxy hóa, tạo nên những đường hầm cation theo tiến trình sụt thế. Thông thường, dòng calci trung hòa từ bào tương chảy vào chất nền ty thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng khử cực tạm thời, rồi được hiệu sửa sau đó bằng cách bơm các proton ra ngoài. Lưu ý là quá trình truyền dẫn Ca2+ không phải một chiều đơn nhất; chính xác hơn là con đường lưu thông hai chiều. Những tính chất của bơm Ca2+ SERCA và kênh IP3R thể hiện trên màng ER tạo điều kiện xảy ra sự điều hòa ngược điều phối nhờ chức năng của MAM. Cụ thể, việc MAM quét sạch Ca2+ cho phép mẫu hóa không thời gian (spatio-temporal patterning) đối với sự phát xuất tín hiệu Ca2+ bởi Ca2+ có thể tu chỉnh hoạt động IP3R một cách lưỡng pha. SERCA cũng chịu ảnh hưởng tương tự từ tác động ngược của ty thể: hấp thu Ca2+ khi MAM kích thích sản xuất ATP, như vậy cung cấp năng lượng cho phép SERCA nạp tải Ca2+ qua ER từ những dòng Ca2+ tuôn trào liên hồi tại MAM. Như thế, MAM không chỉ là bộ đệm thụ động của những điểm phình Ca2+, mà còn giúp điều tiết những dòng tín hiệu Ca2+ xa hơn nữa thông qua các vòng lặp hồi ngược tác động đến hoạt tính động lực của ER. Quá trình điều hòa ER giải phóng Ca2+ tại MAM đặc biệt quan trọng bởi có thể chỉ có một lối thông nhất định hấp thu Ca2+ nhằm duy trì hoạt động ty thể, và ở mức độ tế bào là quá trình hóa thẩm thấu. Một lượng vừa đủ tín hiệu Ca2+ nội bào quan là yêu cầu cần thiết để kích thích trao đổi chất bằng cách hoạt hóa những enzyme dehydrogenase có vai trò chu toàn chu trình axit citric. Tuy nhiên, một khi lượng tín hiệu Ca2+ trong ty thể vượt ngưỡng nhất định lại dẫn đến kích hoạt phương thức nội tại của quá trình chết rụng tế bào, một phần nguyên do sự suy biến thế năng màng ty thể cần thiết cho hoạt động trao đổi chất. Những nghiên cứu khảo sát vai trò các nhân tố tiền và phản chết rụng (pro- and anti-apoptotic factor) đã ủng hộ mô hình này, lấy ví dụ, nhân tố phản chết rụng Bcl-2 được minh chứng là có thể tương tác với IP3R nhằm hạ lượng Ca2+ chảy vào ER, dẫn đến tiêu giảm dòng chảy tuôn trào tại MAM và ngăn chặn sự suy biến thế năng màng ty thể do chất kích thích hậu chết rụng (post-apoptotic stimuli). Vì nhu cầu điều hòa khỏe mạnh dòng tín hiệu Ca2+, có lẽ không ngạc nhiên mấy khi sự rối loạn điều hòa Ca2+ ty thể lại liên quan đến một số bệnh lý thoái hóa thần kinh, khi mà hàng loạt gen ức chế khối u bao hàm một vài phần mã hóa cho các sản phẩm được làm giàu tại MAM. Cơ sở phân tử của cơ chế buộc kết. Những tiến bộ gần đây trong việc nhận diện cấu trúc buộc kết giữa màng ty thể và ER đã gợi ý chức năng giàn giáo của những thành phần phân tử là thứ sinh so với các chức năng không tham gia cấu trúc của chúng. Ở nấm men, ERMES, một phức hệ đa protein cư trú liên màng ER và ty thể, bắt buộc phải có cho hoạt động vận chuyển lipid tại MAM và cũng là thành phần minh họa cho nguyên tắc trên. Lấy ví dụ, một trong những cấu phần của nó cũng là một cấu thành của hệ phức hợp protein cần có cho sự chèn gắn những protein ống beta xuyên màng (transmembrane beta-barrel protein) vào lớp lipid kép. Tuy vậy, một đồng đẳng của phức hệ ERMES vẫn chưa được xác định hoàn toàn trong tế bào động vật có vú. Những protein liên đới khác trong hệ cấu trúc giàn giáo cũng có tương tự những chức năng độc lập với hoạt tính buộc kết có cấu trúc tại MAM; tỷ dụ, những mitofusin cư trú liên ER và ty thể hình thành nên những dị phức hệ (heterocomplex) quản lý một lượng vị trí tiếp túc liên bào quan, mặc dù người ta chỉ mới xác định được vai trò của mitofusin trong những sự kiện phân đôi và dung hợp giữa các ty thể riêng lẻ. Protein điều hòa glucose 75 (Glucose-regulated protein 75, Grp75) là một protein song năng khác. Bên cạnh việc tập trung thành những bể Grp75 trong chất nền, một phần phân tử cũng đảm trách như một chaperone trong việc liên kết vật lý giữa những kênh Ca2+ VDAC và IP3R liên ty thể-ER nhằm nâng cao hiệu quả truyền dẫn Ca2+ tại MAM. Ngoài ra còn có một cấu trúc buộc kết thế năng nữa là Sigma-1R, một thụ quan phi opioid (non-opioid receptor) có chức năng ổn định hóa phức hệ IP3R cư trú ER, có khả năng bảo tồn thông tin liên lạc tại MAM thông qua những đáp ứng căng thẳng chuyển hóa. Quan điểm. MAM là một trung tâm tín hiệu, chuyển hóa và giao thương quan trọng trong tế bào, đảm nhận sự liên hợp sinh lý giữa ER và ty thể. Những khớp buộc giữa hai bào quan này không chỉ đơn thuần là một cấu trúc bình thường mà còn chịu trách nhiệm thực hiện nhiều chức năng hữu ích và quan trọng trong tổng thể tiến trình sinh lý tế bào cũng như cân bằng nội môi. Như vậy, MAM đã áp thêm một quan điểm mới lên ty thể phân tán khỏi cách nhìn truyền thống về bào quan này như một thể tĩnh tại, một đơn vị cô lập từng đoạt chiếm khả năng chuyển hóa của tế bào. Thay cho quan niệm cũ đó, thực tế chính cấu trúc liên ER-ty thể này đã nhấn mạnh tính liên hợp của ty thể, sản phẩm từ một sự kiện nội cộng sinh, trong những quá trình tế bào đa dạng. Tổ chức và phân bố. Ty thể (cùng những cấu trúc liên quan) có mặt ở tất cả sinh vật nhân thực (trừ một trường hợp duy nhất—chi "Monocercomonoides" thuộc bộ Oxymonadida). Về mặt tổ chức, ty thể hình thành nên một mạng lưới năng động ở phần lớn tế bào nơi chúng liên tục phân đôi và dung hợp. Số lượng và khu vực tập trung bào quan này cũng thay đổi đa dạng tùy vào loại tế bào. Một ty thể đơn thường chỉ tìm thấy trong những sinh vật đơn bào. Tương phản với số lượng lớn ty thể nằm trong các tế bào gan người, tức khoảng 1000–2000 ty thể trên một đơn vị tế bào, chiếm đến 1/5 thể tích tế bào. Mặt khác hàm lượng ty thể trong những tế bào tương tự cũng biến thiên đáng kể tùy vào kích thước và thế năng màng, với những chênh lệch phát sinh từ căn nguyên bao gồm cả việc phân chia nguyên sinh chất không đồng đều khi phân bào, dẫn đến những sai khác ngoại lai tác động đến nồng độ ATP và các quá trình tế bào thuận chiều. Ty thể có thể bị kẹp giữa những sợi cơ (myofibril) của cơ hay bọc quanh roi tinh trùng. Bình thường, chúng cấu thành một mạng lưới tỏa nhánh 3 chiều phức tạp neo cùng hệ khung xương tế bào. Sự liên hợp với bộ khung xương giúp xác định nên hình dạng ty thể, từ đó có khả năng ảnh hưởng đến nhóm chức năng đặc hiệu: những cấu trúc khác nhau của mạng lưới ty thể có lẽ đủ khả năng để tạo nên một quần tụ đa dạng ưa nhược các đặc tính vật lý, hóa học và tín hiệu. Trong tế bào, ty thể luôn được phân phối dọc theo hệ thống vi ống và sự phân phát bào quan này cũng có mối liên hệ với mạng lưới nội chất. Những bằng chứng gần đây đề xuất rằng vimentin, một trong nhiều thành phần của khung xương tế bào, cũng có vai trò quan trọng trong hiện tượng liên hợp trên. Chức năng. Vai trò nổi bật nhất của ty thể là sản sinh "đồng tiền năng lượng" của tế bào, chính là phân tử cao năng ATP (tức dạng phosphoryl hóa của ADP), thông qua quá trình hô hấp tế bào; và đồng thời điều hòa hoạt động trao đổi chất tế bào. Phản ứng trung tâm trong tổng thể tiến trình sản xuất ATP chung quy lại là chu trình axit citric, hay còn gọi chu trình Krebs. Ngoài ra, ty thể còn đảm nhận hàng loạt chức năng khác bên cạnh vai trò chế tạo ATP. Chuyển hóa năng lượng. Vai trò chính yếu của ty thể là sản xuất ATP, thể hiện qua một lượng lớn protein tại màng trong phục vụ chức năng này. Các protein này sản sinh ATP từ sản phẩm oxy hóa chính của glucose là pyruvate, tạo ra trong bào tương cùng với các phân tử NADH. Kiểu hô hấp tế bào xảy ra ở ty thể có tên gọi hô hấp hiếu khí, phụ thuộc vào sự hiện diện của khí oxy. Khi nồng độ oxy thấp hơn ngưỡng tối thiểu, những sản phẩm đường phân sẽ bị chuyển hóa qua hoạt động lên men kỵ khí, một quá trình độc lập với bào quan ty thể. Sự sản sinh ATP từ glucose trong hô hấp hiếu khí có hiệu suất cao gấp 13 lần trong quá trình lên men. Gần đây người ta phát hiện ty thể thực vật có thể sản xuất một lượng hạn chế ATP mà không cần oxy bằng cách sử dụng cơ chất nitrit thay thế. ATP xuyên qua màng trong với sự giúp đỡ của một loại protein đặc hiệu, và đi xuyên màng ngoài thông qua các porin. Tương tự, ADP trở về cũng di chuyển theo lộ trình như vậy. Pyruvate và chu trình axit citric. Những phân tử pyruvate sinh ra từ quá trình đường phân được vận chuyển chủ động xuyên qua màng ty thể trong và chuyển đến chất nền, nơi chúng có thể tiếp tục bị oxy hóa và hóa hợp với coenzyme A hình thành nên CO2, acetyl-CoA và NADH; hoặc bị carboxyl hóa (bằng enzyme pyruvate carboxylase) tạo ra oxaloaxetat. Chính phản ứng carboxyl này sẽ giúp gia tăng hàm lượng oxaloacetate trong chu trình axit citric, vì vậy nó thuộc loại phản ứng bổ sung (anaplerotic reaction), tăng cường hiệu suất chu trình để chuyển hóa mạnh hơn acetyl-CoA khi nhu cầu năng lượng của mô (như trong cơ) bật cao đột ngột đang lúc hoạt động. Trong chu trình axit citric, tất cả những chất trung gian (ví dụ: citrate, iso-citrate, alpha-ketoglutarate, succinate, fumarate, malate và oxaloacetate) được tái sinh trong suốt mỗi vòng chu trình. Khi bổ sung nhiều hơn bất kỳ chất nào trong số các chất trung gian trên vào ty thể đều dẫn đến hiện tượng hàm lượng bổ sung chất đó vẫn không mất đi trong chu trình, mà còn làm tăng cao nồng độ những chất trung gian khác một khi nó bị chuyển hóa thành các sản phẩm nối tiếp sau đó. Do vậy, việc thêm vào bất kỳ chất nào trong số chúng đến chu trình sẽ gây ra một hiệu ứng bổ sung (anaplerotic effect), và ngược lại là hiệu ứng rút bỏ (cataplerotic effect). Những phản ứng bổ sung và rút bỏ này sẽ làm tăng hoặc giảm hàm lượng oxaloacetate sẵn có để hóa hợp với acetyl-CoA hình thành nên axit citric trong suốt lộ trình chu trình. Các sự kiện trên tạo nên những biến chuyển tăng cường hoặc hạ thấp cường độ sản xuất ATP trong ty thể, cũng như ảnh hưởng đến nguồn cung sẵn có ATP cho tế bào. Mặt khác, acetyl-CoA dù cho sinh ra từ quá trình oxy hóa pyruvate hay từ tiến trình beta-oxy hóa axit béo cũng đều là nhiên liệu duy nhất nhập vào chu trình axit citric. Với mỗi vòng chu trình, một phân tử acetyl-CoA sẽ hóa hợp vào bất kỳ phân tử oxaloacetate nào đang hiện diện tại chất nền ty thể, và không bao giờ được tái sinh trở lại. Đó chính là quá trình oxy hóa phần acetate của acetyl-CoA, tạo ra CO2 và nước, kèm theo năng lượng phát thải dưới dạng ATP. Trong gan, sự carboxyl hóa pyruvate bào tương thành oxaloacetate nội ty thể là bước khởi đầu của con đường tân tạo glucose (gluconeogenic pathway), để rồi sau đó chuyển hóa thành lactate và alanine dạng khử amine hóa thành glucose, tiến trình này chịu ảnh hưởng bởi nồng độ cao glucagon và/hoặc adrenalin trong máu. Lúc này đây, sự thêm vào oxaloacetate đến ty thể không còn gây ra một hiệu ứng bổ sung rõ rệt nữa, trong khi một chất trung gian khác của chu trình axit citric là malate thì lại lập tức loại đi khỏi ty thể để chuyển về dạng oxaloacetate bào tương, dẫn đến hệ quả cuối cùng là trở thành glucose, một quá trình hầu như hoàn toàn đảo ngược so với đường phân. Những enzyme thuộc chu trình axit citric đắm chìm trong chất nền ty thể, trừ ngoại lệ enzyme succinate dehydrogenase lại khảm quanh màng ty thể trong vì nó là một bộ phận của Phức hệ II (Complex II). Chu trình axit citric oxy hóa acetyl-CoA thành cacbon dioxide, và tạo nên những cofactor dạng khử (3 phân tử NADH và 1 phân tử FADH2), đây là nguồn electron dồi dào cung cấp cho "chuỗi chuyền điện tử"; cùng với một phân tử GTP (dễ dàng chuyển hóa thành ATP). NADH và FADH2: chuỗi chuyền điện tử. Năng lượng oxy hóa từ NADH và FADH2 được chuyển đến oxy (O2) thông qua một vài giai đoạn thuộc chuỗi chuyền điện tử. Các phân tử giàu năng lượng này sản sinh tại chất nền từ chu trình axit citric và một phần đến từ quá trình đường phân tại tế bào chất. Đương lượng khử từ tế bào chất có khả năng được nhập cảng thông qua hệ thống con thoi malate-aspartate thuộc nhóm protein đối chuyển, hay chuyển vào chuỗi chuyền điện tử bằng cách sử dụng con thoi glycerol phosphate. Những phức hệ protein tại màng trong (NADH dehydrogenase (ubiquinone), cytochrome c reductase và cytochrome c oxidase) đảm nhận khả năng truyền dẫn và gia tăng giải phóng năng lượng bằng việc bơm proton (H+) xuất ra xoang gian màng. Tổng thể năng suất quá trình là hiệu quả, nhưng một lượng nhỏ electron có thể sớm khử oxy, tạo nên những chủng chất hoạt động có oxy (reactive oxygen species) như superoxit. Hiện tượng này có thể gây ra căng thẳng oxy hóa trong ty thể và góp phần suy giảm chức năng ty thể cũng như dẫn đến lão hóa. Khi tăng nồng độ proton trong xoang gian màng, một gradient điện hóa mạnh được thiết lập hai bên màng trong. Các proton có thể trở về chất nền thông qua phức hệ ATP synthase, và chính năng lượng thế năng này sẽ giúp tổng hợp ATP từ ADP và phosphate vô cơ (Pi). Quá trình này được gọi là hóa thẩm thấu (chemiosmosis), do nhà khoa học Peter Mitchell lần đầu tiên phát hiện, ông đã đoạt Giải Nobel hóa học 1978 cho chính khám phá này. Sau này, một phần Giải Nobel hóa học 1997 trao cho Paul D. Boyer và John E. Walker qua những cống hiến của về việc giải mã cơ chế hoạt động ATP synthase. Sinh nhiệt. Dưới những điều kiện nhất định, các proton có thể nhập lại chất nền ty thể mà không tạo ra ATP. Quá trình này được gọi là "rò rỉ proton" (proton leak) hay "tách cặp ty thể" (mitochondrial uncoupling) và nguyên nhân là do hiện tượng khuếch tán tăng cường proton chảy vào chất nền. Từ đó dẫn đến hệ quả rơi tuột năng lượng thế năng của gradient điện hóa proton chuyển thoát thành nhiệt năng. Quá trình trên do một kênh proton tên thermogenin (hay UCP1) đảm nhận vai trò là chất trung gian. Thermogenin là protein nặng 33 kDa, phát hiện lần đầu năm 1973. Kênh này chủ yếu tập trung ở mô mỡ nâu, gọi tắt "mỡ nâu", chịu trách nhiệm cho cơ chế "sinh nhiệt không run" (non-shivering thermogenesis). Mô mỡ nâu có ở động vật có vú và đạt khối lượng cao nhất tại những năm tháng đầu đời và trong những động vật ngủ đông. Ở người, mô mỡ nâu hiện diện khi cơ thể mới sinh và tiêu dần lúc lớn lên. Lưu trữ ion calci. Nồng độ calci tự do trong tế bào có thể điều biến hàng loạt phản ứng và là thuộc tính quan trọng của cơ chế truyền dẫn tín hiệu nội bào. Ty thể có khả năng lưu trữ calci nhanh chóng, đảm bảo cân bằng nội môi hàm lượng calci trong tế bào. Trên thực tế, khả năng chiếm lấy nhanh nhạy calci dự trữ cho lần giải phóng lát sau khiến chúng trở thành "bộ đệm bào tương" rất tốt cho calci. Lưới nội chất (endoplasmic reticulum, ER) là khu vực lưu trữ calci quan trọng nhất, và cùng với ty thể tạo nên mối tương tác sâu rộng về hoạt động trao đổi calci. Các ion calci phiêu bạt được di lý đến chất nền với sự giúp đỡ của protein "đơn chuyển calci ty thể" (mitochondrial calcium uniporter) khảm trên màng trong. Cơ chế này chủ yếu do điện thế màng ty thể điều khiển. Sự phóng thích calci trở về không gian nội bào có thể thực hiện thông qua protein trao đổi natri-calci hay qua con đường "giải phóng calci cảm ứng calci" (calcium-induced calcium release). Sự kiện này có thể khơi mào phát xuất những ghim bắn hay cơn sóng calci kèm theo những thay đổi lớn trên điện thế màng. Từ đó có thể tiếp tục kích hoạt một loạt các protein thuộc hệ thống chất truyền tin cấp hai để phối hợp hoạt động những quá trình song hành với nhau, như giải phóng chất dẫn truyền xung thần kinh trong tế bào thần kinh và giải phóng các hormone trong tế bào nội tiết. Gần đây người ta cho rằng những luồng Ca2+ chảy đến chất nền ty thể chính là một cơ chế điều hòa hoạt động sinh năng lượng hô hấp bằng việc cho phép thế điện hóa hiện diện hai bên màng để "bật nhảy" đột ngột từ trạng thái chênh lệch thế năng ưu thế (ΔΨ-dominated) sang pH ưu thế (pH-dominated), tạo điều kiện thuyên giảm căng thẳng oxy hóa. Ở neuron, sự gia tăng nồng độ calci trong bào tương và ty thể đảm bảo ổn định hóa hoạt động thần kinh đồng hành với chức năng chuyển hóa năng lượng của bào quan này. Hàm lượng calci trong chất nền ty thể có thể đạt đến hàng chục micromol, đủ ngưỡng cần thiết để kích hoạt isocitrate dehydrogenase, một trong những enzyme then chốt của chu trình Krebs. Những chức năng khác. Ty thể còn đóng vai trò trung tâm trong nhiều tiến trình trao đổi chất khác, ví dụ: Một vài chức năng của ty thể chỉ hiện diện ở một số loại tế bào đặc biệt. Thí dụ, ty thể tế bào gan chứa các enzyme cho phép thực hiện giải độc amonia, là sản phẩm thải từ con đường chuyển hóa protein. Mỗi một đột biến trong điều hòa biểu hiện gen quy định các chức năng trên đều có thể dẫn đến hậu quả gây ra các bệnh lý ty thể. Điều hòa tăng sinh tế bào. Mối quan hệ giữa sự tăng sinh tế bào và ty thể đã được nghiên cứu trên cơ sở nguồn từ các tế bào ung thư cổ tử cung HeLa. Những tế bào khối u yêu cầu phải chu cấp một lượng lớn ATP để tổng hợp các hoạt chất sinh học như lipid, protein và nucleotide nhằm tăng sinh tế bào nhanh chóng. Đa số ATP trong tế bào khối u hình thành từ quá trình phosphoryl hóa oxy hóa (oxidative phosphorylation, hay OxPhos). Như vậy, sự can thiệp đến OxPhos khiến đình chỉ chu kỳ tế bào chứng tỏ rằng ty thể góp chân một vai trò trong hoạt động tăng sinh tế bào. Ngoài ra, sự sản sinh ATP của ty thể cũng quan trọng trong quá trình phân bào, bên cạnh những chức năng căn bản khác trong tế bào như quy định thể tích tế bào, nồng độ dịch bào và kiến trúc tế bào. Hàm lượng ATP dao động khác nhau theo từng pha trong chu kỳ tế bào cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa dung lượng ATP và sức khỏe tế bào để mở ra một chu kỳ tế bào mới. Vai trò của ATP trong hệ chức năng tế bào cơ bản khiến cho chu kỳ tế bào trở nên nhạy cảm với số lượng ATP khả dụng tạo từ ty thể. Những nồng độ ATP khác biệt tồn tại giữa những pha khác nhau của chu kỳ tế bào hỗ trợ cho giả thuyết định rằng ty thể đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động điều hòa chu kỳ tế bào. Mặc dù những cơ chế đặc hiệu trong tương tác giữa ty thể và sự điều hòa chu kỳ tế bào vẫn chưa được hiểu rõ toàn vẹn, nhưng những nghiên cứu chỉ ra rằng các điểm kiểm soát năng lượng thấp của chu kỳ giúp giám sát cường độ năng lượng trước khi tế bào chạm đến một vòng phân bào mới. Hệ gen. Ty thể có chứa hệ gen của riêng chúng, gọi là DNA ty thể (mitochondrial DNA), viết tắt mtDNA; một dấu hiệu cho thấy bào quan này có nguồn gốc từ vi khuẩn thông qua hiện tượng nội cộng sinh (xem Nguồn gốc và con đường tiến hóa ở trên). Tuy nhiên, hệ gen nội cộng sinh tổ tiên của chúng đã mất đi phần lớn các gen, dẫn đến hệ gen ty thể hiện nay là một trong những hệ gen thoái hóa mạnh nhất khi tính trên cấp độ sinh vật. Hệ gen ty thể người là một phân tử DNA vòng mang khoảng 16 kilobase. Thông tin di truyền tập hợp trong 37 gen: 13 mã hóa các tiểu đơn vị thuộc những phức hệ hô hấp I, III, IV và V; 22 mã hóa tRNA ty thể (gồm 20 loại tRNA tham gia vận chuyển 20 loại amino acid tiêu chuẩn, cộng với một gen bổ sung mã hóa leucine và serine) và 2 mã hóa rRNA. Mỗi một ty thể có thể chứa từ 2 đến 10 bản sao DNA phát sinh từ phân tử gốc. Trong khi ở sinh vật nhân sơ, hiện diện một tỷ lệ rất cao DNA mã hóa và vắng đi những đoạn lặp lại. Các gen ty thể được phiên mã theo phương thức phiên mã đa gen (multigenic transcript), sau đó bị cắt nối và bổ sung đuôi poly(A) nhằm hoàn thiện tạo nên mRNA trưởng thành. Không phải tất cả protein cần cho chức năng ty thể đều mã hóa bởi hệ gen ty thể; thực chất phần lớn trong số chúng lại do gen nhân tế bào mã hóa và nhập cảng vào bào quan. Con số chính xác những gen mã hóa thuộc hệ gen nhân và ty thể khác nhau tùy vào từng loài. Hầu hết hệ gen ty thể đều là dạng vòng, ngoại trừ một số ngoại lệ. Chung quy lại, DNA ty thể thiếu sót các intron, như trường hợp hệ gen ty thể con người; tuy một vài intron từng được tìm thấy trong số ít DNA ty thể nhân thực, ví dụ nấm men và sinh vật nguyên sinh, như loài "Dictyostelium discoideum". Giữa những vùng mã hóa protein có mặt các phân tử tRNA. Trong suốt quá trình phiên mã, tRNA đạt được hoạt tính cấu dạng L (L-shape) để các enzyme đặc hiệu có thể nhận diện và cắt nối. Gen tRNA ty thể có những đoạn trình tự khác biệt so với tRNA nhân nhưng lại có vẻ giống với tRNA ty thể tìm thấy trong các nhiễm sắc thể nhân với mật độ tương đồng trình tự cao. Ở động vật, hệ gen ty thể thường là một nhiễm sắc thể vòng đơn đặc trưng, dài xấp xỉ 16 kb và chứa 37 gen. Các gen được bảo tồn tốt có thể sắp xếp đa dạng ở nhiều vị trí. Kỳ lạ thay, mô hình này lại không thể tìm thấy ở loài rận thân thể người (human body louse, "Pediculus humanus"). Thay vào đó, hệ gen ty thể của nó được phân bổ thành 18 nhiễm sắc thể vòng nhỏ (minicircular chromosome), mỗi một phân tử dài khoảng 3–4 kb và chỉ mang 1 đến 3 gen. Mô hình dẫn xuất này cũng có mặt trong những loài rận hút (sucking louse) khác, nhưng lại không có ở rận nhai (chewing louse). Người ta cũng quan sát thấy quá trình tái tổ hợp diễn ra giữa các nhiễm sắc thể nhỏ. Nguyên nhân chính xác của sự khác biệt này vẫn chưa thể hiểu rõ. Hệ thống mã di truyền thay thế. Ngoài những biến thể nhẹ của bộ mã di truyền tiêu chuẩn đã dự đoán từ trước, người ta không còn phát hiện thêm bất kì mã nào cho đến năm 1979, khi những nghiên cứu trên các gen ty thể người cho rằng chúng có sử dụng một bộ mã thay thế. Tuy vậy, ty thể của nhiều sinh vật nhân thực khác, bao gồm hầu hết thực vật, vẫn sử dụng hệ thống mã di truyền tiêu chuẩn. Từ đó trở đi, nhiều biến thể nhỏ của bộ mã tiếp tục được phát hiện, gồm cả những mã thay thế trong ty thể. Thêm nữa, ba codon AUA, AUC và AUU đều là các codon mở đầu. Một vài sai khác trên được coi là giả thay đổi trong bộ mã di truyền do hiện tượng chỉnh sửa RNA, xảy ra phổ biến trong ty thể. Ở thực vật bậc cao, người ta nghĩ rằng CGG mã hóa cho tryptophan, không phải arginine; tuy nhiên, codon phát hiện trên RNA sau tinh sửa lại là UGG, phù hợp với hệ thống mã di truyền tiêu chuẩn trong mã hóa tryptophan. Đáng chú ý là hệ mã di truyền ty thể động vật chân đốt đã trải qua sự kiện tiến hóa song hành nội ngành, dẫn đến vẫn tồn tại một vài sinh vật duy nhất dịch mã AGG ra lysine. Tiến hóa và sự đa dạng. Hệ gen ty thể chứa lượng gen ít hơn rất nhiều so với vi khuẩn, tổ tiên của chúng. Bên cạnh một số gen đã hoàn toàn mất đi, có thể vẫn còn ít gen được chuyển đến nhân, như gen mã hóa những tiểu đơn vị protein thuộc Phức hệ II trong hô hấp tế bào. Người ta cho rằng sự kiện này tương đối phổ biến xuyên suốt thời gian tiến hóa. Một vài sinh vật, như "Cryptosporidium", có loại ty thể thiếu sót DNA, phỏng chừng tất cả các gen của ty thể đó khả năng đã mất hoặc bị chuyển đi. Trong "Cryptosporidium", ty thể có hệ thống sản xuất ATP được tu sửa, cho thấy ký sinh trùng này đã tiến hóa chống lại nhiều tác nhân ức chế ty thể thường gặp như cyanide, azua và atovaquone. Nhân đôi và di truyền. Ty thể phân cắt bằng cách phân đôi, tương tự phân bào ở vi khuẩn. Sự điều hòa hoạt động phân đôi ty thể khác biệt giữa các sinh vật nhân thực. Trong nhiều tổ chức nhân thực đơn bào, sự sinh trưởng và phân chia bào quan này liên hợp với chu kỳ tế bào. Tỷ dụ, một ty thể đơn có khả năng phân chia đồng bộ song song với nhân. Quá trình phân đôi và phân phối này phải được kiểm soát chặt chẽ để mỗi tế bào con đều nhận được ít nhất một ty thể. Trong những sinh vật nhân thực khác (như thú), có thể phần lớn ty thể liên tục sao chép DNA của chúng và phân đôi nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng tế bào, hơn là phải hoạt động đồng pha với chu kỳ tế bào. Một khi nhu cầu năng lượng tăng cao, ty thể sẽ tích cực sinh trưởng và phân đôi. Còn khi nhu cầu năng lượng xuống thấp, ty thể bị phân hủy hay trở nên bất hoạt. Theo những ví dụ trên, và tương phản với hiện trạng ở nhiều sinh vật nhân thực đơn bào, rõ ràng ty thể được phân phối ngẫu nhiên cho các tế bào con trong giai đoạn phân chia tế bào chất. Hiểu biết về hoạt độ động lực ty thể, tựa như tính cân bằng giữa sự dung hợp và phân đôi, đã cho thấy những thay đổi chức năng và cấu trúc trong hình thái học ty thể là nhân tố trọng yếu của bệnh lý học, liên quan đến một số cơ sở khởi phát bệnh. Những lý thuyết về quá trình phân đôi ty thể đạt được độ tin cậy bằng việc trực quan hóa nhờ kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi điện tử truyền qua tiêu chuẩn (transmission electron microscopy, TEM). Ta phải sử dụng tận hai kính là do độ phân giải kính hiển vi huỳnh quang (~200 nm) không đủ để phân biệt chi tiết các cấu trúc, như màng kép ty thể trong phân đôi bào quan hay thậm chí nhận ra từng ty thể riêng biệt trong trường hợp nằm gần nhau. Mặc dù TEM tiêu chuẩn vẫn còn một số hạn chế kỹ thuật trong việc xác minh sự phân đôi ty thể. Gần đây người ta cũng sử dụng phương pháp chụp cắt lớp điện tử lạnh (cryo-electron tomography) để trực quan hóa phân đôi ty thể trên mẫu tế bào ngậm nước đông lạnh nguyên vẹn. Phương pháp này tiết lộ rằng ty thể phân đôi bằng cách nảy chồi. Cơ chế di truyền của những gen ty thể trong từng đơn vị bào quan riêng biệt không như những gen nhân tế bào. Thông thường, mỗi ty thể chỉ thừa hưởng thông tin di truyền từ một bên bố mẹ đơn nhất. Ở người, khi một tế bào trứng được tinh trùng thụ tinh, nhân tế bào trứng và tinh trùng sẽ cùng góp chung một lượng vật chất di truyền như nhau để tạo nên nhân tế bào hợp tử. Trong khi ở ty thể lại ngược lại, DNA ty thể thường chỉ đến từ tế bào trứng. Ty thể tinh trùng cũng nhập bào vào trứng, nhưng không góp được thông tin di truyền nào cho phôi. Nguyên nhân là do những ty thể từ bố bị ubiquitin đánh dấu và phôi sẽ cho tiêu hủy sau này. Tế bào trứng chứa tương đối ít ty thể, nhưng nhóm ty thể này lại sống sót và tiếp tục phân đôi để cư trú trong những tổ chức sống trưởng thành. Qua đó, phần lớn trường hợp giao phối chỉ di truyền ty thể từ mẹ, khát quát lên thành khái niệm di truyền dòng mẹ. Phương thức di truyền này có mặt trong phần lớn sinh vật, bao gồm đa số động vật. Nhưng đôi khi cũng có trường hợp di truyền ty thể từ bố; xuất hiện nhất định ở một số loài cây ngành Thông, dù không bao gồm chi Thông và chi Taxus. Còn ở họ Vẹm, di truyền dòng bố chỉ xảy ra trong con đực. Người ta cũng cho rằng tỷ lệ xuất hiện phương thức di truyền này ở con người là rất thấp. Một ý kiến gần đây trình bày việc ty thể sẽ gây rút ngắn tuổi thọ giống đực, nguyên nhân là do chúng chỉ được thừa hưởng từ mẹ. Ngược lại, tiến trình chọn lọc tự nhiên ở cỏ dại lại cho thấy ty thể giảm mất cơ hội sống sót của giống cái, và như vậy ty thể ít có khả năng truyền đến những thế hệ tiếp theo. Kết luận, từ những dẫn chứng trên đã cho chúng ta thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giống cái loài người và động vật có khuynh hướng sống lâu hơn giống đực. Các tác giả của nhận định trên khẳng định đây là một giải thích chưa toàn diện. Di truyền một bên bố mẹ tạo ra ít cơ hội tái tổ hợp di truyền giữa những dòng ty thể khác nhau, dù cho mỗi ty thể đơn có thể chứa từ 2–10 bản sao DNA. Vì nguyên nhân này, người ta thường nghĩ DNA ty thể sản sinh theo phương thức phân cắt thành hai (phân đôi). Có thể do sự tái tổ hợp ưu tiên bảo tồn toàn vẹn hệ di truyền hơn là duy trì tính đa dạng. Dù vậy, đã có những nghiên cứu tiết lộ bằng chứng quá trình tái tổ hợp có xảy ra ở DNA ty thể. Theo như trên, rõ ràng các enzyme thực hiện tái tổ hợp có hiện diện trong tế bào động vật có vú. Hơn nữa, các chứng cứ còn gợi ý ty thể động vật có thể là hệ quả của quá trình tái tổ hợp từ trước. Dữ liệu tương tự ở người thì còn gây tranh cãi, dù những bằng chứng gián tiếp vẫn cho thấy có tồn tại sự tái tổ hợp. Nếu tái tổ hợp không diễn ra, toàn bộ trình tự DNA ty thể sẽ trở thành một haplotype duy nhất, khiến trường hợp này hữu ích trong việc nghiên cứu lịch sử tiến hóa quần thể. Những ty thể được di truyền theo một bên bố mẹ và ít hoặc không tái tổ hợp khả năng sẽ chịu tác động từ hiệu ứng chốt hãm ngược Muller (Muller's ratchet), tích tụ vô tình những đột biến có hại cho đến khi chức năng bào quan hoàn toàn biến mất. Quần thể ty thể động vật tránh đi sự tích tụ này thông qua một quá trình tiến hóa gọi là nút cổ chai ty thể (mitochondrial bottleneck). Nút cổ chai lợi dụng những quá trình ngẫu nhiên hiện diện trong tế bào để gia tăng sự chênh lệch hàm lượng nạp tải đột biến giữa các tế bào theo tiến trình phát triển sinh vật, như khi: một tế bào trứng đơn chứa một lượng mtDNA đột biến có thể trở thành một phôi mang nhiều tế bào khác nhau có lượng nạp tải đột biến khác biệt. Sau đó có thể diễn ra sự chọn lọc cấp độ tế bào nhằm loại bỏ những tế bào chứa nhiều mtDNA đột biến, dẫn đến ổn định hóa hay giảm thiểu hàm lượng nạp tải đột biến giữa các thế hệ. Cơ chế đằng sau quá trình nút cổ chai vẫn còn đang tranh luận. Một nghiên cứu tổng hợp toán học lẫn thực nghiệm gần đây đã cung cấp bằng chứng về sự tổ hợp trong phân vùng ngẫu nhiên mtDNA khi phân bào và đổi mới ngẫu nhiên các phân tử mtDNA trong tế bào. Nghiên cứu di truyền quần thể. Việc DNA ty thể gần như không xảy ra sự tái tổ hợp di truyền khiến nó trở thành một nguồn thông tin hữu ích cho các nhà khoa học nghiên cứu về di truyền học quần thể và sinh học tiến hóa. Vì tất cả DNA ty thể đều di truyền ở dạng phân tử đơn, hay haplotype, nên chúng ta có thể trực quan hóa mối quan hệ DNA ty thể giữa những cá thể khác nhau thành một cây gen (cây phát sinh chủng loại). Những hình mẫu của cây gen có thể được sử dụng để suy luận lịch sử tiến hóa quần thể. Ví dụ điển hình là khi ta áp dụng điều này trong di truyền học tiến hóa loài người, bằng cách sử dụng phương pháp đồng hồ phân tử để xác định thời gian tồn tại tổ tiên Eve ty thể gần nhất. Người ta thường cho rằng suy luận này ủng hộ mạnh mẽ đối với quá trình mở rộng lãnh thổ khỏi châu Phi gần đây của loài người hiện đại. Một ví dụ khác cũng về con người là việc giải trình tự DNA ty thể từ xương người Neanderthal. Qua đó thấy được, khoảng cách tiến hóa tương đối lớn giữa các trình tự DNA ty thể của người Neanderthal và người hiện đại là minh chứng cho sự thiếu đi hoạt động giao phối giữa hai loài người trên. Tuy vậy, DNA ty thể chỉ phản ánh lịch sử tiến hóa của giống cái trong quần thể và do đó không thể đại diện cho lịch sử tiến hóa quần thể chung của toàn bộ cá thể. Việc này có thể khắc phục bằng cách sử dụng những trình tự di truyền từ bố, ví dụ như vùng không tái tổ hợp trên nhiễm sắc thể Y. Còn ở một ngữ nghĩa tổng quát hơn, chỉ những nghiên cứu mà bao hàm cả DNA nhân mới có thể cung cấp cho chúng ta một lịch sử tiến hóa quần thể toàn diện. Những đo đạc gần đây từ kỹ thuật đồng hồ phân tử trên DNA ty thể đã báo cáo cứ mỗi 7884 năm lại xuất hiện 1 đột biến, kể từ niên đại tồn tại tổ tiên chung gần nhất của loài người và vượn, điều này tương thích với tần số đột biến DNA nhiễm sắc thể thường (10−8 trên một base trên một thế hệ). Rối loạn và bệnh lý. Bệnh lý ty thể. Sự rối loạn tổn thương và tiến triển trong bào quan ty thể là nhân tố quan trọng gây ra hàng loạt căn bệnh ở người, nguyên nhân là do những tác động của chúng đến quá trình trao đổi chất tế bào. Rối loạn ty thể thường thể hiện triệu chứng như một dạng rối loạn thần kinh, bao gồm tự kỷ. Rối loạn cũng có thể biểu hiện thành bệnh cơ, tiểu đường, nhiều bệnh nội tiết và một loạt các bệnh lý hệ thống khác. Đột biến mtDNA thì gây ra hội chứng Kearns–Sayre, hội chứng MELAS và bệnh teo thị thần kinh Leber. Trong hầu hết trường hợp, những bệnh này được di truyền từ mẹ sang con, khi mà hợp tử thu nhận ty thể và dẫn nhập mtDNA từ tế bào trứng. Những bệnh lý như hội chứng Kearns–Sayre, hội chứng Pearson và liệt mắt ngoại lai tuần tiến mạn tính được cho là khởi phát từ quá trình tái sắp xếp mtDNA quy mô lớn, trong khi những bệnh khác như hội chứng MELAS, teo thị thần kinh Leber, hội chứng động kinh giật cơ với sợi cơ không đều (myoclonic epilepsy with ragged red fibers, MERRF), v.v. lại xuất phát từ những đột biến điểm trên mtDNA. Ở một số bệnh, các khiếm khuyết trên gen nhân là tác nhân dẫn đến rối loạn chức năng protein ty thể. Bao gồm các bệnh: mất điều hòa Friedreich (hay thất điều Friedreich), liệt hai chi dưới co cứng di truyền (hereditary spastic paraplegia) và bệnh Wilson. Những bệnh trên đều di truyền theo quan hệ tính trạng trội lặn, tương tự như phần lớn bệnh lý di truyền khác. Một loạt những rối loạn có thể gây ra từ các sản phẩm enzyme phosphoryl hóa oxy hóa sản sinh từ những đột biến tại nhân, ví dụ bệnh thiếu hụt coenzyme Q10 và hội chứng Barth. Những ảnh hưởng từ môi trường cũng có khả năng tương tác với các tố bẩm di truyền (hereditary predisposition) và khởi phát bệnh lý ty thể. Ví dụ, có thể có một mắc xích giữa việc phơi nhiễm thuốc trừ sâu và phát bệnh Parkinson sau đó. Những bệnh lý khác có căn nguyên từ sự rối loạn ty thể còn bao gồm: tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, động kinh, đột quỵ, bệnh tim mạch, hội chứng mệt mỏi mãn tính, viêm võng mạc sắc tố và đái tháo đường. Căng thẳng oxy hóa trung gian qua ty thể là một tác nhân gây ra bệnh cơ tim ở bệnh nhân tiểu đường típ 2. Sự gia tăng dẫn truyền axit béo đến tim khiến cơ quan này phải tăng cường hấp thu các axit thông qua những tế bào cơ tim, dẫn đến hệ quả đẩy mạnh quá trình oxy hóa axit béo trong nhóm tế bào này. Tiến trình oxy hóa sẽ làm tăng hàm lượng đương lượng khử sẵn có để chu cấp cho chuỗi chuyền điện tử ở ty thể, và cuối cùng gây nên sự tăng sinh nồng độ các chủng chất hoạt động có oxy (reactive oxygen species, ROS). Tiếp theo, ROS sẽ khiến tăng lượng protein tách cặp (uncoupling protein, UCP) và đẩy mạnh rò rỉ proton qua những chất mang adenine nucleotide translocator (ANT). Các hoạt động tổ hợp trên khiến thoái biến thế năng màng ty thể và được gọi là hiện tượng tách cặp. Tiếp sau, sự tách cặp còn khiến ty thể tăng năng suất tiêu thụ oxy, làm tồi tệ thêm quá trình oxy hóa axit béo. Tạo ra một vòng tách cặp luẩn quẩn; hơn nữa, dù cho hiệu suất tiêu thụ oxy tăng cao, nhưng hoạt động sản xuất ATP lại không tăng lên tương xứng do ty thể đã bị tách cặp. Vì thế, lượng ATP khả dụng tiêu nhỏ là hậu quả tận cùng trong tiến trình thâm hụt năng lượng, biểu hiện qua sự suy biến chức năng tim và rối loạn khả năng co bóp. Nghiêm trọng hơn, các tiến trình trên còn khiến lưới cơ tương hư hỏng chức năng giải phóng calci và làm ty thể hạn chế khả năng đệm hấp những cao điểm nồng độ calci trong bào tương, một yếu tố quan trọng để truyền tải thông suốt tín hiệu ion khi co cơ. Sự sụt giảm nồng độ calci nội ty thể sẽ làm tăng kích hoạt các enzyme dehydrogenase và sinh tổng hợp ATP. Vì vậy, bên cạnh việc giảm sút do sự oxy hóa axit béo, hoạt động tổng hợp ATP còn bị suy yếu do nghèo hóa tín hiệu calci, gây ra những biến chứng tim mạch đối với bệnh nhân tiểu đường. Những mối liên hệ khả thi đến tiến trình lão hóa. Với chức năng là nhà máy năng lượng của tế bào, nơi liên tục xảy ra các phản ứng oxy hóa, đôi khi ty thể cũng bị rò rỉ các electron cao năng lượng trong chuỗi chuyền điện tử rồi dẫn đến hình thành các chủng chất hoạt động có oxy (reactive oxygen species, ROS). Đây được xem là hệ quả của tình trạng căng thẳng oxy hóa đáng kể trong ty thể chứa bộ mtDNA có tỷ lệ đột biến cao. Mối liên hệ mắc xích giữa sự lão hóa và căng thẳng oxy hóa không hẳn là mới và đã được đề xuất năm 1956, sau đó khái quát thành lý thuyết gốc tự do ty thể của sự lão hóa. Một vòng luẩn quẩn xuất hiện, đó là khi căng thẳng oxy hóa khởi phát những đột biến trên DNA ty thể, từ đó sản sinh những enzyme bất thường và lại tiếp tục gây ra căng thẳng oxy hóa. Một số biến đổi trên ty thể có thể diễn ra trong suốt tiến trình lão hóa. Phân tích mẫu mô từ những bệnh nhân cao tuổi cho thấy sự sụt giảm hoạt tính enzyme của những protein thuộc chuỗi chuyền điện tử. Tuy vậy, mtDNA đột biến chỉ có mặt trong khoảng 0,2% tế bào thật sự già. Các nhà khoa học đưa ra lý thuyết cho rằng hiện tượng khuyết đoạn quy mô lớn hệ gen ty thể đã dẫn đến căng thẳng oxy hóa mức độ cao và phá chết neuron ở bệnh nhân Parkinson. Ty thể trong văn hóa đại chúng. Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng "A Wind in the Door" xuất bản năm 1973 của tác giả Madeleine L'Engle có nội dung về bào quan ty thể trong cơ thể nhân vật chính Charles Wallace Murry, được hư cấu hóa thành nơi sinh sống của những sinh vật gọi là farandolae (lấy từ tên một điệu vũ nổi tiếng ở xứ Provence, Pháp). Ngoài ra, cốt truyện cũng xuất hiện những nhân vật đi du lịch bên trong ty thể của Murry. Tiểu thuyết kinh dị viễn tưởng "Parasite Eve" xuất bản năm 1995 của tác giả Hideaki Sena mô tả ty thể có thể ý thức tương đối và có khả năng điều khiển tâm trí, nỗ lực lợi dụng những đặc tính đó để vượt trên sinh vật nhân thực, trở thành dạng sống ưu thế. Tiểu thuyết này đã được chuyển thể thành bộ phim, video game và video game nối tiếp cùng tên, ăn nhập với cốt truyện ban đầu. Trong vũ trụ giả tưởng "Chiến tranh giữa các vì sao", những vi sinh vật ám chỉ với tên "midi-chlorian" có khả năng cảm giác và sử dụng Thần lực. Trong bộ phim năm 1999 "", giới thiệu lần đầu những sinh vật midi-chlorian, đạo diễn George Lucas đã miêu tả chúng như "một phác họa mơ hồ từ ty thể". Sau này, các nhà phân loại học lấy ý tưởng từ tên của nhóm sinh vật hư cấu trên để đặt ra tên chi "Midichloria" thuộc giới Vi khuẩn. Trong môi trường giáo dục các môn khoa học, ty thể thường thẩm thấu đều đặn vào trí óc học viên với cụm từ nổi tiếng "ty thể là nhà máy năng lượng của tế bào", tạo ra hệ quả là bộc phát thành một biểu tượng meme phổ biến trên Internet. Meme này ngụ ý rằng những giá trị trọng tâm của nền giáo dục trung học đã lệch khỏi nhu cầu tiếp nhận kỹ năng sống, cho rằng lượng kiến thức học thuật này, như hiểu biết về vai trò của ty thể, tương đối không có lợi ích thực tế. Chú thích. Tuyên bố chung
4,959
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4959
Công nghệ nano
Công nghệ nano là việc sử dụng vật chất ở quy mô nguyên tử, phân tử và siêu phân tử cho các mục đích công nghiệp. Mô tả phổ biến sớm nhất về công nghệ nano đề cập đến mục tiêu công nghệ cụ thể là thao tác chính xác các nguyên tử và phân tử để chế tạo các sản phẩm có quy mô vĩ mô, ngày nay còn được gọi là công nghệ nano phân tử. Sau đó, một mô tả khái quát hơn về công nghệ nano đã được thiết lập bởi Sáng kiến Công nghệ Nano Quốc gia, định nghĩa công nghệ nano là sự điều khiển vật chất với ít nhất một kích thước có kích thước từ 1 đến 100 nanomet. Định nghĩa này phản ánh thực tế rằng các hiệu ứng cơ lượng tử rất quan trọng ở quy mô lĩnh vực lượng tử này, và do đó định nghĩa đã chuyển từ một mục tiêu công nghệ cụ thể sang một hạng mục nghiên cứu bao gồm tất cả các loại nghiên cứu và công nghệ xử lý các tính chất đặc biệt của vật chất. dưới ngưỡng kích thước đã cho. Do đó, người ta thường xem dạng số nhiều "công nghệ nano" cũng như "công nghệ kích thước nano" để chỉ phạm vi rộng của các nghiên cứu và ứng dụng có đặc điểm chung là kích thước. Công nghệ nano được xác định theo kích thước là rộng lớn một cách tự nhiên, bao gồm các lĩnh vực khoa học đa dạng như khoa học bề mặt, hóa học hữu cơ, sinh học phân tử, vật lý bán dẫn, lưu trữ năng lượng, kỹ thuật, chế tạo vi mô, và kỹ thuật phân tử. Các nghiên cứu và ứng dụng liên quan cũng đa dạng như nhau, từ mở rộng của vật lý thiết bị thông thường đến các cách tiếp cận hoàn toàn mới dựa trên quá trình tự lắp ráp phân tử, từ việc phát triển các vật liệu mới với kích thước trên quy mô nano đến điều khiển trực tiếp vật chất ở quy mô nguyên tử. Các nhà khoa học hiện đang tranh luận về những tác động của công nghệ nano trong tương lai. Công nghệ nano có thể tạo ra nhiều vật liệu và thiết bị mới với rất nhiều ứng dụng, chẳng hạn như trong y học nano, điện tử nano, sản xuất vật liệu sinh học năng lượng và các sản phẩm tiêu dùng. Mặt khác, công nghệ nano đặt ra nhiều vấn đề tương tự như bất kỳ công nghệ mới nào, bao gồm những lo ngại về tính độc hại và tác động môi trường của vật liệu nano, và những tác động tiềm tàng của chúng đối với kinh tế toàn cầu, cũng như suy đoán về các kịch bản ngày tận thế khác nhau. Những lo ngại này đã dẫn đến một cuộc tranh luận giữa các nhóm vận động và chính phủ về việc liệu các quy chế về công nghệ nano có được đảm bảo hay không. Nguồn gốc. Các khái niệm về công nghệ nano lần đầu tiên được thảo luận vào năm 1959 bởi nhà vật lý nổi tiếng Richard Feynman trong bài nói chuyện "There's Plenty of Room at the Bottom", trong đó ông mô tả khả năng tổng hợp thông qua thao tác trực tiếp với các nguyên tử. Năm 1961, kỹ sư Ai Cập Mohamed Atalla và kỹ sư Hàn Quốc Dawon Kahng tại Bell Labs đã chế tạo MOSFET (bóng bán dẫn hiệu ứng trường kim loại-oxide-bán dẫn) đầu tiên với độ dày cổng oxide 100 nm, cùng với chiều dài cổng 20 µm. Năm 1962, Atalla và Kahng bịa đặt một nanolayer -base ngã ba kim loại bán dẫn (khớp nối M-S) transistor mà được sử dụng màng mỏng vàng (Au) với độ dày 10 nm. Thuật ngữ "công nghệ nano" được Norio Taniguchi sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974, mặc dù nó không được biết đến rộng rãi. Lấy cảm hứng từ các khái niệm của Feynman, K. Eric Drexler đã sử dụng thuật ngữ "công nghệ nano" trong cuốn sách năm 1986 của ông "Engines of Creation: The Coming Era of Nanotechnology", đề xuất ý tưởng về một "nhà lắp ráp" kích thước nano có thể tạo ra một bản sao của chính nó và của các mục khác có độ phức tạp tùy ý với điều khiển nguyên tử. Cũng trong năm 1986, Drexler đồng sáng lập Viện Foresight (mà ông không còn trực thuộc) để giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về các khái niệm và ý nghĩa công nghệ nano. Sự xuất hiện của công nghệ nano như một lĩnh vực vào những năm 1980 đã xảy ra thông qua sự hội tụ của công trình lý thuyết và công khai của Drexler, đã phát triển và phổ biến một khung khái niệm cho công nghệ nano, và những tiến bộ thực nghiệm có khả năng hiển thị cao thu hút sự chú ý trên quy mô rộng hơn đến triển vọng điều khiển nguyên tử của vấn đề. Kể từ khi mức độ phổ biến tăng đột biến vào những năm 1980, hầu hết công nghệ nano đã liên quan đến việc nghiên cứu một số cách tiếp cận để chế tạo các thiết bị cơ khí từ một số lượng nhỏ nguyên tử. Trong những năm 1980, hai bước đột phá lớn đã thúc đẩy sự phát triển của công nghệ nano trong kỷ nguyên hiện đại. Đầu tiên, việc phát minh ra kính hiển vi quét đường hầm vào năm 1981, cung cấp hình ảnh chưa từng có về các nguyên tử và liên kết riêng lẻ, và được sử dụng thành công để điều khiển các nguyên tử riêng lẻ vào năm 1989. Các nhà phát triển kính hiển vi là Gerd Binnig và Heinrich Rohrer tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Zurich của IBM đã nhận được giải Nobel Vật lý năm 1986. Binnig, Quate và Gerber cũng đã phát minh ra kính hiển vi lực nguyên tử tương tự vào năm đó. Thứ hai, fullerenes được phát hiện vào năm 1985 bởi Harry Kroto, Richard Smalley và Robert Curl, những người đã cùng nhau đoạt giải Nobel Hóa học năm 1996. C 60 ban đầu không được mô tả là công nghệ nano; thuật ngữ này đã được sử dụng liên quan đến công việc tiếp theo với các ống graphene liên quan (được gọi là ống nano carbon và đôi khi được gọi là ống Bucky), đề xuất các ứng dụng tiềm năng cho thiết bị và điện tử kích thước nano. Việc phát hiện ra ống nano carbon phần lớn là do Sumio Iijima của NEC của NEC vào năm 1991, mà Iijima đã giành được giải thưởng Kavli mở đầu năm 2008 về Khoa học nano. Năm 1987, Bijan Davari dẫn đầu một nhóm nghiên cứu của IBM đã trình diễn MOSFET đầu tiên có độ dày oxide cổng 10 nm, sử dụng công nghệ cổng wolfram. MOSFET đa cổng cho phép mở rộng quy mô dưới độ dài cổng 20 nm, bắt đầu với FinFET (bóng bán dẫn hiệu ứng trường vây), một MOSFET cổng đôi, không phẳng, ba chiều. FinFET bắt nguồn từ nghiên cứu của Digh Hisamoto tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Trung tâm Hitachi vào năm 1989. Tại UC Berkeley, các thiết bị FinFET được chế tạo bởi một nhóm bao gồm Hisamoto cùng với Chenming Hu của TSMC và các nhà nghiên cứu quốc tế khác bao gồm Tsu-Jae King Liu, Jeffrey Bokor, Hideki Takeuchi, K. Asano, Jakub Kedziersk, Xuejue Huang, Leland Chang, Nick Lindert, Shibly Ahmed và Cyrus Tabery. Nhóm đã chế tạo các thiết bị FinFET xuống còn 17nm vào năm 1998, và sau đó là 15nm năm 2001. Năm 2002, một nhóm bao gồm Yu, Chang, Ahmed, Hu, Liu, Bokor và Tabery đã chế tạo ra thiết bị FinFET kích cỡ 10nm. Vào đầu những năm 2000, lĩnh vực này đã thu hút được sự chú ý ngày càng tăng của giới khoa học, chính trị và thương mại, dẫn đến cả tranh cãi và tiến bộ. Các cuộc tranh cãi đã xuất hiện liên quan đến các định nghĩa và ý nghĩa tiềm tàng của công nghệ nano, được minh chứng bởi báo cáo của Hiệp hội Hoàng gia về công nghệ nano. Những thách thức đã được đặt ra liên quan đến tính khả thi của các ứng dụng được hình dung bởi những người ủng hộ công nghệ nano phân tử, mà đỉnh điểm là cuộc tranh luận công khai giữa Drexler và Smalley vào năm 2001 và 2003. Trong khi đó, việc thương mại hóa các sản phẩm dựa trên những tiến bộ của công nghệ kích thước nano bắt đầu xuất hiện. Các sản phẩm này được giới hạn trong các ứng dụng hàng loạt của vật liệu nano và không liên quan đến việc kiểm soát nguyên tử của vật chất. Một số ví dụ bao gồm nền tảng Silver Nano để sử dụng các hạt nano bạc làm chất kháng khuẩn, kem chống nắng trong suốt dựa trên hạt nano, tăng cường sợi carbon bằng cách sử dụng hạt nano silica và ống nano carbon cho vải dệt chống ố. Các chính phủ đã chuyển sang thúc đẩy và tài trợ cho nghiên cứu về công nghệ nano, chẳng hạn như ở Mỹ với Sáng kiến Công nghệ Nano Quốc gia, tổ chức đã chính thức hóa định nghĩa dựa trên kích thước của công nghệ nano và thiết lập tài trợ cho nghiên cứu về quy mô nano và ở Châu Âu thông qua các Chương trình Khung Châu Âu về Nghiên cứu và Phát triển công nghệ. Đến giữa những năm 2000, sự chú ý khoa học nghiêm túc và mới mẻ bắt đầu phát triển. Các dự án xuất hiện để đưa ra lộ trình công nghệ nano tập trung vào thao tác chính xác nguyên tử của vật chất và thảo luận về các khả năng, mục tiêu và ứng dụng hiện có và dự kiến. Năm 2006, một nhóm các nhà nghiên cứu Hàn Quốc từ Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) và Trung tâm Nano Fab Quốc gia đã phát triển MOSFET 3 nm, thiết bị điện tử nano nhỏ nhất thế giới. Nó dựa trên công nghệ FinFET toàn cổng (GAA). Hơn 60 quốc gia đã tạo ra các chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ nano (R&D) của chính phủ từ năm 2001 đến năm 2004. Nguồn tài trợ của chính phủ đã vượt quá chi tiêu của công ty cho nghiên cứu và phát triển công nghệ nano, với phần lớn tài trợ đến từ các tập đoàn có trụ sở tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức. Năm tổ chức hàng đầu đã nộp nhiều bằng sáng chế trí tuệ nhất về R&D công nghệ nano từ năm 1970 đến 2011 là Samsung Electronics (2,578 bằng sáng chế đầu tiên), Nippon Steel (1,490 bằng sáng chế đầu tiên), IBM (1,360 bằng sáng chế đầu tiên), Toshiba (1,298 bằng sáng chế đầu tiên) và Canon (1.162 bằng sáng chế đầu tiên). Năm tổ chức hàng đầu xuất bản nhiều bài báo khoa học nhất về nghiên cứu công nghệ nano từ năm 1970 đến 2012 là Viện Khoa học Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Trung tâm National de la recherche scientifique, Đại học Tokyo và Đại học Osaka. Các khái niệm cơ bản. Công nghệ nano là kỹ thuật của các hệ thống chức năng ở quy mô phân tử. Điều này bao gồm cả công việc hiện tại và các khái niệm nâng cao hơn. Theo nghĩa gốc của nó, công nghệ nano đề cập đến khả năng dự kiến xây dựng các hạng mục từ dưới lên, sử dụng các kỹ thuật và công cụ đang được phát triển ngày nay để tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh, hiệu suất cao. Một nanomet (nm) là một phần tỷ, hay 10 −9, của một mét. Để so sánh, độ dài liên kết cacbon-cacbon điển hình, hoặc khoảng cách giữa các nguyên tử này trong phân tử, nằm trong khoảng và một chuỗi xoắn kép DNA có đường kính khoảng 2 nm. Mặt khác, các dạng sống tế bào nhỏ nhất, vi khuẩn thuộc giống "Mycoplasma", có khoảng 200 chiều dài nm. Theo quy ước, công nghệ nano được coi là phạm vi thang đo theo định nghĩa được sử dụng bởi Sáng kiến Công nghệ Nano Quốc gia ở Hoa Kỳ. Giới hạn dưới được thiết lập bởi kích thước của các nguyên tử (hydro có các nguyên tử nhỏ nhất, với đường kính động học khoảng 1/4 nm) vì công nghệ nano phải chế tạo các thiết bị của nó từ các nguyên tử và phân tử. Giới hạn trên ít nhiều là tùy ý nhưng là khoảng chặn dưới kích thước mà các hiện tượng không quan sát được trong các cấu trúc lớn hơn bắt đầu trở nên rõ ràng và có thể được sử dụng trong thiết bị nano. Những hiện tượng mới này làm cho công nghệ nano khác biệt với các thiết bị chỉ đơn thuần là phiên bản thu nhỏ của một thiết bị vĩ mô tương đương; các thiết bị như vậy ở quy mô lớn hơn và được mô tả bằng công nghệ vi mô. Để cho dễ hình dung, kích thước so sánh của nanomet với một mét cũng giống như kích thước của một viên bi với kích thước của Trái đất. Hay nói một cách khác: nanomet là độ dài râu của một người đàn ông trung bình mọc trong thời gian anh ta đưa dao cạo lên mặt. Hai cách tiếp cận chính được sử dụng trong công nghệ nano. Trong phương pháp tiếp cận "từ dưới lên", các vật liệu và thiết bị được chế tạo từ các thành phần phân tử tự lắp ráp về mặt hóa học bằng các nguyên tắc nhận biết phân tử. Trong cách tiếp cận "từ trên xuống", các đối tượng nano được xây dựng từ các thực thể lớn hơn mà không có sự kiểm soát ở cấp độ nguyên tử. Các lĩnh vực vật lý như điện tử nano, cơ học nano, quang âm nano và nanoionics đã phát triển trong vài thập kỷ qua để cung cấp nền tảng khoa học cơ bản của công nghệ nano. Lớn hơn đến nhỏ hơn: góc nhìn vật liệu. Một số hiện tượng trở nên rõ rệt khi kích thước của hệ thống giảm đi. Chúng bao gồm các hiệu ứng cơ học thống kê, cũng như các hiệu ứng cơ lượng tử, ví dụ như "hiệu ứng kích thước lượng tử " trong đó các đặc tính điện tử của chất rắn bị thay đổi với sự giảm kích thước hạt lớn. Hiệu ứng này không phát huy tác dụng khi đi từ kích thước vĩ mô sang vi mô. Tuy nhiên, các hiệu ứng lượng tử có thể trở nên quan trọng khi đạt đến phạm vi kích thước nanomet, thường là ở khoảng cách 100 nanomet trở xuống, điều này gọi là lĩnh vực lượng tử. Ngoài ra, một số đặc tính vật lý (cơ, điện, quang học, v.v.) thay đổi khi so sánh với các hệ thống vĩ mô. Một ví dụ là sự gia tăng diện tích bề mặt trên tỷ lệ thể tích làm thay đổi các tính chất cơ học, nhiệt và xúc tác của vật liệu. Sự khuếch tán và phản ứng ở kích thước nano, vật liệu cấu trúc nano và thiết bị nano có vận chuyển ion nhanh thường được gọi là nanoionics. "Các" đặc tính "cơ học" của hệ thống nano được quan tâm trong nghiên cứu cơ học nano. Hoạt tính xúc tác của vật liệu nano cũng mở ra những rủi ro tiềm tàng trong tương tác của chúng với vật liệu sinh học. Vật liệu giảm xuống kích thước nano có thể cho thấy các đặc tính khác nhau so với những gì chúng thể hiện trên phạm vi macro, cho phép tạo ra các ứng dụng độc đáo. Ví dụ, các chất không trong suốt có thể trở nên trong suốt (đồng); vật liệu ổn định có thể biến thành chất dễ cháy (nhôm); vật liệu không hòa tan có thể trở nên hòa tan (vàng). Một vật liệu như vàng, trơ về mặt hóa học ở quy mô thông thường, có thể đóng vai trò như một chất xúc tác hóa học mạnh ở quy mô nano. Phần lớn niềm đam mê với công nghệ nano bắt nguồn từ các hiện tượng lượng tử và bề mặt mà vật chất thể hiện ở kích thước nano. Từ đơn giản đến phức tạp: góc nhìn phân tử. Hóa học tổng hợp hiện đại đã đạt đến mức có thể điều chế các phân tử nhỏ thành hầu hết mọi cấu trúc. Những phương pháp này được sử dụng ngày nay để sản xuất nhiều loại hóa chất hữu ích như dược phẩm hoặc polyme thương mại. Khả năng này đặt ra câu hỏi về việc mở rộng loại kiểm soát này lên cấp độ lớn hơn tiếp theo, tìm kiếm các phương pháp để lắp ráp các phân tử đơn lẻ này thành các tập hợp siêu phân tử bao gồm nhiều phân tử được sắp xếp theo một cách xác định rõ ràng. Những cách tiếp cận này sử dụng các khái niệm về tự lắp ráp phân tử và/hoặc hóa học siêu phân tử để tự động sắp xếp chúng thành một số cấu trúc hữu ích thông qua cách tiếp cận từ dưới lên. Khái niệm nhận dạng phân tử đặc biệt quan trọng: các phân tử có thể được thiết kế sao cho một cấu hình hoặc cách sắp xếp cụ thể được ưa chuộng do các lực liên phân tử không cộng hóa trị. Các quy tắc basepairing Watson-Crick là kết quả trực tiếp của điều này, cũng như tính đặc hiệu của một enzym được nhắm mục tiêu vào một cơ chất duy nhất, hoặc sự gấp nếp cụ thể của chính protein. Do đó, hai hoặc nhiều thành phần có thể được thiết kế để bổ sung và hấp dẫn lẫn nhau để chúng tạo nên một tổng thể phức tạp và hữu ích hơn. Các phương pháp từ dưới lên như vậy sẽ có khả năng sản xuất các thiết bị song song và rẻ hơn nhiều so với phương pháp từ trên xuống, nhưng có thể bị quá tải khi kích thước và độ phức tạp của việc lắp ráp mong muốn tăng lên. Hầu hết các cấu trúc hữu ích đòi hỏi sự sắp xếp phức tạp và không chắc về mặt nhiệt động lực học của các nguyên tử. Tuy nhiên, có rất nhiều ví dụ về sự tự lắp ráp dựa trên nhận dạng phân tử trong sinh học, đáng chú ý nhất là tương tác giữa cơ sở Watson-Crick và cơ chất của enzyme. Thách thức đối với công nghệ nano là liệu những nguyên tắc này có thể được sử dụng để thiết kế các cấu trúc mới ngoài các cấu trúc tự nhiên hay không. Công nghệ nano phân tử: tầm nhìn dài hạn. Công nghệ nano phân tử, đôi khi được gọi là sản xuất phân tử, mô tả các hệ thống nano được thiết kế (máy nano) hoạt động trên quy mô phân tử. Công nghệ nano phân tử đặc biệt gắn liền với bộ lắp ráp phân tử, một cỗ máy có thể tạo ra cấu trúc mong muốn hoặc thiết bị từng nguyên tử bằng cách sử dụng các nguyên tắc cơ học tổng hợp. Sản xuất trong bối cảnh hệ thống nano năng suất không liên quan đến và cần được phân biệt rõ ràng với các công nghệ thông thường được sử dụng để sản xuất vật liệu nano như ống nano cacbon và hạt nano. Khi thuật ngữ "công nghệ nano" được đặt ra và phổ biến một cách độc lập bởi Eric Drexler (người lúc đó không biết về cách sử dụng trước đó của Norio Taniguchi), nó đề cập đến một công nghệ sản xuất trong tương lai dựa trên các hệ thống máy phân tử. Tiền đề là sự tương tự sinh học quy mô phân tử của các thành phần máy móc truyền thống đã chứng minh máy móc phân tử là có thể thực hiện được: bằng vô số ví dụ được tìm thấy trong sinh học, người ta biết rằng có thể sản xuất các máy sinh học tinh vi, được tối ưu hóa ngẫu nhiên. Người ta hy vọng rằng những phát triển trong công nghệ nano sẽ có thể tạo ra chúng bằng một số phương tiện khác, có lẽ là sử dụng các nguyên tắc mô phỏng sinh học. Tuy nhiên, Drexler và các nhà nghiên cứu khác đã đề xuất rằng công nghệ nano tiên tiến, mặc dù ban đầu có thể được thực hiện bằng các phương tiện phỏng sinh học, nhưng cuối cùng có thể dựa trên các nguyên tắc kỹ thuật cơ học, cụ thể là, một công nghệ sản xuất dựa trên chức năng cơ học của các thành phần này (chẳng hạn như bánh răng, vòng bi, động cơ và các bộ phận kết cấu) cho phép lắp ráp vị trí, có thể lập trình được với đặc điểm kỹ thuật nguyên tử. Hiệu suất vật lý và kỹ thuật của các thiết kế mẫu đã được phân tích trong cuốn sách "Nanosystems" của Drexler. Nói chung, rất khó để lắp ráp các thiết bị ở quy mô nguyên tử, vì người ta phải định vị các nguyên tử trên các nguyên tử khác có kích thước và độ dính tương đương. Một quan điểm khác, được đưa ra bởi Carlo Montemagno, là các hệ thống nano trong tương lai sẽ là sự lai tạo của công nghệ silicon và máy móc phân tử sinh học. Richard Smalley lập luận rằng tổng hợp cơ học là không thể do những khó khăn trong thao tác cơ học các phân tử riêng lẻ. Điều này dẫn đến một cuộc trao đổi thư từ trên ấn phẩm ACS Chemical & Engineering News năm 2003. Mặc dù sinh học chứng minh rõ ràng rằng các hệ thống máy phân tử là có thể thực hiện được, nhưng các máy phân tử không phải sinh học ngày nay mới chỉ ở giai đoạn sơ khai. Đi đầu trong nghiên cứu về máy phân tử phi sinh học là Tiến sĩ Alex Zettl và các đồng nghiệp của ông tại Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley và UC Berkeley. Họ đã chế tạo ít nhất ba thiết bị phân tử riêng biệt có chuyển động được điều khiển từ máy tính để bàn với điện áp thay đổi: một động cơ nano ống nano, một bộ truyền động phân tử, và một bộ dao động thư giãn cơ điện nano. Xem cảm biến nano ống nano để biết thêm ví dụ. Một thí nghiệm chỉ ra rằng sự lắp ráp phân tử theo vị trí là có thể được thực hiện bởi Ho và Lee tại Đại học Cornell vào năm 1999. Họ sử dụng kính hiển vi quét đường hầm để di chuyển một phân tử cacbon monoxide (CO) đến một nguyên tử sắt (Fe) riêng lẻ nằm trên một tinh thể bạc phẳng, và liên kết hóa học CO với Fe bằng cách đặt một hiệu điện thế. Chế tạo. Phương pháp từ trên xuống. Nguyên lý: dùng kỹ thuật nghiền và biến dạng để biến vật liệu thể khối với tổ chức hạt thô thành cỡ hạt kích thước nano. Đây là các phương pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng rất hiệu quả, có thể tiến hành cho nhiều loại vật liệu với kích thước khá lớn (ứng dụng làm vật liệu kết cấu). Trong phương pháp nghiền, vật liệu ở dạng bột được trộn lẫn với những viên bi được làm từ các vật liệu rất cứng và đặt trong một cái cối. Máy nghiền có thể là nghiền lắc, nghiền rung hoặc nghiền quay (còn gọi là nghiền kiểu hành tinh). Các viên bi cứng va chạm vào nhau và phá vỡ bột đến kích thước nano. Kết quả thu được là vật liệu nano không chiều (các hạt nano). Phương pháp biến dạng được sử dụng với các kỹ thuật đặc biệt nhằm tạo ra sự biến dạng cực lớn(có thể >10) mà không làm phá huỷ vật liệu, đó là các phương pháp SPD điển hình. Nhiệt độ có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu nhiệt độ gia công lớn hơn nhiệt độ kết tinh lại thì được gọi là biến dạng nóng, còn ngược lại thì được gọi là biến dạng nguội. Kết quả thu được là các vật liệu nano một chiều (dây nano) hoặc hai chiều (lớp có chiều dày nm). Ngoài ra, hiện nay người ta thường dùng các phương pháp quang khắc để tạo ra các cấu trúc nano. Phương pháp từ dưới lên. Nguyên lý: hình thành vật liệu nano từ các nguyên tử hoặc ion. Phương pháp từ dưới lên được phát triển rất mạnh mẽ vì tính linh động và chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Phần lớn các vật liệu nano mà chúng ta dùng hiện nay được chế tạo từ phương pháp này. Phương pháp từ dưới lên có thể là phương pháp vật lý, phương pháp hóa học hoặc kết hợp cả hai. Hướng ứng dụng chung. Các cấu trúc nano có tiềm năng ứng dụng làm thành phần chủ chốt trong những dụng cụ thông tin kỹ thuật có những chức năng mà trước kia chưa có. Chúng có thể được lắp ráp trong những vật liệu trung tâm cho điện từ và quang. Những vi cấu trúc này là một trạng thái độc nhất của vật chất có những hứa hẹn đặc biệt cho những sản phẩm mới và rất hữu dụng. Nhờ vào kích thuớc nhỏ, những cấu trúc nano có thể đóng gói chặt lại và do đó làm tăng tỉ trọng gói ("packing density"). Tỉ trọng gói cao có nhiều lợi điểm: tốc độ xử lý dữ liệu và khả năng chứa thông tin gia tăng. Tỉ trọng gói cao là nguyên nhân cho những tương tác điện và từ phức tạp giữa những vi cấu trúc kế cận nhau. Đối với nhiều vi cấu trúc, đặc biệt là những phân tử hữu cơ lớn, những khác biệt nhỏ về năng lượng giữa những cấu hình khác nhau có thể tạo được các thay đổi đáng kể từ những tương tác đó. Vì vậy mà chúng có nhiều tiềm năng cho việc điều chế những vật liệu với tỉ trọng cao và tỉ số của diện tích bề mặt trên thể tích cao, chẳng hạn như bộ nhớ ("memory"). Những phức tạp này hoàn toàn chưa được khám phá và việc xây dựng những kỹ thuật dựa vào những vi cấu trúc đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc khoa học căn bản tiềm ẩn trong chúng. Những phức tạp này cũng mở đường cho sự tiếp cận với những hệ phi tuyến phức tạp mà chúng có thể phô bày ra những lớp biểu hiện ("behavior") trên căn bản khác với những lớp biểu hiện của cả hai cấu trúc phân tử và cấu trúc ở quy mô micromet. Khoa học nano là một trong những biên giới của khoa học chưa được thám hiểm tường tận. Nó hứa hẹn nhiều phát minh kỹ thuật lý thú nhất. Các nguyên lý và hiệu ứng dụng. Một trong những tính chất quan trọng của cấu trúc nano là sự phụ thuộc vào kích thuớc. Vật chất khi ở dạng vi thể ("nano size") có thể có những tính chất mà vật chất khi ở dạng nguyên thể ("bulk") không thể thấy được. Khi kích thuớc của vật chất trở nên nhỏ tới kích thuớc nanomet, các electron không còn di chuyển trong chất dẫn điện như một dòng sông, mà đặc tính cơ lượng tử của các điện tử biểu hiện ra ở dạng sóng. Kích thuớc nhỏ dẫn đến những hiện tượng lượng tử mới và tạo cho vật chất có thêm những đặc tính kỳ thú mới. Một vài hệ quả của hiệu ứng lượng tử bao gồm, chẳng hạn như: Bằng cách điều chỉnh kích thuớc, vật chất ở dạng vi mô có thể trở nên khác xa với vật chất ở dạng nguyên thể. Thí dụ: Chấm lượng tử ("quantum dots") là một hạt vật chất có kích thuớc nhỏ tới mức việc bỏ thêm hay lấy đi một electron sẽ làm thay đổi tính chất của nó theo một cách nào đó. Do sự hạn chế về không gian (hoặc sự giam hãm) của những electron và lỗ trống trong vật chất (lỗ trống hình thành do sự vắng mặt của một electron; chúng hoạt động như là một điện tích dương), hiệu ứng lượng tử xuất phát và làm cho tính chất của vật chất thay đổi hẳn đi. Khi ta kích thích một chấm lượng tử, chấm càng nhỏ thì năng lượng và cường độ phát sáng của nó càng tăng. Vì vậy mà chấm lượng tử là cửa ngõ cho hàng loạt những áp dụng kỹ thuật mới. Mối quan hệ này mở đường cho sự sáng tạo ra những thế hệ vật chất với những tính chất mong muốn, không chỉ bởi thay đổi thành phần hóa học của các cấu tử, mà còn bởi sự điều chỉnh kích thuớc và hình dạng. Các thiết bị dùng trong việc nghiên cứu và quan sát các cấu trúc nano. Một trong những thiết bị được sử dụng nhiều trong công nghệ nano là kính hiển vi quét sử dụng hiệu ứng đường ngầm ("Scanning Tunneling Microscope" - STM). Nó chủ yếu bao gồm một đầu dò cực nhỏ có thể quét trên bề mặt. Tuy nhiên, do đầu dò này chỉ cách bề mặt của vật cần quan sát vào khoảng vài nguyên tử và đầu dò có cấu trúc tinh vi (kích thuớc cỡ chừng khoảng vài phân tử hoặc nguyên tử), cho hiệu ứng cơ lượng tử xảy ra. Khi đầu dò được quét trên bề mặt, do hiệu ứng đường ngầm, các điện tử có thể vượt qua khoảng không gian giữa bề mặt của vật liệu và đầu dò. Kỹ thuật này làm cho một máy tính có thể xây dựng và phóng đại những hình ảnh của phân tử và nguyên tử của vật chất. Những phương tiện dụng cụ khác bao gồm: Điều chế vật liệu. Những kỹ thuật lắp ráp các vi cấu trúc thành những kiểu mẫu cấu trúc được thấy nhiều nhất trong lãnh vực vi điện tử. Những kỹ thuật phổ biến bao gồm quang khắc ("photolithography"), quang khắc tia X ("X-ray lithography"), quang khắc chùm điện tử ("electron beam lithography"), soft lithography, chùm ion hội tụ ("focused ion beam"), sol - gel. Các phương pháp tính toán. Bên cạnh thực nghiệm, việc nghiên cứu các vi cấu trúc có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phép tính lượng tử (chẳng hạn như hoá lượng tử) và mô phỏng ("simulation"). Phương pháp ab initio là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Những thí dụ bao gồm ab initio molecular dynamics, quantum Monte Carlo, quantum mechanics, v.v. Những phương pháp này đặc biệt hữu hiệu trong việc tìm hiểu tính chất của vật chất ở dạng vi mô bởi vì những vi cấu trúc chỉ chứa vài nguyên tử. Ứng dụng. Y học. Y tế là một trong những ứng dụng lớn nhất của công nghệ nano. Ví dụ như việc điều trị bệnh ung thư, nhiều phương pháp điều trị khác nhau đã được thử nghiệm để có thể hạn chế các khối u phát triển và tiêu diệt chúng ở cấp độ tế bào. Một nghiên cứu đã cho kết quả rất khả quan khi sử dụng các hạt nano vàng để chống lại nhiều loại ung thư. Các hạt nano này sẽ được đưa đến các khối u bên trong cơ thể, sau đó có thể dùng các tia thích hợp bao gồm siêu âm, laser, hồng ngoại để kích hoạt hạt vàng gia nhiệt và nhiệt nóng sẽ tiêu diệt tế bào ung thư mà không hại tế bào lành khác. Không dừng lại ở đó, các nhà khoa học còn nghiên cứu một dự án nanorobot vô cùng đặc biệt. Với những chú robot có kích thước siêu nhỏ, có thể đi vào bên trong cơ thể con người để đưa thuốc điều trị đến những bộ phận cần thiết. Việc cung cấp thuốc một cách trực tiếp như vậy sẽ làm tăng khả năng cũng như hiệu quả điều trị. Công nghệ nano trong tương lai không xa sẽ giúp con người chống lại căn bênh ung thư quái ác. Tuy nhiên, hạt nano vàng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, nên tính an toàn trong việc sử dụng hạt nano vàng vẫn chưa cao, một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra điều này: "Theo các nghiên cứu của Tedesco S (2010), trên con sò xanh, Browning LM (2010) trên phôi cá ngựa, De Jong WH (2008) trên chuột đã chỉ ra độc tố của vàng đối với môi trường biển, phát triển của phôi cá ngựa, và các độc ở gan, thận và hệ thần kinh trên chuột." "Đặc biệt, nghiên cứu của Browning chỉ ra có hơn 24% phôi cá ngựa bị chết khi hấp thụ ngẫu nhiên (random diffusion) hạt nano vàng, trong số 76% sống sót thì chỉ có 74% phôi phát triển bình thường." "Do vấn đề đạo đức mà chưa có nghiên cứu độc tố trên người nhưng có nhiều nghiên cứu trên tế bào người chỉ ra khả năng gây độc của hạt nano vàng đối với tế bào người (Powell AC). Do đó, để ứng dụng điều trị việc kiểm soát kích thước của hạt nano, liều lượng là cần thiết để đảm bảo không gây độc cho cơ thể." "Điện tử". Những bộ vi xử lý được làm từ vật liệu nano khá phổ biến trên thị trường, một số sản phẩm như chuột, bàn phím cũng được phủ một lớp nano kháng khuẩn. Pin nano trong tương lai sẽ có cấu tạo theo kiểu ống nanowhiskers. Cấu trúc ống này sẽ khiến các cực của pin có diện tích bề mặt lớn hơn rất nhiều lần, giúp nó lưu trữ được nhiều điện năng hơn. Trong khi kích thước của viên pin sẽ ngày càng được thu hẹp lại. May mặc. Một ý tưởng vô cùng đặc biệt với loại quần áo có khả năng diệt vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu trong quần áo đã trở thành hiện thực với việc áp dụng các hạt nano bạc. Các hạt nano bạc này có thể thu hút các vi khuẩn và tiêu diệt các tế bào của chúng. Ứng dụng hữu ích này đã được áp dụng trên một số mẫu quần áo thể thao và đặc biệt hơn là được sử dụng trong một loại quần lót khử mùi. Không chỉ dừng lại ở công dụng khử mùi, công nghệ nano có thể biến chiếc áo bạn đang mặc thành một trạm phát điện di động. Sử dụng các nguồn năng lượng như gió, năng lượng mặt trời và với công nghệ nano bạn sẽ có thể sạc điện cho chiếc smartphone của mình mọi lúc mọi nơi. Ứng dụng này còn được sử dụng rộng rãi hơn với ý tưởng chế tạo những chiếc buồm bằng vật liệu nano, với khả năng chuyển hóa năng lượng tự nhiên thành điện năng. Tuy nhiên ứng dụng này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Nông nghiệp. Hiện nay tại Việt Nam đã có một số ứng dụng của công nghệ nano trong sản xuất các loại phân bón lá, thuốc trừ nấm bệnh cho cây trồng. Hai nguyên tố được tiếp cận đầu tiên ở dạng nano là nano bạc (Ag) và nano đồng (Cu). Đây là hai nguyên tố có tính chất kháng khuẩn mạnh và càng mạnh hơn khi nó được chia tách thành các hạt có kích thước nanomet. Nhưng trong hai nguyên tố này, có một nguyên tố là thành phần dinh dưỡng của cây và của con người, đó là đồng, cái còn lại (bạc Ag) thì không. Vì thế, đồng ở dạng nano được sử dụng như phân bón lẫn thuốc trừ nấm bệnh, vi khuẩn trên cây trồng, trở thành một loại thuốc BVTV không những không độc hại cho con người và môi trường mà còn giúp cung cấp dinh dưỡng vi lượng đồng cho cây với một liều lượng cực nhỏ vừa đủ, giúp cây thoát khỏi tình trạng bị ngộ độc do tích lũy đồng dư thừa trong đất.
4,977
70612046
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4977
Quan Âm
Quan Âm (觀音/"kan'on", nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm) là tên của một vị Bồ tát tên là Quán Thế Âm Bồ Tát (觀世音菩薩/"avalokiteśvara") tại các nước như Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận. Các Phật tử Trung Hoa thường thờ cúng bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa, gồm Quan Âm cùng các vị Bồ Tát Phổ Hiền (普賢/"samantabhadra"), Địa Tạng (地藏/"kṣitigarbha") và Văn-thù-sư-lợi (文殊師利/"mañjuśrī"). Ở Việt Nam, việc thờ phượng Quan Âm thường thấy là dựng pho tượng lớn ngoài trời với hình tượng Quan Âm đứng trên tòa sen gọi là "Đài Quan Âm" hay Quan Âm lộ thiên, thờ trong một không gian nhỏ hơn ở ngoài sân gọi là "Quan Âm các", và thờ trong nhà, có ban thờ gọi là "Điện Quan Âm". Trong thế giới Quan Âm gồm có Quan Âm Nam Hải và Quan Âm Diệu Thiện. Thể hiện. Bồ Tát Quan Âm thường được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (tiếng Phạn "amitābha") trong kinh "Diệu pháp liên hoa", phẩm 25 với tên "Phổ môn", các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân. Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. "amitābha") và trong kinh "Diệu pháp liên hoa", phẩm 25 với tên "Phổ môn", các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân. Trong thần thoại, văn học bác học (như tác phẩm Tây du ký của Trung Hoa), văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật (như phẩm Phổ môn, bản kinh Lăng Nghiêm và "Diệu pháp liên hoa)," Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật A Di Đà. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa - giác tha (cứu vớt và giác ngộ người khác), nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Bồ Tát Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật A Di Đà, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Ai Di Đà hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác. Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để "nhìn" thấy hình ảnh, dùng mắt để "nghe" thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được, v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn "nhìn thấy" tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần. Theo quan niệm Trung Hoa, Quan Âm ngự tại Phổ-đà Sơn ở miền Đông Trung Hoa. Phổ-đà Sơn là một trong Tứ đại danh sơn, bốn trú xứ của bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa. Tại Trung Hoa - đến thế kỷ 10 - Quan Âm còn được giữ dưới dạng nam giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quan Âm để râu. Đến khoảng thế kỷ thứ 10, Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân. Có lẽ điều này xuất phát từ sự trộn lẫn giữa đạo Phật và đạo Lão trong thời kỳ này. Một cách giải thích khác là ảnh hưởng của Mật tông (xem Tantra) trong thời kỳ này: hai yếu tố Từ bi ("maitrī-karuṇā") và Trí huệ ("prajñā") được thể hiện thành hai dạng nam nữ, mỗi vị Phật hay Bồ Tát trong Mật tông đều có một "quyến thuộc" nữ nhân. Vị quyến thuộc của Quán Thế Âm được xem là vị nữ thần áo trắng Đa-la (sa. "tārā"), và Bạch Y Quán Âm là tên dịch nghĩa của danh từ đó. Kể từ đó Phật tử Trung Hoa khoác cho Quan Âm áo trắng và xem như là vị Bồ Tát giúp phụ nữ hiếm muộn. Ngoài ra, các ngư dân thường cầu nguyện Quan Âm để được bình an trong các chuyến đi đánh cá. Vì thế, Quan Âm cũng có biệt hiệu "Quan Âm Đông Hải" hay "Quan Âm Nam Hải". Ngoài ra, đối với Phật giáo, Phật không phân biệt nam hay nữ. Khác với các thần thoại sơ khai quan niệm các vị thần có giới tính và có sự sinh sản, Phật giáo và các tôn giáo lớn trên thế giới không cho rằng thần của họ có giới tính và sự sinh sản. Do đó việc quan niệm Quan Âm là nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng trong Phật giáo. Vả lại, theo phẩm Phổ môn, khi muốn cứu vớt hoặc giác ngộ, Quan Âm có thể hóa thành 32 sắc tướng như Phật, Bồ Tát, Càn-thát-bà, thiện nam, tín nữ, tùy theo đối tượng để cứu giúp chúng sinh. Huyền thoại. Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại Trung Hoa thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua tên là Diệu Thiện. Lớn lên, dù bị vua cha ngăn cản nhưng công chúa vẫn quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra, sau đó nàng tái sinh trên núi Phổ-đà ở biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay. Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo hay trên con cá voi để cứu người bị nạn cũng phổ biến trong nghệ thuật, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa sen hay bình nước Cam lồ. Quan Âm bồ tát cũng chính là Từ Hàng đạo nhân trong Phong thần diễn nghĩa. Ở Việt Nam, Nguyên phi Ỷ Lan được nhân dân gọi là Quan Âm Nữ, thờ ở Chùa Bà Tấm. Sự tích. Một sự tích được phổ biến tại Việt Nam là Quan Âm Thị Kính, kể rằng ngài đã đầu thai và tu hành 9 kiếp. Trong kiếp thứ 10, ngài được đầu thai làm một con gái trong một gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly (ở bán đảo Triều Tiên ngày nay), và được đặt tên là Thị Kính. Lớn lên, nàng tài sắc nết na lại hiếu thảo hết lòng. Thị Kính được gả cho Thiện Sĩ của gia đình họ Sùng. Khi ở nhà chồng, Thị Kính giữ phận làm dâu, tôn kính phụng dưỡng bố mẹ chồng. Một hôm, khi Thiện Sĩ đang ngủ sau khi đọc sách, Thị Kính thấy ở cằm của chồng mình có mọc sợi râu. Thị Kính đang may vá nên cầm một con dao nhíp trong tay và sẵn tiện cắt đứt sợi râu. Thiện Sĩ giật mình thức giấc, thấy vợ đang cầm dao gần cổ, tưởng rằng Thị Kính đang định giết mình nên la lên.Sau khi Thị Kính kể lể đầu đuôi, cha mẹ chồng vẫn ngờ rằng Thị Kính có âm mưu giết chồng, bắt Thiện Sĩ phải bỏ vợ. Thị Kính phải trở về nhà cha mẹ mình, quyết định xuất gia đi tu. Bà cải trang thành một người nam giới, trốn nhà đến chùa xin đi tu, lấy pháp danh là Kính Tâm. Vì là gái giả trai nên Kính Tâm có tướng mạo đẹp đẽ, cho nên có nhiều tín nữ ngưỡng mộ. Thị Mầu, con của một trưởng giả giàu có, trêu ghẹo Kính Tâm, nhưng không được đáp lại. Thị Mầu lại có thai với người đầy tớ. Khi bị tra hỏi, Thị Mầu khai rằng Kính Tâm là cha của thai nhi. Kính Tâm tuy kêu oan nhưng không dám tiết lộ ra bí mật của mình. Sau đó, Kính Tâm phải tu ở ngoài cổng chùa để chùa không bị mang tiếng. Thị Mầu sinh ra được một đứa con trai, đem đứa nhỏ đến chùa gửi cho Kính Tâm. Kính Tâm vì tính thương người, nhận đứa trẻ vào nuôi dưỡng. Khi đứa trẻ lên 3 tuổi thì Kính Tâm bị bệnh nặng. Biết mình sắp chết, Kính Tâm dặn dò đứa trẻ đưa thư cho sư cụ của chùa và cho ông bà họ Mãng. Sau khi đọc rõ sự tình, sư cụ kêu người khám xét thi thể Kính Tâm, mới biết rằng Kính Tâm là gái giả trai. Thị Mầu xấu hổ, đành phải tự tử. Thiện Sĩ ăn năn, bèn đi tu, sau này biến thành một con chim. Quan Âm Bồ Tát (Thị Kính sau khi chết) cũng cứu độ đứa con nuôi, con ruột của Thị Mầu, đem về Nam Hải, để làm người hầu. Do đó, người ta họa hình Quán Thế Âm Bồ Tát đội mũ ni xanh, mặc áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, bên tay mặt có con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, bên dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay đứng hầu. Sự tích Quan Âm này trong văn học Việt Nam có mặt qua bản truyện thơ Quán Âm Thị Kính. Truyền thuyết về Quan âm Diệu Thiện và Quan âm Nam Hải. Quan âm Diệu Thiện. Truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện được truyền miệng trong dân gian Việt Nam qua lối truyện thơ. Bài thơ viết theo thể lục bát nói về một vị công chúa đã xuất gia ở Việt Nam để độ hoá cho vua cha có nhiều tội ác. Sự tích này cũng có một dị bản lưu hành ở Trung Hoa. Vị công chúa này, nguyên ở nước Hùng Lâm thuộc Ấn Độ, là người con gái thứ ba của một vị vua. Trước khi sinh công chúa Diệu Thiện thì nhà vua rất mong có hoàng tử nên đã cầu xin rất nhiều nhưng đứa con chào đời lại là một công chúa. Điều này đã làm cho nhà vua sinh lòng oán hận. Khác hẳn hai người chị, nàng công chúa này lớn lên chỉ say mê kinh kệ và có lòng quy y Phật. Vì cự tuyệt việc lấy chồng nên cô bị giam hãm phía sau hoàng cung. Không thuyết phục được con mình hoàn tục, vua giả vờ cho phép con tu ở chùa Bạch Tước rồi ngầm ra lệnh cho các sư sãi phải tìm cách thuyết phục cho công chúa hoàn tục. Nếu không sẽ giết hết các sư sãi trong chùa. Nhưng mọi cách đều không lung lạc được ý quyết của công chúa. Giận con, vua ra lệnh đốt chùa để giết cô công chúa nhưng trời bỗng có mưa dập tắt lửa. Chưa hết giận, vua bèn hạ lệnh xử chém, thì trời bỗng giông tố, tạo ra sét đánh văng búa của đao phủ thủ. Vua tức giận ra lệnh xử giảo công chúa nhưng ngay lúc đó xuất hiện một con hổ trắng xông ra cõng công chúa mang đến chùa Hương. Diệu Thiện tu hành ở đó và cảm hoá được muông thú. Trong khi đó, vua trong triều đột nhiên bị chứng bệnh hủi không chữa được, dần dần hai bàn tay bị rơi rụng và mắt trở nên mù. Công chúa tu đã đến kì đắc đạo trở về thăm cha và đã hy sinh hai mắt cùng hai tay để cho cha. Sau đó công chúa nhập Niết Bàn và cứu độ cha mẹ và hai chị cùng thành Phật. Trong truyện đã đề cao hai đặc tính của bồ tát, đó là nhân và hiếu. Với trí huệ và giới hạnh thì hiếu có thể độ giúp cứu thoát được cha mẹ mình, cũng như nhân có thể độ giúp nhiều người thoát vòng mê lầm trở về với trí huệ. Xem thêm.
4,980
770800
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4980
Tháp Hà Nội (định hướng)
Tháp Hà Nội có thể có một trong các nghĩa sau:
4,997
894948
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4997
Nhà Nguyễn
Nhà Nguyễn (chữ Nôm: 茹阮, chữ Hán: 阮朝; Hán-Việt: "Nguyễn triều") là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi Nguyễn Ánh (Gia Long) lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19. Từ năm 1802–1884, các vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền quản lý đất nước, trải qua 4 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Gia Long và sau đó là Minh Mạng đã cố gắng xây dựng Việt Nam trên cơ sở nền tảng Nho giáo. Trong thời kỳ này, nội bộ đất nước không ổn định, triều Nguyễn ít được lòng dân, chỉ trong 60 năm đã xảy ra hơn 400 cuộc nổi dậy của người dân. Gia Long tăng thuế khóa và lao dịch quá nặng khiến người dân bất bình, đến thời Minh Mạng thì lại diễn ra nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ ở Campuchia nên đã khiến ngân khố cạn kiệt, đến thời Tự Đức thì mọi mặt của đất nước đều sút kém. Từ thập niên 1850, một nhóm trí thức Việt Nam, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, đã nhận ra sự trì trệ của đất nước và yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp – thương mại, cải cách quân sự – ngoại giao, nhưng họ chỉ là thiểu số, còn đa số quan chức triều Nguyễn và giới sĩ phu không ý thức được sự cần thiết của việc cải cách và mở cửa đất nước nên Tự Đức không quyết tâm thực hiện những đề xuất này. Nước Đại Nam dần trở nên trì trệ, lạc hậu và đứng trước nguy cơ bị thực dân châu Âu xâm chiếm. Từ năm 1884–1945, Đại Nam bị Pháp xâm lược và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Gia Định. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước cắt nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa "Cochinchine" (Nam Kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến ở Bắc Kỳ. Đến năm 1884 thì nhà Nguyễn chính thức công nhận quyền cai trị của Pháp trên toàn Việt Nam. Pháp có thực quyền cai trị, còn các vua nhà Nguyễn tuy vẫn giữ ngôi vua nhưng chỉ còn là bù nhìn, quân Pháp có thể tùy ý phế lập vua nhà Nguyễn sau đó. Giai đoạn này kết thúc khi Nhật đảo chính Pháp nhưng thua khối Đồng Minh do Mỹ dẫn đầu trong Thế chiến 2 rồi Bảo Đại tuyên bố thoái vị ngay sau đó vào ngày 30 tháng 8 năm 1945 sau khi Nhật Bản đầu hàng quân đội đồng minh. Thời kỳ độc lập. Thành lập. Năm 1778, Nguyễn Ánh quay lại và tập hợp lực lượng chiếm được Gia Định và đến năm 1780, ông xưng vương. Trong mùa hè năm 1781, quân đội của Nguyễn Ánh lên đến khoảng 3 vạn người với 80 chiến thuyền đi biển, 3 thuyền lớn và 2 tàu Bồ Đào Nha do giám mục Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh mời được. Ông tổ chức tấn công Tây Sơn đánh tới tận đất Phú Yên nhưng sau cùng phải rút chạy vì gặp bộ binh rất mạnh của Tây Sơn. Tức giận vì tốn kém nhưng không thu được kết quả, quan lại Gia Định để cho một người phụ việc của Bá Đa Lộc là cai cơ Manuel (Mạn Hòe) lập mưu giết chết các tay lính đánh thuê Bồ Đào Nha và cướp tàu của họ. Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thủy bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy, cửa Cần Giờ với quân đội nhà Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Quân đội Tây Sơn yếu hơn, nhưng họ đã phá tan quân Nguyễn, buộc Manuel tự sát, tuy vậy cũng thiệt hại khá nhiều binh lực. Nguyễn Ánh bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp. Vua Thái Đức khi tấn công Nam Bộ tại Cù lao Phố đã gặp phải sự chống đối mạnh của người Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây khiến cho một thân tướng là Đô đốc Phạm Ngạn tử trận, binh lính thương vong nhiều, nên ông rất đau đớn rồi nổi giận ra lệnh tàn sát người Hoa ở Gia Định để trả thù. Việc này đã cản chân quân đội nhà Tây Sơn trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, khiến cho Nguyễn Ánh có cơ hội quay trở về Giồng Lữ, một đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Học đem quân đuổi theo Ánh bị quân đội nhà Nguyễn bắt giết khiến cho Nguyễn Ánh có được 80 thuyền của quân đội nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh thấy vậy định kéo về chiếm lại Gia Định nhưng đụng Nguyễn Huệ dàn binh quay lưng ra sông đánh bại khiến Nguyễn Ánh phải chạy về Hậu Giang, Rạch Giá, Hà Tiên rồi theo thuyền nhỏ trốn ra Phú Quốc. Sau khi chiến thắng quân Bát kỳ của nhà Thanh, vua Quang Trung đang chuẩn bị phối hợp với Nguyễn Nhạc đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792), con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, hiệu là Cảnh Thịnh. Loạn lạc liền nổ ra ở Bắc Hà, sĩ phu trung thành với nhà Lê nổi lên tôn Lê Duy Cận làm minh chủ. Duy Cận liên lạc với Nguyễn Ánh để cùng đánh Tây Sơn, việc này góp phần làm cho nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ Nhà Tây Sơn xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc Tuyên. Từ đó, Nguyễn Ánh ra sức mở các đợt tấn công ra Quy Nhơn theo nguyên tắc đã định trước đó: "Gặp nồm thuận thì tiến, vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng". Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn định cho sứ đi ngoại giao với nhà Thanh, lợi dụng mâu thuẫn và thù hằn của quốc gia này với Tây Sơn, và cả sự có mặt của Lê Chiêu Thống bên đó để khiến nhà Thanh giúp mình, nhưng việc không thành do khi sứ của Nguyễn Ánh là Ngô Nhơn Tĩnh và Phạm Thận sang đến nơi thì Lê Chiêu Thống đã mất. Năm 1793, Nguyễn Ánh cùng các tướng Võ Di Nguy, Nguyễn Văn Trương, Võ Tánh, Nguyễn Huỳnh Đức, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Phước Hội, Philippe Vannier, Nguyễn Văn Hòa, Chưởng cơ Cố đem quân đánh Nha Trang, Diên Khánh, Phú Yên rồi tranh thủ đánh tới tận thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc cầu cứu quân ở Phú Xuân. Vua Cảnh Thịnh sai Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng, đô đốc Hố và Chưởng cơ Thiêm đem 17.000 quân, 80 thớt voi,và 30 chiếc thuyền chia nhiều đường tiến vào cứu, quân Nguyễn Ánh rút lui, trên đường về ông sai quân đắp thành Diên Khánh để lợi dụng địa thế nơi này làm bàn đạp chống Tây Sơn. Cùng thời gian, quân Phú Xuân của Tây Sơn nhân dịp đánh chiếm luôn thành Bình Định và kho tàng của Nguyễn Nhạc. Lúc đó Nguyễn Nhạc đang bệnh trên giường, nghe tin gia sản mà ông để lại cho con mình là Quang Bảo bị chiếm mất, uất quá thổ huyết mà qua đời. Quang Toản cho an trí Quang Bảo ra huyện Phù Ly và cai quản toàn bộ đất đai của Nguyễn Nhạc. Từ năm 1794 đến năm 1795, Tây Sơn phản công, họ cho quân nhiều lần vào đánh Phú Yên, vây thành Diên Khánh, quân Nguyễn cũng ra sức chống cự, nhiều lần kìm hãm, thậm chí là đánh lại được quân Tây Sơn. Tuy nhiên nội bộ Tây Sơn lại mâu thuẫn, các tướng tranh quyền. Vũ Văn Dũng giết Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở, Quang Toản nhỏ tuổi không làm gì được. Trần Quang Diệu đang đi đánh Nguyễn Ánh, nghe tin đành rút quân về, suýt giao tranh với Vũ Văn Dũng may nhờ có Quang Toản sai quan ra khuyên giải Trần Quang Diệu mới đồng ý hòa. Nhưng sau đó Quang Toản lại nghe lời gièm pha tước mất binh quyền của Trần Quang Diệu, Tây Sơn từ đó cứ lục đục mãi, các quan nghi kị giết hại lẫn nhau tạo điều kiện thuận lợi cho Nguyễn Ánh. Năm 1797, Nguyễn Ánh cho quân ra đánh Phú Yên, riêng ông thì cùng Nguyễn Phúc Cảnh chỉ huy thủy quân ra tận Quy Nhơn giao chiến với tướng Tây Sơn là Lê Trung tại Thị Nại thu được nhiều khí giới, nhưng khi tới Quy Nhơn thấy thế lực Tây Sơn thủ mạnh quá đành vòng lên đánh Quảng Nam nhưng được mấy tháng lại rút về vì thuyền chở quân lương từ Gia Định bị ngược gió không lên kịp. Nguyễn Ánh chiêu dụ Nguyễn Quang Bảo nhưng việc chưa thành vì Quang Toản ra tay trước, bắt và giết được Quang Bảo. Nhưng Tây Sơn lại rơi vào lục đục, Quang Toản nghi ngờ giết hại nhiều triều thần, võ tướng, khiến cho sức chiến đấu suy giảm, thêm nhiều người sang hàng Nguyễn Ánh. Năm 1799, Nguyễn Ánh cho sứ yêu cầu vua Xiêm La cho một đạo quân Chân Lạp và Vạn Tượng đi đến sát biên giới Nghệ An để nghi binh và vua Xiêm đồng ý làm theo. Cũng trong năm 1799, Nguyễn Ánh tự cầm quân đi đánh thành Quy Nhơn, tướng giữ thành của Tây Sơn là Vũ Tuấn đầu hàng dù trước đó Quang Toản đã sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vào cứu. Sau đó, Nguyễn Ánh đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định, rồi cho quân tới trấn giữ thành. Tây Sơn ngay lập tức tìm cách chiếm lại; tháng 1 năm 1800, hai danh tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng kéo đến vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Ánh cho quân ra cứu nhưng bị bộ binh Tây Sơn chặn lại, ông chia quân đi đánh các nơi và thắng nhiều trận, trong đó có một trận lớn ở Thị Nại. Thấy thế Tây Sơn vây Quy Nhơn còn mạnh, Nguyễn Ánh cho người lẻn mang thư đến bảo tướng quân Nguyễn giữ thành là Võ Tánh mở đường máu mà trốn ra nhưng Võ Tánh quyết tử thủ để tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân, việc này khiến thời gian hai danh tướng Tây Sơn bị cầm chân lên hơn một năm. Năm 1801, Nguyễn Ánh nhận thấy tinh binh Tây Sơn đều tập trung cả ở chiến trường Quy Nhơn nên mang quân chủ lực vượt biển ra đánh Phú Xuân. Tháng 5 năm 1801, Nguyễn Ánh kéo quân giao chiến dữ dội với Tây Sơn ở cửa Tư Dung; rồi đụng Quang Toản ở cửa Eo, Quang Toản thua trận bỏ chạy ra Bắc và đến ngày 3 tháng 5, Nguyễn Ánh giành được Phú Xuân. Cùng thời gian nghe tin Phú Xuân bị tấn công, Trần Quang Diệu đang vây Quy Nhơn sai binh về cứu nhưng bị quân Nguyễn chặn đánh nên quân không về được, ông chỉ còn cách cố gắng đốc binh chiếm thành. Đầu năm 1802, Tây Sơn mới chiếm lại thành Quy Nhơn, Võ Tánh tự vẫn để xin tha mạng cho binh sĩ. Trần Quang Diệu tha cho binh lính Nguyễn, an táng Võ Tánh và thuộc tướng rồi bỏ thành Quy Nhơn; cùng Vũ Văn Dũng mang quân cứu viện ra Nghệ An, bị quân Nguyễn chặn đường, phải vòng qua đường Vạn Tượng. Lúc tới Nghệ An thì thấy thành đã mất, quân sĩ bỏ chạy gần hết, vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân bị bắt, Vũ Văn Dũng không rõ số phận. Cũng trong thời gian này, sau khi chiến thắng quân Tây Sơn, hoàn toàn chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế ngày 1 tháng 6 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802). Để tượng trưng sự thống nhất Nam–Bắc lần đầu tiên sau nhiều năm, Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia Long, chữ "Gia" lấy từ Gia Định và "Long" lấy từ Thăng Long. Sau đó ông cho người đem toàn bộ ấn sách nhà Thanh trao cho Tây Sơn trả lại và xin phong, rồi sai Lê Văn Duyệt kéo quân tiếp ra Bắc Hà diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn. Tổ chức bộ máy. Quan chế và tổ chức chính quyền trung ương. Ngay từ sớm, Nguyễn Ánh đã phong tước, đặt quan lại cho những người theo phò tá mình. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và trở thành hoàng đế Gia Long, ông lại tiếp tục kiện toàn lại hệ thống hành chính và quan chế của chính quyền mới. Nhà Nguyễn về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương giống như các triều đại nhà Lê trước đó. Đứng đầu nhà nước là hoàng đế, nắm mọi quyền hành trong tay. Giúp hoàng đế giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có "Văn thư phòng" (năm 1829 đổi là "Nội các"). Về việc quân quốc trọng sự thì có 4 vị Điện Đại học sĩ gọi là Tứ trụ Đại thần, đến năm 1834 trở thành viện Cơ mật. Ngoài ra còn có Tông nhân phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia. Bên dưới, triều đình lập ra 6 Bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng thư chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước, các bộ gồm: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình và Bộ Công. Bên cạnh 6 Bộ còn có Đô sát viện (tức là Ngự sử đài bao gồm 6 khoa) chịu trách nhiệm thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách các sắc dụ, công văn, 5 Tự phụ trách một số sự vụ, phủ Nội vụ coi sóc các kho tàng, Quốc tử giám phụ trách giáo dục, Thái y viện chịu trách nhiệm về việc chữa bệnh và thuốc thang... cùng với một số Ti và Cục khác. Theo Trần Trọng Kim, người ta "thường hiểu mấy chữ quân chủ chuyên chế theo nghĩa của các nước Tây Âu ngày nay, chứ không biết mấy chữ ấy theo cái học Nho giáo có nhiều chỗ khác nhau..." Theo tổ chức của nhà Nguyễn, khi có việc gì quan trọng, thì vua giao cho đình thần các quan cùng nhau bàn xét. Quan lại bất kỳ lớn bé đều được đem ý kiến của mình mà trình bày. Việc gì đã quyết định, đem dâng lên để vua chuẩn y, rồi mới thi hành. Hoàng đế tuy có quyền lớn nhưng lại không được làm điều gì trái phép thường. Khi vua có làm điều gì sai thì các quan Giám Sát Ngự Sử có quyền can ngăn vua và thường là vua phải nghe lời can ngăn của những người này. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân. Người dân tự lựa chọn lấy người của mình mà cử ra quản trị mọi việc tại địa phương. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng. Ngạch quan lại chia làm 2 ban văn và võ. Kể từ thời vua Minh Mạng được xác định rõ rệt giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia ra chánh và tòng 2 bậc. Trừ khi chiến tranh loạn lạc còn bình thường quan võ phải dưới quan văn cùng phẩm với mình. Quan Tổng đốc (văn) vừa cai trị tỉnh vừa chỉ huy quân lính của tỉnh nhà. Lương bổng của các quan tương đối ít nhưng quan lại được hưởng nhiều quyền lợi, cha họ được khỏi đi lính, làm sưu và miễn thuế tùy theo quan văn hay võ, hàm cao hay thấp. Ngoài ra con cái các quan còn được hưởng lệ tập ấm. Tuy bộ máy không thật sự cồng kềnh, nhưng tệ tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề lớn. Trong bộ luật triều Nguyễn có những hình phạt rất nghiêm khắc đối với tội này. Phân chia hành chính. Năm 1802, trong khi đã quyết định Phú Xuân là quốc đô, Nguyễn Ánh vẫn tạm đặt 11 trấn phía Bắc (tương đương khu vực Bắc Bộ ngày nay) thành một Tổng trấn với tên cũ Bắc Thành, do một Tổng trấn đứng đầu. Đến thời Minh Mạng, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, năm 1831–1832, nhà vua thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên, đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam. Năm 1831, Minh Mạng đổi các trấn từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh, và vùng còn lại ở phía Nam được chia làm 12 tỉnh. Thừa Thiên, nơi tọa lạc của kinh đô Phú Xuân, là phủ trực thuộc Trung ương. Cả nước được chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc (mỗi người phụ trách 2–3 tỉnh và chuyên trách 1 tỉnh) và Tuần phủ (dưới Tổng đốc, phụ trách chỉ 1 tỉnh). Giúp việc có Bố chánh sứ ti lo về thuế khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp. Phụ trách về quân sự có chức lãnh binh. Các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền trung ương trực tiếp bổ nhiệm, và thường là võ quan cao cấp, về sau mới bổ dụng thêm các quan văn. Hệ thống chính quyền được phân biệt rõ rệt giữa Trung ương và địa phương, và trong hệ thống này nhà vua, người đứng đầu đất nước, nắm nhiều quyền lực hơn hẳn so với các thời kỳ trước. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống do người dân tự lựa chọn cử ra quản trị. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng. Nhìn chung, cơ cấu hành chính của các tổng, xã được tổ chức khá chặt chẽ để triều đình dễ dàng quản lý và phản ứng mau lẹ khi có sự biến xảy ra. Đối với vùng thượng du và với các khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số, Minh Mạng thực hiện nhất thể hóa về mặt hành chính cùng với các vùng miền xuôi. Năm 1829, ông bãi bỏ chế độ thế tập của các Thổ ti (các tù trưởng của dân tộc thiểu số) mà cho quan lại lựa chọn những thổ hào ở địa phương làm Thổ tri các châu huyện. Sau đó, Minh Mạng còn đặt thêm một chức lưu quan do người Kinh nắm giữ để khống chế các vùng này tốt hơn và tiến hành thu thuế như ở miền xuôi. Tuy nhiên, do phản ứng của người dân địa phương, vua Tự Đức sau đó đã bãi bỏ chế độ lưu quan. Tính đến cuối thế kỷ 19, Việt Nam có 98 phủ bao gồm 342 huyện và châu. Đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vua Gia Long từ năm 1816 đã chính thức ra lệnh tiếp thu Hoàng Sa, cắm cờ trên đảo và đo thủy trình. Sang triều Minh Mạng, nhà Nguyễn cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương. Từ thập niên 1890, chính quyền Bảo hộ nhân danh triều đình Huế của nhà Nguyễn cũng có dự định dựng ngọn hải đăng để khẳng định chủ quyền của Pháp trên quần đảo Hoàng Sa nhưng đồ án không thực hiện được và mãi đến năm 1938 mới có lực lượng chính thức chiếm đóng quần đảo này. Dù vậy, khi nhà Thanh gửi thuyền xâm phạm quần đảo Hoàng Sa vào những năm đầu thế kỷ 20 thì Bộ Ngoại giao Pháp đã có công văn phản đối. Cuộc tranh chấp này kéo dài cho đến khi người Pháp mất chủ quyền ở Đông Dương và vẫn chưa kết thúc. Quân đội. Một trong những thành quả Gia Long đạt được sau nhiều năm nội chiến với Tây Sơn là quân đội mạnh với trang bị và tổ chức kiểu phương Tây. Sau khi làm chủ toàn bộ quốc gia, nhà Nguyễn xây dựng quân đội hoàn thiện hơn, chính quy hơn. Để sung binh ngạch mới, vua Gia Long cho thực hiện phép giản binh, theo hộ tịch tùy nơi mà định, lấy 3, 5 hay 7 suất đinh tuyển 1 người lính. Quân chính quy đóng tại kinh thành và những nơi xung yếu; các địa phương đều có lực lượng vũ trang tại chỗ làm nhiệm vụ trị an. Quân chính quy có 14 vạn người, ngoài ra còn có quân trừ bị. Quân đội còn được tổ chức thành 4 binh chủng: bộ binh, tượng binh, thủy binh và pháo binh, trong đó bộ binh và thủy binh được chú trọng xây dựng để tác chiến độc lập. Trình độ chính quy thống nhất cao. Ngoài vũ khí cổ truyền, quân chính quy được trang bị hỏa khí mua của phương Tây như đại bác, súng trường, thuyền máy, thuốc nổ... Các loại súng thần công, đại bác được đúc với kích thước, trọng lượng thống nhất; thành lũy, đồn to nhỏ cũng được quy định cho từng cấp với số lượng quân nhất định. Sự quan tâm tới khoa học quân sự phương Tây của Gia Long được xem là do tình thế bắt buộc thì với Minh Mạng lại hoàn toàn tự nguyện. Minh Mạng lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng đến việc quân cần tinh nhuệ, không cần nhiều, bỏ bớt số lượng người cầm cờ từ 40 người xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ (500 người). Phương thức tác chiến được các học giả Mãn Thanh ghi nhận là giống hệt kiểu Pháp, do trong quân đội Minh Mạng có thuê các sĩ quan huấn luyện đến từ phương Tây. Có thể nói, quân đội nhà Nguyễn thời Minh Mạng là lực lượng quân sự tân tiến hiện đại nhất ở khu vực Đông Á, vượt trội các nước láng giềng như Trung Hoa, Thái Lan, Campuchia. Sang thời Tự Đức, công tác quốc phòng của nhà Nguyễn bị sa sút và có sự tương phản rõ rệt với các triều vua trước. Một trong các lý do khiến tình hình quân đội suy sút là vấn đề tài chính. Vũ khí và trang thiết bị làm mới gần như không có. Trang bị bộ binh rất lạc hậu: 50 người mới có 5 súng, mỗi năm chỉ tập bắn 1 lần 6 viên đạn. Vũ khí được bảo trì cũng kém. Về thủy binh, không tàu hơi nước nào được đóng mới, thủy quân thậm chí không đủ khả năng bảo vệ bờ biển chống hải tặc. Việc giảng dạy binh pháp không chú trọng tới sách vở phương Tây nữa mà quay trở lại với "Binh thư yếu lược" của Trần Hưng Đạo. Đời sống quân lính không được quan tâm thỏa đáng, lương thực lại bị ăn bớt. Do đó tinh thần chiến đấu của quân sĩ không cao. Quan điểm khoa học quân sự của vua quan nhà Nguyễn không hề vượt quá khuôn khổ của khoa học quân sự phong kiến. Việc không bắt kịp với thành tựu mới của khoa học phương Tây thời Tự Đức khiến quân sự Việt Nam bị lạc hậu nhiều. Do đó, khi người Pháp vào xâm lược Việt Nam (1858), khoảng cách về trang thiết bị giữa quân đội nhà Nguyễn và quân Pháp đã khá xa. Thuế khóa và lao dịch. Việc sinh hoạt quốc gia đòi hỏi phải có đủ tài chính để duy trì bộ máy triều đình nên sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã tổ chức lại vấn đề đăng tịch, bắt buộc mỗi làng xã phải ghi vào sổ đinh trong làng số đàn ông từ 18-60 tuổi. Các đinh bộ không bao giờ kê khai hết tất cả số đàn ông trong làng vì ngoài dân đinh còn có một số người là dân ngoại tịch, dân lậu, những người bần cùng, vô sản, không thể đánh thuế cũng như những người mới tới làng định cư. Do tổ chức xã hội Việt Nam căn bản dựa trên xã, thôn nên triều đình không đòi hỏi người dân phải trả thuế trực tiếp mà giao cho làng lo việc thuế má và sưu dịch, không cần biết làng sẽ phân chia trách nhiệm giữa các dân làng ra sao. Mỗi làng hưởng quyền tự trị rất lớn, tự họ cai trị theo những tục lệ riêng ghi trong hương ước của làng. Hội đồng Kỳ mục trông coi tất cả công sản (tài sản công) và thuế khóa, đê điều, trị an. Họ cũng phải lo phân phối công điền (ruộng công) giữa các dân đinh mỗi kỳ quân cấp và chỉ định thanh niên đi lính. Về thuế nhân đinh và thuế ruộng, nhà Nguyễn xoá bỏ tất cả chế độ thuế khóa cũ của Tây Sơn để đặt lại thuế khóa mới nặng hơn thời trước. Vua Gia Long cho sửa lại hộ tịch và điền tịch đã hư hỏng qua thời nội chiến. Hộ tịch phân ra 9 hạng, tùy từng hạng mà nộp thuế toàn bộ hay được miễn giảm một nửa hoặc miễn trừ cả sưu thuế lẫn sai dịch. Thuế đinh nhà Nguyễn đặc biệt đánh nặng lên dân Thanh – Nghệ và Bắc Hà. Dân công nghệ thì nộp thuế sản vật. Thời Minh Mạng thì định lại thuế điền, chia cả nước ra 3 khu vực để đánh thuế. Thuế điền thì dân Thanh Nghệ và Bắc Hà cũng bị nặng hơn ở các miền khác. Theo thống kê của bộ Hộ thì số đinh năm đầu đời Gia Long là 992.559 người, cuối đời Thiệu Trị là 1.024.380 người. Về điền thổ thì đầu đời Tự Đức có 3.398.584 mẫu ruộng và 502.672 mẫu đất. Mỗi người dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch cho triều đình. Lao dịch thường là để làm các mục đích, xây sửa hệ thống đê điều, kênh rạch, sông ngòi; xây đắp các thành lũy; xây dựng các cung điện cho hoàng gia. Trên thực tế, người dân phải lao dịch khá nặng trong thời gian vương triều Nguyễn xây dựng các cung điện, lăng tẩm, dinh thự... Ví dụ năm 1807, ngay khi kinh thành Huế vừa được xây xong, vua Gia Long lại huy động hàng nghìn dân đinh và binh lính tiếp tục sửa chữa và tu bổ thêm trong một thời gian dài. Vua Minh Mạng cũng tiếp tục công việc xây dựng kinh đô. Vua Thiệu Trị thì không tập trung xây dựng kinh đô nữa, nhưng, trong một cuộc tuần du lớn ra Bắc Kỳ năm 1842, người dân đã phải xây 44 hành cung cho một phái đoàn đông đến 17.500 người, 44 con voi và 172 con ngựa của nhà vua. Theo nhận xét của giáo sĩ Pháp Guérard: "Vua Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách, sự bất công và lộng hành làm người ta rên xiết hơn cả thời Tây Sơn: thuế khóa và lao dịch đã tăng lên gấp ba". Việc xây thành Phú Xuân và đào kênh Vĩnh Tế phải huy động hàng vạn dân phu đi lao dịch. Một người Pháp là Borel viết năm 1818 mô tả việc xây thành Phú Xuân (Huế): "“Nhà vua sử dụng tất cả nhân lực vào việc xây tòa thành và các công trình công cộng khác. Khi tôi đến Huế, đã có đến 8 vạn người được điều động từ các nơi trong cả nước đang khẩn trương xây dựng một tòa thành rộng lớn bằng gạch... Riêng việc xây bờ thành đã tốn kém những khoản tiền khổng lồ và làm thiệt hàng ngàn nhân mạng vì phải khổ dịch liên tục... Nhà vua [Gia Long] đã vung ra những món tiền lớn và hy sinh tính mạng của hàng ngàn dân chúng vì họ phải làm việc không nghỉ tay trên các tường lũy của kinh thành. Đây quả là một công trình kỳ diệu. Mười vạn người được thường xuyên huy động”". Trong dân gian đã xuất hiện các bài vè, bài ca miêu tả sự nặng nề của chế độ lao dịch, ví dụ bài "Tố khuất khúc" của dân Sơn Nam Hạ có câu: Luật pháp. Lúc đầu, nhà Nguyễn chưa có một bộ luật rõ ràng, chi tiết. Vua Gia Long chỉ mới lệnh cho các quan tham khảo bộ luật Hồng Đức để rồi từ đó tạm đặt ra 15 điều luật quan trọng nhất. Năm 1811, theo lệnh của Gia Long, tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành đã chủ trì biên soạn một bộ luật mới và đến năm 1815 thì nó đã được vua Gia Long ban hành với tên Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là luật Gia Long. Bộ luật Gia Long gồm 398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ sách gồm 22 cuốn, được in phát ra khắp mọi nơi. Theo lời tựa, bộ luật ấy hình thành do tham khảo luật Hồng Đức và luật nhà Thanh, nhưng kỳ thực là chép lại gần như nguyên vẹn luật của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều. Chương "Hình luật" chiếm tỉ lệ lớn, đến 166 điều trong khi những chương khác như "Hộ luật" chỉ có 66 điều còn "Công luật" chỉ có 10 điều. Trong bộ luật có một số điều luật khá nghiêm khắc, nhất là về các tội phản nghịch, tội tuyên truyền "yêu ngôn, yêu thư". Tuy nhiên, bộ luật cũng đề cao việc chống tham nhũng và đặt ra nhiều điều luật nghiêm khắc để trừng trị tham quan. Tất nhiên, đến các đời vua sau Gia Long, bộ luật này cũng được chỉnh sửa và cải tiến nhiều, nhất là dưới thời Minh Mạng. Ngoại giao. Với các nước lân bang. Cũng như các triều đại trước, nước đầu tiên mà Gia Long tiến hành ngoại giao là Trung Quốc. Tháng 5 năm 1802, sau khi lên ngôi vua, Gia Long cho một đoàn sứ giả đem đồ cống sang Quảng Đông cầu phong triều đình Trung quốc. Dẫn đầu đoàn sứ giả là Trịnh Hoài Đức chánh sứ, Ngô Nhân Tĩnh và Hoàng Ngọc Uẩn là phó sứ. Đoàn sứ giả sang Quảng Tây, quan lại nhà Thanh ở đây nhận chuyển đồ cống lên Bắc Kinh, còn giữ đoàn sứ ở lại Quảng Tây chờ lệnh triều đình có cho sứ giả lên Bắc Kinh triều yết hay không. Sứ đoàn này chưa hồi hương thì cuối năm đó vua Gia Long tiếp tục cử Binh bộ Thượng thư là Lê Quang Định sang cầu phong vua Gia Khánh nhà Thanh đổi quốc hiệu là Nam Việt. Sau những tranh luận về tên gọi, vì nhà Thanh ngại nhầm lẫn với nước Nam Việt xưa nằm ở Lưỡng Quảng và cuối cùng đồng ý đảo ngược lại thành Việt Nam, vua Thanh cho Tổng đốc Quảng Tây là Tề Bố Sâm sang làm lễ tấn phong cho Gia Long là "Việt Nam quốc vương", ấn định thể lệ tiến cống hai năm một lần và cứ bốn năm một lần Việt Nam sẽ phái sứ bộ sang làm lễ triều kính. Ngoài Trung Quốc, nhà Nguyễn còn qua lại với Xiêm La. Dù có xung đột từ thời kỳ chúa Nguyễn trước đó, nhưng đến khi Gia Long tị nạn ở Xiêm cho đến lúc lên ngôi, việc giao thiệp giữa triều Gia Long và Xiêm La vẫn giữ được sự hòa hảo. Từ năm 1802 trở đi hai bên vẫn có sứ bộ qua lại trao đổi thân thiện và tặng phẩm. Tại Ai Lao, Việt và Xiêm cùng đặt ảnh hưởng, Quốc vương Ai Lao xin thần phục cả Việt lẫn Xiêm. Dân vùng Cam Lộ, dân ở các vùng cao nguyên hai tỉnh Thanh Nghệ, người Thượng (tức người Rhadé) ở các nước Thủy Xá và Hỏa Xá cũng có cống phẩm đến để tỏ lòng tuân theo chính quyền của triều Nguyễn. Thời vua Minh Mạng, nhiều xứ ở Ai Lao xin thuộc quyền bảo hộ của Việt Nam. Các vùng nay là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, đều xin làm nội thuộc và trở thành các châu, phủ của Việt Nam. Còn với Chân Lạp, khi vua Gia Long lên ngôi, nước Cao Miên tuy mất Thủy Chân Lạp cho người Việt nhưng vẫn phải chịu thần phục. Thời Minh Mạng, sau khi phá được quân Xiêm, tướng Trương Minh Giảng và tham tán Lê Đại Cương lập đồn đóng quân ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp. Với phương Tây. Năm 1803, Anh Quốc sai sứ là Robert sang xin cho mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, thuộc Quảng Nam. Vua Gia Long không nhận đồ, và cũng không cho mở cửa hàng. Sau người Anh còn đưa thư sang hai ba lần nữa, nhưng vẫn bị từ chối. Khi chiến tranh kết thúc, các ông Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại triều, Gia Long cho mỗi người 50 lính hầu và khi chầu thì không cần lạy Hoàng đế. Năm 1817, chính phủ Pháp phái tới Việt Nam chiếc tàu Cybèle để thăm dò bang giao. Thuyền trưởng là Achille De Kergariou nói rằng vua Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long sai quan ra trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa. Tuy nhiên, sự bành trướng của Châu Âu ở Đông Nam Á khiến Gia Long e ngại, nhất là sau khi nước Anh chiếm được Singapore. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người Tây phương nhưng không thể biệt đãi một quốc gia đặc biệt nào. Năm 1819, John White, một thương gia Hoa Kỳ tới Gia Định và được hứa hẹn sẽ dành cho mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Việt Nam. Vua Minh Mạng không có cảm tình với người Pháp như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người Âu Châu là bọn man di, là quân xâm lược. Ngoài ra ông cũng không thích cả Công giáo của châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt và các giáo sĩ nước ngoài đã so sánh ông với hoàng đế Nero của Đế quốc La Mã - một hoàng đế từng tàn sát hàng loạt giáo dân Công giáo. Với những người Pháp đã từng giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Việt Nam không được trọng dụng nữa. Minh Mạng cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Việt Nam vẫn đối xử tốt đẹp với người Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng không chấp nhận xây dựng đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho ông Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Việt Nam không được nhà vua đếm xỉa đến. Cũng theo đường lối của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị, vua Tự Đức khước từ mọi việc giao thiệp với các nước ngoài, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thương mại. Năm 1850 có tàu của nước Mỹ vào cửa Hàn có quốc thư xin thông thương nhưng không được tiếp nhận. Từ năm 1855 các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha nhiều lần có tàu vào cửa Hàn, cửa Thị Nại và Quảng Yên xin thông thương cũng không được. Sau khi Gia Định bị người Pháp chiếm, việc ngoại giao giữa triều đình với các nước phương Tây khó khăn, Tự Đức mới thay đổi chính sách, đặt ra Bình Chuẩn Ty để lo buôn bán và Thương Bạc Viện để giao dịch với người nước ngoài nhưng không có kết quả vì những người được ủy thác vào các việc này không được học gì về ngoại giao. Kinh tế. Thương mại. Thương mại Việt Nam sau khi đất nước được thống nhất vẫn không phát triển lắm, tổ chức thương mại của người Việt sơ sài, trong phạm vi gia đình. Nếu có những hội buôn lớn thì cũng chỉ là những phường họp vài thương gia hùn vốn với nhau để kinh doanh rồi chia tiền ngay, không liên kết lại thành những hội buôn làm ăn lâu dài. Nhiều người Việt Nam dùng tiền của để mua ruộng đất chứ không đầu tư kinh doanh, khuếch trương thương mại hay công nghệ. Việc buôn bán ở các chợ quy mô lớn do thương nhân Hoa kiều chi phối, dù những người này chỉ là thiểu số. Các mặt hàng tiêu dùng họ kinh doanh gồm có: mua thổ sản như gạo, lúa, bắp, đường, hạt tiêu... và bán và nhập cảng trà, thuốc Bắc, vải, đồ đồng, giấy. Trong vùng nông thôn, hoạt động thương mại cũng chỉ nhằm trao đổi nông sản và hàng tiểu thủ công ở các chợ. Ở đó, ngoài những cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ hay các cửa tiệm bán thuốc Bắc, còn có những nông dân bán thổ sản và nông sản địa phương và một số thương nhân nhỏ bán vải vóc, hàng xén, cau thuốc, đi rong từ chợ này sang chợ khác. Theo sử gia Trần Trọng Kim, người Việt Nam chỉ quanh quẩn trong nước, buôn bán những hàng hóa lặt vặt, nên bao nhiêu mối lợi lớn về tay người ngoài mất. Nhìn chung, Gia Long không quan tâm đến thương mại. Ông đã nhiều lần từ chối người Anh khi họ đến xin được mua bán, ngay cả người Pháp khi đến mua bán cũng không được thuận lợi mấy, ông không cho phép người phương Tây lập phố buôn trên lãnh thổ Việt Nam, triều Nguyễn dưới thời ông không khuyến khích cũng như không chào mời các thuyền buôn phương Tây. Triều đình bấy giờ không có ý đóng cửa với phương Tây nhưng theo cách nhìn của hàng ngũ Nho sĩ ở Việt Nam, việc giao thương với phương Tây là không đáng tin cậy; cũng đồng thời với đó là sự lo ngại sự xâm lược bằng quân sự và truyền giáo của họ đã dẫn đến chính sách như trên. Ngoài một số trung tâm thương mại thành thị được phát triển ở các thành phố và cảng biển chính, phần lớn hoạt động mua bán vẫn diễn ra trên các con sông. Triều đình nắm giữ độc quyền thương mại ở các mặt hàng có giá trị cao như ngà voi, sừng nai, bạch đậu khấu, vàng... Mức thuế mua bán cao, việc cấp giấy phép khó khăn trong việc xuất khẩu gạo, muối, và kim loại cũng gây kìm hãm sự phát triển của thương mại. Ngoại thương bị hạn chế, dân chúng bị cấm giao thương bằng đường biển, triều đình cấm xuất khẩu các loại gỗ quý và đánh thuế cảng, thuế xuất khẩu cao; quan hệ thương mại quan trọng với Trung Quốc nằm trong tay các thương gia người Hoa và quan lại, trong khi các thương gia người Việt thì bị hạn chế ở mảng buôn bán trong nước. Triều đình đã tổ chức nhiều chuyến đi công cán đến các nước trong khu vực để thực hiện giao dịch buôn bán. Năm 1824, Minh Mạng đã sai người đi công cán ở Hạ Châu (Singapore) và Giang Lưu Ba (Indonesia). Năm 1825, vua Minh Mạng phái người sang Hạ Châu mua vải và đồ thủy tinh. Sau đó, mỗi năm đều có quan viên được phái đi tới các trung tâm mậu dịch của người Âu ở khắp Đông Nam Á. Từ 1831-1832 trở đi, các chuyến công cán càng lúc càng nhiều, điểm đến cũng khá đa dạng: Hạ Châu, Lữ Tống (Luzon - Philippines), đảo Borneo, Quảng Đông, Giang Lưu Ba... Trong khoảng 1835-1840 đã có 21 chiếc được cử đi. Hàng bán ra chủ yếu là gạo, đường, lâm thổ sản quý, hàng mua về là len dạ và vũ khí, đạn dược. Các hoạt động này gần như là độc quyền của triều đình dù tư nhân không bị cấm. Dù vậy, nhiều thương nhân cũng lợi dụng các chuyến buôn bán này để buôn lậu gạo và thổ sản sang Hạ Châu hay Quảng Châu. Hàng năm, thuyền buôn Trung Hoa thường đi lại giữa Việt Nam và Singapore. Thương nhân người Hoa thường lén chở gạo đi và đem thuốc phiện về. Trong những năm 1820-1830, giao dịch với Singapore rất hạn chế. Nguyên nhân do hàng hóa của Việt Nam phù hợp với thị trường Trung Hoa hơn. Khi người Pháp sắp chiếm hết Nam Kỳ, các bản lược kê tài chính cho thấy quan thuế hàng năm tương đương 3.000.000 france vàng trên tổng ngân sách 40.000.000 mà các quan viên đã giữ lại gấp đôi số tiền thuế kia, như vậy số tiền thu được vượt quá số tiền chuyển về triều đình rất nhiều. Từ thời Thiệu Trị, do xung đột với phương Tây từ nguyên nhân tôn giáo, quan hệ buôn bán với các nước này bị tổn hại. Năm 1850, Tự Đức không phái thuyền đi buôn ở Hạ Châu nữa. Triều đình cũng tìm cách cản trở dân thường buôn bán với người Tây nên cuối cùng, thương gia ngoại quốc chủ yếu là Hoa kiều, Xiêm và Mã Lai, trong đó người Hoa chiếm tỷ lệ lớn nhất. Thủ công nghiệp. Thủ công nghiệp Nhà nước thời Nguyễn chế tạo tất cả những đồ dùng cho hoàng gia, tham gia đóng thuyền cho quân đội, đúc vũ khí, đúc tiền... Nhà Nguyễn cũng tập trung xây dựng hệ thống các xưởng thủ công Nhà nước, nhất là ở kinh đô và các vùng phụ cận. Năm 1803, Gia Long thành lập xưởng đúc tiền "Bắc Thành tiền cục" ở Thăng Long. Nhà Nguyễn cũng lập các Ti trông coi các ngành thủ công, như ti "Vũ khố chế tạo" quản lý nhiều ngành thủ công khác nhau, gồm 57 cục: làm đất, đúc, làm đồ vàng bạc, vẽ tranh, làm ngói, làm đồ pha lê, khắc chữ, đúc súng, làm trục xe, luyện đồng... Ti "Thuyền" chịu trách nhiệm về các loại thuyền công và thuyền chiến, gồm 235 sở trên toàn quốc. Ngoài ra còn có các ti "Doanh kiến", ti "Tu tạo", ti "Thương bác hoả dược". Phần lớn nhân lực trong các xưởng thủ công Nhà nước là do triều đình trưng dụng thợ khéo trong các ngành như khảm xà cừ, kim hoàn, thêu thùa... tới làm việc để cung cấp đồ dùng cho triều đình. Đối với nghề đóng tàu, năm 1820 sĩ quan người Mỹ, John White đã nhận xét: " Người Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác." Ngoài các thuyền gỗ, người thợ thủ công Việt Nam còn đóng cả các loại tàu lớn bọc đồng. Ngoài ra họ đã sáng chế được nhiều máy móc tiên tiến và có chất lượng vào thời đó, ví dụ các máy cưa xẻ gỗ, máy tưới ruộng... và cả máy hơi nước. Trong ngành khai mỏ, đến nửa đầu thế kỷ 19, triều đình đã quản lý 139 mỏ, và năm 1833 có 3.122 nhân công trong các mỏ Nhà nước, tuy nhiên, phương thức khai mỏ thời bấy giờ vẫn kém phát triển so với thế giới. Nông nghiệp. Triều Nguyễn có những chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp, như là cấm mua bán ruộng đất công, lập kho Thường bình, Sở Tịch điền, Sở Diễn canh, kho Bình thiếu, Sở Đồn điền, Đàn Xã tắc... Năm 1828, Minh Mạng giao cho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ khôi phục lại nghi lễ Tịch điền và làm thành luật lệ lâu dài, cũng như quy định rất nghiêm túc, cụ thể. Về vấn đề ruộng đất, ngay khi mới lên ngôi, Gia Long đã phải ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền công thổ này để bảo đảm đất cày cho mọi người nông dân. Trải qua nội chiến, nhân dân lại gặp mất mùa liên tiếp. Triều đình thường phải giảm thuế, miễn thuế và phát chẩn. Thời Minh Mạng định lại phép quân cấp ruộng khẩu phần, quan lại, binh lính, công tượng (thợ làm quan xưởng) cùng các hạng dân đinh, không kể phẩm trật cao thấp đều được hưởng một phần khẩu phần nhưng quan lại, cường hào cũng giành được những phần tốt hơn. Người già, người tàn tật thì được nửa phần. Cô nhi, quả phụ được 1/3. Tại miền Nam, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục việc khai hoang và phục hóa, từ thời các chúa Nguyễn để lại như việc khẩn hoang, mở rộng, phát triển nông nghiệp. Ở Nam Kỳ, người dân đã tự do đến khẩn hoang với tư cách cá nhân hoặc tập thể dưới sự giúp đỡ của triều đình. Hai vị quan tổ chức khẩn hoang nổi tiếng nhất là Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Tri Phương; trong đó Nguyễn Công Trứ nổi lên vì là tác giả của ba chính sách khẩn hoang lớn: đồn điền, doanh điền và khai khẩn ruộng hoang. Đồn điền là chính sách chủ yếu dựa vào việc mộ dân nghèo, đi cùng với tội phạm, binh lính để thực hiện việc khai khẩn đất hoang. Trong thời gian khẩn hoang số dân này sẽ được quản lý theo cung cách đồn điền; sau từ 6-10 năm để cuộc sống dân cư ổn định sẽ chuyển sang hình thức làng xã. Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia Định. Đợt lập đồn điền lớn nhất do Kinh lược sứ Nam Kì là Nguyễn Tri Phương tổ chức vào năm 1853-1854, lập được 21 cơ, 124 ấp phân phối ở cả lục tỉnh. Doanh điền là hình thức khai hoang có sự kết hợp giữa triều đình và nhân dân, thực hiện di dân để lập ấp mới. Hình thức này bắt đầu được thực hiện từ năm 1828 dưới thời vua Minh Mạng theo đề nghị của Tham tán quân vụ Bắc thành Nguyễn Công Trứ. Theo đó, triều đình sẽ bỏ vốn ban đầu và cử ra một quan chức sẽ dứng ra chiêu mộ và chỉ đạo dân chúng đưa đi khai hoang Chính sách đồn điền và doanh điền được triều đình kèm theo một loạt luật lệ thưởng phạt phân minh để khai thác triệt để đất đã vỡ hoang và ngăn tình trạng bỏ đất nhưng cũng không dứt hẳn được hiện tượng ruộng hoang. Ngoài ra, triều đình nhà Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự do "khai hoang kết hợp phục hóa". Việc đinh điền cũng có chỉnh đốn và kiểm soát chặt chẽ hơn. Ruộng đất ở Nam Việt thời vua Minh Mạng được đo đạc lại, tính ra được 630.075 mẫu. Tổng số đinh toàn quốc là 970.516 suất và 4.063.892 mẫu ruộng đất. Triều đình nhà Nguyễn dành cho việc khai hoang, phục hóa rất nhiều sự quan tâm, họ đã cho tiến hành nhiều chính sách khai khẩn hoang khác nhau và đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Diện tích ruộng đất thực trưng tăng lên nhiều: năm 1847 là 4.273.013 mẫu. Tuy nói trên toàn diện, đất công điền không quá 1/5 diện tích canh tác, nhưng phần đất còn lại được phân phối giữa các nông dân mà đa số chỉ làm chủ tới 5 mẫu là nhiều. Hạng người có 100 mẫu trở lên thì rất ít, mỗi tỉnh có nhiều nhất là 5, 3 người. Văn hóa và giáo dục. Giáo dục. Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia Long cũng cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi. Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương. Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ. Trong dân chúng, việc học tập có tính chất tự do hơn. Bất kỳ người nào có học lực kha khá cũng có thể mở trường tư thục để dạy học. Mỗi làng có vài ba trường tư thục, hoặc ở nhà thầy, hoặc ở nhà người hào phú nuôi thầy cho con học và cho con các nhà lân cận đến học. Theo ông Trần Trọng Kim thì người Việt Nam vốn chuộng sự học, cho nên người đi học cũng nhiều. Dù vậy, việc học tập càng lúc càng thoái hóa do nội dung học chỉ tập trung vào thơ phú và các tác phẩm cổ, không áp dụng được gì nhiều trong thực tế. Nhiều người học chỉ để đi thi, mong được làm quan. Trần Trọng Kim cho rằng: Thời vua Minh Mạng, ông muốn canh tân việc học hành thi cử nhưng lại không biết tiến hành ra sao bởi triều thần của ông phần nhiều chỉ là những hủ nho lạc hậu, không giúp đỡ được nhà vua một kế hoạch nào cho quốc phú dân cường, ông nói rằng: Văn học. Văn học nhà Nguyễn có thể chia làm các thời kỳ như sau: thời Nguyễn sơ, thời kỳ nhà Nguyễn còn độc lập và thời kỳ nhà Nguyễn thuộc Pháp. Thời Nguyễn sơ là thời kỳ của các nhà thơ thuộc hai nguồn gốc chính là quan của vua Gia Long và các cựu thần nhà Hậu Lê bất phục nhà Nguyễn. Tiêu biểu cho thời kỳ này là các tác giả: Phạm Quy Thích, Nguyễn Du, Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định. Nội dung tiêu biểu cho thời kỳ này là nói về niềm tiếc nhớ Lê triều cũ và một lãnh thổ văn chương Việt Nam mới hình thành ở phương Nam. Thời nhà Nguyễn độc lập là thời của các nhà thơ thuộc đủ mọi xuất thân trong đó có các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, và các thành viên hoàng tộc như Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Các nho sĩ thì gồm có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Trương Quốc Dụng, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ. Hai kiểu thơ chủ yếu của thời kỳ này là thơ ngự chế của các vị vua và các thi tập của nho sĩ. Thời nhà Nguyễn thuộc Pháp là thời kỳ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử đương thời tác động rất lớn vào văn chương, các nhà thơ sáng tác nhiều về cảm tưởng của họ đối với quá trình Pháp chiếm Việt Nam. Tác giả tiêu biểu thời kỳ này gồm Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Thông, Nguyễn Khuyến, Dương Lâm, Nguyễn Thượng Hiền. Thời kỳ nhà Nguyễn, văn học phát triển trong cả Hán văn, lẫn một cách mạnh mẽ ở chữ Nôm với nhiều thành tựu lớn, trong đó tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu nhất là Truyện Kiều và Hoa Tiên. Hai thể thơ được dùng phổ biết ở thời kỳ này là lục bát và lục bát gián cách, sử dụng một thứ tiếng Việt mới có một trình độ rất cao. Ở miền Nam Việt Nam, thành hình một lãnh thổ văn chương mới với nhiều nét độc đáo riêng so với các vùng cũ. Về nội dung, ngoài các nội dung văn chương mang đậm tư tưởng Nho giáo truyền thống thì số phận con người và phụ nữ cũng được đề cập đến. Khoa học và kỹ thuật. Sử học. Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, Sử học là một trong những ngành khoa học rất phát triển. Sang đầu thế kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn, ngành này lại càng phát triển hơn, có thể nói đó là ngành phát triển nhất thời vương triều Nguyễn. Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là Quốc sử quán ra đời năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng với nhiệm vụ thu thập các bộ sử xưa, in lại Quốc sử thời Lê và biên soạn các bộ sử mới. Quốc sử quán phải nói là được tổ chức kỷ cương, hoạt động một cách đầy hiệu quả. Vương triều Nguyễn đã cho lập các kho tàng lưu trữ các sáng tác từ cổ chí kim. Sử học nhà Nguyễn có các thành tựu sau: Năm 1942, Giám đốc Nhà lưu trữ Đông Dương Paul Boudet cho biết rằng các tài liệu trước thế kỷ XIX (thời Nguyễn) chỉ còn lưu lại được khoảng 20 bản. Từ triều vua Minh Mạng, công tác lưu trữ mới được quan tâm. Cũng năm 1942, số lượng địa bạ ở Tàng thư lâu giữ được có tới 12.000 quyển. Địa lý và Lịch sử. Thời Nguyễn cũng là thời có nhiều tác phẩm địa lý học lớn như bộ Hoàng Việt Nhất thống dư địa chí do Thượng thư Lê Quang Định soạn theo lời của vua Gia Long. Sau đó cơ quan Quốc sử quán triều Nguyễn cũng soạn tiếp nhiều công trình khác gồm Đại Nam nhất thống toàn đồ, Đại Nam nhất thống chí. Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm có giá trị cao khác ngoài Quốc sử quán như "Bắc Thành địa dư chí" và Hoàng Việt dư địa chí của Phan Huy Chú; Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu; "Đại Việt cổ kim duyên cách địa chí khảo" và Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức; "Nam Hà tiệp lục" của Quốc sử quán... Ngoài ra thời Minh Mạng cũng xuất hiện rất nhiều bản đồ về các địa phương của nước Đại Nam thời kỳ đó. Nhìn chung, theo nhận xét của Dương Quảng Hàm thì tuy có nhiều giá trị nhưng do vẫn còn thiếu một phương pháp nghiên cứu khoa học tốt nên các tác phẩm về sử học và địa lý thời kỳ này vẫn có nhiều khuyết điểm. Dù vậy, các triều đại trước cũng không khá hơn nhà Nguyễn trong việc này. Kỹ thuật công nghệ. Từ các cuộc nội chiến ở Đại Việt trước, kỹ thuật công nghệ của phương Tây đã được các vua chúa đem vào Việt Nam rất nhiều đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. Thời nhà Nguyễn vẫn kế thừa những thứ đã du nhập ấy, nhiều công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vauban của phương Tây như thành Bát Quái, kinh thành Huế, thành Hà Nội...Thời Gia Long đã từng cho đóng một loại thuyền lớn bọc đồng để tuần tra biển. Sang đến thời Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới mẻ đã được chế tạo gồm: máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nước, máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu. Cụ thể là, năm 1834, Nguyễn Viết Túy dưới sự đồng ý của vua Minh Mạng đã chế tạo ra chiếc máy nghiền thuốc súng bằng sức nước mang tên "Thủy hỏa ký tế". Sau đó những năm 1837-38, theo mẫu của phương Tây, thợ thủ công Nhà nước đã chế tạo được máy cưa văn gỗ, xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới ruộng... và còn có cả xe cứu hỏa. Đặc biệt là năm 1839, dựa theo các kiểu phương Tây, các đốc công Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trịnh cùng các thợ của ông đã đóng thành công chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên, được vua Minh Mạng hết sức khen ngợi. Năm sau, Minh Mạng lại chỉ đạo cho họ đóng một chiếc kiểu mới tân tiến hơn và sửa chữa một chiếc bị hỏng. Điều đáng tiếc là sau đó mọi việc dường như bị đình lại. Thời Tự Đức, nhiều sách kỹ thuật phương Tây được dịch sang tiếng Hán như Bác Vật tân biên, Khai Môi yếu pháp, Hàng hải Kim châm. Nhưng một điều đáng tiếc là những tiến bộ này vẫn chưa kịp tác động vào quá trình phát triển của xã hội Việt Nam. Đến giữa thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia với nền sản xuất nông nghiệp chậm tiến so với thế giới phương Tây. Kiến trúc. Nhà Nguyễn là triều đại có nhiều đóng góp trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là một kho tàng kiến trúc đồ sộ, mà tiêu biểu là quần thể kinh thành Huế và nhiều công trình quân sự khác Kinh thành Huế nằm ở bờ Bắc sông Hương với tổng diện tích hơn 500 ha và 3 vòng thành bảo vệ. Kinh thành do vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng năm 1805 và được Minh Mạng tiếp tục hoàn thành năm 1832 theo kiến trúc của phương Tây kết hợp kiến trúc thành quách phương Đông. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ. Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống thời Lý, Trần, Lê đồng thời tiếp thu tinh hoa của Mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa. Huế cũng đã được hiện đại hóa bởi những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời vua Gia Long. Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục chính của công trình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành tương ứng với ngũ phương. Thành Gia Định là một công trình phòng thủ quân sự, được Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh xây dựng tại làng Tân Khai, huyện Bình Dương, đất Gia Định, sau này là Sài Gòn, kể từ ngày 4 tháng 2 năm 1790 theo kiến trúc hỗn hợp Đông-Tây, dựa trên một bản thiết kế của một người Pháp là Olivier de Puymanel (Việt danh là Ông Tín). Thành được xây có 8 cạnh nên gọi là "Bát Quái". Thành còn có tên khác là "Thành Quy". Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Thời Minh Mạng đổi tên các cửa: phía nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa Củng Thần và cửa Vọng Thuyết, phía đông là cửa Phục Viễn và cửa Hoài Lai, phía tây là cửa Tĩnh Biên và cửa Tuyên Hóa. Ngày 18 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Dấu tích duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh thực dân Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son. Các phong trào khởi nghĩa chống triều đình. Nhà Nguyễn cũng là triều đại chứng kiến các cuộc nổi dậy của nông dân cũng như các tầng lớp khác bùng nổ dữ đội, nhất là ở Bắc Hà. Các nhà sử học tính rằng số lượng các cuộc nổi dậy nửa đầu thế kỷ 19 còn nhiều hơn toàn thế kỷ 18. Từ năm 1802 cho tới năm 1862, tại Bắc Hà có từ 350 cho tới 400 cuộc nổi dậy của nông dân nổ ra. Trong số đó có 50 cuộc diễn ra dưới thời Gia Long từ 1802-1820, 254 cuộc dưới thời Minh Mạng (1820-1840), 58 cuộc dưới thời Thiệu Trị (1840-1847) và 40 cuộc nổi dậy dưới thời Tự Đức (1847-1862). Dù vậy, trong số này cũng đã tính luôn cả các vụ nổi dậy liên quan tới vấn đề Công giáo, các phong trào phù Lê diệt Nguyễn của dân Bắc Hà, các toán cướp nổi lên hùng cứ địa phương, các toán tàn quân Thái Bình Thiên Quốc vượt biên vào cướp và cả những vụ bạo loạn như của Lê Duy Phụng do thực dân Pháp kích động để rảnh tay xâm chiếm Việt Nam. Những cuộc nổi dậy ở Bắc Hà dưới thời vua Minh Mạng suốt Trung, Nam, Bắc, kể từ năm 1822 theo sử gia Phạm Văn Sơn đã do nhiều nguyên nhân: Nguyên nhân chính làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy là vấn đề kinh tế và đời sống khó khăn của người dân: Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị thất bại, nhưng đã khiến cho nhà Nguyễn suy yếu, lâm vào tình trạng bất ổn triền miên. Tại Bắc Kỳ. Ngay từ khi mới cầm quyền, nhà Nguyễn đã gặp phải sự chống đối hết sức quyết liệt từ nhiều lực lượng xã hội khác nhau. Năm 1803, một số tướng lĩnh cũ của nhà Tây Sơn do Nguyễn Văn Tuyết cầm đầu đã nổi dậy ở Kinh Môn, Hải Dương. Sau là cuộc khởi nghĩa của Vũ Đình Lục và Đặng Trần Siêu ở Sơn Nam (Thượng du Thanh Hóa), liên tục hoạt động cho đến năm 1824. Tiếp theo là phong trào nông dân ở miền xuôi, vùng đồng bằng Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ: Nguyễn Đức Khoa, Tổng Thái, Tú Bích ở Kinh Bắc, Trần Lệ Quyên, Đỗ Hoàng Thân ở Sơn Tây, Nguyễn Thế Chung ở Sơn Nam, Nguyễn Trấn, Lê Hữu Tạo, Ninh Đãng Tạo, Phan Bô ở Nghệ An. Một số cuộc nổi dậy lớn kế tiếp là cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành ở Nam Định (1821-27), Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833-34), Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833-35) và của Cao Bá Quát (1854-56) ở Hà Nội, đặc biệt là phong trào bạo loạn do Lê Duy Phụng dẫn đầu (1861-1865) trên khắp lãnh thổ Bắc Kỳ. Ngoài ra vụ nổi dậy của Lê Duy Lương năm 1832 ở Ninh Bình, là con cháu nhà Lê khiến vua Minh Mạng phải yêu cầu Tổng đốc Nghệ Tĩnh là Tạ Quang Cự cùng với Tổng đốc Thanh Hóa là Nguyễn Văn Trọng đem quân ra Ninh Bình bắt được Lê Duy Lương giải về Kinh trị tội và tất cả con cháu Lê bị lưu đày ở Quảng Nam, Bình Định. Chính sách "Phù Lê" của nhà Nguyễn đã chấm dứt. Khi vua Tự Đức lên ngôi đã cử những danh thần của triều đình làm quan "Kinh lược Đại sứ" để đi kiểm tra, khám xét công việc ở các nơi trong cả nước. Nguyễn Tri Phương ở Nam Kỳ, Phan Thanh Giản coi ba tỉnh Nam Trung Việt, Nguyễn Đăng Giai kiểm soát ba tỉnh phía Bắc miền Trung. Nhưng từ năm 1851 nhiều cuộc nổi dậy diễn ra ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Kỳ bởi lòng dân ở đây còn tưởng nhớ đến nhà Lê, phá chính quyền triều Nguyễn. Có vài vụ nổi dậy mà người lãnh đạo tự xưng mình thuộc dòng dõi nhà Lê như quân của Lê Duy Phụng, lôi cuốn được khá nhiều người tham gia. Ngoài ra triều đình còn phải lo đối phó dư đảng Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn tổ chức chống lại nhà Thanh bị bại tràn sang Việt Nam. Tàn quân Thái Bình Thiên Quốc cướp phá các vùng thượng du khiến quân đội nhà Nguyễn phải đi đánh dẹp rất phiền phức. Ngoài mục đích chính trị thì một phần cũng do dân chúng phải chịu nhiều thiên tai như lũ lụt liên miên. Đê Văn Giang vỡ liên tiếp 18 năm lại thuộc tỉnh Hưng Yên là nơi đông dân nhất Bắc Kỳ nên làm phát sinh rối loạn. Thời kỳ này còn có quân Tam Đường do ba lãnh tụ: Quảng Nghĩa Đường, Lục Thắng Đường, Đức Thắng Đường nổi lên tại Thái Nguyên được quan Kinh lược Nguyễn Đăng Giai đến phủ dụ nên đất Bắc được yên ổn. Khi Nguyễn Đăng Giai qua đời (1854), Bắc Kỳ lại mất an ninh, trật tự như cũ. Khác với các cuộc nổi dậy khác, cuộc nổi dậy của nhóm Lê Duy Cự và Cao Bá Quát không cướp của giết người như những vụ loạn khác mà do sự bất mãn với triều đình, mục tiêu của họ là lật đổ chính quyền nhà Nguyễn. Bởi cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Cự bùng ra cuối năm ấy mà khoảng tháng 5 có châu chấu phá hoại mùa màng dữ dội nên người ta gọi vụ này là "giặc châu chấu". Những cuộc nổi dậy này nhiều lúc dân nghèo đã phối hợp với quân lưu manh, đạo tặc để chống đối nên tuy làm cho Triều đình khốn đốn nhưng vì không có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, không có hiệu lệnh thống nhất, trước sau đều thất bại. Ngoài các cuộc nổi dậy của nông dân ở Bắc Kỳ còn có cả những người nhân cơ hội triều đình suy yếu, nổi lên tứ tung để cướp phá và lợi dụng dân lưu vong để rủ họ theo. Ngoài ra cũng có những người bị quân Pháp mua chuộc để quấy rối triều Nguyễn cho họ dễ hành động. Chưa kể còn có quân giặc người Tàu hoành hành ở miền thượng du Bắc Kỳ. Những cuộc biến động này khiến triều đình phải dụng binh rất lâu, hao tổn binh lực và tài lực rất nhiều. Năm 1861, với chính sách của Triều đình Huế gia giảm các chương trình phúc lợi, giải tán các cộng đồng Công giáo, gia tăng kiểm soát mua bán lương thực, tăng thuế, cộng với nạn giặc Khách đánh phá mạn ngược và bọn cướp biển Tàu Ô đánh cướp các làng ven biển, khiến tình hình miền Bắc càng trở nên nguy hiểm, có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào. Các thành phần bị ảnh hưởng nặng nề nhất, dễ nổi lên đối kháng nhất là những nông dân bị nạn lũ lụt, các tộc người thiểu số nghèo khổ và các cộng đồng Công giáo bị ngược đãi. Đây là những nhân tố khiến cho cuộc nổi dậy do Lê Duy Phụng cầm đầu đặc biệt nguy hiểm, khiến triều đình Huế phải hết sức vất vả mới đánh dẹp được. Tại Nam Kỳ. Cuộc Nổi dậy ở Đá Vách đã nổ ra, kéo dài ngay từ buổi đầu triều đại vua Gia Long đến suốt hơn nửa thế kỷ. Ngay từ khi lên ngôi, vua Gia Long đã ký ban hành các loại thuế đánh vào lâm thổ sản ở vùng này, làm cho "dân Man quanh năm nộp thuế không lúc nào rỗi" , hậu quả là: "dân phải nhặt củ rau và quả ở núi để ăn cho no bụng" . Các vua đầu thời Nguyễn còn mắc sai lầm khi cho rằng: "Bọn man mọi ngu dại chưa thấm nhuần phong hóa, cần buộc họ cắt tóc, ăn mặc và sinh hoạt giống như người miền xuôi." Tất cả đã làm cho người dân Đá Vách nung nấu căm thù, dẫn đến nhiều cuộc giao chiến suốt hơn 50 năm, bất chấp mọi biện pháp trấn áp và chia rẽ của triều đình nhà Nguyễn. Các vụ nổi dậy vào các năm 1803, 1804, 1806, 1807 đã làm cho quan quân nhà Nguyễn thiệt hại không ít. Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi là một cuộc nổi dậy xảy ra vào thời vua Minh Mạng ở các tỉnh miền Nam Việt Nam. Lãnh đạo của cuộc nổi dậy này là Lê Văn Khôi nhóm họp những phần tử về phái địa phương phân quyền của Lê Văn Duyệt và những tù nhân Bắc Kỳ bị đi đày để nổi dậy. Được võ quan, binh lính và dân chúng Phiên An vốn cảm tình với Lê Văn Duyệt đi theo rất đông nên quân nổi dậy từng đánh chiếm được 6 tỉnh phía Nam nhưng sau đó triều đình đã nhanh chóng thu phục các tỉnh này, dồn quân nổi dậy vào cố thủ ở thành Phiên An năm 1835 khi thành Phiên An thất thủ. Ngoài ra, tại Nam Kỳ, chính sách không phù hợp của nhà Nguyễn với người thiểu số, đặc biệt là người Khmer và chính sách đối ngoại với vương quốc Chân Lạp cũng gây bất mãn trong cộng đồng người Khmer, dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy chống lại triều đình, như các cuộc nổi dậy Lâm Sâm, Ba Xuyên, Thất Sơn, Hà Tiên. Thời kỳ bị Pháp xâm lăng và đô hộ. Cuộc chiến chống Pháp xâm lăng. Tình trạng của nhà Nguyễn. Do những việc cấm đạo và tàn sát giáo dân của vua Minh Mạng mà ngay trong năm 1838 đã có sĩ quan Hải quân Fourichon đề nghị Pháp gửi Hải quân tới can thiệp nhưng bị Ngoại trưởng Pháp là Guizot bác bỏ. Dư luận Pháp thì sôi động vì sự ngược đãi giáo dân của Minh Mạng nên ủng hộ đề nghị dùng vũ lực. Khi Thiệu Trị nối ngôi có thái độ mềm mỏng hơn, cho thả một số linh mục bị bắt và tỏ ý sẽ cho tàu sang Châu Âu mua bán nhưng sự kiện đụng độ tại Đà Nẵng năm 1847 giữa tàu Pháp và Việt khiến nhà vua tức giận và ông ra lệnh xử tử ngay tại chỗ tất cả người Âu bắt được tại Việt Nam. Khi Tự Đức lên cầm quyền, triều đình vẫn cai trị tuân theo phong cách Nho giáo. Triều đình không có một biện pháp nào đối phó với phương Tây, ngược lại chỉ cấm đạo và cấm mua bán quyết liệt hơn trước. Nhân vụ An Phong Công Hồng Bảo mưu phản, tìm cách liên hệ với các giáo sĩ để soán ngôi mà nhà vua cho công bố 2 đạo dụ cấm đoán Công giáo các năm 1848 và 1851, từ 1848-1860, đã có hàng vạn giáo dân bị tàn sát hay lưu đày. Cũng đồng thời lúc này, trước tình hình người Pháp xâm lấn, trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách: liên tiếp các năm 1864, 1866, 1868, 1867, 1881 các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng nhà vua không quyết dưới sự bàn ra của các đình thần. Những đề xuất cải cách này được triều đình đem ra hỏi ý kiến quan lại địa phương. Triều đình cũng dùng những đề xuất này làm đầu đề văn sách hỏi ý kiến sĩ tử nhưng dư luận chung lúc đó là từ chối duy tân.Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Về việc cá nhân, vua Tự Đức không có con nên ông truyền ngôi lại cho một người con của anh mình là vương tử Nguyễn Phúc Ưng Chân. Việc nối ngôi này liên tiếp gặp nhiều rối ren, Nguyễn Phúc Ưng Chân lên làm vua hiệu là Dục Đức được ba ngày thì bị phế bỏ rồi giết chết; một người con khác của vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Hồng Dật lên nối ngôi tiếp với hiệu Hiệp Hòa cũng bị ép uống thuốc độc sau năm tháng, vị vua kế là Kiến Phúc cũng đột ngột qua đời (ghi là bệnh, nhưng nghi là bị đầu độc). Việc lập phế liên tiếp này chỉ kết thúc khi vua Hàm Nghi lên ngôi năm 1884. Phong trào Cần Vương. Năm 1885, phái chủ chiến trong triều đình nổi dậy tấn công quân Pháp đóng ở kinh đô Huế nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chạy ra Tân Sở thuộc Quảng Trị, tại đây Tôn Thất Thuyết mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương kêu gọi người Việt nổi dậy đánh Pháp giúp vua. Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra trong đó tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa ở Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo... Phong trào vẫn tiếp tục phát triển cả sau thời gian vua Hàm Nghi bị Pháp bắt giữ (năm 1888); nó chỉ thực sự chấm dứt khi lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Hương Khê là Phan Đình Phùng chết cuối năm 1895. Nguyên nhân sự thất bại của các phong trào kháng Pháp bởi sự kháng cự của họ chỉ có tính cách địa phương. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên 1 quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng. Ngoài ra, các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, có những lúc họ phải đi cướp phá dân chúng. Ngoài những lý do trên, sự thất bại của phong trào này còn bởi việc xung đột với các nhóm dân thiểu số tại Việt Nam. Quân Cần Vương giết hại hàng loạt những người Việt theo Công giáo vì cho rằng nhóm dân này làm nội gián cho Pháp, điều này lại thúc đẩy giáo dân tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại. Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi của Pháp cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả. Thời Pháp thuộc. Theo các Hòa ước Harmand và Hòa ước Patenôtre thì chính sách ngoại giao, quân sự và tài chánh do nước Pháp kiểm soát nhưng không có sự hợp nhất giữa 2 quốc gia Đại Nam và Pháp. Nước Pháp sau khi không mua chuộc được vua Hàm Nghi bèn cho ông đi an trí ở Algérie. Sau đó anh cả Kiến Phúc, Hàm Nghi là Nguyễn Phúc Ưng Biện kế vị, lấy niên hiệu là Đồng Khánh. Vua Đồng Khánh bị trách là đã lên ngôi trong những điều kiện quá nhục nhã đối với quốc gia. Bị cô lập và thiếu kinh nghiệm, ông phải nhượng bộ cho người Pháp để đổi lấy sự giúp đỡ về mặt hành chính và quân sự. Năm 1887, Liên bang Đông Dương được thành lập gồm thuộc địa Nam Kỳ, 2 xứ bảo hộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ cùng Lào và Cao Miên đều đặt dưới 1 viên quan Toàn quyền Đông Dương người Pháp. Năm 1888, vua Đồng Khánh còn phải nhường cho nước Pháp mọi quyền hành trên 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, 3 khu vực này cũng trở thành 3 thuộc địa. Quyền hành của nhà vua còn bị hạn chế hơn nữa khi Paul Doumer trở thành Toàn quyền Đông Dương. Từ 1897-1902, toàn quyền Paul Doumer đã áp dụng 1 chính sách cai trị độc tài, loại bỏ dần ảnh hưởng của triều Nguyễn. Quan lại cấp tỉnh phải phụ thuộc trực tiếp Thống sứ Pháp, cai trị xứ Bắc Kỳ nhân danh Hoàng đế nhưng lại không cần phải nghe lệnh của vị vua Đại Nam. Các quan cũng phải nhường cho Công sứ Pháp quyền đề cử và bổ nhiệm hương chức. Cơ quan hành chính Pháp cũng phụ trách thu thuế và giao cho ngân khố của triều đình một ngân sách cần thiết cho việc duy trì triều đình. Paul Doumer đã thay thế chế độ bảo hộ bằng chế độ trực trị và triều đình từ lúc đó chỉ còn giữ lại được những hình thức bề ngoài. Vua Thành Thái vào năm 1907 đã bị ép phải thoái vị khi không phê chuẩn việc bổ nhiệm một số quan lại đã được Khâm sứ Lévêque và Hội đồng Thượng thư thỏa thuận. Hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San được đưa lên nối ngôi, tức vua Duy Tân. Cũng như vua cha Thành Thái, Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Năm 1916, ông liên kết cùng Việt Nam Quang phục Hội của nhóm Thái Phiên và Trần Cao Vân nổi dậy nhưng thất bại và bị đày ra đảo La Réunion cùng lúc với cha mình. Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp để đòi hỏi nước Pháp phải cho người Việt được tham gia chính trị nhiều hơn nhưng cuộc hành trình này đã không đem lại kết quả nào. Chuyến đi này đã bị Nguyễn Ái Quốc châm biếm trong tác phẩm "Vi hành" của ông đăng trên báo L'Humanité số ngày 19 tháng 2 năm 1923. Ngày 6 tháng 11 năm 1925, lợi dụng việc vua Khải Định vừa qua đời, Toàn quyền Alexandre Varenne đã ép vị vua mới là Bảo Đại mới 12 tuổi phải ký thỏa ước giao cho quan Khâm sứ Pháp các quyền hạn cuối cùng. Thậm chí nhà vua còn không thể lựa chọn các Thượng thư và quan chức. Nước Đại Nam trên thực tế đã trở thành 3 mảnh có đời sống và thể chế riêng biệt. Nam Kỳ sáp nhập vào Pháp, Bắc Kỳ gần như 1 thuộc địa và Trung Kỳ là nơi mà quy chế bảo hộ chỉ là lý thuyết. Sụp đổ. Khi trở về nước năm 1932, Bảo Đại đã mong muốn cải cách xã hội Việt Nam nhưng phong trào này đã chết yểu bởi sự đối địch với các quan Thượng thư của ông như Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khả, cũng như sự chống đối của giới bảo thủ và chính phủ bảo hộ Pháp. Nhà vua nản lòng sớm, chuyển sang tiêu khiển bằng bơi thuyền và săn bắn. Trước thực tế nhà Nguyễn không còn khả năng chống Pháp, nhiều đảng phái cách mạng được tổ chức để đánh đuổi người Pháp. Việt Nam chi bộ của hội Á Tế Á Áp bức Nhược tiểu Dân tộc do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Đông. Năm 1926, Tân Việt Cách mạng Đảng hoạt động ở Hà Tĩnh và Sài Gòn. Năm 1927, Phạm Tuấn Tài, Hoàng Phạm Trân, Nguyễn Thái Học lập ra Việt Nam Quốc dân Đảng. Năm 1928, Tạ Thu Thâu và Nguyễn An Ninh lập Đệ tứ Quốc tế. Năm 1930, Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội đổi ra Đông Dương Cộng sản Đảng. Năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp giành chiến thắng cho phép không khí chính trị tại Đông Dương mang tính tự do hơn. Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, chính phủ Bảo hộ không cho phép đảng phái chính trị nào hoạt động. Dù vậy chính phủ Pháp đã nhượng bộ một phần trước các cuộc bãi công của công nhân. Năm 1937, phong trào đình công và biểu tình lại tái phát vượt quá tính chất nghề nghiệp để mang nhiều tính chính trị hơn. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật Bản mang quân vào đánh chiếm Đông Dương. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật Bản đảo chính Pháp. Theo sắp xếp của Nhật Bản, vua Bảo Đại chỉ định Trần Trọng Kim làm Thủ tướng thay thế cho Nội các Phạm Quỳnh tại Huế. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Trong tuyên bố của Bảo Đại, bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và mất độc lập với Pháp trước đây. Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại đã ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Theo nhà sử học Joyce C. Lebra, Đế quốc Việt Nam được thành lập như một bộ phận của chính sách Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á của Nhật. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là một trong những khẩu hiệu và khái niệm được dùng để biện hộ cho sự chiếm đóng của Đế quốc Nhật Bản tại Đông Á từ thập niên 1930 cho đến hết Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó các chính quyền bản xứ phải vận động người dân và nền kinh tế trong nước phục vụ cho lợi ích của Đế quốc Nhật Bản. Các chính quyền này trên danh nghĩa là độc lập, song thực tế không có nhiều quyền lực, hầu hết các chính sách quan trọng đều do lực lượng quân quản Nhật quyết định (tiêu biểu như chính phủ bù nhìn Mãn Châu quốc của cựu hoàng đế nhà Thanh (Phổ Nghi) hay chính phủ bù nhìn Đế quốc Đại Hàn). Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Trần Trọng Kim tuyên bố sẽ bảo vệ nội các Đế quốc Việt Nam và ngày 18 tháng 8 tạo ra một ủy ban giải phóng dân tộc, nhóm tất cả các đảng phái chính trị để lãnh đạo. Theo lời khuyên của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng De Gaulle đề nghị công nhận chính phủ Đế quốc Việt Nam. Thông điệp này có đoạn ""Ông sẽ hiểu tốt hơn nếu ông có thể chứng kiến những gì đang diễn ra ở đây, nếu ông có thể cảm nhận được khát khao độc lập đến tận tâm can của mỗi người mà không một thế lực nào có thể ngăn cản nổi. Thậm chí nếu ông muốn tái lập chế độ cai trị của người Pháp ở đây thì nó sẽ không tiếp tục được tuân phục; mỗi làng mạc sẽ trở thành một ổ kháng chiến, mỗi người cộng tác cũ thành một kẻ thù và những quan chức, những tên thực dân của ông chính họ sẽ yêu cầu rời khỏi không khí ngạt thở này... Chúng ta có thể dễ dàng hiểu nhau và trở thành bạn bè nếu ông hủy bỏ tuyên bố trở thành ông chủ của chúng tôi một lần nữa" và cho rằng sự độc lập của Việt Nam "chỉ có nghĩa là bảo vệ lợi ích của Pháp và ảnh hưởng tinh thần Pháp ở Đông Dương"". Tuy nhiên De Gaulle dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu không phải là Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật Bản (kẻ thù của Pháp), mà là Vĩnh San, được xem như là một người "Gaullist". Tất cả các bức thư của Bảo Đại đều không được hồi âm, bởi theo Tuyên bố Cairo, các nước trong khối Đồng Minh sẽ không công nhận bất cứ chính phủ nào do Đế quốc Nhật Bản thành lập tại các lãnh thổ mà Nhật chiếm đóng. Đến 24 tháng 8, Hội đồng Cơ mật khuyên vua Bảo Đại quyết định thoái vị "để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước". Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 15 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã thực hiện thành công Cách mạng tháng Tám, đưa Việt Nam trở thành nước độc lập từ tay người Nhật và người Pháp. Ngày 30 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại đọc bản Tuyên ngôn Thoái vị trước cửa Ngọ Môn. Đế quốc Việt Nam bị giải tán và Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch chính thức tuyên bố Việt Nam độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Sự kiện Bảo Đại thoái vị chính thức đánh dấu sự sụp đổ của nhà Nguyễn (mặc dù sau đó, dưới sự sắp đặt của Pháp, Bảo Đại còn tiếp tục làm quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam từ ngày 1 tháng 7 năm 1949 đến ngày 26 tháng 10 năm 1955). Sự kiện này cũng đã đánh dấu sự chấm dứt suốt 2.000 năm chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam, đồng thời Huế không còn tồn tại là kinh đô Việt Nam nữa. Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm, có 13 đời vua thuộc 7 thế hệ. Di sản. Văn hóa. Thời kỳ nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản văn hóa cho dân tộc Việt Nam, một số đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như Quần thể di tích Cố đô Huế, di sản văn hóa phi vật thể như Nhã nhạc cung đình Huế và Di sản tư liệu thế giới như Mộc bản triều Nguyễn. Giáo sư Phan Huy Lê nhận xét rằng: "Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hóa được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy." Nhà Nguyễn cũng để lại hệ thống thư tịch rất lớn như Châu bản triều Nguyễn; và hàng ngàn di tích kiến trúc như đình, chùa miếu, nhà thờ... trải dài từ Nam chí Bắc... Nhiều di sản trong số này có thời kỳ dài bị lãng quên do bị coi như một thứ "tàn dư của phong kiến thối nát", nay được "khơi lại, phủi bụi, tôn vinh". Quần thể di tích Cố đô Huế. Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là "Di sản Văn hóa Thế giới" vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Phần lớn các di tích này hiện nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ như đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài từ thời điểm tiến hành khảo sát dưới triều vua Gia Long năm 1803 đến khi hoàn chỉnh triều vua Minh Mạng vào năm 1832. Phong cách kiến trúc và cách bố phòng khiến Kinh thành Huế thực sự là một pháo đài vĩ đại và kiên cố nhất từ trước đến nay ở Việt Nam mà một thuyền trưởng người Pháp là Le Rey khi tới Huế năm 1819 phải thốt lên: "Kinh Thành Huế thực sự là pháo đài đẹp nhất, đăng đối nhất ở Đông Dương, thậm chí so với cả pháo đài William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras do người Anh xây dựng". Mộc bản và bảo vật. Mộc bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam ngày 31 tháng 7 năm 2009. Bộ Mộc bản này gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV - Đà Lạt, Lâm Đồng (xưa và nay vẫn là Biệt điện Trần Lệ Xuân - Khu Di tích của TP. Đà Lạt). Ngoài những di tích lịch sử như đền đài, dinh thự, thời đại nhà Nguyễn cũng để lại nhiều bảo vật, là dấu tích của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 18 và 19, trong đó có nhiều kim ấn, ngọc tỷ truyền quốc, bửu tỷ, bảo kiếm, hàng thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật. Cuối năm 2010, lần đầu tiên sau 50 năm được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những báu vật này đã được đem ra trưng bày. Riêng quốc ấn (nặng khoảng 10 kg vàng) và quốc kiếm của vua Bảo Đại, trao lại cho Trần Huy Liệu, Trưởng đoàn Đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945 đã bị mất trộm tại viện bảo tàng Việt Nam và thất lạc. Cả ấn tín của hoàng hậu Nam Phương cũng bị trộm mất. Lệ bất khả. Nguồn gốc của “tứ bất khả” ("tứ bất lập"). Trong giới sử học hiện nay hình thành 2 luồng ý kiến khác nhau về lệ bất khả của nhà Nguyễn. Nguyễn Phan Quang và Trương Hữu Quýnh cho rằng: để đề cao uy quyền nhà vua và ngăn chặn nạn quyền thần lấn át hoàng đế, vua Gia Long đã đặt ra lệ "Tứ bất": trong triều không lập Tể tướng, thi Đình không lấy Trạng nguyên, trong cung không lập Hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài họ vua. Lê Nguyễn có ý kiến ngược lại về vấn đề này, tuy nhiên ông chỉ đề cập tới "tam bất" chứ không phải "tứ bất": Một trong những lí do khiến cho quan điểm "hoàn toàn sai lầm" này được quá nhiều người tin là vì nó được lặp đi lặp lại trong Sách giáo khoa Lịch sử dùng trong nhà trường: từ bậc Tiểu học đến Trung học Cơ sở và cả Trung học Phổ thông. Các Sách giáo khoa Lịch sử lớp 4 (bài 27), lớp 7 (bài 27) và lớp 10 (bài 25) (cả ban Cơ bản lẫn Nâng cao) của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khi viết về giai đoạn Nguyễn sơ (1802 – 1858) không bao giờ quên việc chèn thêm một đoạn có nội dung đại khái là: Kiến thức sai lệch này được giáo viên truyền tải trong các bài giảng, các thế hệ học sinh thuộc nằm lòng và vào cả các đề thi môn Lịch sử và biến nó thành một điều quá hiển nhiên khi nhắc về nhà Nguyễn. Tìm về nguồn gốc của lập luận này, không lạ mấy khi thấy chúng được nhắc đến lần đầu trong quyển sách Lịch sử Việt Nam, tập 1 của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (1971), tức là thông tin này hoàn toàn không xuất phát từ chính sử triều Nguyễn mà được viết ra khi nhà Nguyễn cáo chung được 26 năm. Cuốn sách Lịch sử mang nặng tính giai cấp này đã chỉ rõ Hoàng đế Gia Long, người sáng lập Hoàng triều Nguyễn, là người đề ra lệ tứ bất lập. Tạm thời bỏ qua 3 lệ Bất lập còn lại: không lập Tể tướng, không lập Trạng nguyên và không phong tước Vương đã được các học giả khác bác bỏ hoàn toàn thì bài viết sẽ xoáy mạnh đến vấn đề “bất lập Hoàng hậu”. Đây là thiếu sót khá lớn của các học giả khác khi đã không thể bác bỏ ý sai này một cách triệt để, hậu quả là trong 4 lệ bất lập, khi 3 lệ bất lập kia đã được phần đông mọi người chấp nhận là sai lầm thì vẫn còn rất đông tin rằng: nhà Nguyễn bất lập Hoàng hậu. Bất khả Trạng nguyên. Thực tế là triều Nguyễn không có một Trạng nguyên nào. Trạng nguyên là người xếp hạng cao nhất trong số các tiến sĩ dự kỳ thi Đình dưới các triều đại trước. Thời Nguyễn, triều đình tổ chức thi Hội để lấy tiến sĩ và thi Đình để xếp hạng các tiến sĩ; các tân khoa tiến sĩ dự thi Đình được xếp theo giáp đệ, còn gọi là tam giáp: Việc xếp hạng tiến sĩ như trên không phải là sáng kiến mới của nhà Nguyễn nhằm “né tránh” danh hiệu Trạng nguyên hay hạ thấp địa vị của người thi đỗ cao nhất, mà việc này từng thực hiện dưới các triều đại trước: Lê Nguyễn khẳng định cách thức xếp hạng tiến sĩ trong thi Đình theo giáp đệ đã xuất hiện trước khi có danh hiệu Trạng nguyên và không có gì khác biệt giữa hai cách gọi trên. Do đó, việc triều Nguyễn áp dụng hình thức giáp đệ trong thi đình mà không chọn Trạng nguyên là rất bình thường, không xuất phát từ một lệ “bất khả” nào. Bất khả hoàng hậu. Trên thực tế sử sách ghi nhận nhà Nguyễn có ít nhất 3 hoàng hậu: hoàng hậu thời Gia Long là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (mẹ hoàng tử Cảnh), thời vua Hiệp Hòa là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức) và hoàng hậu thời Bảo Đại là Nam Phương hoàng hậu. Ngoài ra, sử liệu nhà Nguyễn không hề phủ nhận sự tồn tại của ngôi vị hoàng hậu: Lê Nguyễn cho rằng: việc các triều vua từ Minh Mạng tới Khải Định không phong hoàng hậu không xuất phát từ lệ nào mà vì chưa tìm được người xứng đáng hoặc chưa thấy cần làm. Bất khả tể tướng. Thời Gia Long đặt quan chế trên cơ sở tham khảo thời Hậu Lê. Sang thời Minh Mạng có việc tổ chức lại bộ máy và áp dụng tới hết thời Nguyễn, theo đó đứng đầu bộ máy quan lại là tứ trụ triều đình. Khi tham khảo sử sách các đời trước cũng rất khó tìm thấy chức danh tể tướng trong hàng quan lại đầu triều: Như vậy việc triều Nguyễn không đặt chức danh Tể tướng cũng là điều bình thường như các triều đại trước, không có cơ sở để khẳng định đó là một điều quy định “bất khả tể tướng” của nhà Nguyễn. Lê Nguyễn cho rằng việc nhà Nguyễn không đặt chức danh tể tướng, áp dụng chế độ khoa cử đỗ tam giáp và nhiều triều vua không phong hoàng hậu không có gì là bất thường và không phải là sự áp dụng riêng biệt của triều đại này, mà nó phù hợp và tiếp thu theo thông lệ từng có ở các triều đại trước. Nhận định. Về vấn đề tổ chức hành chính. Nhà Nguyễn là vương triều đã hoàn thành việc chấm dứt chia cắt, phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài dù rằng phong trào Tây Sơn là những người đầu tiên thực hiện quá trình này (thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có nguy cơ phân liệt). Triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng đều lo củng cố vương quyền đồng thời củng cố chủ quyền dân tộc, chống mọi sự vi phạm, xâm phạm từ bên ngoài và bên trong, kể cả bằng những biện pháp như trấn áp quyết liệt Công giáo thời kỳ Minh Mạng và Tự Đức. Những thành quả của vương triều Nguyễn trong việc xây dựng nhà nước quân chủ phong kiến tập quyền thống nhất trên toàn lãnh thổ cũng được ghi nhận từ việc quản lý đất nước. Đặc biệt là những thành tựu trong cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng còn có nhiều giá trị. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng: Triều Nguyễn từng bị Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đánh giá là "chế độ quân chủ chuyên chế cực kỳ phản động" và cho rằng nhà Nguyễn đã "tăng cường bộ máy đàn áp", "bộ máy quan lại hủ lậu mục nát". Nhưng nhiều nhà sử học về sau cho rằng bộ máy quan lại trong thời kỳ đầu triều Nguyễn không thực sự hủ bại, thối nát, từ đời vua Gia Long (1802–1820) đến Minh Mạng (1820–1840), nhà Nguyễn đã "thực hiện công cuộc cải cách hành chính theo xu hướng đơn giản, hợp lý, hiệu quả, chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước". Sự hủ bại, thối nát của bộ máy quan lại nhà Nguyễn thực sự chỉ diễn ra từ đời vua Tự Đức (1847–1883) trở về sau. Sự thay đổi về quan điểm này được cho là do hiện nay các nhà sử học đã có được "nguồn sử liệu toàn diện, phong phú và phương pháp tiếp cận khách quan, khoa học, cộng với độ lùi thời gian cần thiết". Vấn đề cải cách thất bại. Theo Nguyễn Quang Trung Tiến (Trường Đại học Khoa học Huế), đối với những đề xướng cải cách, thái độ của nhà Nguyễn là tiếp nhận các điều trần chứ không quay lưng. Vua Tự Đức và triều thần dường như đã đọc không bỏ sót một bản điều trần nào của các nhà cải cách gửi về Huế;... đồng thời đã tổ chức thực hiện việc cải cách ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã thất bại trong việc cải cách, những công việc tiến hành chưa nhiều và không đồng bộ, không thể tạo ra một cuộc cải cách thực sự như "Minh Trị Duy tân" ở Nhật Bản, để rồi dang dở bất thành. Những nguyên nhân cơ bản là: Việc mất lòng dân và mất nước. Từ năm 1945 đến trước năm 1975, đã có những ý kiến đánh giá phê phán nhà Nguyễn rất gay gắt trong giới sử học ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu bởi việc vua Gia Long đã cầu viện ngoại xâm để giành ngôi vua, và việc nhà Nguyễn đã để mất nước vào tay Pháp. Ngay từ năm 1961, ngay trước khi cho ấn hành tập đầu tiên của bộ "Đại Nam thực lục", Viện Sử học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã viết nhận định: Sách "Lịch sử Việt Nam" do Viện Khoa học Xã hội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bản năm 1971 cũng cho rằng: Ngoài ra còn các nhận định trong các tiểu mục khác như ""Tăng cường bộ máy đàn áp", "Bộ máy quan lại hủ lậu mục nát", "Chế độ áp bức bóc lột nặng nề", "Chính sách kinh tế lạc hậu và phản động", "Chính sách đối ngoại mù quáng", v.v..." và trong tập II của bộ "Lịch sử Việt Nam" xuất bản vào năm 1985, các tác giả thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội còn dùng những từ ngữ rất mạnh như: "triều đình nhà Nguyễn thối nát và hèn mạt", "Vương triều Nguyễn tàn ác và ngu xuẩn", "cực kỳ ngu xuẩn", "tên chúa phong kiến bán nước số 1 là Nguyễn Ánh... Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực ngoại bang giúp hắn thỏa mãn sự phục thù giai cấp"... Dù vậy, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vào thời điểm đang chỉ đạo việc biên soạn bộ sách lịch sử (do Ủy ban Khoa học Xã hội chủ trì, đả phá quyết liệt các chúa Nguyễn và triều Nguyễn) cũng nhắc nhở những người tham gia biên soạn bộ sử ấy rằng, đến lúc nào đó, khi có nhiều tư liệu hơn thì phải đánh giá lại chính những quan điểm của bộ sử này về các chúa Nguyễn và triều Nguyễn. GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhận định, thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XIX là một thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, có những lúc gần như đảo ngược lại. Triều Nguyễn được đặt trong khung lý thuyết hình thái kinh tế – xã hội là thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến trước chủ nghĩa tư bản, nên lâm vào khủng hoảng nặng nề, và chịu nhiều đánh giá tiêu cực. Theo ông Nguyễn Đắc Xuân (Hội Sử học Thừa Thiên Huế), nhận định tiêu cực về nhà Nguyễn còn có 4 xu hướng: con cháu nhà Lê – Trịnh viết về chúa Nguyễn có những điểm sai; thực dân Pháp, Công giáo và những người nghiên cứu nhà Tây Sơn, thích Tây Sơn đều có những đánh giá tiêu cực về nhà Nguyễn. Quan điểm phê phán nhà Nguyễn chi phối xã hội miền Bắc Việt Nam (từ năm 1954) và miền Nam Việt Nam (từ sau năm 1975) trong một thời gian dài nên nhiều di tích, tên đường phố, trường học, các công trình công cộng tại các đô thị có liên quan nhà Nguyễn bị thay tên. Một thời gian dài Quần thể di tích Cố đô Huế bị bỏ mặc để trở thành phế tích sau những đổ nát của chiến tranh và lụt lội... Cũng theo ông Phan Thuận An, chỉ trong hai thập niên gần đây (1987–2008), nhiều cuộc hội thảo khoa học và nhiều công trình nghiên cứu đã dần dần có cái nhìn dễ chịu hơn chứ không còn gay gắt như trước đối với vương triều này. Tuy nhiên, trong quyển "Đại cương Lịch sử Việt Nam" tập II do giáo sư Đinh Xuân Lâm biên soạn gần đây (bản năm 2007) tiếp tục khẳng định "triều Nguyễn thành lập là sự thắng thế của tập đoàn phong kiến tối phản động trong nước có tư bản nước ngoài ủng hộ". Ông Lâm cũng cho rằng nhà Nguyễn "là 1 nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập trung cao độ với 1 chế độ chính trị lạc hậu, phản động". "Mọi chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội triều Nguyễn ban hành đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn"... và các biện pháp khai hoang hay mộ dân lập ấp đều "xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị". Lý giải về thái độ đánh giá trên, giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng: ""nguyên do sâu xa của vấn đề này là do bối cảnh chính trị của đất nước (Việt Nam) thời bấy giờ và cách vận dụng phương pháp luận sử học của các nhà nghiên cứu"... Bối cảnh chính trị của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945–1954) tất yếu dẫn đến thái độ tiêu cực và phê phán về nhà Nguyễn, triều đại từng để mất nước vào tay Pháp." Nhà nghiên cứu Chu Giang tổng kết: nhà Nguyễn có một số công lao, nhưng có tội làm mất nước, đây là cái tội lớn nhất nên một số công lao của nhà Nguyễn cũng không thể bù đắp được. Mặt khác, cũng cần phân biệt rõ giữa thời kỳ "chúa Nguyễn" (có công mở mang bờ cõi) và thời kỳ "vương triều Nguyễn" (có lỗi làm đất nước trì trệ) để không lẫn lộn công – tội giữa 2 giai đoạn khác nhau này. Không phủ nhận nhà Nguyễn có những vị vua yêu nước và có công (Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân), nhưng cũng không thể phủ nhận có nhiều vua nhà Nguyễn đã cầu viện ngoại xâm, có tội với đất nước (Gia Long) hoặc hèn nhát đầu hàng, chấp nhận làm tay sai cho giặc Pháp (Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại). Ai có công thì khen, ai có tội thì chê chứ không thể đánh đồng các vấn đề này với nhau, lấy công mở mang của cha ông (các chúa Nguyễn) để xóa tội cho con cháu (các vua Nguyễn đã cầu viện hoặc đầu hàng ngoại quốc) nhằm biện hộ cho nhà Nguyễn theo cảm tính như một số nhà sử học có tư tưởng “hoài niệm triều Nguyễn” hiện nay: Tại An Giang, người dân truyền tụng những câu ca dao phê phán rất thẳng thắn, rất gay gắt, chửi cả tông tộc nhà Nguyễn, từ vua khai quốc Gia Long đến vua cuối cùng Bảo Đại là "dòng Việt gian" vì hành động cầu viện ngoại xâm để giành ngôi vị: Nguyên nhân mất nước vào tay Pháp. Có những ý kiến khác nhau về trách nhiệm của các vua nhà Nguyễn đối với việc Việt Nam mất vào tay người Pháp. Sự trì trệ của đất nước và việc nhà Nguyễn mất lòng dân. Trong "Việt Sử tân biên", Phạm Văn Sơn cho rằng Việt Nam mất vào tay thực dân Pháp là một tất yếu lịch sử, hoặc ít ra cũng do trình độ dân trí Việt Nam quá thấp kém so với người Pháp. Do nhà Nguyễn không thực hiện cải cách nên Việt Nam thời đó vẫn là nước nông nghiệp phong kiến trình độ lạc hậu, kém xa các nước phương Tây đã thực hiện công nghiệp hóa. Tuy nhiên, Nguyễn Phan Quang cho rằng triều Nguyễn thua Pháp không phải là tất yếu mà do lúng túng về đường lối chính trị được thể hiện qua mặt quân sự và vấn đề tôn giáo và các mâu thuẫn nội bộ. Việc ngăn cấm Công giáo đồng nghĩa với việc ngăn chặn phương Tây có mặt tại Việt Nam đã gây phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc và là lý do khiến phương Tây nổ súng xâm lược. Suốt hơn 20 năm kể từ khi ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn đã không thể giải quyết mâu thuẫn giữa cải cách mới có thể chống Pháp thành công và muốn chống Pháp thành công thì phải cải cách nên đã để mất dần lãnh thổ. Vấn đề thuế khóa cao, lao dịch nặng và đời sống khó khăn của người dân cũng khiến nhà Nguyễn mất lòng dân. Thời kỳ hai triều vua đầu tiên là Gia Long và Minh Mạng, đất nước mới ra khỏi chiến tranh nên lẽ ra cần giảm thuế, miễn lao dịch để sức dân được khôi phục. Nhưng Gia Long lại đánh thuế quá nặng và bắt dân chúng lao dịch quá nhiều, thuế khóa và lao dịch tăng lên gấp ba so với nhà Tây Sơn, đồng thời huy động hàng vạn dân phu để xây các công trình lớn như thành Phú Xuân và đào kênh Vĩnh Tế. Đến thời Minh Mạng thì lại phung phí ngân khố và nhân lực vào những chiến dịch quân sự lớn ở Chân Lạp. Gánh nặng thuế khóa, lao dịch và chiến tranh đổ lên người dân khiến số cuộc nổi dậy của người dân vào thời kỳ đó nhiều hơn hẳn các triều đại trước. Theo Phan Huy Lê thì nguyên nhân mất nước của nhà Nguyễn là rất đa dạng, từ tư duy bảo thủ của vua quan, khoa học kỹ thuật lạc hậu cho tới việc không thu được lòng dân, không nên quy trách nhiệm cho duy nhất một nguyên nhân nào: Giáo sư Nguyễn Phan Quang có ý kiến như sau: Gia Long lên ngôi là nhờ chiến thắng sau cuộc nội chiến với nhà Tây Sơn chứ không phải bằng một chiến thắng chống giặc ngoại xâm lẫy lừng như các vương triều trước. Sự lên ngôi không đủ chính danh là một trở lực không nhỏ trong việc cai trị. Ở Bắc Hà, nhiều sĩ phu, quan lại vẫn xem nhà Lê là chính thống, coi nhà Nguyễn là kẻ cướp ngôi. Tư tưởng “phò Lê” đã được dùng để kích thích các cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn ở miền bắc Việt Nam mãi tới mấy chục năm sau, như lời nhận xét của một người nước ngoài: "“Cách xử sự của nhà vua mới (vua Gia Long) đối với triều đại nhà Lê đã bị truất ngôi mà ông ta hứa phục hồi làm cho người Đàng Ngoài ghét bỏ ông ta. Thuế má nặng nề và sự nhũng nhiễu của quan lại càng làm tăng thêm sự bất bình đến cực độ; do đó đã hình thành nên nhiều phe phái đứng đầu là những hậu duệ của các triều đại cũ đã từng trị vì xứ Đàng Ngoài trước đây”" Năm 1821, trong dịp tuần thú Bắc Hà, vua Minh Mạng ban chiếu kêu gọi các sĩ phu ra giúp triều đình, trông ngóng mãi mà không có ai, lại ra thêm chỉ dụ mời gọi cũng chỉ có vài người đến yết kiến. Nhà vua phải than rằng: "“Trẫm nghe nói trong một ấp mười nhà tất có người trung tín. Huống chi bấy nhiêu địa hạt, đất rộng người đông, vốn có tiếng là văn học. Năm trước từng xuống chiếu tìm người tài giỏi giúp việc, đến nay chưa thấy ai hưởng ứng... Nay trẫm dừng chân ở Bắc Thành đã hàng tháng mà vẫn yên lặng không nghe gì…”" Ở phía Nam thì nhiều người lại nhớ về nhà Tây Sơn. Hành động trả thù nhà Tây Sơn một cách thái quá của Nguyễn Ánh đã tạo ra những ấn tượng xấu, khiến lòng dân bị ảnh hưởng, nhất là ở những nơi mà người dân còn dành nhiều tình cảm cho nhà Tây Sơn như Bình Định. Nhiều cuộc khởi nghĩa do các cựu tướng lĩnh của triều Tây Sơn lãnh đạo đã nổ ra, đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của đất nước. Giáo sư Trần Văn Giàu đã tổng kết sự lạc hậu, trì trệ trong cách cai trị của nhà Nguyễn như sau: Việc Gia Long từng cầu viện Pháp. Một nguyên nhân khác mà các nhà sử học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945–1976) quy trách nhiệm cho các vua Nguyễn đối với việc mất nước, đó là việc Nguyễn Ánh đã "cõng rắn cắn gà nhà" và Tự Đức đã "bán rẻ đất nước" cho thực dân. Trong bài "“Nên học sử ta”", Nguyễn Ái Quốc phê phán hành động cầu viện Pháp của Nguyễn Ánh trước đó 50 năm (ký Hiệp ước Versailles (1787) cắt đất cho Pháp, gửi con trai sang Pháp làm con tin để nhờ quân Pháp sang đánh nhà Tây Sơn) đã gián tiếp gây tai họa cho đất nước: Về phía Pháp, sử gia Pháp cuối thế kỷ 19 là Gosselin cho rằng: Giáo sư Trần Văn Giàu đã tổng kết: Nhà Nguyễn lập nên bằng cầu viện quân sự nước ngoài, nên tính chính thống và uy tín kém hẳn so với các triều đại khác. Vì lợi ích cá nhân, lợi ích gia tộc, Gia Long đã phạm tội "“cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giày mả tổ”". Gia Long ban đầu cầu viện Xiêm, được Xiêm giúp cho 3 vạn quân (có sách nói là 6 vạn), nhưng bị Tây Sơn đánh bại. Gia Long lại quay sang cầu viện Pháp, cam kết cắt đất Đà Nẵng và Côn Lôn để Pháp đồng ý cho quân sang đánh Tây Sơn, đó chính là Hiệp ước Versailles (1787). Cầu viện Pháp bằng Hiệp ước Versailles đã tạo thành một “nghiệp chướng” cho triều đình Nguyễn. Do nhiều yếu tố, đặc biệt là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 lật đổ Hoàng gia, nên nước Pháp đã không thi hành Hiệp ước Versailles 1787. Tuy nhiên, Hiệp ước Versailles do giám mục Bá Đa Lộc cầu viện Pháp mà có vẫn trở thành một di họa đối với Việt Nam. Về sau, Pháp đã dựa vào hiệp ước này để làm cớ yêu cầu nhà Nguyễn cắt đất, và sau đó xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Sau này tác giả Faure chép truyện Bá Đa Lộc, có nuối tiếc rằng nếu Hiệp ước thành sự thực thì Pháp có thể chiếm Việt Nam sớm hơn mấy chục năm: Nhà Nguyễn không có chiến lược kháng chiến hợp lý. Nếu phân tích kỹ thì đúng là quân Pháp có trang bị vũ khí vượt trội so với quân nhà Nguyễn, nhưng sự vượt trội này không phải là quá lớn, và có những khó khăn mà quân Pháp thời đó không giải quyết được: Nhìn chung, quân Pháp có ưu thế về trang bị nhưng lại có nhược điểm về quân số, thời tiết và địa hình. Kết quả chiến đấu thực tế cho thấy quân Việt Nam hoàn toàn có thể đánh bại Pháp nếu dùng chiến thuật hợp lý (tập kích ban đêm, phục kích, đặt bẫy...). Tuy không có trận nào thắng to, nhưng quân Pháp vốn không đông, nên nhiều trận thắng nhỏ gộp lại cũng đủ làm quân Pháp tổn thất nặng. Nếu vua quan nhà Nguyễn biết hiệu triệu nhân dân, chi viện cho các nhóm nghĩa quân địa phương kiên trì kháng chiến, trường kỳ tiêu hao sinh lực địch thì quân Pháp sẽ phải thấy khó mà rút về nước, và Việt Nam đã không mất nước. Tuy vậy, vua quan nhà Nguyễn không biết hiệu triệu nhân dân, áp dụng chiến lược hợp lý và kiên trì kháng chiến; cũng không hề biết tận dụng lợi thế về nhân lực và vật lực do chiến tranh diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. So ra thì trong Chiến tranh Đông Dương (1945–1954), Pháp còn có ưu thế trang bị lớn hơn nhiều, nhưng lần này thì Việt Nam lại thắng chứ không bại (nhờ áp dụng chiến lược hợp lý). Lúc bấy giờ, Ông Ích Khiêm là một trong số những quan lại không hài lòng về việc quân đội triều đình yếu kém, phải dựa vào quân Cờ đen (một nhóm vũ trang từ Trung Quốc kéo sang) để chống Pháp, đồng thời cũng chê trách các võ tướng bất lực, lúc hữu sự phải nhờ vào người Trung Quốc để đánh giặc. Ông có làm bài thơ trách Thái độ của vua quan nhà Nguyễn. Sự lạc hậu của nước Việt thời nhà Nguyễn là một nguyên nhân mất nước vào tay Pháp. Tuy nhiên, nguyên nhân này không phải là duy nhất, một nguyên nhân khác được phân tích tỉ mỉ là thái độ của vua quan nhà Nguyễn thời Tự Đức khi cho rằng đem quân đội đánh Pháp thì không có cơ hội thắng. Nhưng mặt khác họ lại chủ quan, cho rằng nước Pháp ở xa quá nên không thể chiếm trọn nước Việt, họ nghĩ rằng chỉ cần cắt đất một số nơi để Pháp lập hải cảng và truyền đạo, bồi thường chiến phí cho Pháp thì họ sẽ rút quân. Thế là chính sách của nhà Nguyễn đi vào sự khiếp nhược: chỉ lo cắt đất cầu hòa với Pháp, khi có thời cơ cũng không dám chủ động tiến công địch. Quân dân một số nơi tự tổ chức kháng chiến, thu được thắng lợi ban đầu nhưng triều đình lại mặc kệ, không chi viện cũng không khen thưởng, nên sau đó cũng dần thất bại. Tiêu biểu như một số sự kiện: Tại Khiêm Lăng có tấm bia ở Bi đình nặng trên 20 tấn do Tự Đức tự dựng cho mình. Trong văn bia này Tự Đức tự trách mình về việc để mất nước vì thiếu sáng suốt mà mong yên ổn, không lo phòng bị từ phía biển Đông. Ông bất đắc dĩ phải đánh dẹp, nhưng càng đánh dẹp càng loạn. Những quan đại thần được sai đi bàn định điều ước lại ""không hiểu vì lý do gì lại dễ dàng lập thành hòa nghị. Bỗng chốc đem cả nhân dân cùng đất đai của các triều nhọc nhằn gây dựng cho giặc hết...". Tự Đức nhận trách nhiệm "không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả...". Ông "nuốt nước mắt, đành chịu tội với tôn miếu và nhân dân". Ông nói rằng "Ta thực sự một mai chết đi thì tự thẹn trí khôn không bằng con cáo"". Nhà sử học Phạm Văn Sơn nhận xét: Về phía Pháp, sử gia Gosselin nói rằng các hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có được những vị vua có giá trị, có khí phách hơn thế. Chính quyền nhà Nguyễn đã mù quáng vì không dự liệu, không chuẩn bị gì để chống trả cuộc xâm chiếm của Pháp. Trong bài thơ Lịch sử nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán: Các vua nhà Nguyễn. Trong 143 năm tồn tại kể từ khi thành lập năm 1802 đến khi sụp đổ 1945, nhà Nguyễn có 13 vị vua cai trị thuộc 7 thế hệ. Tính theo Đế hệ thi của Minh Mạng thì nhà Nguyễn chỉ truyền được đến chữ thứ 5 (Vĩnh) hết dòng thơ thứ nhất, tương đương với thế hệ thứ 5 kể từ các con Minh Mạng. Con cái vua Bảo Đại. Tính đến nay, hậu duệ của Triều đại Nguyễn gồm những con cái của Vua Bảo Đại:
4,998
789789
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=4998
Danh sách quốc gia có chủ quyền
Sau đây là danh sách cung cấp cái nhìn tổng quan về các quốc gia có chủ quyền trên thế giới với thông tin về tình trạng và sự công nhận chủ quyền của họ. 206 quốc gia được liệt kê có thể được chia thành ba loại dựa trên tư cách thành viên trong Hệ thống Liên Hợp Quốc: 193 quốc gia thành viên, 2 quốc gia quan sát viên GA và 11 quốc gia khác. Cột "tranh chấp chủ quyền" cho biết các quốc gia có chủ quyền không có tranh chấp (188 quốc gia, trong đó có 187 quốc gia thành viên LHQ và 1 quốc gia quan sát viên phi thành viên Đại hội đồng LHQ), các quốc gia có tranh chấp chủ quyền (18 quốc gia, trong đó có 6 quốc gia thành viên, 1 quốc gia quan sát viên GA và 9 quốc gia khác) và các quốc gia có địa vị chính trị đặc biệt (2 quốc gia, cả hai đều liên kết tự do với New Zealand). Việc biên soạn một danh sách như vậy có thể là một quá trình phức tạp và gây tranh cãi, vì không có định nghĩa nào ràng buộc tất cả các thành viên của cộng đồng các quốc gia liên quan đến các tiêu chí để trở thành nhà nước. Để biết thêm thông tin về các tiêu chí được sử dụng để xác định nội dung của danh sách này, vui lòng xem phần tiêu chí để gia nhập bên dưới. Danh sách này nhằm bao gồm các thực thể đã được công nhận là có tư cách "thực tế" là các quốc gia có chủ quyền và việc gia nhập không được coi là sự chứng thực cho bất kỳ tuyên bố cụ thể nào đối với tư cách nhà nước về mặt pháp lý. Tiêu chí để gia nhập. thì cai trị một nhà nước trên thực tế là lý thuyết tuyên bố một nhà nước, được hệ thống hóa bởi Công ước Montevideo năm 1933. Công ước này cũng xác định nhà nước là một pháp nhân của luật quốc tế nếu nó "có [các] tiêu chuẩn sau: (a) dân số thường trú; (b) chủ quyền lãnh thổ; (c) chính phủ; và (d) khả năng ngoại giao với các quốc gia khác, các quốc gia có ngoại giao quốc tế" miễn là không "có được bằng vũ lực gồm việc sử dụng vũ khí, đe dọa các cơ quan đại sứ quán ngoại giao, hoặc bất kỳ biện pháp cưỡng chế hữu hiệu nào khác" dựa trên công ước này tiêu chuẩn của một nhà nước ra đời. Tranh luận về việc tồn tại ở mức độ mà sự công nhận cần được đưa vào như một tiêu chí của tư cách nhà nước. Lý thuyết tuyên bố về tình trạng nhà nước lập luận rằng tình trạng 'nhà nước' là hoàn toàn khách quan và việc các quốc gia khác thừa nhận một nhà nước là không thích hợp. Ở đầu bên kia của quang phổ, lý thuyết cấu thành về chế độ nhà nước định nghĩa một nhà nước chỉ là một lãnh thổ theo luật pháp quốc tế nếu nó được các quốc gia khác công nhận thì lãnh thổ đó có chủ quyền. Đối với mục đích của danh sách này, bao gồm tất cả các trạng thái: Lưu ý rằng trong một số trường hợp, có sự khác biệt về "lý luận" ​​với việc này được gọi là "chủ quyền", và một thực thể không lý luận có đáp ứng được chủ quyền tuyên bố đó hay không ​​thì nó vẫn bị tranh chấp. Các thực thể chính trị duy nhất không đáp ứng được phân loại của một quốc gia có chủ quyền được coi là các "lãnh thổ gần giống nhà nước". Trên cơ sở các tiêu chí trên, danh sách này bao gồm 206 thực thể sau: Bảng bao gồm các dấu đầu dòng đại diện cho các thực thể không phải là quốc gia có chủ quyền hoặc có mối liên kết chặt chẽ với một quốc gia có chủ quyền khác. Nó cũng bao gồm các khu vực tiểu quốc gia nơi chủ quyền của quốc gia chính thức bị giới hạn bởi một thỏa thuận quốc tế. Tổng hợp lại, chúng bao gồm: Danh sách quốc gia. Các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và các quốc gia quan sát viên của Đại Hội đồng. Chú thích cột "Tư cách thành viên trong Hệ thống Liên Hợp Quốc" Chú thích cột "Tranh chấp chủ quyền" Quốc gia khác. Chú thích cột "Tư cách thành viên trong Hệ thống Liên Hợp Quốc" Chú thích cột "Tranh chấp chủ quyền"
5,000
66565769
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5000
Sông Cầu (định hướng)
Sông Cầu có thể là:
5,001
631146
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5001
Thiên đỉnh
Trong thiên văn học, thiên đỉnh (gốc chữ Hán: 天頂) được hiểu nôm na là điểm trên bầu trời thẳng đỉnh đầu người quan sát. Chính xác hơn, các cách định nghĩa sau đều tương đương: Mặt Trời nhìn từ Trái Đất và thiên đỉnh. Trong hệ tọa độ chân trời, góc thiên đỉnh là góc giữa phương thẳng đứng và vị trí của một thiên thể và là góc phụ với góc cao, tức là góc so với phương nằm ngang (chân trời). Nếu góc thiên đỉnh của mặt trời bằng 0°, Mặt Trời ở cao 90° trên đỉnh đầu và ta nói là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trên Trái Đất, những người quan sát nằm trong khu vực giữa chí tuyến Nam và chí tuyến Bắc (bao gồm cả xích đạo) sẽ quan sát được hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần. Những người quan sát nằm đúng tại hai đường chí tuyến chỉ quan sát được một lần trong năm Mặt Trời ở thiên đỉnh (vào ngày đông chí với chí tuyến Nam và ngày hạ chí với chí tuyến Bắc). Các quan sát viên nằm ở vĩ độ cao hơn chí tuyến Bắc hay thấp hơn chí tuyến Nam sẽ không bao giờ quan sát được Mặt Trời đi qua thiên đỉnh. Địa điểm nơi Mặt Trời lên thiên đỉnh được gọi là hạ điểm mặt trời. Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày 22/6 (hạ chí) và ở chí tuyến Nam vào ngày 22/12 (đông chí). Ở xích đạo, Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm, vào ngày 21/3 (xuân phân) và 23/9 (thu phân). Người Hồi giáo dựa vào việc quan sát bóng của các vật trên mặt đất để tìm ra hướng thiêng "qibla" đến thánh địa Mecca khi Mặt Trời đi qua thiên đỉnh tại thánh địa vào các ngày 27-28 tháng 5 và 15-16 tháng 7.
5,002
912316
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5002
Thiên để
Trong thiên văn học, thiên để (gốc chữ Hán: 天底, thiên = trời, để = đáy), một cách nôm na, là điểm (không trực tiếp thấy được bằng mắt thường) của bầu trời nằm thẳng dưới chân người quan sát. Chính xác hơn, các cách định nghĩa sau đều tương đương: Một số từ điển Anh-Việt dịch sai thành thiên đề hay thiên đế; tuy nhiên cách đọc này không đúng nghĩa Hán-Việt. Với các vệ tinh nhân tạo bay quanh hành tinh, trạng thái quan sát thiên để ("nadir observation", "nadir mode") là trạng thái với các thiết bị quan sát hướng về phần bề mặt hành tinh gần vệ tinh nhất. Trạng thái này cho phép quan sát bề mặt hay phần khí quyển gần rõ nhất, sử dụng tính toán đơn giản do có thể xấp xỉ bề mặt và phần khí quyển gần là các lớp phẳng. Tuy nhiên trạng thái quan sát này khó phân định tín hiệu từ các lớp khí quyển khác nhau bằng quan sát thụ động. Mặt Trời đi qua thiên để tại địa điểm đối cực với hạ điểm mặt trời, lúc nửa đêm (khoảng 12 tiếng sau lúc giữa trưa) theo thời gian địa phương.
5,003
160043
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5003
Tạ (định hướng)
Tạ trong tiếng Việt có thể có các nghĩa:
5,004
68674186
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5004
Tấn (định hướng)
Tấn trong bách khoa toàn thư tiếng Việt có thể có các nghĩa:
5,005
855455
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5005
Câu lệnh (khoa học máy tính)
Câu lệnh là đơn vị cơ bản của một ngôn ngữ lập trình. Trong trường hợp đặc biệt, nó có thể cũng trở thành một đơn vị thao tác của máy tính điện tử hay còn gọi là một chỉ thị. Vì mức độ phức tạp, việc dùng các chỉ thị để trực tiếp điều khiển máy tính sẽ rất ít thông dụng. Thay vào đó, người ta ghép một số tổ hợp của các chỉ thị để cho máy thi hành được một động tác lớn hơn gọi là câu lệnh. Như vậy mỗi câu lệnh bao gồm một hay một số mệnh lệnh máy tính được sắp xếp theo trình tự xác định và nhằm mụch đích ra lệnh cho CPU tiến hành một thao tác cố định có ý nghĩa. Tùy theo ngôn ngữ lập trình, các câu lệnh sẽ có cấu trúc khác nhau và có trật tự sắp xếp nhất định. Trật tự này thường không đổi và được gọi là cú pháp ("syntax"). Câu lệnh có thể hiểu như là mệnh đề cơ bản có thể được cấu trúc thông qua việc sử dụng các từ khóa (đã được định nghĩa từ trước bởi ngôn ngữ lập trình) hoặc là có thể tạo bởi các chỉ thị từ các cấu trúc ngữ pháp hay cú pháp đã được định nghĩa sẵn. Các câu lệnh của một chương trình dùng để chỉ thị cho máy tính biết làm gì, xử lý như thế nào với các dữ liệu và từ đó tiến hành các phép tính toán hay biến đổi dữ liệu để đạt được kết quả. Các kiểu câu lệnh. Sau đây là các loại câu lệnh chính. Thí dụ được dùng viết theo ngôn ngữ Pascal Ví dụ về các câu lệnh. Ngôn ngữ ASM. mov AX, BX; ("gán giá trị của BX lên AX") Ngôn ngữ C. printf("Hello World!\n"); "// hiển thị ra màn hình "Hello World!"" Ngôn ngữ C++. cin » name » age; "// đọc (từ bàn phím) giá trị cho biến "name" và "age"" Xem thêm. [[Thể loại:Khái niệm ngôn ngữ lập trình]] [[Thể loại:Tuyên bố]]
5,007
309098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5007
Chỉ thị (máy tính)
Chỉ thị máy tính, gọi tắt là chỉ thị (Anh ngữ "instruction"), là đơn vị nhỏ nhất dùng để điều khiển máy tính, cụ thể hơn là ra lệnh cho CPU thực hiện một thao tác căn bản. Tập hợp các chỉ thị này tạo thành ngôn ngữ máy. Vì các chỉ thị là một đơn vị rất nhỏ nên việc sử dụng trực tiếp các đơn vị này kiến tạo một phần mềm sẽ rất khó khăn. Trong các ngôn ngữ lập trình người ta có thể thay vào đó bằng những câu lệnh. Mỗi câu lệnh là tập hợp cố định của một số chỉ thị nhằm thi hành một thao tác lớn hơn và có ý nghĩa hơn. Tuỳ theo kiểu cấu trúc và thiết kế mà chúng ta có thể có các cú pháp ra lệnh khác nhau. Hai họ ngôn ngữ máy điển hình và cổ điển là họ 8086 của Intel và họ 6800 của Motorolla. Hai họ ngôn ngữ máy này ngày nay đã phát triển rất sâu và xa cho các thế hệ chíp mới. Thí dụ về mệnh lệnh máy tính. codice_1 theo cú pháp kiểu Intel sẽ tương đương với chỉ thị codice_2 theo cú pháp kiểu Motorolla và cả hai đều có ý nghĩa là thực hiện phép toán logic codice_3 giữa hai thanh ("register") codice_4 va codice_5 rồi đem kết quả lưu vào thanh codice_4.
5,012
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5012
Frank Sherwood Rowland
Frank Sherwood Rowland (28 tháng 6 năm 1927 – 10 tháng 3 năm 2012) là một người đoạt giải Nobel và giáo sư hóa học tại trường Đại học California tại Irvine. Ông đã nghiên cứu về hóa học bình lưu và động lực học hóa học. Ông Rowland sinh ra tại Delaware, Ohio và nhận bằng cử nhân văn chương tại Đại học Wesleyan tại Ohio vào năm 1948. Ông nhận bằng thạc sĩ trong năm 1951 và tiến sĩ trong năm 1952, cả hai bằng từ trường Đại học Chicago. Năm 1974 Rowland và Mario J. Molina nhận biết các CFC, giống như các khí khác, là chất xúc tác có hiệu quả cao khi phá vỡ các phân tử ôzôn. Vì thế họ đã khám phá ra sự suy giảm ôzôn. Năm 1995 Rowland và Molina đoạt giải Nobel Hóa học vì nghiên cứu của họ trong lĩnh vực này. Ông đã được tặng nhiều giải thưởng:
5,018
692475
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5018
Cú pháp câu lệnh
Cú pháp câu lệnh (tiếng Anh: "programming syntax") của một ngôn ngữ lập trình là các quy tắc luật lệ về trật tự và hình thức viết của một câu lệnh. Tùy theo ngôn ngữ mà các cú pháp này có sự thay đổi khác nhau. Thí dụ minh họa về cú pháp câu lệnh. MS-DOS và Microsoft Windows. Trong các văn lệnh ("batch instruction") của MS-DOS và Microsoft Windows, các câu lệnh không bị ảnh hưởng bởi các chữ viết hoa hay viết thường. Chẳng hạn câu lệnh chép tệp codice_2 thành codice_3 trong DOS và Windows có thể ở dạng: codice_4 hay: codice_5. đều có cùng một ý nghĩa. Tuy nhiên, quy tắc mà câu lệnh này đòi hỏi là "không được sai chính tả" và "không được đảo lộn thứ tự vị trí" của codice_2 và codice_3. Ngôn ngữ C. //các_chú_thích Câu lệnh trên yêu cầu trình biên dịch bỏ qua không dịch, dùng để ghi các chú thích. printf("Tên của bạn là Hùng."); Câu lệnh trên có ý nghĩa là hiển thị ra màn hình dòng chữ "Tên của bạn là Hùng." Các thành phần và yêu cầu của cú pháp này là:
5,034
851946
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5034
Nhóm chức
Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử xuất hiện trong các hợp chất hữu cơ, quyết định tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ đó. Cùng một nhóm chức sẽ trải qua (các) phản ứng hóa học tương tự hoặc tương tự bất kể kích thước của phân tử mà nó là một phần. Điều này cho phép dự đoán có hệ thống các phản ứng hóa học và hành vi của các hợp chất hóa học và thiết kế các tổng hợp hóa học. Hơn nữa, khả năng phản ứng của một nhóm chức năng có thể được sửa đổi bởi các nhóm chức năng khác gần đó. Trong tổng hợp hữu cơ, xen kẽ nhóm chức năng là một trong những loại biến đổi cơ bản. Ngoài ra còn có các nhóm Axyl (R-CO-), akoxyl hay là ete bỏ bớt 1 nhánh (R-O-),v.v
5,042
721305
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5042
Quy tắc đặt dấu thanh của chữ Quốc ngữ
Việc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ tuân thủ một số quy tắc. Hiện nay có ít nhất hai quan điểm về cách đặt dấu thanh, mỗi quan điểm đều có một số nhà ngôn ngữ học ủng hộ. Đặt dấu thanh cũ và mới. Hiện nay có hai quan điểm về cách đặt dấu thanh thường được gọi là "kiểu cũ" và "kiểu mới". Trong đời sống, ví dụ như trong các bộ gõ tiếng Việt, hiện vẫn tồn tại hai cách đặt dấu thanh. Ví dụ "hòa" là một cách đặt dấu thanh khác cho "hoà", trong đó "hòa" còn gọi là cách đặt dấu thanh "cũ". Bảng sau liệt kê các trường hợp mà hai cách đặt dấu thanh khác nhau: Kiểu cũ. Quy tắc kiểu cũ có phần căn cứ trên nhãn quan, giữ vị trí dấu ở giữa hay gần giữa mỗi từ cho cân bằng. Kiểu cũ dựa trên những từ điển từ trước năm 1950 nên "gi" và "qu" được coi là một mẫu tự riêng. Vì vậy "già" và "quạ" không phải là nguyên âm đôi "ia" hay "ua" mà là "gi" + "à"; và "qu" + "ạ". Nếu viết nguyên âm đôi "ia" với phụ âm "gi" thì sẽ viết là "giặt gỵa" và đọc là "dịa" [zḭʔə˨˩]). Kiểu mới. Quy tắc "kiểu mới" căn cứ trên ngữ âm học muốn đối chiếu chữ và âm. Quy tắc đó như sau: Những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "mới" cho rằng vì oa, oe, uy được ký âm bằng ký hiệu ngữ âm quốc tế là /wa/, /wɛ/, /wi/ nên phải bỏ dấu vào chữ a, e và i. Thêm vào đó, theo cách bỏ dấu gọi là kiểu "mới" bất cứ từ có biến đổi, vị trí dấu thanh không hề thay đổi. Trong khi đó những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" thì cho rằng cách lý luận như trên là thiếu cơ sở vì ký hiệu ngữ âm quốc tế là để biểu thị cách phát âm chứ không phải biểu thị cách viết do đó không thể dùng để quyết định là cách bỏ dấu kiểu "mới" là đúng hơn. Thêm vào đó, ký hiệu ngữ âm quốc tế mới chỉ được phát triển vào cuối thế kỉ 19, trong khi chữ Quốc Ngữ đã được phát triển hoàn toàn độc lập và không ngừng thay đổi từ thế kỉ 17. Do đó, theo những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" việc dùng IPA để quyết định xem tiếng Việt phải bỏ dấu thế nào là bất hợp lý. Những người này còn cho rằng mặc dù ký hiệu ngữ âm quốc tế là phương pháp biểu thị cách phát âm phổ dụng nhất nhưng không có nghĩa là cách biểu thị cách phát âm duy nhất cũng như không phải là cách biểu thị cách phát âm chính xác nhất vì vậy không có lý gì lại sử dụng nó làm chuẩn để quyết định cách bỏ dấu tiếng Việt mà không phải là một trong các phương pháp biểu thị cách phát âm khác. Trên quan điểm ngôn ngữ là do con người tạo nên và luôn biến đổi theo nhu cầu của con người, những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" còn chỉ trích những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "mới" là đang cố phức tạp hóa tiếng Việt, gây khó khăn không cần thiết nhất là trong giảng dạy học sinh tiểu học cũng như trong việc phát triển thuật toán và xử lý tiếng Việt trên máy vi tính. Họ còn cho rằng, thêm một quy tắc như trên không đem lại gì cho tiếng Việt nói chung và chữ Quốc Ngữ nói riêng do đó là hoàn toàn không cần thiết. Họ lấy dẫn chứng cho quan điểm của mình là việc chữ Quốc Ngữ từ khi được phát triển vào thế kỉ 17 đến nay đã trải qua rất nhiều thay đổi, bổ sung có và loại bỏ cũng có. Sử dụng. Đến năm 2022, các sách giáo khoa ở Việt Nam đặt dấu thanh theo kiểu mới ("hoá học" thay vì "hóa học").
5,057
849929
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5057
Tán xạ Rayleigh
Tán xạ Rayleigh ( ), được đặt theo tên một nhà vật lý người Anh - Lord Rayleigh (John William Strutt), là một loại tán xạ đàn hồi của ánh sáng hoặc sóng điện từ bởi các hạt hay các vùng không đồng nhất trong môi trường có kích thước rất nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng. Kiểu tán xạ này làm lệch hướng mạnh các tia sáng có bước sóng ngắn nhất. Tán xạ Rayleigh hay được quan sát khi ánh sáng đi qua các chất rắn, lỏng hay khí trong suốt. Ánh sáng trắng từ Mặt Trời đi vào khí quyển của Trái Đất bị cũng tán xạ kiểu Rayleigh, tạo nên bầu trời màu xanh da trời. Tán xạ Rayleigh có thể coi như một trường hợp đặc biệt của tán xạ Mie, khi lấy giới hạn hệ số kích thước tiến dần đến 0 và hơn nữa. Công thức. Hệ số tán xạ, "k""s", trong tán xạ Rayleigh là: Ở đây, "n" là mật độ hạt (số hạt trong một đơn vị thể tích); "m" là chiết suất của các hạt; "d" là kích thước trung bình của các hạt; λ là bước sóng của ánh sáng. Hàm tán xạ, "P(θ)" với "θ" là góc tán xạ, của tán xạ Rayleigh, khi không quan tâm đến sự phân cực, là: Các công thức trên áp dụng khá chính xác khi hệ số kích thước, "x" = "d" / λ;, (tỷ lệ giữa kích thước của các hạt trong môi trường truyền ánh sáng với bước sóng của ánh sáng) nhỏ ("x"<1/10). Bầu trời trên Trái Đất. Các phân tử oxy và N2 trong bầu khí quyển Trái Đất có kích thước vào cỡ nanômét, trong khi bước sóng ánh sáng vào cỡ 100 đến 1000 nanômét. Bản thân các phân tử này tán xạ rất yếu ánh sáng, do kích thước quá nhỏ, nhưng chúng lại luôn chuyển động nhiệt hỗn loạn tạo nên các vùng khí quyển không đồng nhất vi mô, có kích thước vào cỡ 10 nanômét. Do vậy các công thức Rayleigh áp dụng được cho tán xạ trên bầu trời Trái Đất. Xem thêm tham khảo. Áp dụng các công thức trên, có thể mô phỏng lại giống như quan sát thực tế một bầu trời xanh da trời, khi Mặt Trời lên cao. Lý do là các ánh sáng xanh da trời có bước sóng ngắn, và theo công thức trên, với hệ số tán xạ cao, dễ dàng bị đổi hướng để đến mắt người quan sát, hơn ánh sáng đỏ. Tuy nhiên khi Mặt Trời ở gần đường chân trời, vẫn là tán xạ này, lại đem lại sắc đỏ cho bầu trời, đặc biệt là gần phía Mặt Trời. Đó là do những ánh sáng đến được mắt người quan sát lúc này đi theo đường xuyên ngang qua lớp khí quyển dày. Ánh sáng đỏ ít bị tán xạ được truyền thẳng đến mắt nhiều hơn. Ánh sáng xanh da trời bị tán xạ mất nhiều, khi qua lớp khí quyển dày theo đường gần chân trời. Sau khi Mặt Trời đã khuất sau đường chân trời, chúng ta không thấy trực tiếp ánh sáng của Mặt Trời; nhưng nếu có các đám mây trên cao, chúng sẽ phản xạ lại ánh sáng đỏ xuống mặt đất, tạo nên cảnh tượng hùng vĩ của hoàng hôn và bình minh. Chứng minh. Có nhiều phương pháp lý luận dựa trên các định luật vật lý để tìm ra các công thức Rayleigh. Chúng đều gần như tương đương nhau. Cách mà Lord Rayleigh đã tìm ra công thức mang tên mình là sử dụng điện động lực học cổ điển. Với cách nhìn hiện đại ngày nay, các công thức Rayleigh có thể được coi là trường hợp đặc biệt của tán xạ Mie, khi lấy giới hạn hệ số kích thước tiến dần đến 0.
5,060
69381809
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5060
Đúng
Trong đời sống. Đúng là khái niệm có thể gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng một khái niệm đúng tuyệt đối là không tồn tại. Chỉ có thể nói đến khả năng đúng nhiều hay ít. Định nghĩa một cái gì đấy đúng, có thể dựa vào đa số người ủng hộ. Trong toán học. Trong hệ nhị phân Boolean, dùng trong toán học và tin học, chữ đúng thường chỉ cho trạng thái 1, ngược với chữ sai, chỉ trạng thái 0. Trong định nghĩa mệnh đề toán học, đúng là một giá trị chân lý của mệnh đề toán học, tương ứng với 1. Giá trị kia là sai, tương ứng với 0. Trong toán học, khái niệm đúng còn được hiểu là không mâu thuẫn với các tiên đề.
5,065
384759
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5065
Đồng
Đồng là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu là Cu (từ tiếng Latinh: "cuprum"), có số hiệu nguyên tử bằng 29. Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Nó được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau. Đồng là một trong số ít các kim loại xuất hiện trong tự nhiên ở dạng kim loại có thể sử dụng trực tiếp thay vì khai thác từ quặng. Do đó, nó được con người sử dụng từ rất sớm khoảng 8000 TCN. Nó là kim loại đầu tiên được nung chảy từ quặng của nó vào khoảng 5000 TCN, kim loại đầu tiên được đúc thành khối vào khoảng 4000 TCN và kim loại đầu tiên được tạo thành hợp kim với các loại khác, là thiếc để tạo ra đồng điếu vào khoảng 3500 TCN. Kim loại và các hợp kim của nó đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm. Trong thời kỳ La Mã, đồng chủ yếu được khai thác ở Síp, vì thế tên gọi ban đầu của kim loại này là "сyprium" (kim loại Síp), sau đó được gọi tắt là "сuprum". Các hợp chất của nó thường tồn tại ở dạng muối đồng(II), chúng thường có màu xanh lam hoặc xanh lục của các loại khoáng như ngọc lam và trong lịch sử đã được sử dụng rộng rãi làm chất nhuộm. Các công trình kiến trúc được xây dựng có đồng bị ăn mòn tạo ra màu xanh lục verdigris (hoặc patina). Các ion đồng(II) tan trong nước với nồng độ thấp có thể dùng làm chất diệt khuẩn, diệt nấm và làm chất bảo quản gỗ. Với số lượng đủ lớn, các ion này là chất độc đối với các sinh vật bậc cao hơn, với nồng độ thấp hơn, nó là một vi chất dinh dưỡng đối với hầu hết các thực vật và động vật bậc cao hơn. Nơi tập trung đồng chủ yếu trong cơ thể động vật là gan, cơ và xương. Cơ thể người trưởng thành chứa khoảng 1,4 đến 2,1 mg đồng trên mỗi kg cân nặng. Tính chất. Vật lý. Đồng, bạc và vàng đều nằm trong nhóm 11 của bảng tuần hoàn nên chúng có nhiều thuộc tính giống nhau: chúng có 1 electron trong phân lớp s1 nằm trước nhóm d10 và được đặc trưng bởi tính dẻo và dẫn điện cao. Các orbital được lấp đầy các electron trong các nguyên tố này không đóng góp nhiều vào các tương tác nội nguyên tử, chủ yếu ảnh hưởng bởi các electron phân lớp s thông qua các liên kết kim loại. Trái ngược với các kim loại mà phân lớp d không được lấp đầu bởi các electron, các liên kết kim loại trong đồng thiếu các đặc điểm của liên kết cộng hóa trị và chúng tương đối yếu. Điều này giải thích tại sao các tinh thể đồng riêng biệt có độ dẻo cao và độ cứng thấp. Ở quy mô lớn, việc thêm vào các khuyết tật trong ô mạng tinh thể như ranh giới hạt, sẽ làm cản trở dòng vật liệu dưới áp lực nén từ đó làm tăng độ cứng của nó. Ví dụ, đồng thường được đưa ra thị trường ở dạng polycrystalline hạt mịn, dạng này có độ cứng lớn hơn dạng monocrystalline. Độ cứng thấp của đồng giúp giải thích một phần tính dẫn điện cao của nó(59.6×106 S/m) và cũng như tính dẫn nhiệt cao, các tính chất này được xếp hạng thứ 2 trong số những kim loại nguyên chất có tính chất tương tự ở nhiệt độ phòng. (trong số các kim loại nguyên chất ở nhiệt độ phòng chỉ có bạc có độ dẫn điện cao hơn). Đặc điểm này là do điện trở suất đối với sự vận chuyển electron trong các kim loại ở nhiệt độ phòng chủ yếu bắt nguồn từ sự tán xạ của electron đối với dao động nhiệt của mạng tinh thể, mà điện trở xuất này tương đối yếu đối với cho một kim loại mềm. Mật độ dòng thấm tối đa của đồng trong không khí ngoài trời vào khoảng 3,1×106 A/m², vượt trên giá trị này nó bắt đầu nóng quá mức. Cùng với những kim loại khác, nếu đồng được đặt cạnh kim loại khác, ăn mòn galvanic sẽ diễn ra. Cùng với lưu huỳnh và vàng (cả hai đều có màu vàng), đồng là một trong 3 nguyên tố có màu tự nhiên khác với màu xám hoặc bạc. Đồng tinh khiết có màu đỏ cam và tạp ra màu lam ngọc khi tiếp xúc với không khí. Màu đặc trưng này của đồng tạo ra từ sự chuyển tiếp electron giữa phân lớp 3d và phân lớp 4s – năng lượng chênh lệch do sự chuyển đổi trạng thái electrong giữa hai phân lớp này tương ứng với ánh sáng cam. Cơ chế xảy ra tương tự đối với màu vàng của vàng và lưu huỳnh. Hóa học. Đồng tạo nhiều hợp chất khác nhau với các trạng thái oxy hóa +1 và +2, mà thường được gọi theo thứ tự là "cuprous" và "cupric".Nó không phản ứng với nước, nhưng phản ứng chậm với oxy trong không khí tạo thành một lớp oxide đồng màu nâu đen. Ngược lại với sự oxy hóa của sắt trong không khí ẩm, lớp oxide này sau đó sẽ ngăn cản sự ăn mòn. Một lớp màu lục của verdigris (Đồng(II) carbonat) thường có thể bắt gặp trên các công trình cổ có sử dụng đồng như Tượng Nữ thần tự do, tượng bằng đồng lớn nhất trên thế giới được xây dựng dùng repoussé and chasing. Hydrogen sulfide và sulfide phản ứng với đồng tạo ra các hợp chất đồng sulfide khác nhau trên bề mặt. Trong trường hợp phản ứng với sulfide, ăn mòn đồng diễn ra khi đồng tiếp xúc với không khí có chứa các hợp chất sulfide. Các dung dịch amoni chứa oxy có thể tạo ra một phức chất hòa tan trong nước với đồng, khi phản ứng với oxy và acid clohydric để tạo thành đồng chloride và hydro peroxide bị acid hóa để tạo thành các muối đồng(II). Đồng(II) chloride và đồng phản ứng với nhau tạo thành đồng(I) chloride. Đồng vị. Đồng có 29 đồng vị.63Cu and 65Cu là đồng vị bền, với 63Cu chiếm khoảng 69% đồng có mặt trong tự nhiên; cả hai đều có spin 3/2. Các đồng vị còn lại có tính phóng xạ, trong đó đồng bị phóng xạ bền nhất là 67Cu với chu kỳ bán rã 61,83 giờ. Bảy đồng vị kích thích đặc trưng nhất là 68mCu tồn tại lâu nhất với chu kỳ bán rã 3,8 phút. Các đồng vị với số khối lớn hơn 64 phân rã β-, ngược lại các đồng vị có số khối dưới 64 thì phân rã β+. 64Cu, có chu kỳ bán rã 12,7 giờ, phân rã theo cả hai cơ chế trên. 62Cu và 64Cu có những ứng dụng đáng chú ý.64Cu chất được sử dụng trong chụp hình tia-X, và dạng tạo phức với chelate có thể được dùng trong điều trị ung thư.62Cu được dùng trong 62Cu-PTSM là một phương pháp vết phóng xạ trong chụp cắt lớp bằng positron. Phân bố. Đồng có thể tìm thấy như là đồng tự nhiên hoặc trong dạng khoáng chất. Đồng tự nhiên là một dạng polycrystal, với các tinh thể riêng lẻ lớn nhất đã được ghi nhận có kích thước 4,4×3,2×3,2 cm. Khối đồng nguyên tố lớn nhất có cân nặng 420 tấn, được tìm thấy năm 1857 trên bán đảo Keweenaw ở Michigan, Hoa Kỳ. Có nhiều dạng khoáng chứa đồng như cacbonat azurit (2CuCO3Cu(OH)2) và malachit (CuCO3Cu(OH)2) là các nguồn để sản xuất đồng, cũng như là các sulfide như chalcopyrit (CuFeS2), bornit (Cu5FeS4), covellit (CuS), chalcocit (Cu2S) và các oxide như cuprit (Cu2O). Phần lớn đồng trích xuất được trong các mỏ lộ thiên trong các khoáng sản có ít hơn 1% đồng. Các ví dụ bao gồm: mỏ Chuquicamata ở Chile và mỏ El Chino ở New Mexico. Việt Nam có mỏ đồng Sinh Quyền ở Lào Cai. Đồng có mặt trong vỏ Trái Đất với hàm lượng 50 ppm, và có thể được tổng hợp trong các ngôi sao có khối lượng lớn. Sản xuất. Hầu hết đồng được khai thác hoặc chiết tách ở dạng đồng sulfide từ các mỏ đồng porphyr khai thác lộ thiên chứa từ 0,4 đến 1,0% đồng. Ví dụ một số mỏ như: mỏ Chuquicamata ở Chile; Bingham Canyon Mine ở Utah, Hoa Kỳ; và El Chino Mine ở New Mexico, Hoa Kỳ. Theo Cục Khảo sát địa chất Anh, năm 2005, Chile là nước dẫn đầu về khai thác đồng chiếm ít nhất 1/3 sản lượng đồng thế giới, theo sau là Hoa Kỳ, Indonesia và Peru. Đồng cũng được thu hồi qua quá trình In-situ leach. Nhiều nơi ở tiểu bang Arizona được xem là những ứng viên cho phương pháp này. Lượng đồng đang đượng sử dụng đang tăng và số lượng có sẵn là hầu như không đủ để cho phép tất cả các nước để đạt đến mức độ sử dụng của thế giới phát triển. Trữ lượng. Đồng đã được sử dụng ít nhất là cách nay 10.000 năm, nhưng có hơn 95% tất cả đồng đã từng được khai thác và nấu chảy đã được tách chỉ bắt đầu từ thập niên 1900. Với nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên, tổng lượng đồng trên Trái Đất là rất lớn (khoảng 1014 tấn nằm trong vòng vài km của vỏ Trái Đất, hoặc tương đương 5 triệu năm khai thác với tốc độ khai thác hiện tại. Tuy nhiên, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trữ lượng này là có giá trị kinh tế trong điều kiện chi phí và công nghệ hiện tại. Nhiều ước tính trữ lượng đồng hiện tại cho thấy việc khai thác có thể diễn ra từ 25 đến 60 năm tùy thuộc vào những giả định cốt lõi như tốc độ phát triển. Tái chế là một nguồn chính của đồng trong thế giới hiện đại. Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, sản lượng và cung ứng đồng trong tương lai là một chủ đề còn nhiều tranh cãi, bao gồm cả khái niệm về đỉnh đồng, tương tự như đỉnh dầu. Giá đồng trong lịch sử là không ổn định, và nó tăng gấp 5 lần từ giá thấp duy trì 60 năm từ US$1,32/kg trong tháng 6 năm 1999 đến US$8,27/kg trong tháng 5 năm 2006. Nó rớt từ US$5,29/kg trong tháng 2 năm 2007, sau đó tăng lên US$7,71/kg tháng 4 năm 2007. Tháng 2 năm 2009, nhu cầu toàn cầu giảm và giá cả hàng hóa giảm mạnh từ mức cao của năm trước là US$1,51/lb. Phương pháp. Hàm lượng đồng trong quặng trung bình chỉ 0,6%, và hầu hết quặng thương mại là các loại đồng sulfide, đặc biệt là chalcopyrit (CuFeS2) và ít hơn là chalcocit (Cu2S). Các khoáng này được tách ra từ các quặng được nghiền để nâng hàm lượng lên 10–15% đồng bằng froth flotation hay bioleaching. Nung vật liệu này với silica trong flash smelting để loại sắt ở dạng xỉ. Quá trình này khai thác dễ dàng chuyển sắt sulfide thành dạng oxide của nó, sau đó các oxide này phản ứng với silica để tạo ra xỉ silicat nổi lên trên khối nóng chảy. Sản phẩm tạo ra "copper matte" chứa Cu2S sau đó được roasted để chuyển tất cả các sulfide thành oxide: Oxide đồng được chuyển thành đồng "blister" theo phản ứng nung: Quá trình Sudbury matte chỉ biến đổi 1/2 sulfide thành oxide và sau đó sử dụng oxide này để loại phần sulfide còn lại thành oxide. Sản phẩm này sau đó đem điện phân. This step exploits the relatively easy reduction of copper oxides to copper metal. Khí thiên nhiên được thổ qua blister để loại hầu hết oxy còn lại và áp dụng tinh chế điện ("electrorefining") để tạo ra đồng tinh khiết: Tái chế. Đồng, giống như nhôm, có thể tái chế 100% mà không bị giảm chất lượng cho dù ở dạng thô hoặc nằm trong các sản phẩm khác. Về khối lượng, đồng là kim loại được tái chế phổ biến xếp hàng thứ 3 sau sắt và nhôm. Ước tính có khoảng 80% đồng đã từng được khai thác hiện tại vẫn còn sử dụng. Theo Metal Stocks in Society report của International Resource Panel, phân bổ bình quân đầu người về đồng hiện đang sử dụng trong xã hội là 35–55 kg. Phần nhiều trong số này là ở các nước phát triển nhiều (140–300 kg/người) hơn là các nước ít phát triển (30–40 kg/người). Quá trình tái chế đồng tuân theo những bước gần như tương tự với chiết tách đồng nhưng đòi hỏi ít công đoạn hơn. Đồng phế liệu có độ tinh khiết cao được nung trong lò cao và sau đó được khử và đúc thành billet và ingot; các phế liệu có độ tinh khiết thấp hơn được tinh chế bằng mạ điện trong một bể acid sulfuric. Lịch sử. Thời đại đồ đồng đá. Đồng xuất hiện trong tự nhiên ở dạng đồng kim loại và đã được ghi chép trong các tư liệu của một số nền văn minh cổ đại, và nó có lịch sử sử dụng ít nhất là 9.000 năm TCN ở Trung Đông. Hoa tai bằng đồng đã được tìm thấy ở miền bắc Iraq có niên đại 8.700 năm TCN. Có bằng chứng cho thấy rằng vàng và sắt thiên thạch (không phải sắt nung chảy) là các kim loại duy nhất vào thời đó mà con người đã sử dụng trước khi xuất hiện đồng. Lịch sử nấu đồng được cho là theo các công đoạn sau: 1) làm cứng nguội đồng tự sinh, 2) Ủ luyện, 3) nung chảy, và 4) đúc mẫu chảy. Ở miền đông nam Anatolia, cả bốn kỹ thuật này đều xuất hiện trong khoảng đầu của thời đại đồ đá mới khoảng 7500 TCN. Chỉ khi nông nghiệp được phát minh động lập ở nhiều nơi trên thế giới, đồng nung chảy cũng được phát minh ở nhiều nơi khác nhau. Có lẽ đồng được phát hiện ở Trung Quốc trước 2800 TCN, ở Trung Mỹ vào khoảng năm 600, và Đông Phi vào khoảng thế kỷ IX hay X. Đúc mẫu chảy được phát minh năm 4500–4000 TCN ở Đông Nam Á và việc định tuổi cacbon đã được tiến hành ở một mỏ tại Alderley Edge, Cheshire, Vương Quốc Anh cho tuổi 2280 - 1890 TCN. Người băng Ötzi, người đàn ông được định tuổi vào khoảng 3300–3200 TCN, được phát hiện có bọc sáp với đồng ở phần đầu đồng có đô tinh khiết 99,7%; làm lượng asen cao trong tóc nên người ta cho rằng ông có liên quan đến việc nấu chảy đồng. Các thí nghiệm với đồng hỗ trợ với việc phát hiện ra các kim loại khác; đặc biệt, đồng nấu chảy làm phát hiện ra nấu chảy sắt. Việc sản xuất đồng trong xã hội Old Copper Complex ở Michigan và Wisconsin được xác định tuổi khoảng 6000 đến 3000 TCN. Thời đại đồ đồng. Việc sử dụng đồng đỏ đã phát triển trong thời đại của các nền văn minh được đặt tên là "thời đại đồ đồng" hay "thời đại đồng đỏ". Thời kỳ quá độ trong các khu vực nhất định giữa thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ sắt được đặt tên là thời kỳ đồ đồng, với một số công cụ bằng đồng có độ tinh khiết cao được sử dụng song song với các công cụ bằng đá. Đồ đồng của nền văn minh Vinča có tuổi 4500 TCN. Người ta còn tìm thấy các đồ vật bằng đồng nguyên chất và đồng đỏ ở các thành phố Sumeria có niên đại 3.000 năm TCN, và các đồ vật cổ đại của người Ai Cập bằng đồng và hợp kim của đồng với thiếc cũng có niên đại tương tự Thời đại đồ đồng đã bắt đầu ở Đông Nam châu Âu vào khoảng 3700–3300 TCN, ổ Tây Bắc châu Âu khoảng 2500 TCN. Nó kết thúc khi bắt đầu thời đại đồ sắt khoảng 2000–1000 TCN ở vùng Cận Đông, và 600 TCN ở Bắc Âu. Sự chuyển tiếp giữa thời đại đồ đá mới và đồ đồng trước đây từng được gọi là thời kỳ đồ đồng đá, khi các công cụ bằng đồng được dùng cùng lúc với công cụ đồ đá. Thuật ngữ này dần bị giảm đi ở vài nơi trên thế giới, thời đại đồng đá và thời đại đá mới đều kết thúc cùng lúc. Đồng thau, một hợp kim của đồng với kẽm, được biết đến từ thời kỳ Hy Lạp nhưng chỉ được sử dụng rộng rãi bởi người La Mã. Tên gọi. Giống các tiếng Đông phương khác, nguồn gốc từ đồng từ Tiếng Trung Quốc 铜 (bình âm: tóng). Tiếng Thái xài ทองแดง nghĩa là 'vàng đỏ' vì đồng có nhiều đặc điểm giống vàng như rất dẻo và không dễ sét. Trong thời của nền văn minh Hy Lạp, kim loại này được biết với tên gọi "chalkos". Trong thời kỳ La Mã, nó được biết với tên "aes Cyprium" ("aes" là thuật ngữ Latinh chung để chỉ các hợp kim của đồng như đồng đỏ và các kim loại khác, và bởi vì nó được khai thác nhiều ở Síp). Từ những yếu tố lịch sử này, tên gọi của nó được đơn giản hóa thành "Cuprum" là tên gọi Latinh của đồng. Trong thần thoại Hy Lạp - La Mã cũng như trong thuật giả kim, đồng có liên quan đến nữ thần Aphrodite (Vệ Nữ) vì vẻ đẹp rực rỡ của nó, việc sử dụng thời cổ đại của nó trong sản xuất gương, và sự liên hệ của nó với Síp, là quê hương của nữ thần. Trong thuật giả kim, ký hiệu của đồng cũng là ký hiệu cho Sao Kim. Ứng dụng. Đồng là vật liệu dễ dát mỏng, dễ uốn, có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, vì vậy nó được sử dụng một cách rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm: Đồ đồng là những sản phẩm làm từ nguyên liệu bằng đồng ví dụ như tượng đồng, tranh đồng, trống đồng, mâm đồng, thau đồng... Từ lâu đồ đồng đã được dùng như là những dụng cụ, đồ vật trang trí trong nhà không thể thiếu của người Việt Nam. Nhất là trong tín ngưỡng, văn hóa dân gian. Từ lâu người Việt đã dùng đồng để làm đồ thờ cúng trong ban thờ gia tiên như: hoành phi câu đối bằng đồng, bộ đồ thờ cúng bằng đồng, đỉnh đồng, lư đồng, hạc đồng... Đồ đồng mỹ nghệ là những sản phẩm mỹ nghệ làm từ đồng ví dụ như: tượng đồng, tranh đồng, trống đồng... Những sản phẩm mỹ nghệ làm từ đồng luôn được ưa chuộng và rất hay được sử dụng trong nhà nhất là tranh đồng, tượng đồng Đồ đồng phong thủy là những vật phẩm, linh vật, tượng... làm từ đồng. Đồ đồng phong thủy dùng để trấn trạch, hoặc dùng để thỉnh cầu một nguyện vọng nào đó: hóa cát thành hung, giải thoát tai ương, mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với mình và gia đình mình. Vai trò sinh học. Đồng là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho các loài động, thực vật bậc cao. Đồng được tìm thấy trong một số loại enzym, bao gồm nhân đồng của cytochrom c oxidas, enzym chứa Cu-Zn superoxid dismutas, và nó là kim loại trung tâm của chất chuyên chở oxy hemocyanin. Máu của cua móng ngựa (cua vua) "Limulus polyphemus" sử dụng đồng thay vì sắt để chuyên chở oxy. Theo tiêu chuẩn RDA của Mỹ về đồng đối với người lớn khỏe mạnh là 0,9 mg/ngày. Đồng được vận chuyển chủ yếu trong máu bởi protein trong huyết tương gọi là ceruloplasmin. Đồng được hấp thụ trong ruột non và được vận chuyển tới gan bằng liên kết với albumin. Một bệnh gọi là bệnh Wilson sinh ra bởi các cơ thể mà đồng bị giữ lại, mà không tiết ra bởi gan vào trong mật. Căn bệnh này, nếu không được điều trị, có thể dẫn tới các tổn thương não và gan. Người ta cho rằng kẽm và đồng là cạnh tranh về phương diện hấp thụ trong bộ máy tiêu hóa vì thế việc ăn uống dư thừa một chất này sẽ làm thiếu hụt chất kia. Các nghiên cứu cũng cho thấy một số người mắc bệnh về thần kinh như bệnh schizophrenia có nồng độ đồng cao hơn trong cơ thể. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ mối liên quan của đồng với bệnh này như thế nào (là do cơ thể cố gắng tích lũy đồng để chống lại bệnh hay nồng độ cao của đồng là do căn bệnh này gây ra). Hợp kim. Có rất nhiều chủng loại hợp kim của đồng - Các gương đồng là hợp kim của 4 phần đồng với một phần thiếc, đồng thau còn gọi là Latông hay đồng vàng là hợp kim của đồng với kẽm, và đồng đỏ hay còn gọi là Burông là hợp kim của đồng với thiếc, và có thể dùng để chỉ bất kỳ hợp kim nào của đồng như đồng điếu nhôm. Đồng là một trong những hợp phần quan trọng nhất của bạc và vàng carat và que hàn carat dùng trong công nghiệp đá quý, điều chỉnh màu, độ cứng và điểm nóng chảy của các hợp kim được tạo ra. Các loại que hàn không chì bao gồm kẽm tạo hợp kim với một lượng nhỏ đồng và các kim loại khác. Hợp kim của đồng với nickel được gọi là đồng niken, được sử dụng làm đồng tiền mệnh giá thấp ở dạng áo bên ngoài. Đồng 5-cent Mỹ (hiện được gọi là "nickel") chứa 75% đồng và 25% nickel ở dạng đồng nhất. Hợp kim gồm 90% đồng và 10% nickel, có độ chống ăn mòn đáng chú ý, được dùng trong nhiều ứng dụng có tiếp xúc với nước biển, tuy nhiên nó dễ bị ăn mòn do các hợp chất sulfide tồn tại trong các cảng và cửa sông bị ô nhiễm. Các hợp kim của đồng với nhôm (khoảng 7%) có màu vàng nhạt và được dùng trong trang trí. Shakudō là một hợp kim đồng được dùng làm trang trí ở Nhật chứa một tỉ lệ thấp vàng, khoảng 4–10%, nó có thể bị gỉ tạo ra màu xanh đậm hoặc màu đen. Hợp chất. Các trạng thái oxy hóa chung của đồng bao gồm trạng thái đồng (I) ít ổn định Cu+1; và trạng thái ổn định hơn đồng(II), Cu+2, chúng tạo thành các muối có màu lam hoặc lục-lam. Dưới các điều kiện không bình thường, trạng thái Cu+3 có thể được tạo ra. Các hợp chất hai cấu tử. Khi kết hợp với các nguyên tố khác, các hợp chất đơn giản nhất của đồng là loại hai cấu tử, tức bao gồm chỉ hai nguyên tố như các oxide, sulfide, và halide. Dạng oxide tồn tại ở loại đồng(I) và đồng(II), tương tự loại sulfide gồm đồng(I) sulfide và đồng(II) sulfide. Các muối đồng(I) với halogen (gồm đồng(I) fluoride, đồng(I) chloride, đồng(I) bromide, và đồng(I) iodide) cũng tồn tại, trong đồng(II) gồm đồng(II) fluoride, đồng(II) chloride, đồng(II) bromide và đồng(II) iodide. Tuy vậy, có những người đã tìm cách để điều chế đồng(II) iodide nhưng chỉ tạo ra đồng(I) iodide và iod. Tạo phức. Đồng có khả năng tạo ra phức chất. Trong dung dịch lỏng, đồng(II) tồn tại ở dạng [Cu(H2O)6]2+. Phức này thể hiện tốc độ trao đổi với nước nhanh nhất (tốc độ các chất liên kết và tách liên kết với nước) trong bất kỳ phức nước-kim loại chuyển tiếp. Khi thêm dung dịch natri hydroxide vào sẽ tạo kết tủa chất rắn đồng(II) hydroxide có màu lam nhạt. Phương trình đơn giản là: Dung dịch amonia cũng tạo kết tủa tương tự. Khi thêm lượng amonia dư, kết tủa này tan tạo thành tetramin đồng(II): Nhiều oxyanion khác tạo thành các phức như đồng(II) axetat, đồng(II) nitrat, và đồng(II) cacbonat. Đồng(II) sunfat tạo các tinh thể pentahydrate màu lam, là hợp chất đồng phổ biến trong phòng thí nghiệm. Nó được dùng để diệt nấm được gọi là Hợp chất Bordeaux. Polyol là hợp chất chứa nhiều hơn một nhóm chức alcohol, nhìn chung phản ứng với các muốn đồng(II). Ví dụ, các muối đồng được dùng để thử chất khử đường. Đặc biệt sử dụng thuốc thử Benedict và dung dịch Fehling có mặt đường được đánh dấu bằng màu của nó thay đổi từ xanh lam Cu(II) sang đỏ của đồng(I) oxide. Thuốc thử Schweizer và các phức liên quan với ethylenediamine và các amine tan trong cellulose. Các amino acid tạo thành các phức chelat rất bền với đồng(II). Các thử nghiệm hóa-ướt đối với các ion đồng tồn tại, nó liên quan đến kali ferrocyanua, tạo kết tủa với các muối đồng(II). Hóa đồng hữu cơ. Các hợp chất chứa liên kết cacbon-đồng được gọi là các hợp chất đồng-hữu cơ. Chúng phản ứng mạnh với oxy tạo ra đồng(I) oxide và có nhiều ứng dụng trong hóa học. Chúng được tổng hợp bằng cách cho phản ứng giữa các hợp chất đồng(I) với thuốc thử Grignard, terminal alkyne hay thuốc thử organolithi; đặc biệt, phản ứng cuối cùng được mô tả tạo ra thuốc thử Gilman. Các chất này trãi qua các phản ứng thay thế với alkyl halide tạo thành các sản phẩm kết hợp; do đó, chúng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực tổng hợp hữu cơ. Đồng(I) acetylua nhạy sốc cao trong các phản ứng như Cadiod-Chodkiewicz coupling và Sonogashira coupling. Conjugate addition vào enone và carbocupration của các alkyne cũng có thể đạt được các hợp chất đồng hữu cơ. Đồng(I) tạo ra một loạt các phức yếu với anken và cacbon monoxide, đặc biệt có mặt của các phức amine. Đồng(III) và đồng(IV). Đồng(III) thường được tìm thấy ở dạng xác oxide, ví dụ như kali cuprat, KCuO2 là chất rắn màu dương đen. Các hợp chất đồng(III) được nghiên cứu rộng rãi nhất là các chất siêu dẫn cuprat. Đồng ytri bari oxide (YBa2Cu3O7) có cả Cu(II) và Cu(III) nằm ở trung tâm. Giống như dạng oxide, fluoride là anion base cao và được dùng làm chất ổn định các ion kim loại ở các trạng thái oxy hóa cao. Cả đồng (III) và thậm chí đồng(IV) fluoride là tồn tại theo thứ tự ở dạng K3CuF6 và Cs2CuF6. Một số protein đồng tạo các phức oxo đặc trưng cho đồng(III). Với các tetrapeptit, một phức đồng(III) có màu tía được ổn định hóa bởi các chất amit khử proton. Các phức đồng(III) cũng được tìm thấy ở dạng trung gian trong các phản ứng của hợp chất đồng-hữu cơ. Phòng ngừa. Mọi hợp chất của đồng là những chất độc. Đồng kim loại ở dạng bột là một chất dễ cháy. 30g đồng(II) sunfat có khả năng gây chết người. Đồng trong nước với nồng độ lớn hơn 1 mg/lít có thể tạo vết bẩn trên quần áo hay các đồ vật được giặt giũ trong nước đó. Nồng độ an toàn của đồng trong nước uống đối với con người dao động theo từng nguồn, nhưng có xu hướng nằm trong khoảng 1,5 – 2 mg/l. Mức cao nhất có thể chịu được về đồng theo DRI trong chế độ ăn uống đối với người lớn theo mọi nguồn đều là 10 mg/ngày.
5,077
914225
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5077
Đậu tương
Đậu nành hay đỗ tương, hoặc đậu tương (danh pháp hai phần: Glycine max) là loại cây họ Đậu ("Fabaceae"), là loài bản địa của Đông Á. Loài này giàu hàm lượng chất đạm protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Cây đậu nành là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu nành được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, tào phớ, okara... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc. Ngoài ra, trong cây đậu nành còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác. Điều này có được là hoạt động cố định N2 của loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu. Phân loại. Chi "Glycine" từng được Carl Linnaeus đưa ra năm 1737 trong ấn bản đầu tiên của quyển "Genera Plantarum".Từ glycine có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp - "glykys" (ngọt) và có thể đề cập đến chất ngọt của củ ăn được sản xuất ở Bắc Mỹ có dạng cây đậu thân leo, "Glycine apios", nay là "Apios americana". Đậu tương được trồng được xuất hiện đầu tiên trong quyển "Species Plantarum" của Linnaeus, với tên gọi "Phaseolus max" L. Việc kết hợp "Glycine max" (L.) Merr., theo đề nghị của Merrill năm 1917, đã trở thành tên gọi chính thức được công nhận của loài này. Chi "Glycine" Willd. được chia thành 2 phân chi "Glycine" và "Soja". Phân chi "Soja" (Moench) F.J. Herm. bao gồm cây đậu tương được trồng trọt "Glycine max" (L.) Merr., và cây đậu dại "Glycine soja" Sieb. & Zucc. Cả hai loài đều là các loài cây hàng năm. "Glycine soja" là tổ tiên hoang dại của "Glycine max", và chúng mọc hoang ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Nga. Phân chi "Glycine" bao gồm ít nhất 25 loài cây dại lâu năm, ví dụ như "Glycine canescens" F.J. Herm. và "G. tomentella" Hayata, cả hai được tìm thấy ở Úc và Papua New Guinea. Cũng giống như các loài cây trồng khác có thời gian thuần hóa lâu dài, mối quan hệ giữa các loài đậu tương hiện đại và các loài mọc hoang có thể không còn dấu vết ở bất kỳ mức độ chắc chắn nào. Khả năng cố định đạm. Nhiều loài trong họ đậu (alfalfa, đậu côve, pea, bean, lentil, đậu tương, đậu phộng và các loài khác) chứa các vi khuẩn cộng sinh có tên là "Rhizobia", chúng nằm trong các nốt sần của bộ rễ. Các vi khuẩn này có một khả năng đặc biệt là cố định nitơ từ khí quyển thành ammoniac (NH3). Phản ứng hóa học là: Ammoniac sau đó được chuyển hóa thành một dạng khác, amoni (NH4+), có thể được một số thực vật hấp thụ theo phản ứng sau: Diện tích trồng đậu tương. Quê hương của đậu tương là Đông Nam Á, nhưng 45% diện tích trồng đậu tương và 55% sản lượng đậu tương của thế giới nằm ở Mỹ. Nước Mỹ sản xuất 75 triệu tấn đậu tương năm 2000, trong đó hơn một phần ba được xuất khẩu. Các nước sản xuất đậu tương lớn khác là Brasil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ. Phần lớn sản lượng đậu tương của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù tiêu thụ đậu tương ở người trên đất nước này đang tăng lên. Dầu đậu tương chiếm tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ. Đậu tương biến đổi gen. Đậu tương là một trong số các cây lương thực đã có nhiều giống được cải biến di truyền (GMO) nhằm tăng năng suất. Hiện nay, khoảng 80% lượng đậu tương được trồng phục vụ thương mại đều là GMO. Công ty Monsanto là công ty hàng đầu thế giới hiện nay trong sản xuất cây chuyển gen nói chung và đậu tương chuyển gen nói riêng. Thành phần hoá học trong hạt đậu. Trong hạt đậu tương có các thành phần hoá học sau Protein (40%), lipid (12-25%), glucid (10-15%); có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose. Trong đậu tương có đủ các amino acid cơ bản isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin. Ngoài ra, đậu tương được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể. Các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại "thịt không xương" vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật. Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 gr đậu tương có thể tương đương với lượng đạm trong 800 gr thịt bò. Tại các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, 60% lượng đạm tiêu thụ hằng ngày là do cây đậu tương cung cấp, thông qua các loại thực phẩm như đậu hũ, đậu hũ thối, sữa đậu nành... Hàm lượng chất đạm chứa trong đậu tương cao hơn nhiều so với lượng chất đạm chứa trong các loại đậu khác.
5,087
603231
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5087
Cộng đồng Wikipedia
Cộng đồng Wikipedia là cộng đồng những người góp phần xây dựng và bảo quản bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. Cộng đồng này được cấu thành từ đa số là tình nguyện viên; mỗi một người đóng góp được gọi là một "thành viên Wikipedia" ("Wikipedian"). Từ điển tiếng Anh Oxford đã ghi nhận mục từ "Wikipedian" vào tháng 8 năm 2012. Tổng quan. Cộng đồng Wikipedia được cấu thành từ hàng nghìn tình nguyện viên. Trên Wikipedia, mỗi bài viết và mỗi thành viên đều có một trang "Thảo luận" liên kết với bài viết, giúp các thành viên có thể thảo luận và hợp tác với nhau. Các thành viên cũng có thể tặng cho nhau những để ghi nhận các đóng góp tích cực. Các đóng góp này bao gồm nhiều thể loại công việc khác nhau vượt xa công việc biên tập đơn thuần, chẳng hạn như công tác như hỗ trợ về mặt xã hội, công tác quản trị và các loại công việc mang tính kết nối. Wikipedia không yêu cầu các biên tập viên cung cấp danh tính. Khi Wikipedia dần phát triển, nhiều người bắt đầu thắc mắc "Ai là tác giả của Wikipedia?". Jimmy Wales lập luận rằng phần lớn các đóng góp này đến từ "một cộng đồng ... một nhóm tận tâm gồm vài trăm tình nguyện viên", cho nên dự án cũng "giống như một tổ chức truyền thống". Năm 2008, một bài báo trên tạp chí "Slate" báo cáo rằng: "Theo các nhà nghiên cứu ở Palo Alto, một phần trăm người dùng Wikipedia chịu trách nhiệm cho khoảng một nửa số sửa đổi của trang web này." Sau này Aaron Swartz bàn cãi về các phương pháp đánh giá này, lưu ý rằng phần lớn nội dung (đo bằng số ký tự) của một số bài viết mà anh lấy mẫu đến từ những người có số lượng đóng góp thấp. Độ lớn. Các nghiên cứu về độ lớn của cộng đồng Wikipedia cho thấy vào các năm đầu, số lượng thành viên tăng trưởng theo cấp số nhân. Năm 2008, nhà văn kiêm giảng viên đại học Clay Shirky cùng nhà khoa học máy tính Martin Wattenberg ước lượng rằng tổng số thời gian cộng đồng đã bỏ ra để viết nên Wikipedia là 100 triệu tiếng đồng hồ. Vào tháng 11 năm 2011, ước tính Wikipedia có khoảng 31,7 triệu thành viên đã đăng ký trên toàn bộ các , trong đó có 270.000 thành viên "đang hoạt động" (có một sửa đổi mỗi tháng). Tính đến tháng 1 năm 2021, Wikipedia tiếng Anh (phiên bản lớn nhất) có 136.875 thành viên đang hoạt động. Một nửa trong số đó dành ra ít nhất một tiếng mỗi ngày trên Wikipedia, và 1/5 dành ra hơn 3 tiếng mỗi ngày. Tính đến năm , Wikipedia tiếng Việt có thành viên đang hoạt động. Nghiên cứu. Một nghiên cứu năm 2007 của các nhà nghiên cứu Đại học Dartmouth cho thấy "những người đóng góp ẩn danh và không thường xuyên cho Wikipedia [...] cũng là một nguồn kiến thức đáng tin cậy như những người có đăng ký". Năm 2009, Jimmy Wales tuyên bố rằng "hóa ra hơn 50% tổng số chỉnh sửa là do 0,7% người dùng đóng góp...[tức] 524 người... Và trên thực tế, 2% tích cực nhất, tức là 1.400 người, đã thực hiện 73,4% tổng số sửa đổi." Tuy nhiên, vào năm 2009, biên tập viên kiêm nhà báo Henry Blodget của "Business Insider" đã chỉ ra rằng trong một mẫu bài viết ngẫu nhiên, hầu hết nội dung trên Wikipedia (đo bằng lượng văn bản đóng góp còn tồn tại cho đến lần chỉnh sửa mẫu mới nhất) được tạo bởi "người ngoài cuộc", còn hầu hết việc biên tập và định dạng được thực hiện bởi "người trong cuộc". Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy rằng các biên tập viên Wikipedia khó tính, ít cởi mở và không có tâm tính tốt hơn những người khác, nhưng sau đó một bài bình luận đã chỉ ra sai sót nghiêm trọng của nghiên cứu này – thật ra dữ liệu cho thấy độ cởi mở cao hơn và sự khác biệt giữa nhóm đối chứng, và kích cỡ mẫu thì nhỏ. Theo một nghiên cứu năm 2009, có "bằng chứng rằng cộng đồng Wikipedia có một sự phản kháng ngày càng tăng với các nội dung mới". Một cuộc khảo sát tự chọn của Quỹ Wikimedia vào năm 2008 chỉ ra rằng các biên tập viên của Wikipedia có độ tuổi trung bình là giữa 20, 62% biên tập viên đều đã học xong phổ thông hoặc học xong đại học. Cũng có dữ liệu chỉ ra rằng người châu Phi có rất ít đại diện trong hàng ngũ biên tập viên của Wikipedia. Giới tính. Quỹ Wikimedia cho biết kết quả khảo sát cộng đồng tình nguyện viên vào tháng 11 năm 2008 lẫn năm 2010 là nữ giới chỉ chiếm gần 13% số người tham gia khảo sát. Cựu giám đốc điều hành Quỹ Sue Gardner bày tỏ nguyện vọng mong muốn nhìn thấy các đóng góp do nữ thực hiện sẽ tăng lên thành 25% vào năm 2015. Sang năm 2011, các nhà nghiên cứu của Đại học Minnesota cho thấy rằng nữ giới chiếm 16.1% tổng số 38.497 biên tập viên bắt đầu viết bài cho Wikipedia vào năm 2009. Do đó, các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ đã cố gắng khuyến khích nữ giới trở thành cộng tác viên của Wikipedia. Nhiều trường, trong đó có Yale và Brown, cấp tín chỉ đại học cho những sinh viên viết bài về nữ giới làm việc trong mảng khoa học hoặc công nghệ. Trong một phỏng vấn với BBC vào tháng 8 năm 2014, đồng sáng lập Wikipedia Jimmy Wales nói rằng Quỹ Wikimedia đang "nỗ lực gấp đôi" để đạt mức 25% biên tập viên nữ, vì trước đó mục tiêu này đã "thất bại hoàn toàn"; cũng như "cần phải làm rất nhiều thứ... cần phải tiếp cận nhiều... cần nhiều thay đổi về phần mềm." Viết trên tờ "The New York Times", giáo sư và nhà khoa học Andrew Lih nghĩ rằng số lượng nam giới đóng góp hơn số lượng nữ giới nhiều như vậy vì việc tự khai là nữ có thể khiến người đó chịu các hành vi "quấy rối hoặc đe dọa". Họp mặt. Wikimania là một hội nghị quốc tế thường niên do Quỹ Wikimedia tổ chức dành cho các thành viên của các dự án wiki. Hội nghị được tổ chức tại các nơi khác nhau trên khắp thế giới. Xuyên suốt hội nghị là các buổi training, đàm thoại, thuyết trình, workshop cũng như thảo luận về các vấn đề xoay quanh những dự án này. Wikimania năm 2019 tổ chức tại Stockholm đã thu hút hơn 800 thành viên từ nhiều quốc gia. Great American Wiknic là một buổi họp mặt thường niên diễn ra vào mùa hè tại các thành phố lớn của Mỹ, thường là ngay trước ngày Quốc khánh Mỹ. Tại các buổi Wiknic này, các thành viên Wikipedia có thể chuẩn bị đồ ăn, mang đến để cùng thưởng thức và giao lưu với nhau. Đón nhận. Công nhận. Vào năm 2014, một đài tưởng niệm do Mihran Hakobyan thiết kế đã được dựng lên tại thị trấn Słubice, Ba Lan để tôn vinh cộng đồng Wikipedia. Cộng đồng Wikipedia đã được trao một giải Erasmus (2015) vì đã "[thúc đẩy] công tác phổ biến kiến thức bằng một bách khoa toàn thư dễ hiểu và dễ tiếp cận" cũng như ghi nhận cộng đồng Wikipedia là "một dự án có sự tham gia của hàng chục nghìn tình nguyện viên trên khắp thế giới". Phê bình. Cộng đồng Wikipedia đã bị phê bình về việc ít biên tập viên nữ tham gia, vai trò của đồng sáng lập viên Jimmy Wales. Có ý kiến chỉ trích rằng vòng tròn bên trong của cộng đồng Wikipedia là một giáo phái — những thành viên này có quan điểm giống nhau và phản bác ý kiến của người ngoài. Đồng sáng lập viên Larry Sanger đã chỉ trích rằng cộng đồng này thiếu hiệu quả và lạm dụng, "không thi hành bộ quy định một cách hiệu quả và nhất quán", nên "quản trị viên cùng các thành viên có suy nghĩ giống nhau đều có thể hành xử một cách lạm dụng kèm hình phạt, kết quả là một vòng tuần hoàn lạm dụng không hồi kết." Nhà báo Oliver Kamm của "The Times" nghi ngại về mức độ tin cậy của Wikipedia vì "Cái Wikipedia tìm kiếm không phải là sự thật mà là , và cũng như một cuộc họp chính trị dông dài, kết quả chung cuộc sẽ bị lấn át bởi những tiếng nói ồn ào và dai dẳng nhất."
5,092
923605
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5092
Đồng tính luyến ái
Đồng tính luyến ái, còn gọi tắt là đồng tính, là khái niệm chỉ sự hấp dẫn tình dục, yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong một hoàn cảnh tạm thời hoặc lâu dài. Đây là "một mô hình thể hiện sự hấp dẫn về cảm xúc, tình yêu, và/hoặc tình dục" đối với những người có cùng giới tính. Ngoài những người đồng tính bẩm sinh, còn có những người quan hệ đồng tính nhưng không phải do bẩm sinh mà là do ảnh hưởng từ môi trường sống (sự nuôi dạy của gia đình, văn hóa xã hội, bạn bè, sách truyện, phim ảnh)... Một số thuật ngữ chỉ hiện tượng này là "đồng tính giả" hay "đồng tính tâm lý". Các nghiên cứu gien gần đây cho thấy những người đồng tính bẩm sinh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, trong khi những người đồng tính do ảnh hưởng từ sự nuôi dạy, văn hóa - xã hội (phim ảnh, sách báo, bạn bè...) chiếm tỷ lệ đa số trong thử nghiệm Vũ trụ 25, nhà sinh vật học John B. Calhoun nhận thấy đồng tính luyến ái xuất hiện như một dấu hiệu cho sự đổ vỡ kết nối xã hội, ông gọi đó là một dạng Tha hóa hành vi ("Behavioral sink"). Đồng tính luyến ái cùng với dị tính luyến ái và song tính luyến ái là 3 dạng của xu hướng tính dục thuộc Thang đo Kinsey. Các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân chính xác của đồng tính luyến ái, nhưng họ đưa ra giả thuyết rằng đó là do sự tác động qua lại phức tạp của các nhân tố di truyền, nội tiết tố và ảnh hưởng từ môi trường (sự nuôi dạy, gia đình, bạn bè, sách truyện, phim ảnh) và văn hóa - xã hội. Năm 2019, một nghiên cứu quy mô lớn phân tích gien của gần 480.000 người đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Sciene cho thấy: yếu tố di truyền bẩm sinh chỉ đóng vai trò nhỏ (khoảng 8% - 25%), điều này có nghĩa là các yếu tố phi di truyền - chẳng hạn như môi trường, giáo dục, tính cách, sự nuôi dưỡng - có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều trong việc ảnh hưởng đến sự lựa chọn bạn tình của một người, giống như hầu hết các đặc điểm khác về tính cách, hành vi và thể chất của con người. Một số quốc gia như Nga, Trung Quốc đã ban hành các điều luật cấm tuyên truyền, cổ vũ, trình chiếu phim ảnh về đồng tính luyến ái vì cho rằng đây là biện pháp để bảo vệ văn hóa quốc gia và sự phát triển tâm sinh lý lành mạnh của thanh thiếu niên Một số người cho rằng hoạt động tình dục đồng giới là trái với tự nhiên, giới khoa học coi đồng tính luyến ái là một biến thể trong tính dục của con người. Chưa có đủ bằng chứng rằng các biện pháp trị liệu tâm lý với công nghệ hiện nay có thể làm thay đổi xu hướng tính dục. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy với nhiều người, xu hướng tính dục không phải là bẩm sinh mà có thể thay đổi từ dạng này sang dạng khác tùy theo tác động từ bên ngoài (xem Yếu tố môi trường trong thiên hướng tình dục). Thuật ngữ phổ biến nhất về đồng tính là "đồng tính nữ" hoặc "lét" cho nữ giới, (bắt nguồn từ tiếng Anh "lesbian" /'lezbiən/ và thường được viết phỏng theo tiếng Anh là "les") và "đồng tính nam" hoặc "gay" cho nam giới (bắt nguồn từ tiếng Anh "gay" /geɪ/), nhưng "gay" cũng thỉnh thoảng được dùng để chỉ cả người đồng tính nam và nữ. Rất khó để ước tính chính xác tỷ lệ người đồng tính vì nhiều lý do, bao gồm việc họ không muốn công khai điều đó. Nhiều người đồng tính đã hoặc đang sống trong một mối quan hệ gắn kết, mặc dù phải đến những năm 2010 trở đi, các hình thức điều tra dân số và thuận lợi chính trị mới tạo điều kiện cho việc họ được biết đến nhiều hơn và được thống kê chính thức. Đồng tính luyến ái đã từng được ủng hộ cũng như lên án trong suốt lịch sử, tùy thuộc vào hình thức của nó và nền văn hóa mà nó diễn ra. Ngày nay, vấn đề nghiêm trọng nhất mà người đồng tính phải đối mặt là tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS đặc biệt cao, do nhóm này thường có hành vi quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều bạn tình. Tại Việt Nam, Bộ Y tế ước tính tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm này năm 2020 lên tới 13,3%, vượt qua nhóm tiêm chích ma túy và mại dâm. Trong năm 2022, nhóm đồng tính nam chiếm tới 47% tổng số ca nhiễm HIV mới trên toàn Việt Nam. Tên gọi. Từ tiếng Anh "homosexual" ("đồng tính luyến ái") là từ lai giữa tiếng Hy Lạp và tiếng La-tinh, với yếu tố đầu tiên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "ὁμός homos", nghĩa là "giống nhau" (không liên quan đến từ homo trong tiếng Latinh nghĩa là "đàn ông", như trong Homo sapiens), do đó ám chỉ hành vi tình dục và tình cảm giữa những người cùng giới tính, kể cả đồng tính nữ. "Đồng tính luyến ái" là một từ Hán Việt, viết bằng chữ Hán là "同性戀愛", dịch sát nghĩa từng chữ là "yêu người cùng giới tính". Từ "homosexual" lần đầu tiên xuất hiện dưới dạng in trong một tập sách tiếng Đức in năm 1869 của tiểu thuyết gia người Áo Karl-Maria Kertbeny, được xuất bản ẩn danh, trong đó tác giả đưa ra lập luận chống lại luật chống chế độ thống trị của Phổ. Năm 1886, bác sĩ tâm thần Richard von Krafft-Ebing đã sử dụng thuật ngữ homosexual (đồng tính) và heterosexual (dị tính) trong cuốn sách Psychopathia Sexualis (Chứng thái nhân cách về tình dục) của mình. Cuốn sách của Krafft-Ebing phổ biến đối với cả người thường và giới bác sĩ đến nỗi thuật ngữ heterosexual và homosexual đã trở thành thuật ngữ được chấp nhận rộng rãi nhất cho xu hướng tình dục. Do đó, việc sử dụng thuật ngữ này hiện nay có nguồn gốc từ truyền thống phân loại của thế kỷ 19 Nhiều tài liệu hướng dẫn văn phong hiện đại ở Hoa Kỳ khuyến cáo không nên sử dụng "homosexual" (đồng tính luyến ái) như một danh từ, thay vào đó sử dụng từ gay (đồng tính nam) hoặc lesbian (đồng tính nữ). Tương tự, một số nơi khuyến cáo nên tránh hoàn toàn việc sử dụng từ homosexual vì nó thể hiện tiền sử bệnh lý tiêu cực và vì từ này chỉ đề cập đến hành vi tình dục của một người (trái ngược với cảm xúc tình yêu) và do đó nó mang hàm ý tiêu cực. Gay và lesbian là những lựa chọn thay thế phổ biến nhất. Các chữ cái đầu tiên thường được kết hợp để tạo ra từ viết tắt là LGBT (đôi khi được viết là GLBT), trong đó B và T dùng để chỉ những người song tính (bisexual) và chuyển giới (transgender). Một số từ đồng nghĩa với hấp dẫn đồng giới hoặc hoạt động tình dục bao gồm nam có quan hệ tình dục với nam hay MSM Các thuật ngữ mang ý miệt thị trong tiếng Anh bao gồm queer, faggot, fairy, poof và homo. Từ homo xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ khác mà không mang hàm ý miệt thị như trong tiếng Anh. Ngược lại, "gay", một từ ban đầu được nam và nữ đồng tính chấp nhận như một thuật ngữ thông thường (như trong các phong trào của người đồng tính), đã được sử dụng rộng rãi với ý miệt thị trong giới trẻ. Trong tiếng Việt người đồng tính luyến ái nam thường được gọi là "người đồng tính nam" hoặc "gay" /ɣaj/ (bắt nguồn từ từ tiếng Anh "gay" /ɡeɪ/), "bê đê" /ɓe ɗe/, "pê đê" /pe ɗe/ (bắt nguồn từ tiếng Pháp "pédérastie"), người đồng tính luyến ái nữ thường được gọi là "người đồng tính nữ" hoặc "lét" /lɛt/ (bắt nguồn từ từ tiếng Anh "lesbian" /ˈlezbiən/, thường được viết phỏng theo tiếng Anh là "les" dù phát âm khác với tiếng Anh). Thuật ngữ homosocial hiện được sử dụng để mô tả bối cảnh đơn giới tính nhưng không bao gồm tình dục. Ngoài ra còn có một từ chỉ tình yêu đồng giới là homophilia. Không có đặc điểm ngoại hình đặc trưng nào để "nhận dạng" người đồng tính so với những người khác trong xã hội. Từ "bóng" hay "bê đê" (từ mang hàm ý thể hiện sự miệt thị) mà người ta hay dùng để chỉ một người con trai ăn mặc, cư xử và hành động như con gái thực ra là nói đến người chuyển giới nữ nhưng chưa phẫu thuật. Lịch sử. "Bài chi tiết: Dòng thời gian của lịch sử LGBT" Một số học giả cho rằng thuật ngữ "đồng tính luyến ái" không phù hợp khi áp dụng cho các nền văn hóa cổ đại, chẳng hạn như người Hy Lạp hay người La Mã đều không sở hữu bất kỳ từ nào có cùng phạm vi ngữ nghĩa như khái niệm hiện đại về "đồng tính luyến ái". Hơn nữa, có rất nhiều hành vi tình dục đồng tính được thực hiện vì lý do tôn giáo chứ không phải yêu đương. Thái độ xã hội đối với đồng tính luyến ái thay đổi theo thời gian và nơi chốn bao gồm từ việc chấp nhận cho đến xem như một tội lỗi nhẹ, chịu sự cấm đoán của luật pháp hay thậm chí là tử hình. Trong một cuộc sưu tập các tài liệu lịch sử và dân tộc học của các nền văn hóa thời kỳ Trước Công nghiệp, "có 41% trong số 42 nền văn hóa phản đối mạnh mẽ, 21% chấp nhận hoặc phớt lờ và 12% không có khái niệm. Trong số 70 dân tộc, 59% không có hoặc hiếm có sự xuất hiện của đồng tính luyến ái; tại 41% còn lại đồng tính có xảy ra hoặc không phổ biến." Trong những nền văn hóa chịu ảnh hưởng của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, luật pháp và nhà thờ quy định kê gian là một tội lỗi chống lại thần thánh hoặc tự nhiên. Tuy nhiên, sự lên án tình dục hậu môn của nam và nam có từ tư tưởng Kitô giáo. Sự lên án này cũng thường thấy ở Hy Lạp cổ đại, cụm từ "không tự nhiên" có thể có từ triết gia Plato. Bởi vì thiên hướng tình dục là phức tạp và đa chiều, một số học giả và các nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong các nhà nghiên cứu đồng tính trước đây, đã lập luận rằng đồng tính luyến ái là một kết quả của lịch sử và xã hội. Năm 1976, nhà triết học và sử học Michel Foucault cho rằng đồng tính luyến ái là một thứ rất hiếm khi tồn tại ở châu Âu trong thế kỷ XVIII, khi mà tình dục đồng giới còn là một hành vi tội phạm (xem Kê gian). Ông viết: ""Thiên hướng Tình dục về bản chất là một "sáng chế" của các nhà nước hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp, và chủ nghĩa tư bản"". Châu Phi. Ghi chép đầu tiên về một cặp đôi có thể là đồng tính luyến ái trong lịch sử thường được cho là Khnumhotep và Niankhkhnum ở Ai Cập cổ đại, sống vào khoảng năm 2400 trước Công nguyên. Cặp đôi này được khắc hoạ trong tư thế hôn mũi, tư thế thân mật nhất trong nghệ thuật Ai Cập, và có vẻ như được bao quanh bởi những người thừa kế của họ. Các nhà nhân chủng học Stephen Murray và Will Roscoe đã báo cáo rằng phụ nữ ở Lesotho tham gia vào "các mối quan hệ lâu dài, gợi dục" được gọi là "motsoalle". Đông Á. Ở Đông Á, Đồng tính luyến ái ở Trung Quốc, đã được ghi nhận từ khoảng năm 600 trước Công nguyên. Nho giáo, bởi là một hệ tư tưởng về xã hội và chính trị, ít tập trung vào tình dục, cho dù là đồng tính luyến ái hay dị tính luyến ái. Văn học thời nhà Minh, chẳng hạn như Biện Nhi Thoa (弁而釵/弁而钗), miêu tả các mối quan hệ đồng tính giữa nam giới. Sự phản đối đồng tính luyến ái ở Trung Quốc bắt nguồn từ thời nhà Đường (618–907), được cho là do ảnh hưởng ngày càng tăng của các giá trị Thiên chúa giáo và Hồi giáo, nhưng phải đến khi có các nỗ lực Tây hóa vào cuối triều Thanh và Cộng hòa Trung Hoa thì sự phản đối này mới hình thành rõ rệt. Đồng tính luyến ái ở Nhật Bản, được biết đến dưới dạng chúng đạo hay nam sắc (những từ bị ảnh hưởng từ văn chương Trung Hoa), được ghi nhận từ hơn một ngàn năm trước. Tại Thái Lan, "Kathoey" hay "trai nữ" (cô chàng) là một phần trong xã hội trong nhiều thế kỷ và quốc vương Thái Lan cũng có các "cung phi" là nam cũng như nữ. Kathoey có thể nữ tính hoặc là biến trai làng (transvestism). Thái Lan chưa từng có luật cấm đồng tính luyến ái hoặc hành vi đồng tính, nhưng cũng không công nhận quan hệ giữa họ. Ở Ấn Độ, luật Manu đề cập đến "giới tính thứ ba", các thành viên thuộc giới tính này có thể tham gia vào việc thể hiện giới phi truyền thống và các hoạt động đồng tính luyến ái. Trong xã hội Melanesia, đặc biệt ở Papua New Guinea, quan hệ cùng giới là một phong tục cho đến giữa thế kỷ trước. Trong truyền thống Melanesia, một cậu bé chưa dậy thì sẽ được bắt cặp với một người thành niên, người này sẽ trở thành tư vấn viên dạy việc quan hệ tình dục cho cậu bé (đường miệng hay hậu môn tùy thuộc vào bộ tộc) trong vài năm vì họ tin rằng làm như vậy sẽ giúp cho cậu bé đó sớm đạt tới tuổi dậy thì và có kiến thức về tình dục mà không cần phải chung đụng với phụ nữ (sẽ dễ dẫn tới mang thai và phải làm cha khi còn quá trẻ). Tuy nhiên, nhiều xã hội Melanesia đã trở nên căm ghét quan hệ cùng giới khi các nhà truyền giáo châu Âu đến truyền giáo. Trung Đông. "Thông tin thêm: LGBT trong Hồi giáo và Quyền LGBT ở Israel" Ở Assyria, có ghi nhận về đồng tính luyến ái, điều đó không bị cấm túc, lên án, hay bị xem là hành vi thiếu đạo đức hoặc rối loạn. Một vài văn bản tôn giáo còn bao gồm những lời cầu nguyện thánh thần ban phước lành cho những mối quan hệ đó. Cuốn "Almanac of Incantation" ("Niên lịch Thần chú") có những lời cầu nguyện cho sự bình đẳng giữa tình yêu. Tại Trung Đông, nhiều nhà thơ (hầu hết là Sufi) tại các nước Ả Rập và Ba Tư trong thời Trung cổ đã viết thơ ca tụng những cậu bé đem rượu cho họ trong các quán rượu và ngủ chung giường với họ. Tại Trung Á, trên Đường tơ lụa có người "bacchá", thường là người tiếp đãi viên đồng thời làm nghề mại dâm phái nam ăn mặc lộng lẫy và có trang điểm. Những người bachá hát và múa những bài hát khiêu dâm cho khán giả. Họ được huấn luyện từ còn nhỏ và làm việc cho đến khi râu mọc. Đến thế kỷ thứ 7, khi Hồi giáo trở thành tôn giáo chính yếu ở Trung Đông, đồng tính luyến ái chính thức bị xem là tội lỗi. Luật Hồi giáo (Sharia) coi đồng tính luyến ái là một trong những tội nghiêm trọng cần phải trừng phạt nghiêm khắc. Israel được cho là quốc gia nhân nhượng nhất ở Trung Đông và châu Á đối với đồng tính luyến ái, Tel Aviv có biệt danh "thủ đô đồng tính của Trung Đông". Lễ diễu hành hàng năm ủng hộ đồng tính luyến ái cũng diễn ra ở Tel Aviv mà không bị ngăn cấm. Ngược lại, nhiều chính phủ ở Trung Đông thường phớt lờ, phủ nhận sự hiện diện, hoặc hình sự hóa đồng tính luyến ái. Đồng tính luyến ái bị coi là bất hợp pháp ở hầu hết các nước Hồi giáo. Hoạt động tình dục cùng giới chính thức nhận án tử hình ở một vài quốc gia Hồi giáo: Ả Rập Saudi, Iran, Mauritania, bắc Nigeria, Sudan, Afghanistan, và Yemen. Châu Âu. Trong Kinh Thánh có mô tả về Thành phố Sodome, nơi mà nhiều cư dân nam có hành vi tình dục đồng giới. Thành phố này đã bị thiêu hủy bởi trận mưa lửa từ trên trời do Thượng đế giáng xuống để trừng trị hành vi đồng tính của cư dân nơi đây. Từ "Sodome" cũng trở thành thông dụng để chỉ việc quan hệ tình dục đồng giới của nam tại phương Tây. Tài liệu lâu đời nhất ở Tây phương (dưới dạng tác phẩm văn học, nghệ thuật, và thần thoại) có đề cập đến các mối quan hệ đồng tính được bắt nguồn từ Hy Lạp cổ. Theo phong tục chính thống, đó là một mối quan hệ gợi dục nhưng thường bị dằn nén giữa một người đàn ông tự do và một thiếu niên tự do, được ưa chuộng bởi những lợi ích về mặt giáo dục nó mang lại và được xem như một phương tiện để điều chỉnh dân số, nhưng đôi khi cũng bị cho là nguyên do dẫn đến sự mất trật tự. Plato ca ngợi nó trong những văn bản đầu tiên của ông, tuy nhiên ông lại đề xuất việc ngăn cấm nó trong những tác phẩm sau này, vì ông cho rằng mối quan hệ này về lâu dài sẽ làm suy giảm nam tính và sức chiến đấu của quân đội, và gây rối loạn trật tự xã hội. Ở La Mã cổ đại, thân thể một người nam trẻ tuổi vẫn được coi là tâm điểm tình dục của nam giới, nhưng những mối quan hệ chỉ diễn ra giữa những người đàn ông tự do cùng nô lệ hoặc cùng những thanh niên tự do với vai trò "thụ động" trong tình dục. Vị Hoàng đế ái Hy Lạp tên Hadrian được biết đến với mối quan hệ cùng Antinous. Theo nhà sử học Edward Gibbon, trong 250 năm, Đế quốc La Mã đã thống trị phần lớn châu Âu, văn minh La Mã là tiên tiến bậc nhất thế giới và Quân đội Đế quốc La Mã gần như không có đối thủ. Nhưng đến thế kỷ 2, khi đế chế La Mã đang thịnh vượng, đạo đức xã hội cũng dần bị suy đồi. Mại dâm, múa thoát y diễn ra công khai, đồng tính luyến ái trở nên phổ biến, thậm chí được coi là "mốt thời thượng". Đời sống văn hóa bị suy đồi, vì đời sống phóng đãng và đồng tính luyến ái mà người La Mã đã lơ đãng một nhiệm vụ quan trọng nhất, đó là "duy trì nòi giống". Trong vòng 200 năm, hiện tượng suy giảm nhân khẩu và binh lính La Mã mất nhuệ khí chiến đấu ngày càng nghiêm trọng. Những người La Mã, như Gibbon nói, đã trở thành "ẻo lả như phụ nữ và không muốn sống theo kiểu quân sự". Đây chính là một trong những nguyên nhân đẩy đế chế Tây La Mã đến chỗ diệt vong. Tại Đông La Mã, Hoàng đế Cơ Đốc giáo Theodosius I đã ra một đạo luật vào ngày 6 tháng 8 năm 390, bắt buộc những người nam đóng vai trò "thụ động" phải bị hỏa thiêu. Mặc dù những quy định như thế đã được ban hành, các nhà chứa với các cậu bé cung cấp dịch vụ tình dục đồng tính vẫn bị đánh thuế cho đến hết triều đại Anastasius I năm 518. Justinianus I, vào cuối thời kì trị vì của mình, đã mở rộng luật cấm đối với cả những người nam đóng vai trò "chủ động" (vào năm 558), và cảnh cáo rằng hành động đó có thể dẫn đến sự hủy diệt do "cơn thịnh nộ của Chúa". Từ nửa sau của thế kỷ 13, hầu hết mọi nơi trên châu Âu đều xử tử những người đồng tính nam. Các mối quan hệ giữa những nhân vật có tầm ảnh hưởng trong xã hội, như giữa Vua James đệ Nhất và Bá tước xứ Buckingham, đã góp phần làm nổi bật vấn đề, được viết lên cả các tờ rơi khuyết danh trên đường phố: "Thế giới đổi thay, chẳng hiểu vì sao, Để nam Hôn Nhau, chẳng màng Nữ mạo;… Giữa J. đệ Nhất và Buckingham: Ngài, chính thế, hiền Phụ tiều tụy Vòng tay, Ngài theo Ganimede, dại ngây" (Mundus Foppensis, hay The Fop Display'd (Tên Tự phụ bị Phô bày, 1691). Vị vua Friedrich II Đại Đế, tức "Friedrich Độc đáo", trị vì nước Phổ từ năm 1740 cho đến năm 1786, cũng bị nghi vấn đồng tính luyến ái. Có người đương thời nói ông hoang dâm với các triều thần. Nhiều quan lại trong triều đình Phổ lúc đó hay đem sự loạn dâm đồng tính ra làm chủ đề đùa cợt. Việc xử tử cho hành động kê gian vẫn tiếp diễn ở Hà Lan cho đến năm 1803, và ở Anh cho đến năm 1835, với James Pratt và John Smith là hai người Anh cuối cùng bị treo cổ vì tội trạng đó. Giữa năm 1864 và 1880, Karl Heinrich Ulrichs đã xuất bản một loạt gồm mười hai truyền đơn mà ông đặt tên chung là "Research on the Riddle of Man-Manly Love" ("Nghiên cứu về Tình yêu Nam tính Bí ẩn của Nam giới"). Vào năm 1867, ông trở thành người đồng tính tự xưng đầu tiên lên tiếng đề nghị bãi bỏ các đạo luật chống đồng tính trên Đại hội Luật gia Đức ở Munich. "Sexual Inversion" ("Tình dục Trái ngược"), viết bởi Havelock Ellis, xuất bản năm 1896, có nội dung bênh vực đồng tính luyến ái. Mặc dù những văn bản y học như trên (được viết bằng tiếng Latinh để giấu đi những chi tiết tình dục) không được nhiều người trong công chúng đọc, những văn bản đó đã dẫn đường cho Ủy ban Khoa học-Nhân đạo của Magnus Hirschfeld vận động bãi bỏ luật chống kê gian ở Đức từ năm 1897 đến 1933, và còn là nền móng cho một phong trào không chính thức, diễn ra trong phạm vi trí thức và tác gia nước Anh, được lãnh đạo bởi những nhân vật như Edward Carpenter và John Addington Symonds. Bắt đầu vào năm 1894 với "Homogenic Love" ("Tình yêu Đồng giới"), nhà hoạt động Xã hội chủ nghĩa kiêm nhà thơ Edward Carpenter đã viết một loạt bài báo và truyền đơn ủng hộ đồng tính, cũng đã "công khai" vào năm 1916 trong cuốn sách "My Days and Dreams" ("Đời và Mộng") của ông. Năm 1990, Elisar von Kupffer cho xuất bản một tuyển tập những tác phẩm văn học đồng tính từ thời cổ đại cho đến thời của ông, tên là "Lieblingminne und Freundesliebe in der Weltliteratur". Châu Mỹ. Cũng như nhiều nền văn hóa không phải phương Tây khác, rất khó để xác định mức độ mà các quan niệm phương Tây về xu hướng tính dục và bản dạng giới có thể áp dụng đối với các nền văn hóa trước lúc Columbus tìm ra châu Mỹ. Bằng chứng về các hành vi tình dục đồng tính luyến ái và hiện tượng mặc trang phục khác giới đã được tìm thấy ở nhiều nền văn minh trước khi Tây Ban Nha thuộc địa hoá châu Mỹ ở Mỹ Latinh, chẳng hạn như người Aztec, Maya, Quechua, Moche, Zapotec, Inca và Tupinambá ở Brazil. Những nhà chinh phục người Tây Ban Nha đã kinh hoàng khi phát hiện ra những người bản địa công khai kê gian với nhau, và cố gắng dẹp bỏ nó bằng cách bắt những người berdache (người hai tâm hồn – cách gọi của người Tây Ban Nha) dưới sự cai trị của mình phải chịu những hình phạt nghiêm khắc, bao gồm hành quyết công khai, thiêu sống và bị chó xé xác. Do ảnh hưởng và quyền lực ngày càng lớn của những kẻ chinh phục, nhiều nền văn hóa bản địa bắt đầu lên án chính các hành vi đồng tính luyến ái. Ở một số dân tộc bản địa châu Mỹ ở Bắc Mỹ trước khi bị châu Âu thuộc địa hoá, có một hình thức quan hệ tình dục đồng giới xoay quanh hình tượng cá thể Hai Tâm Hồn (bản thân thuật ngữ này chỉ được đặt ra vào năm 1990). Thông thường, cá nhân này được công nhận sớm khi còn nhỏ, được cha mẹ cho lựa chọn đi theo con đường này và, nếu đứa trẻ chấp nhận vai trò đó, được nuôi dạy theo cách thích hợp, học các phong tục của giới tính mà nó đã chọn. Các cá nhân Hai Tâm Hồn thường là những pháp sư và được tôn sùng là có sức mạnh vượt xa những pháp sư thông thường. Hiện đại. Từ năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ không còn xem đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần nữa. Trong vài ba thập kỉ nay, tại các nước Tây phương có sự hình thành của một "nền văn hóa đồng tính". Tuy nhiên, cũng có nhiều người đồng tính không tham gia trong cộng đồng đó. Sau khi bị chính quyền Đức quốc xã cố ý tiêu diệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai, những người đồng tính đã giành được nhiều quyền, đặc biệt là tại các nước Tây phương. Phong trào đồng tính luyến ái được cho là bắt đầu từ thập niên 1860 và từ giữa thập niên 1950, sự đòi hỏi công nhận quyền cho người đồng tính và song tính luyến ái ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, chứng ghê sợ đồng tính luyến ái vẫn tồn tại, đặc biệt là nó làm cho nhiều người gặp nhiều khó khăn trong xã hội đôi khi dẫn đến tự tử. Một số quốc gia gần đây đã cho phép người đồng tính có quyền kết hôn cũng như nhận con nuôi. Sự xuất hiện của HIV/AIDS từ giữa thập niên 1980 là một trong những vấn đề mà người đồng tính phải đương đầu trong thời gian gần đây. Trong lĩnh vực tôn giáo, một số nhóm tôn giáo cũng bắt đầu tỏ ra cởi mở với người đồng tính. Một giáo phái Do Thái giáo đã bắt đầu mở dịch vụ làm lễ kết hôn cho người đồng tính, trong khi nhóm Anh giáo đã nhận một mục sư đồng tính. Một số ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như Cher, Madonna,Lady Gaga, Christina Aguilera, Cyndi Lauper... đã đưa chủ đề người đồng tính vào những bài hát, video âm nhạc, những màn biểu diễn của mình để bày tỏ sự ủng hộ của họ với giới đồng tính luyến ái. Chính nhạc disco có nguồn gốc từ sự liên kết ban đầu với lối sống của một bộ phận giới đồng tính luyến ái nam ở Thành phố New York và sau đó được phát triển trên nền tảng nhạc đại chúng da đen trong những năm của thập niên 1970. Ngược lại, cũng có những phong trào phản đối đồng tính luyến ái bởi những lo ngại về hậu quả xấu đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ em, khiến luân lý gia đình tan vỡ, góp phần vào nạn già hóa dân số. Cổ vũ quan hệ đồng tính sẽ gián tiếp phá hủy các liên kết xã hội (gia đình, dòng họ, làng xóm), làm suy đồi truyền thống dân tộc và hủy hoại sức mạnh quốc gia. Một số quốc gia còn khẳng định "Phong trào LGBT" chỉ là chiêu bài của phương Tây nhằm ngấm ngầm phá vỡ bản sắc dân tộc, hủy hoại lý tưởng sống lành mạnh của thanh thiếu niên và làm suy yếu đất nước họ. Nhà nghiên cứu Alexander Lapin giải thích lý do tại sao phương Tây tài trợ cho các phong trào ủng hộ đồng tính luyến ái: Đến năm 2020, một số quốc gia (tiêu biểu là Trung Quốc và Nga) đã có những biện pháp như cấm báo chí tuyên truyền, cấm làm phim ảnh có nội dung cổ vũ quan hệ đồng tính... nhằm chống lại sự lai căng văn hóa đến từ phương Tây, bảo vệ trẻ em và nền tảng gia đình truyền thống như các giá trị tối cao của đất nước. Năm 2013, nước Nga dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về hôn nhân đồng giới. Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin "tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới" cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quan hệ đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực mới nhằm cổ vũ những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại chủ nghĩa tự do kiểu phương Tây, mà Chính phủ Nga tin rằng đang làm băng hoại giới trẻ và phá hủy nền tảng luân lý gia đình của nước Nga, khiến nước Nga suy yếu Chính phủ Trung Quốc cũng cấm tất cả các nội dung về đồng tính luyến ái được xuất hiện trên phim ảnh, phát thanh, truyền hình, như là một phần của chính sách chống lại những nội dung "thô tục, vô đạo đức và không lành mạnh". Cảnh sát Trung Quốc giám sát chặt những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, và họ sẽ giải tán những hoạt động đó nếu phát hiện ra chúng có ý đồ cổ vũ đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng tính Trung Quốc cũng kiểm soát chặt các nội dung trên internet, mọi nội dung hiển thị hành vi tình dục, giới tính bất thường, bao gồm loạn luân, đồng tính luyến ái, lạm dụng tình dục, chuyển đổi giới tính đều phải bị gỡ bỏ khỏi Internet. Quy định này đã được ban hành năm 2017, sau khi chính phủ Trung Quốc nhận định sự xuất hiện dày đặc của các bộ phim về đồng tính luyến ái trên Internet đã làm băng hoại giới trẻ Trung Quốc bởi nội dung gây suy đồi đạo đức và văn hóa gia đình. Năm 2021, Trung Quốc ban hành quy định cấm nam nghệ sĩ có ngoại hình "ẻo lả", nữ tính hóa Tối 2/9/2021, Ban tuyên giáo Trung ương Trung Quốc tiếp tục ra chỉ thị dọn dẹp sự hỗn loạn của thị trường ca nhạc và tiếp tục cấm phim có hình ảnh đồng tính luyến ái. Trung Quốc muốn ngăn chặn những hành vi, quan niệm giới tính lệch lạc, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thế hệ trẻ. Cơ sở khoa học. Chưa có sự thống nhất tuyệt đối giữa các nhà khoa học về nguyên nhân tại sao hình thành và phát triển một thiên hướng tình dục đặc biệt ở một người. Nhiều nhà khoa học thống nhất rằng các yếu tố tự nhiên và nuôi dạy, một sự kết hợp của di truyền, nội tiết tố giai đoạn thai nhi và ảnh hưởng từ môi trường xã hội là các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành thiên hướng tình dục. Nghiên cứu mới nhất năm 2020 của Đại học Durham (Anh quốc) trên các cặp song sinh cùng trứng cho thấy: nếu có 1 người là đồng tính thì tỷ lệ người kia cũng là đồng tính chỉ là 24%, dù họ có bộ gien giống hệt nhau. Các phân tích từ nghiên cứu này cho thấy: xu hướng tình dục đồng tính luyến ái chỉ có 32% là do yếu tố di truyền bẩm sinh, trong khi 25% là do ảnh hưởng từ môi trường nuôi dạy của gia đình và 43% là do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa – xã hội Tác giả của một công trình nghiên cứu lớn về đồng tính năm 2014, Alan Sanders, tuyên bố rằng "những đặc điểm phức tạp của khuynh hướng tình dục (bao gồm đồng tính) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ cả di truyền lẫn ảnh hưởng từ môi trường sống." Nhà nghiên cứu McConaghy (năm 2006) cho thấy không có mối quan hệ giữa mức độ xúc cảm đồng tính với hành vi đồng tính luyến ái, dẫn ông đến kết luận rằng ảnh hưởng của thứ tự sinh về mức độ xúc cảm đồng tính không phải do yếu tố sinh học, mà đó là một quá trình ảnh hưởng từ xã hội. Năm 2019, một nghiên cứu quy mô lớn được tiến hành dựa trên phân tích gien của gần 500.000 người đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Sciene. Nghiên cứu chỉ ra rằng có một số yếu tố di truyền tác động đến việc hình thành đồng tính luyến ái, tuy nhiên chúng chỉ đóng vai trò rất nhỏ (khoảng 8% đến 25%). Ảnh hưởng từ môi trường gia đình, văn hóa - xã hội (phim ảnh, sách báo, tuyên truyền, sự dạy dỗ và bạn bè) mới là nguyên nhân chính. Đây là nghiên cứu khoa học lớn nhất và kỹ lưỡng nhất về nguyên nhân hình thành hành vi tình dục đồng giới, tuy nhiên các tổ chức vận động cho người LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới) đã tỏ ý lo ngại rằng nghiên cứu này sẽ gián tiếp khẳng định rằng đồng tính luyến ái là một sự bất thường do ảnh hưởng từ xã hội Tâm lý học về đồng tính luyến ái. Đồng tính luyến ái bắt đầu được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX. Nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud tin rằng con người khi mới sinh ra đều là song tính, nhưng trong quá trình lớn lên, sự tác động từ văn hóa xã hội và các sự kiện trong cuộc đời khiến đa số con người sẽ chỉ yêu người khác giới. Một trong những nguyên nhân của đồng tính, theo Sigmund Freud, chính là việc phải nếm trải những mối tình khác giới đau buồn khiến ham muốn yêu đương chuyển sang đối tượng cùng giới. Một nguyên nhân khác mà ông chủ trương bao gồm chứng tự yêu bản thân, việc yêu người cùng giới tính chính là biểu hiện mở rộng của tâm lý tự yêu chính mình. Tâm lý học là một trong những môn khoa học đầu tiên nghiên cứu một hướng đồng tính luyến ái là một lĩnh vực độc lập. Những nỗ lực đầu tiên để phân loại đồng tính luyến ái là một bệnh đã được thực hiện bởi những nhà tình dục học non trẻ châu Âu trong những năm cuối thế kỷ XIX. Năm 1886, nhà tình dục học Richard von Krafft-Ebing đã xếp chung đồng tính luyến ái cùng với 200 trường hợp nghiên cứu khác của hành vi tình dục lệch lạc. Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XIX, một quan điểm khác nhau bắt đầu chiếm ưu thế trong y khoa và tâm thần, đánh giá hành vi như chỉ định của một loại người có khuynh hướng tình dục rõ ràng và tương đối ổn định. Trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các mô hình bệnh lý của đồng tính luyến ái được coi là tiêu chuẩn. Năm 1952, khi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ công bố đầu tiên hệ thống chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DMS), tình dục đồng giới đã được liệt kê như là một rối loạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm đã không cũng cấp được bằng chứng để khẳng định rằng đồng tính luyến ái là một rối loạn hay bất thường. Từ kết quả tích lũy từ các nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng cần xem xét lại việc phân loại đồng tính luyến ái là một rối loạn tâm thần. Sau một cuộc bỏ phiếu, với 58% phiếu thuận và 42% phiếu chống, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ đã loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh mục các chứng bệnh tâm thần kể từ năm năm 1973. Sau khi xem xét kỹ các dữ liệu khoa học, các Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ đã thông qua các tuyên bố tương tự vào năm 1975. Tất cả các tổ chức y tế lớn trên thế giới hiện nay đều không phân loại đồng tính luyến ái là một bệnh hay rối loạn tâm thần. Năm 1973, Hội đồng Quản trị của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) - tổ chức tâm thần học lớn nhất tại Mỹ đã loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Có giai đoạn đồng tính luyến ái từng được coi là kết quả của những tác động, biến cố, khó khăn từ môi trường gia đình, xã hội hay gặp lỗi trong phát triển tâm lý "Hệ thống tiêu chuẩn phân loại, thống kê quốc tế về bệnh và vấn đề sức khỏe liên quan" năm 1977 của Tổ chức Y tế Thế giới (gọi tắt là ICD-9) thì đồng tính luyến ái được liệt kê như là một bệnh tâm thần, nhưng nó đã được gỡ bỏ từ ICD-10, được thông qua bởi Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 43 vào ngày 17 tháng 5 năm 1990. Tuy nhiên, cần lưu ý là cho tới nay vẫn có nhiều nhà tâm lý học không đồng ý với việc loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách các bệnh tâm thần Hiệp hội Tâm thần Trung Quốc thì loại bỏ đồng tính luyến ái trong phân loại rối loạn tâm thần vào năm 2001 sau 5 năm nghiên cứu của hiệp hội. Tuy nhiên, nó vẫn được các nhà tâm thần học Trung Quốc coi là một trong các tác nhân gây ra các chứng bệnh tâm thần khác, và quy trình điều trị đồng tính được Trung Quốc quy định cụ thể (dù các cơ sở điều trị đồng tính rất hiếm ở Trung Quốc). Tổ chức Y tế thế giới WHO đã loại bỏ đồng tính luyến ái trong danh mục bệnh ICD-10 từ ngày 17 tháng 5 năm 1990. Ngày 17 tháng 5 hàng năm đã được chọn là "Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (Tiếng Anh: International Day Against Homophobia and Transphobia, viết tắt: IDAHOT.<ref name="http://www.unesco.org">International Day Against Homophobia and Transphobia )</ref> Tranh luận về phân loại bệnh tâm thần. Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) đã loại đồng tính luyến ái khỏi danh sách các bệnh sau một cuộc bỏ phiếu năm 1973, với 58% phiếu thuận và 42% phiếu chống (chưa kể phiếu trắng). Ảnh hưởng bởi các quyết định này, năm 1975, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association) cũng đưa ra kết luận tương tự và đến năm 1990 là Tổ chức y khoa thế giới. Tuy nhiên, đến nay vẫn có những tổ chức và nhà tâm lý học phản đối những quyết định này. Họ cho rằng quyết định đó là do áp lực chính trị dữ dội từ các tổ chức ủng hộ đồng tính chứ không phải vì các bằng chứng khoa học vững chắc "(xem các tranh luận tại Tâm lý học về đồng tính luyến ái)". Các nhà tâm lý học phản đối quyết định của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ thì cho rằng: không có bất kỳ bằng chứng khoa học hợp lệ nào để coi đồng tính luyến ái không phải là một vấn đề tâm thần, trong khi quyết định này đã "xóa bỏ không chỉ hàng trăm báo cáo nghiên cứu tâm thần và phân tâm học; mà cả một số nghiên cứu toàn diện bởi nhóm các bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học uy tín trong hơn 70 năm trước đó". Việc các biện pháp trị liệu không có tác dụng, sự không lây lan... không thể lấy làm lý do để loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh (ví dụ: Hội chứng Down cũng là không lây và hiện không thể chữa). Thực tế, tài liệu của APA cũng ghi nhận rằng với nhiều người, thiên hướng tình dục không phải là bẩm sinh, bất biến mà còn có sự ảnh hưởng từ môi trường. Nhiều người đã xuất bản sách nói về sự tự từ bỏ thiên hướng đồng tính sau khi trị liệu tâm lý. Truyền thông đại chúng cũng góp sức lan truyền sự thiếu sót về khoa học đó khi không đăng tải những nghiên cứu dạng như vậy, trong khi lại loan tải những thông tin mà các tổ chức ủng hộ đồng tính đưa ra vì dễ bán chạy hơn. Hiệp hội Tâm thần Trung Quốc thì không xếp đồng tính luyến ái trong phân loại rối loạn tâm thần vào năm 2001 sau 5 năm nghiên cứu, tuy nhiên nó vẫn được các nhà tâm thần học Trung Quốc coi là một trong các tác nhân gây ra các chứng bệnh tâm thần khác, và quy trình điều trị đồng tính được Trung Quốc quy định cụ thể (dù các cơ sở điều trị đồng tính rất hiếm ở Trung Quốc). Tiến sĩ Stanton L. Jones, giáo sư tâm lý học tại Đại học Wheaton, nói rằng ông có Bảng tổng hợp ý kiến giữa các chuyên gia về điều này: ""Tôi sẽ không coi đồng tính luyến ái là một dạng bệnh giống như tâm thần phân liệt hay rối loạn ám ảnh. Nhưng cũng không thể xem nó là một "lối sống bình thường" giống như kiểu sống nội tâm hoặc sống hướng ngoại"". Các yếu tố hình thành. Có nhiều giả thuyết về các yếu tố hình thành nên thiên hướng tình dục đồng tính, trong đó bao gồm: Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) khẳng định rằng "Thiên hướng tình dục được quyết định bởi sự tổng hợp của kiểu gen, hoocmon và ảnh hưởng môi trường". Nhiều tranh cãi tiếp tục dựa trên các yếu tố sinh học và/hoặc tâm lý như kiểu gen và sự hoạt động của một số hoocmon ở bào thai. Sigmund Freud và các nhà tâm lý học khác xác nhận rằng sự hình thành thiên hướng tình dục do nhiều nhân tố, trong đó có các sự việc quá khứ xảy ra trong thời thơ ấu. Tiến sĩ tâm lý học nổi tiếng người Tây Ban Nha là Enrique Rojas thì cho rằng: 95% nguyên nhân dẫn tới đồng tính là do các yếu tố môi trường như sự thiếu vắng quan tâm của người cha, người mẹ hung dữ hoặc bị lạm dụng tình dục trong thời thơ ấu. Nhà nghiên cứu Lisa Diamond, khi xem xét các nghiên cứu về xác định tình dục đồng tính và song tính của nữ, nói rằng nghiên cứu tìm thấy "sự thay đổi và tính linh động trong tình dục đồng giới, nó mâu thuẫn với mô hình thông thường cho rằng khuynh hướng tình dục là cố định và bẩm sinh". Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các hành vi không phù hợp với giới tính ở trẻ em là chỉ báo lớn nhất của tình dục đồng giới ở tuổi trưởng thành. Dary Bem cho thấy rằng một số trẻ em khi chứng kiến hành vi tình dục đồng tính có thể gợi lên kích thích sinh lý, mà sau này sẽ được chuyển thành kích thích tình dục. Peter Bearman cho rằng những phát hiện của ông ủng hộ giả thuyết rằng hành vi giới tính trong thời thơ ấu và thiếu niên sẽ góp phần hình thành quan hệ đồng tính ở tuổi trưởng thành. Ngoài những tác động cá nhân, cấu trúc xã hội và những ảnh hưởng từ văn hóa xã hội cũng góp phần tạo ra sự thu hút đồng tính. Tác giả của một công trình nghiên cứu lớn về đồng tính năm 2014, Alan Sanders, tuyên bố rằng "những đặc điểm phức tạp của khuynh hướng tình dục (bao gồm đồng tính) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ cả di truyền lẫn ảnh hưởng từ môi trường sống". Nhà nghiên cứu McConaghy (năm 2006) cho thấy không có mối quan hệ giữa mức độ xúc cảm đồng tính với hành vi đồng tính luyến ái, dẫn ông đến kết luận rằng ảnh hưởng của thứ tự sinh về mức độ xúc cảm đồng tính không phải do yếu tố sinh học, mà đó là một quá trình ảnh hưởng từ xã hội. Hai nhà nghiên cứu Bearman và Bruckner (năm 2002) đã nghiên cứu 289 cặp song sinh giống hệt nhau (song sinh cùng trứng) và 495 cặp cặp song sinh khác trứng và tìm thấy rằng chỉ có 7,7% cặp song sinh cùng trứng nam và 5,3% cặp song sinh cùng trứng nữ đều là đồng tính, một kết quả giúp họ đưa ra kết luận "không có cơ sở cho thấy ảnh hưởng của di truyền là độc lập với ảnh hưởng từ bối cảnh xã hội (đối với việc hình thành đồng tính luyến ái)". Năm 2010, nghiên cứu của trường Queen Mary và Viện Nghiên cứu Karolinska ở Stockholm đã theo dõi 3.826 cặp song sinh cùng trứng và nhận thấy: dù có bộ gen giống hệt nhau, tỷ lệ số cặp song sinh cùng là đồng tính khi trưởng thành là rất thấp. Nghiên cứu kết luận: môi trường sống không chia sẻ là yếu tố đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành đồng tính luyến ái, trong khi yếu tố bẩm sinh chỉ có vai trò nhỏ tới trung bình. Cụ thể, ảnh hưởng từ di truyền chiếm 34-39%, ảnh hưởng từ môi trường sống không chia sẻ lên mỗi cá nhân (đã loại bỏ các yếu tố môi trường chia sẻ) chiếm 61-66% trong việc hình thành đồng tính nam, tỷ lệ tương ứng đối với đồng tính nữ là 18% và 80%. Tỷ lệ đồng tính trên dân số. Đối với những nhà nghiên cứu, việc xác định tỷ lệ người đồng tính và tỷ lệ người từng trải nghiệm tình dục đồng giới một cách đáng tin cậy là điều khó khăn vì nhiều lý do khác nhau, cũng như không rõ tỷ lệ này có khác nhau ở các nhóm dân tộc riêng biệt hay không. Nếu phân chia theo giới thì tỷ lệ nam đồng tính cao hơn khoảng 2 lần so với nữ đồng tính. Ở các nước phương Tây hiện đại, theo nhiều ước tính, 1% đến 5% dân số phương Tây là đồng tính, và 2% đến 10% đã từng trải nghiệm vài dạng hành vi tình dục đồng giới trong cuộc đời. Trong một nghiên cứu 2006 ở Úc, có 20% số người trả lời từng có cảm giác về tình dục đồng giới, nhưng chỉ có 2% tự nhận là đồng tính (tức là có cảm giác yêu đương với người đồng giới). Thống kê quy mô nhất là ở Canada: khảo sát 121.300 người trên 18 tuổi, có 1,43% tự nhận mình là đồng tính hoặc song tính. Còn tại châu Á, có ít khảo sát về vấn đề này hơn. Tại Trung Quốc, một ước tính cho biết có khoảng 2,25 triệu đồng tính nam, chiếm khoảng 0,17% dân số. Tại Việt Nam, nghiên cứu do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện ước tính có khoảng 50-125 ngàn người đồng tính, chiếm khoảng 0,06-0,15% dân số. Tại Indonesia, Bộ sức khỏe ước tính có khoảng 55.000 đồng tính nam trên cả nước (chiếm 0,025% dân số). Có thể thấy số người đồng tính ở châu Á thấp hơn rất nhiều so với châu Âu, điều này có thể giải thích bởi yếu tố bối cảnh gia đình, văn hóa và xã hội ở châu Á ít tạo điều kiện cho việc hình thành thiên hướng đồng tính ở thanh thiếu niên (xem thêm tại "Tính linh động của Thiên hướng tình dục"). Khả năng thay đổi của thiên hướng tình dục. Nhiều người cho rằng thiên hướng tình dục là không thể thay đổi giống như màu tóc, vân tay... Nhưng thực ra, thiên hướng tình dục (bao gồm đồng tính, dị tính hoặc song tính) không phải là cố định, nó có thể thay đổi từ dạng này sang dạng khác. Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA) tuyên bố rằng "một số người tin rằng thiên hướng tình dục là bẩm sinh và cố định; Tuy nhiên, thực tế khuynh hướng tình dục luôn phát triển trong suốt cả một đời người". Trong một tuyên bố phát hành cùng với Tổ chức y tế Hoa Kỳ, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ cho rằng "những người khác nhau nhận ra tại các điểm khác nhau trong cuộc đời rằng họ là dị tính, đồng tính nam, đồng tính nữ, hay song tính". Một báo cáo từ Trung tâm Y tế và sức khỏe tâm thần cho biết: "Đối với một số người, thiên hướng tình dục là liên tục và cố định trong suốt cuộc đời họ. Đối với những người khác, thiên hướng tình dục có thể là linh động và thay đổi theo thời gian". Nghiên cứu của Lisa Diamond về "Song tính nữ từ tuổi vị thành niên đến tuổi trưởng thành" cho thấy rằng có "tính lưu động đáng kể trong thiên hướng song tính, hoặc không rõ ràng, và đồng tính nữ tại thời điểm khảo sát, về hành vi và bản sắc". Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng: nhiều người đã tự phủ định khuynh hướng đồng tính khi nó manh nha xuất hiện trong tâm trí họ nhằm tránh phải xung đột với các giá trị xã hội và tôn giáo. Sau khi xem xét các nghiên cứu, Judith Glassgold, chủ tịch của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ phụ trách về tâm lý tình dục, cho biết một số người có sự tự phủ định khuynh hướng đồng tính và "không có bằng chứng rõ ràng về tác hại (của sự tự phủ định này)". Nghiên cứu khác ở Canada năm 2004 cho biết: với những người thuộc nhóm trên 65 tuổi, tỷ lệ tự nhận mình là đồng tính hoặc song tính là 0,37%, thấp hơn gần 6 lần so với tỷ lệ 1,96% ở nhóm 18-34 tuổi. Nghiên cứu 7.500 người ở Úc năm 2003 cho thấy: ở độ tuổi 20-24, tỷ lệ đồng tính nam là 2,8% và đồng tính nữ là 4,6%, nhưng đến độ tuổi 50-54, tỷ lệ tương ứng đã tụt xuống còn 1,9% và 1%. Nghiên cứu về thanh niên trong độ tuổi 21-26 ở New Zealand cho thấy: 1,9% nam giới từ đồng tính trở thành bình thường, trong khi 1% từ bình thường trở thành đồng tính (con số tương ứng ở nữ là 9,5% và 1,3%); hấp dẫn đồng tính là không ổn định ở tuổi dậy thì, đặc biệt là ở nữ; tỷ lệ đồng tính nữ ở New Zealand cao hơn nhiều so với Anh và Mỹ (2 nước có thái độ xã hội khắt khe với đồng tính hơn so với New Zealand). Những quan sát này, cùng với sự thay đổi về giáo dục, phù hợp với một vai trò tác động to lớn của môi trường xã hội tạo nên người đồng tính. Tác giả của một công trình nghiên cứu lớn về đồng tính năm 2014, Alan Sanders, tuyên bố rằng "những đặc điểm phức tạp của khuynh hướng tình dục (bao gồm đồng tính) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ cả di truyền lẫn ảnh hưởng từ môi trường sống." Nhà nghiên cứu McConaghy (năm 2006) cho thấy không có mối quan hệ giữa mức độ xúc cảm đồng tính với hành vi đồng tính luyến ái, dẫn ông đến kết luận rằng ảnh hưởng của thứ tự sinh về mức độ xúc cảm đồng tính không phải do yếu tố sinh học, mà đó là một quá trình ảnh hưởng từ xã hội. Nghiên cứu của Dary Bem cho thấy rằng một số trẻ em khi chứng kiến hành vi tình dục đồng tính có thể bị gợi lên kích thích sinh lý, mà sau này sẽ được chuyển thành kích thích tình dục. Peter Bearman cho rằng những phát hiện của ông ủng hộ giả thuyết rằng hành vi giới tính trong thời thơ ấu và thiếu niên sẽ góp phần hình thành quan hệ đồng tính ở tuổi trưởng thành. Ngoài những tác động cá nhân, những ảnh hưởng từ phim ảnh, văn học, văn hóa xã hội cũng góp phần tạo ra sự thu hút đồng tính. Những nghiên cứu trên cho thấy xu hướng tình dục không phải là bẩm sinh mà nó có thể biến đổi theo thời gian, có thể từ dị tính sang đồng tính hoặc ngược lại. Sự biến đổi diễn ra như thế nào phụ thuộc vào yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường (sự tác động của văn hóa xã hội, tôn giáo, gia đình, bạn bè, phim ảnh, sách báo...) Các vấn đề tâm lý và lối sống. Trong khi theo quan điểm của nhiều người, những hành vi đồng tính là 'không tự nhiên' và 'không bình thường', tuy nhiên những nghiên cứu chỉ ra rằng đồng tính luyến ái là một ví dụ cho thấy sự biến thể đa dạng của tình dục loài người. Từ cuối những năm 1990, nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên đã buộc các nhà tâm lý trị liệu xác nhận rằng đồng tính và song tính luyến ái đi kèm với tỷ lệ gia tăng của bệnh tâm thần, nhưng họ nhanh chóng cho rằng đó là kết quả của sự phân biệt đối xử và thành kiến Tuy nhiên, Luật sư Mathew D. Staver, chủ tịch tổ chức chống đồng tính Liberty Counsel, trong sách "Same Sex Marriage: Putting Every Household At Risk" nói rằng có nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây đã lập luận chống lại quan niệm này, và cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy bản chất của người đồng tính và song tính luôn có liên kết với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần, bất kể dù họ không bị kỳ thị. Ông Mathew D. Staver còn dẫn báo cáo trong Tạp chí sức khỏe tâm thần Havard, cho biết tỷ lệ người đồng tính Hà Lan gặp phải vấn đề tâm lý vẫn cao hơn rất nhiều mức trung bình, dù Hà Lan là nước đặc biệt cởi mở với đồng tính và hôn nhân đồng tính ở đây là hợp pháp. Theo nghiên cứu công bố năm 1997 của Paul Van de Ven và cộng sự trên 256 người đồng tính cao tuổi (trên 49 tuổi), phần lớn ở Úc và New Zealand, về số lượng đối tác tình dục cho thấy: 21,6% có từ 100 đến 500 bạn tình, chỉ 2,7% có duy nhất 1 bạn tình, các nhóm khác (gồm 2-10, 11-20, 21-50, 51-100, 501-1.000 và trên 1.000 bạn tình) chiếm tỉ lệ dao động từ 10,2-15,7%. Khoảng 45% đã có quan hệ tình dục với từ 2 tới 10 bạn tình trong vòng 6 tháng gần nhất. Khảo sát năm 1991 ở New York của Meyer-Balburg H. Exner và cộng sự trên 121 nam đồng tính có HIV và 81 nam đồng tính không có HIV cho kết quả: mỗi đồng tính nam có HIV, là nhóm có nhiều hành vi nguy cơ nhất, có trung bình 308 đối tác tình dục trong suốt cuộc đời, trong khi con số này của đồng tính nam không có HIV, nhóm có hành vi nguy cơ ít hơn, là 143. Đối với đồng tính nữ cũng tương tự, nhiều người có quan hệ tình dục với cả nam lẫn nữ. Tỷ lệ đồng tính nữ đã có hơn 50 bạn tình nam giới cao hơn gấp 4 lần so với phụ nữ bình thường. Khảo sát tại Mỹ cho thấy: 32% người đồng tính nghiện rượu, tỷ lệ lạm dụng thuốc của người đồng tính là khoảng 28-35%, so với tỷ lệ 10-12% trong dân số nói chung. Một nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm tiến bộ Hoa Kỳ (tổ chức chuyên nghiên cứu chính sách công cộng) cho biết: 25% người đồng tính và chuyển giới nghiện rượu so với mức 5-10% của toàn nước Mỹ, đồng tính nam có tỷ lệ nghiện thuốc lá cao hơn 2 lần, tỷ lệ dùng chất kích thích gấp 12 lần, dùng cần sa gấp 3,5 lần và heroin gấp 9,5 lần so với nhóm nam giới còn lại. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng người đồng tính ở Đan Mạch - nơi rất khoan dung với đồng tính - có tuổi thọ trung bình chỉ là 51 đối với nam và 56 với nữ, trong khi tuổi trung bình của người Đan Mạch là 74 với nam và 78 với nữ. Ở Na Uy, đồng tính có tuổi thọ trung bình thấp hơn 25 tuổi so với trung bình cả nước. Quan hệ tình cảm. Mỗi người đồng tính có thể thể hiện tình dục của họ bằng cách này hay cách khác, và cũng có thể không có hành vi nào thể hiện ra. Một số chủ yếu quan hệ tình dục với người cùng giới, một số chủ yếu với người khác giới, cả hai giới hoặc kiêng tình dục. Nghiên cứu cho thấy nhiều người đồng tính mong muốn có mối quan hệ bền vững và một phần trong số họ cũng đã thực hiện được. Một kết quả thống kê cho thấy 40% đến 60% đồng tính nam và 45% đến 80% đồng tính nữ hiện đang có một quan hệ tình cảm. Có những nghiên cứu cho thấy các cặp đồng tính và các cặp dị tính là tương đương nhau về mặt toại nguyện và sự gắn kết nhiều hay ít trong quan hệ tình cảm. Nghiên cứu cho thấy đặc điểm tuổi tác và giới tính có liên quan nhiều đến sự toại nguyện và sự gắn kết hơn là thiên hướng tình dục; người đồng tính và người dị tính có chung những mong muốn và lý tưởng trong tình cảm. Tuy nhiên thống kê cũng cho thấy chỉ có 18-28% cặp đồng tính nam và 8-21% cặp đồng tính nữ ở Hoa Kỳ đã sống với nhau được 10 năm trở lên. Khảo sát ở Na Uy và Thụy Điển cho thấy: các cặp đồng tính nam có tỷ lệ ly hôn cao hơn 50%, với đồng tính nữ cao hơn 167% so với các cặp vợ chồng nam-nữ thông thường. Đại học Chicago và nhà xã hội học Edward Laumann lập luận rằng ""cư dân đồng tính điển hình trong thành phố dành hầu hết cuộc sống trong các mối quan hệ tình cảm mang tính "giao dịch", hoặc chỉ duy trì được quan hệ ngắn hơn sáu tháng"". Một nghiên cứu về đồng tính nam ở Hà Lan được công bố trong tạp chí AIDS phát hiện ra rằng "thời gian có quan hệ ổn định" với mỗi bạn tình chỉ là 1 năm rưỡi, và mỗi đồng tính nam có trung bình 8 đối tác tình dục mỗi năm. Đối với đồng tính nữ, nhiều người có quan hệ tình dục với cả nam giới. Tỷ lệ đồng tính nữ đã có hơn 50 bạn tình nam giới cao hơn gấp 4 lần so với phụ nữ bình thường. Như vậy quan hệ giữa các cặp đồng tính kém bền vững hơn nhiều các cặp dị tính, trong khi số bạn tình lại nhiều hơn hẳn. Lý do được đưa ra là họ ít có ràng buộc, chẳng hạn như không có hôn thú và con cái, bên cạnh đó là do lối sống thích tìm kiếm nhiều bạn tình mới của họ. Trong nghiên cứu của Michael Pollack, ông thấy rằng "ít khi mối quan hệ đồng tính kéo dài hơn hai năm, nhiều đàn ông đồng tính cho biết họ đã có hàng trăm bạn tình". Các tổ chức ủng hộ đồng tính vẫn tuyên truyền rằng tình yêu đồng tính không có gì khác biệt so với tình yêu nam-nữ, tuy nhiên thực tế lại rất khác. Chính bản thân "văn hóa đồng tính" luôn thôi thúc người đồng tính liên tục tìm kiếm các bạn tình mới, thay vì tôn trọng chế độ một vợ một chồng như các cặp dị tính. Andrew Sullivan, một tác giả nổi tiếng về đồng tính, cho biết các cặp đồng tính có các tiêu chuẩn đạo đức rất khác biệt so với thông thường. Một trong số đó là "sự tồn tại các bạn tình ngoài hôn nhân", họ luôn muốn tìm nhiều bạn tình riêng dù vẫn đang chung sống với nhau. Các cặp đồng tính không xem đó là hành vi ngoại tình mà lại coi đó là điều cần thiết trong lối sống của họ. Một khảo sát của Tạp chí Nghiên cứu Giới tính cho thấy: chỉ có 2,7% số người đồng tính lớn tuổi là chung thủy với duy nhất 1 bạn tình trong suốt cuộc đời của họ, so với tỷ lệ trên 80% ở những người bình thường. Trong nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Giới tính, Paul Van de Ven khảo sát 2.583 nam đồng tính lớn tuổi và thấy rằng "số lượng bạn tình phổ biến (của nam đồng tính) là 101-500. Ngoài ra, 10,2% đến 15,7% đã có từ 501 đến 1.000 bạn tình. 10,2% đến 15,7% cho biết đã có hơn 1.000 bạn tình. Nghiên cứu của Sondra E. Solomon và Esther D. Rothblum cho biết: khi được hỏi về thái độ đối với việc quan hệ tình dục với người khác ngoài bạn tình, 40,3% nam đồng tính (đã đăng ký kết hợp dân sự) đã từng thảo luận và chấp nhận điều đó trong vài hoàn cảnh, so với chỉ 3,5% ở nam giới đã kết hôn với nữ; số nam đồng tính phản đối là 50,4% so với 78,6% ở nam giới kết hôn với nữ. Có 58,3% nam đồng tính (đã đăng ký kết hợp dân sự) có quan hệ tình dục ngoài bạn tình, so với 15,2% ở nam kết hôn với nữ. Nhà nghiên cứu Brad Hayton cung cấp cái nhìn sâu sắc thái độ của nhiều người đồng tính đối với cam kết hôn nhân: Khả năng thay đổi. Vài người đồng tính và song tính tìm cách giảm bớt ham muốn, tránh xa quan hệ đồng giới hoặc thay đổi thiên hướng tình dục. Họ thay đổi bằng trị liệu, thực hiện quy tắc tôn giáo hoặc tham gia vào các nhóm ex-gay (như nhóm Exodus International). Các tổ chức này thường có quan hệ mật thiết với các nhóm tôn giáo. Năm 2009, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, sau khi xem xét 83 cuộc nghiên cứu về các liệu pháp chuyển đổi được thực hiện từ năm 1960, đã tuyên bố không có bằng chứng cho thấy nỗ lực thay đổi thiên hướng tình dục sẽ đưa lại kết quả, và cho biết một số nghiên cứu cho thấy các nỗ lực này có thể sẽ gây hại, dẫn đến sầu muộn và các ý tưởng tự tử. Nhiều tổ chức sức khỏe và tâm thần phương Tây tin rằng thiên hướng tình dục luôn tiến triển trong suốt cuộc đời và họ tôn trọng sự tự quyết định của mỗi người. Các tổ chức này khuyến cáo rằng không nên cố gắng thay đổi thiên hướng tình dục vì lo ngại có tác hại nào đó. Hoạt động của các nhóm ex-gay và việc trị liệu trong trường học tại Hoa Kỳ bị tranh cãi nhưng lại được các tòa án Mỹ cho phép. Năm 2012, tiểu bang California ở Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật cấm áp dụng liệu pháp chuyển đổi đối với vị thành niên. Tuy nhiên, các nhà ủng hộ liệu pháp trị liệu thì cho rằng họ đã đạt thành công trong nhiều trường hợp. Theo báo cáo của Jeffrey Satinover, ông đạt được tỉ lệ 50-70% thành công trong việc thay đổi khuynh hướng tình dục từ đồng tính trở thành bình thường. Các nghiên cứu tương tự đã khiến một số chuyên gia thừa nhận rằng khuynh hướng tình dục không phải là bất biến và việc thay đổi nó là có thể. Nhiều người đồng tính (dù không phải là tất cả) có thể thay đổi khuynh hướng tình dục của mình thông qua một loạt các nỗ lực tâm lý và tư vấn. Báo cáo năm 2009 của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cũng có đánh giá đột phá về trị liệu đối với khách hàng đồng tính muốn đấu tranh để vẫn trung thành với đức tin tôn giáo và không chấp nhận mình là đồng tính. Chủ tịch của Liên minh Công giáo quốc tế, Alan Chambers, mô tả bản thân mình là một người "đã vượt qua thu hút đồng tính không mong muốn", và ông bày tỏ sự hài lòng với phần này của báo cáo. Bà Judith Glassgold hi vọng rằng báo cáo 2009 sẽ làm dịu tranh cãi giữa 2 bên ủng hộ và phản đối: "Các nhà tâm lý tôn giáo nên nhìn nhận khía cạnh tích cực của người đồng tính. Các nhà trị liệu thế tục thì phải nhận ra rằng một số người sẽ chọn đức tin của họ thay vì ham muốn tình dục". Đồng tính luyến ái và rối loạn định dạng giới. Cần phân biệt người có xu hướng tình dục đồng giới khác với ba dạng khác: Những trường hợp này còn gọi là Rối loạn định dạng giới (gender identity disorder). Rối loạn định dạng giới được phân loại như là một chứng rối loạn tâm thần bởi Trung tâm quốc tế về Phân loại bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan, biểu hiện của nó là những hành vi, thái độ chối bỏ giới tính của bản thân mình, gồm 3 tiêu chuẩn chẩn đoán: Như vậy, Đồng tính luyến ái không phải là rối loạn định dạng giới. Nhưng ngược lại, Rối loạn định dạng giới nếu không được phát hiện và chữa trị thì bệnh nhân sẽ chuyển biến thành Đồng tính luyến ái hoặc sẽ đi tiến hành chuyển đổi giới tính. Một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ cũng khẳng định: 75% thiếu niên bị rối loạn định dạng giới sẽ có xu hướng đồng tính khi bước vào tuổi vị thành niên. Nhân khẩu học và tự nhiên học. Nhân khẩu học. Thống kê tỉ lệ người đồng tính gặp phải một số khó khăn: Số liệu về tỉ lệ người đồng tính có ý nghĩa trong việc hoạch định các chính sách chẳng hạn như xác định chi phí và phúc lợi của từng gia đình, tác động của việc hợp pháp hóa đồng tính. Tỉ lệ người hoàn toàn đồng tính trong dân chúng (ở các nước phương Tây) là từ 1% đến 10% tùy theo các nghiên cứu khác nhau, đồng tính nam nhiều hơn đồng tính nữ. Ở các nước phương Đông chưa có nghiên cứu cụ thể, nhưng các ước tính tỷ lệ này có phần thấp hơn phương Tây (thường dưới 1% dân số) Các số liệu thay đổi tùy quốc gia. Một nghiên cứu 1992 cho thấy 6,1% nam giới ở Vương quốc Anh từng có hành vi tình dục đồng tính, trong khi ở Pháp là 4,1%. Theo một thống kê 2003, 12% người Na Uy từng có hành vi quan hệ tình dục đồng giới. Trong một cuộc thăm dò 2008, trong khi chỉ có 6% người Anh tự nhận là đồng tính hoặc song tính, 13% người Anh đã từng có hành vi tình dục nào đó với người cùng giới. Tự nhiên học. Có những đôi chim cánh cụt đực coi nhau như những người bạn đời. Chúng xây tổ cùng nhau, lấy một hòn đá thay trứng để ấp. Năm 2004, ở Central Park Zoo, Mỹ, người ta đã thay một hòn đá của đôi chim cánh cụt đực bằng một quả trứng thật, kết quả là đôi chim đó đã chăm sóc quả trứng này cũng như con non nở ra như chính con của chúng. Hiện tượng này cũng được báo cáo bởi một số vườn thú khác. Jannet Mann, giáo sư của Đại học Georgetown cho rằng, các biểu hiện đồng tính ở động vật, ít nhất là ở cá heo, là một giải pháp về tiến hóa để giảm thiểu sự xâm chiếm lãnh thổ, đặc biệt là giữa những con đực. Tuy vậy, theo nhà di truyền học Simon Levay vào năm 1996 thì: "Mặc dù hành vi tình dục đồng giới là khá phổ biến trong thế giới động vật, nhưng có vẻ là rất hiếm khi các loài vật có khuynh hướng lâu dài để tham gia vào các hành vi như vậy trong khi lại từ chối các hoạt động tình dục khác giới tính. Thiên hướng tình dục đồng tính (thuật ngữ được dùng với loài người), nếu chúng ta có thể nói về điều đó ở động vật, có vẻ là rất hiếm". Chỉ có một loài động vật (trừ loài người) được ghi nhận là có những cá thể đực chỉ giao phối đồng tính trong khi từ chối giao phối với những con cái, đó là cừu Ovis. Đồng tính luyến ái và luật pháp. Mặc dù đồng tính luyến ái đã không còn bị coi là phạm pháp tại nhiều nơi ở phương Tây, chẳng hạn như Ba Lan 1932, Đan Mạch 1933, Thụy Điển 1944 và Anh 1967, cộng đồng đồng tính vẫn chưa có quyền hợp pháp dẫu chỉ là hạn chế cho đến giữa những năm 70. Một bước ngoặt quan trọng là vào năm 1973, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đưa đồng tính luyến ái ra khỏi Danh sách các rối loạn tâm thần. Năm 1977, Québec tại Canada đã trở thành bang đầu tiên cấm kỳ thị dựa trên thiên hướng tình dục. Những năm 80 và 90, nhiều nước phát triển đã hợp pháp hóa đồng tính luyến ái và cấm kỳ thị người đồng tính trong công việc, cư trú và dịch vụ. Tính tới cuối năm 2013, trong tổng số 207 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 16 quốc gia đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, 17 nước chấp nhận hình thức đăng ký sống chung. Ngược lại, có khoảng 80 nước coi hành vi đồng tính là tội phạm với các mức án phạt khác nhau (có 8 nước có mức án tử hình). Tới năm 2013, không có quốc gia châu Á nào công nhận hôn nhân đồng tính hoặc đăng ký sống chung. Tại Thái Lan có cộng đồng LGBT sôi nổi, nhưng điều này chỉ có ở ngành kinh doanh giải trí thu lợi nhuận vốn tách biệt với nền chính trị và xã hội Thái bảo thủ. Ở những quốc gia Hồi giáo như Indonesia đã ban hành luật cấm nghiêm khắc chống lại người đồng tính. Quan hệ tình dục đồng tính có thể bị phạt 20 năm tù và bị đánh roi ở Malaysia. Ở Singapore, quan hệ tình dục đồng tính nam là bất hợp pháp tuy nhiên luật này thường không được thực thi. Năm 2003 ở Đài Loan, một dự luật được đưa ra để công nhận hôn nhân đồng tính đã không đạt đủ số phiếu để thông qua. Ở Nhật Bản, văn hóa và những tôn giáo lớn không có thái độ thù ghét những cá nhân đồng tính, nước này không có luật nào chống lại đồng tính luyến ái nhưng hôn nhân đồng tính thì không được công nhận. Ở khu vực Trung Đông vốn tập trung nhiều nước đạo Hồi, đồng tính luyến ái bị pháp luật cấm nghiêm khắc. Duy nhất ở Israel, quyền của người đồng tính được pháp luật hỗ trợ. Israel là nước có tỉ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới cao nhất thế giới với 61% người dân ủng hộ. Israel là nước châu Á đầu tiên và duy nhất cho đến nay công nhận sự chung sống không đăng ký của cặp đôi đồng giới. Mặc dù chưa công nhận hôn nhân đồng giới, Israel là quốc gia Trung Đông đầu tiên và duy nhất cho đến nay công nhận hôn nhân đồng giới ở nước khác. Kỳ thị dựa trên thiên hướng tình dục bị cấm vào năm 1992. Theo một quyết định năm 2008, các cặp đồng giới cũng được quyền nhận con nuôi. Ở đây, người đồng tính được quyền công khai tham gia quân ngũ. Hôn nhân đồng giới. Việc công nhận hôn nhân đồng tính hay không là chủ đề tranh cãi tại nhiều nơi trên thế giới. Những người ủng hộ cho rằng việc công nhận hôn nhân đồng tính là thể hiện sự bình đẳng giữa con người, rằng pháp luật không nên ngăn cản việc kết hôn của con người nếu họ thực sự muốn vậy. Ngược lại, nhiều người phản đối hôn nhân đồng tính bởi lo ngại những hệ lụy mà nó gây ra cho xã hội, đặc biệt là với trẻ em. Từ đầu thế kỷ XXI, một số nước Tây phương bắt đầu công nhận hôn nhân đồng tính. Tính đến cuối năm 2013 đã có 16 quốc gia trên thế giới công nhận, bao gồm: Anh, Argentina, Bỉ, Bồ Đào Nha, Brasil, Canada, Đan Mạch, Iceland, Hà Lan, Na Uy, Nam Phi, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Uruguay; thêm vào đó nhiều địa phương cấp thấp hơn (bang, thành phố) ở México và Hoa Kỳ cũng công nhận. Tại nhiều nước phương Tây, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy ngày càng có nhiều người ủng hộ hôn nhân đồng tính. Mặt khác, tại các nước Hồi giáo và các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi, các cuộc thăm dò ý kiến vẫn cho thấy người dân kịch liệt phản đối người đồng tính cũng như hôn nhân đồng tính. Các tổ chức khoa học ủng hộ hôn nhân đồng tính gồm có: Hội Tâm lý học Hoa Kỳ, Hội Tâm lý học Canada, Đoàn Bác sĩ Tâm lý Hoàng gia, Hội Xã hội học Hoa Kỳ, Hội Y khoa Hoa Kỳ, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Hội Nhân loại học Hoa Kỳ. Các tổ chức phản đối hôn nhân đồng tính bao gồm chủ yếu là các tổ chức bảo vệ giá trị gia đình (ví dụ như Hiệp hội gia đình Hoa Kỳ, "Tổ chức Tầm nhìn nước Mỹ, Hội đồng Nghiên cứu gia đình, Viện Nghiên cứu gia đình Hoa Kỳ, Tổ chức Quốc gia về hôn nhân"...). Các tổ chức này tuyên bố: việc họ phản đối hôn nhân đồng tính là nhằm bảo vệ các giá trị gia đình truyền thống, bảo vệ trẻ em trước các tác động tiêu cực của hôn nhân đồng tính. Các tổ chức này cho rằng hôn nhân đồng giới sẽ làm xói mòn định nghĩa, giá trị truyền thống về hôn nhân giữa nam và nữ từ lâu nay, khiến việc sinh con ngoài giá thú phổ biến hơn, mục đích cơ bản nhất của hôn nhân (sinh sản và chăm sóc trẻ em) sẽ bị coi thường, tước đi quyền có được cả cha lẫn mẹ của trẻ em và điều này sẽ khiến trẻ em chịu nhiều ảnh hưởng về tâm lý và lối sống, các vấn đề này sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho tương lai của xã hội. Thomas Peters, giám đốc văn hóa tại Cơ quan Hôn Nhân Quốc gia Hoa Kỳ, cho rằng công nhận hôn nhân đồng tính sẽ làm hôn nhân suy yếu. Sau khi hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa ở Tây Ban Nha năm 2005, tỷ lệ hôn nhân giảm sút thê thảm. Điều này cũng xảy ra cho Hà Lan. Tái định nghĩa hôn nhân sẽ làm lu mờ ý nghĩa và mục đích cơ bản của nó, do đó, khuyến khích mọi người coi thường nó. Thứ hai, điều ấy cũng ảnh hưởng tới việc giáo dục và bổn phận làm cha mẹ. Sau khi hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa ở Canada, Hội đồng Học Đường Toronto đã cho thi hành một học trình để cổ vũ đồng tính luyến ái và xuất bản các bích chương tuyên truyền rằng đồng tính và dị tính đều như nhau. Bất chấp các chống đối của phụ huynh, Hội đồng vẫn quy định rằng họ không có quyền di chuyển con em họ ra khỏi các lớp dạy những chuyện vừa kể. Sự kiện đó và các sự kiện tương tự cho thấy điều này: khi hôn nhân bị tái định nghĩa, định nghĩa mới sẽ được áp đặt lên trẻ em, bất chấp ý muốn của phụ huynh các em: Theo tiến sĩ Richard Kay: "Chúng ta có thể thấy hệ quả của hôn nhân đồng tính ở các nước Bắc Âu. Ở Na Uy, đã hợp pháp hôn nhân đồng tính kể từ đầu thập niên 1990. Thống kê năm 2000 tại Nordland, quận tự do nhất của Na Uy cho thấy: tỷ lệ con ngoài giá thú (không rõ tên cha) đã tăng vọt tới 80% trong số những phụ nữ sinh con lần đầu tiên, tổng cộng khoảng 70% trẻ em là con ngoài giá thú! Trên toàn Na Uy, số trẻ em ngoài giá thú đã tăng khoảng 50% trong thập kỷ đầu tiên của hôn nhân đồng tính." Nhà nghiên cứu Dana Mack dẫn lời Bronisław Malinowski, nhà nhân chủng học vĩ đại nhất thế kỷ XX, rằng lợi ích chủ chốt trong hôn nhân là sự sắp xếp tương lai cho trẻ em, cho phép hôn nhân đồng tính sẽ làm chuyển đổi mục đích của hôn nhân: từ nghĩa vụ sinh đẻ và nuôi dưỡng trẻ em trở thành một dạng hợp đồng hôn nhân thể hiện ham muốn ích kỷ của người lớn". Tiến sĩ tâm lý học Trayce Hansen cho rằng: "Tất cả các nghiên cứu từ bốn quốc gia khác nhau, với mẫu thống kê lớn, cho thấy rằng hành vi tình dục đồng giới không phải là cố định về mặt di truyền. Thay vào đó, các dữ liệu cho thấy rằng hành vi tình dục của con người là dễ biến đổi, và môi trường xã hội có thể tác động vào nó... Chuẩn mực văn hóa và xã hội, cũng như các quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến hành vi của con người bao gồm cả hành vi tình dục. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, khi Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác trở nên ngày càng ủng hộ người đồng tính - cả về xã hội, chính trị, và luật pháp; thì họ lại gặp phải xu hướng ngày càng tăng về số lượng của các cá nhân tham gia vào hành vi đồng tính. Xu hướng này sẽ tiếp tục nếu chúng ta khoan dung quá mức đối với đồng tính và chính thức tôn vinh nó bằng cách hợp thức hóa hôn nhân đồng tính..." Trayce Hansen khẳng định: hôn nhân đồng giới thực sự không tốt cho trẻ em. Nhà tâm lý học đã viện dẫn các luận chứng, luận cứ chứng minh rằng môi trường lý tưởng nhất cho sự phát triển của trẻ em là một gia đình có cha và mẹ theo đúng nghĩa. Ông nói: Người đồng tính nuôi dạy trẻ em. Nhiều người đồng tính, song tính có thể trở thành cha hoặc mẹ bằng nhiều cách như xin con nuôi, thụ tinh nhân tạo hoặc nhận đỡ đầu hoặc có khi có con riêng của một người với vợ hoặc chồng cũ là dị tính luyến ái, hoặc nhờ sinh con hộ. Theo điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, 33% cặp đồng giới nữ và 22% cặp đồng giới nam đang sống với ít nhất một người con dưới 18 tuổi. Vài trẻ không biết rằng cha/mẹ của chúng là người đồng tính/song tính. Tình trạng công khai thiên hướng tình dục cũng khác nhau và vài người không bao giờ công khai với con mình. Người LGBT làm cha mẹ nói chung và nhận con nuôi nói riêng là vấn đề gây tranh cãi ở nhiều nước phương Tây và thường được xem là cuộc chiến văn hóa giữa quan niệm bảo thủ và tự do. Tháng 1 năm 2008, Tòa án châu Âu về quyền con người tuyên bố các cặp cùng giới có quyền nhận con nuôi. Ở Hoa Kỳ, người đồng tính/song tính có thể nhận con nuôi một cách hợp pháp ở tất cả các tiểu bang trừ Florida. Một vấn đề quan tâm là khi con cái được nuôi bởi những người đồng tính có khả năng trở thành đồng tính khi lớn lên hay bị rối loạn về giới tính hay không. Các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học như Kirk Patrick, Susan Golombok, Ann Spencer, Michael Rutter, Richard Green... cho biết: Khi nghiên cứu các cặp sinh đôi và con nuôi của các cặp đồng tính nữ, bằng chứng cho thấy thiên hướng tình dục là kết quả tác động phức tạp từ cả yếu tố sinh học và yếu tố môi trường và sự nuôi dạy. Các nghiên cứu này đã tìm thấy sự liên hệ về việc phát triển thiên hướng tình dục của trẻ em theo chiều hướng tương tự như cha mẹ nuôi của chúng, có nghĩa là nếu cha mẹ nuôi là người đồng tính thì khả năng đứa trẻ có hành vi đồng tính sẽ tăng lên ("để biết thêm chi tiết, xin mời đọc Yếu tố môi trường trong thiên hướng tình dục"). Một nghiên cứu mới vào năm 2012 của Mark Regnerus, giáo sư tại Đại học Texas được đăng trên Tạp chí nghiên cứu xã hội Hoa Kỳ đã cung cấp thêm nhiều thông tin về vấn đề này. Nghiên cứu khảo sát 15.000 thanh niên, khảo sát kỹ 3.000 thanh niên trong đó 175 được nuôi lớn bởi người đồng tính nữ và 73 bởi người đồng tính nam. Kết quả cho thấy: trong ngắn hạn, các cặp đồng tính có thể nuôi con tốt như vợ chồng thông thường; nhưng về dài hạn, sự khiếm khuyết về giới tính (thiếu vắng cha hoặc mẹ để nuôi dạy đứa trẻ) là không thể khắc phục được, và con nuôi của họ khi bước vào tuổi thành niên sẽ gặp phải nhiều vấn đề hơn hẳn so với con cái của những gia đình thông thường, cụ thể: Mark Regnerus tin rằng còn quá sớm đưa ra các kết luận sâu rộng về ảnh hưởng đối với con cái của các cặp đồng tính, và hiện không có bằng chứng thuyết phục rằng con cái của cặp đồng tính khác biệt so với những đứa trẻ có đủ cha mẹ. Trước khi có nhiều bằng chứng hơn, Nhà nước nên thận trọng và nên quy định hôn nhân trong phạm vi truyền thống (1 nam và 1 nữ), Regnerus tin rằng đó là điều tốt nhất dành cho trẻ em. Nghiên cứu trên của Mark Regnerus nhận được sự ủng hộ của Trường Cao đẳng nhi khoa Hoa Kỳ, một tổ chức quốc gia của các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và giáo dục dành cho trẻ em. Hội đồng Nghiên cứu gia đình Hoa Kỳ đã có bài phân tích ủng hộ nghiên cứu và cho biết: nhờ mẫu thống kê lớn nên nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng cho biết về tình trạng của trẻ em trong gia đình đồng tính về dài hạn, cũng như bản chất "bất ổn định" của cặp đồng tính. Nghiên cứu này đã xóa tan những ngộ nhận về việc "cha mẹ đồng tính không khác cha mẹ thường". Kết quả của nó tương đồng với nghiên cứu của các chuyên gia nghiên cứu chính sách gia đình, và không có gì đáng ngạc nhiên khi nghiên cứu này bị tấn công quyết liệt bởi các nhà hoạt động ủng hộ đồng tính. Tiến sĩ Stanton L. Jones, giáo sư tâm lý học tại Đại học Wheaton, nói rằng ông có Bảng tổng hợp ý kiến giữa các chuyên gia về điều này: ""Tôi sẽ không coi đồng tính luyến ái là một dạng bệnh giống như tâm thần phân liệt hay rối loạn ám ảnh. Nhưng cũng không thể xem nó là một "lối sống bình thường" giống như kiểu sống nội tâm hoặc sống hướng ngoại"". Mặt khác, trong cuốn sách "Lớn lên trong một gia đình đồng tính nữ: Tác động với sự phát triển trẻ em", 2 tiến sĩ Fiona Tasker và Susan Golombok, quan sát thấy rằng 25% những thanh niên được nuôi bởi các bà mẹ đồng tính cũng đã tham gia vào một mối quan hệ đồng tính, so với xấp xỉ 0% ở những thanh niên được nuôi bởi các bà mẹ bình thường. Tiến sĩ Trayce Hansen cho biết: "Nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội, mặc dù không dứt khoát, cho thấy rằng trẻ em nuôi bởi các cặp đồng tính có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi đồng tính hơn so với các trẻ em khác. Các nghiên cứu cho đến nay cho thấy khoảng 8% đến 21% con nuôi của các cặp đồng tính cuối cùng cũng sẽ trở thành đồng tính. Để so sánh, tạm cho khoảng 2% dân số nói chung là đồng tính. Do đó, nếu các tỷ lệ này được xác minh kĩ, con nuôi của các cặp đồng tính có khả năng phát triển thành đồng tính cao hơn 4 đến 10 lần so với những đứa trẻ khác." Phân tích tổng hợp của Stacy và Biblarz (năm 2001) cho thấy rằng: các bà mẹ nuôi là đồng tính nữ có ảnh hưởng lớn, khiến con trai nuôi của họ trở nên nữ tính trong khi con gái nuôi thì lại trở nên nam tính. Họ báo cáo: "...các cô gái vị thành niên được nuôi bởi các bà mẹ đồng tính sẽ có tỷ lệ cao hơn về tình dục bừa bãi... nói cách khác, trẻ em (đặc biệt là trẻ em gái) được nuôi bởi nữ đồng tính có xu hướng đả phá các quan niệm giới tính truyền thống, trong khi trẻ em được nuôi bởi các bà mẹ thông thường sẽ có biểu hiện phù hợp với giới tính của mình". Một nghiên cứu năm 1996 bởi một nhà xã hội học Úc cho thấy: những đứa trẻ của các cặp vợ chồng bình thường là giỏi nhất, trong khi con nuôi của các cặp vợ chồng đồng tính lại học hành kém nhất, điều này đúng tại 9 trên 13 trường học được khảo sát. Đồng tính luyến ái và xã hội. Thái độ của xã hội về đồng tính phản ánh thái độ của chính quyền và tôn giáo, đã thay đổi rất nhiều trong suốt chiều dài lịch sử cũng như bề rộng của Trái Đất, từ việc bắt mọi người đàn ông có quan hệ, đến việc chấp nhận, đến việc xem nó như một tội nhỏ bị cấm đoán qua luật pháp và tòa án, cho đến việc xem nó như là một trọng tội đáng bị xử tử. Trong nhiều nền văn hóa, người ta thường có thành kiến và kỳ thị người đồng tính. Người đồng tính nam được xem là ẻo lả và chạy theo mốt. Tuy vậy, nghiên cứu cho thấy họ có những quan hệ tình cảm lâu dài Nhiều người cho rằng người đồng tính nam thích ấu dâm và lạm dụng tình dục trẻ em hơn là người dị tính nam, các nghiên cứu cho thấy điều này không đúng. Nhiều người nghĩ người đồng tính nữ là những người sắt đá như đàn ông và đôi khi căm ghét đàn ông hoặc người bị ám ảnh bởi việc đấu tranh cho quyền phụ nữ. Nhiều người khác thì nói rằng họ cởi mở với đồng tính, nhưng khi xem ảnh thân mật của các cặp đồng tính thì họ lại đều cảm thấy ghê sợ, cho thấy tâm lý ghê sợ đồng tính thực ra vẫn tồn tại trong những người này, trái với lời nói bên ngoài của họ. Trong nhiều trường hợp người đồng tính bị kết tội là nguyên nhân của tệ nạn xã hội. Trong thế kỷ XX, Đức quốc xã hành quyết những người đồng tính vì cho rằng họ đe dọa cho sự nam tính và làm dơ bẩn "giống nòi Aryan". Những năm 1950, hàng trăm người bị sa thải vì là đồng tính trong một chiến dịch có tên là "Nỗi sợ hoa oải hương" của McCarthyism. Tuy nhiên, nhiều nhà chính trị đã chỉ trích một cách mỉa mai ông vì có phụ tá là người đồng tính, Roy Cohm. Vào tháng 1 năm 2001, Bộ văn hóa Ai Cập cho đốt 6.000 quyển sách thơ đồng tính thế kỷ thứ VIII của nhà thơ Ba Tư-Ả Rập Abu Nuwas để xoa dịu người Hồi giáo. Ở Mỹ, theo FBI, 15,6% vụ tấn công do thù ghét được trình báo với cảnh sát là do kỳ thị đồng tính. Trong đó, 61% vụ tấn công là nhằm vào người đồng tính nam. Năm 1998, một sinh viên đồng tính là Mathew Shepard đã bị giết, đây là một trong những vụ tai tiếng nhất ở Mỹ. Ở thời điểm năm 2006, hành vi đồng tính luyến ái có thể bị xử tội tử hình ở 8 nước là Iran, Mauritanie, Nigeria, Pakistan, Ả Rập Xê Út, Sudan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen. Đồng tính luyến ái và tôn giáo. Giữa các tôn giáo và hệ phái tôn giáo, tại các khu vực và thời điểm khác nhau, có nhiều thái độ và quan niệm khác nhau về thiên hướng, tình yêu và tình dục đồng giới. Chống đối đồng tính luyến ái thay đổi từ ngấm ngầm can ngăn cho đến chính thức cấm đoán đồng tính luyến ái và tích cực chống lại sự chấp thuận của xã hội đối với đồng tính. Vài người đồng tính và song tính tìm cách giảm bớt ham muốn, tránh xa quan hệ đồng giới hoặc thay đổi thiên hướng tình dục. Họ thay đổi bằng trị liệu, thực hiện quy tắc tôn giáo hoặc tham gia vào các nhóm ex-gay (như nhóm Exodus International). Nhiều tổ chức sức khỏe và tâm thần phương Tây tin rằng thiên hướng tình dục luôn tiến triển trong suốt cuộc đời và họ cũng tôn trọng sự tự quyết định của mỗi người. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh sự hiệu quả hoặc tác hại của những phương pháp trị liệu. Các tổ chức này khuyến cáo rằng không nên cố gắng thay đổi thiên hướng tình dục vì họ lo ngại có thể có tác hại nào đó. Hoạt động của các nhóm ex-gay và việc trị liệu trong trường học gây ra chống đối từ các nhóm ủng hộ đồng tính, nhưng lại được các tòa án Mỹ cho phép. Nhiều giáo hội dạy rằng cần yêu thương người đồng tính dù cho khuynh hướng tình dục của họ như thế nào, nhưng họ chống lại việc thực hành các mối quan hệ đồng tính. Giáo hội Công giáo hiện nay chủ trương rằng trạng thái đồng tính nằm ngoài lựa chọn của cá nhân và bản thân "khuynh hướng" đồng tính không phải là tội lỗi. Tuy nhiên, Giáo hội coi "hành vi tình dục" đồng tính là vô trật tự về mặt luân lý và trái với luật tự nhiên, trong khi đó Giáo hội dạy rằng những người đồng tính phải được đón nhận với "sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ". Giáo hội Mặc Môn cũng lên án bạo hành với người đồng tính và chính thức tuyên bố "giang tay đón nhận bằng sự thấu hiểu và tôn trọng" vì Thiên Chúa đã dạy phải khoan dung với mọi người. Tuy vậy, Giáo hội Công giáo cũng nói thêm là họ sẽ kiên quyết phản đối hôn nhân đồng tính vì nó sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho mỗi gia đình và trẻ em, rằng "hôn nhân đồng tính sẽ dẫn đến sự kết thúc của tự do tôn giáo và các tiêu chuẩn đạo đức xã hội". Các giáo hội khác đã thay đổi học thuyết để thích nghi với mối quan hệ đồng giới. Khác với Do Thái giáo Chính thống, các nhánh Do Thái giáo Cải cách và Tái xây dựng có các quan điểm tự do hơn, và nhánh trung dung Do Thái giáo Bảo thủ gần đây đã chấp nhận các chủng sinh đồng tính. Mặt khác, Anh giáo gặp phải sự bất đồng giữa một bên là các giáo hội tại châu Phi (trừ vùng Nam Phi) và tại châu Á với một bên là các giáo hội tại Bắc Mỹ khi giáo hội Hoa Kỳ và Canada chấp nhận các giáo sĩ đồng tính và ủng hộ hôn nhân đồng giới. Nhiều nhóm tôn giáo lại tẩy chay các công ty có chính sách ủng hộ cộng đồng thiên hướng tình dục thiểu số. Đầu năm 2005, Hiệp hội gia đình Hoa Kỳ đe dọa tẩy chay sản phẩm của Ford khi công ty này ủng hộ hôn nhân đồng giới. Đồng tính luyến ái và HIV/AIDS. Nếu người đồng tính nam có quan hệ tình dục với người nam khác thì thuộc nhóm hành vi nam có quan hệ tình dục với nam nên các vấn đề về sức khỏe tương tự như nhóm hành vi này. Nam quan hệ với nam không chỉ bao gồm người đồng tính luyến ái nam, song tính luyến ái nam mà bao gồm tất cả người nam có quan hệ tình dục với nam với mọi mục đích. Tương tự, đọc nữ có quan hệ tình dục với nữ để biết thêm chi tiết. Theo báo cáo tiến độ phòng, chống HIV/AIDS năm 2012, tỉ lệ nhiễm HIV trong những người nam quan hệ tình dục với nam ở Thành phố Hồ Chí Minh là 16%, tỷ lệ chỉ đứng sau nhóm tiêm chích ma túy. Tại đây, cứ 5 nam quan hệ đồng giới thì có một người nhiễm ít nhất một trong các nhiễm khuẩn giang mai, lậu sinh dục, lậu trực tràng, chlamydia sinh dục hoặc chlamydia trực tràng. Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS cao do nhiều đồng tính nam có quan hệ tình dục bừa bãi (một nam đồng tính 25 tuổi ở Hà Nội cho biết anh ta có hơn 100 bạn tình). Họ thường giới thiệu bạn tình cho nhau và cùng quan hệ tình dục tập thể, chỉ cần 1 người nhiễm HIV thì sẽ nhanh chóng lây lan cho các đối tượng khác. Bên cạnh đó, các đồng tính nam ít khi sử dụng các biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục như một khảo sát của Ban quản lý dự án phòng chống HIV/AIDS (Việt Nam) trên 300 đồng tính nam cho thấy một số chỉ sử dụng bao cao su với bạn tình mới quen lần đầu, khi thân rồi họ không đề phòng nữa. Theo báo cáo năm 2011, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam ở Đồng Nai cao gấp 20 lần so với đối tượng ma túy và mại dâm Tại TP HCM, năm 2014, nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới nhiễm HIV đang có chiều hướng gia tăng nhanh so với năm 2012, từ 7,33% lên 14,75% Năm 2010, một báo cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết trong số các ca nhiễm HIV mới ở Hoa Kỳ thì số ca thuộc cộng đồng nam thanh niên đồng tính trẻ tuổi cao hơn rất nhiều so với mức chung, có nhiều nguyên nhân cho việc này: Thống kê của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ năm 2011 cho biết: nam đồng tính có khả năng nhiễm HIV cao gấp 44 tới 86 lần so với nam giới bình thường, và cao gấp 40 tới 77 lần so với nữ giới. Năm 2009, thống kê cho biết có 61% số ca nhiễm HIV mới ở Mỹ là đồng tính hoặc song tính, dù nhóm này chỉ chiếm khoảng 2% dân số Mỹ. Theo Cơ quan bảo vệ sức khỏe Anh (HPA), cứ trong 20 người đàn ông có quan hệ tình dục đồng tính ở Anh thì có một người bị nhiễm HIV, riêng tại Luân Đôn tỉ lệ này là 1/12.. Trên thế giới, năm 2014, tỷ lệ nhiễm HIV ở các cặp đồng tính luyến ái được ước tính trong khoảng 2-5%. Tỷ lệ lây nhiễm HIV của nhóm người quan hệ tình dục đồng tính được ước tính là cao gấp 18 lần so với những người chỉ quan hệ tình dục khác giới. Tại Thái Lan, nhóm nam quan hệ đồng giới có tỷ lệ nhiễm HIV là 7.1%, trong khi nhóm nam giới bán dâm là 12,2%. Quanh vùng khu vực Bangkok - nơi tập trung những người đồng tính - theo báo cáo năm 2010 có 31% nhiễm HIV. Tỷ lệ người nhiễm giang mai đã phát hiện và đang điều trị là 24,4%. Trung bình cứ 3 người Thái đồng tính nam ở Bangkok thì có một người nhiễm HIV, cứ 4 người là có một người nhiễm giang mai. Hoa Kỳ hiện đang cấm nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục với nam đi hiến máu "vì họ là một nhóm có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, viêm gan B và một số bệnh nhiễm trùng khác có thể được lây truyền qua truyền máu" Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đã cấm tương tự.
5,109
907251
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5109
Tam quốc diễn nghĩa
Tam quốc diễn nghĩa (giản thể: 三国演义; phồn thể: 三國演義, Pinyin: "sān guó yǎn yì"), nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một cuốn tiểu thuyết dã sử về Lịch sử Trung Quốc được nhà văn La Quán Trung viết vào thế kỷ 14. Tiểu thuyết có nội dung kể về một thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử Trung Hoa là thời Tam Quốc (190–280) với 120 chương hồi, theo phương pháp "bảy phần thực, ba phần hư" (bảy phần thực tế, ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một tác phẩm văn học kinh điển, và là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc. Nguồn gốc. Tam quốc diễn nghĩa về phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La Quán Trung, nhưng thực ra bộ tiểu thuyết này trước sau đã trải qua một quá trình tập thể sáng tác lâu dài của rất nhiều người. Truyện "Tam quốc" của La Quán Trung so với bản truyện kể của đời nhà Nguyên, đại khái có mấy đặc điểm như sau: Nói tóm lại, La Quán Trung đã đem những phần phong phú trong truyện "Tam quốc" mà nhân dân quần chúng và những nghệ nhân kể chuyện đã sáng tác ra, nâng cao lên thành một tác phẩm văn học lớn lao nổi tiếng. Cốt truyện. Một trong những thành công lớn nhất của "Tam quốc diễn nghĩa" là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật. Do vậy mà phần sau đây chỉ cố gắng tóm tắt hết sức sơ lược toàn bộ truyện theo những nét chính yếu mà không đi vào chi tiết nhân vật và sự kiện: Nhà Đông Hán suy yếu. Truyện lấy bối cảnh vào thời kỳ suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của triều đại này quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều chính ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế khủng hoảng và đời sống người dân trở nên cơ cực. Đến đời Hán Linh Đế, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu. Sau đó là cuộc hội ngộ giữa ba nhân vật Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, cả ba người đều muốn dẹp loạn yên dân nên đã kết nghĩa huynh đệ với nhau ở vườn đào. Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần đi trấn áp chẳng mấy chốc dập tắt được cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Nhờ là anh rể vua, ông được nhậm chức đại tướng quân của triều đình. Sau khi Hán Linh Đế mất, Hà Tiến lập con trưởng của vua là Hán Thiếu Đế lên kế vị. Lúc đó ông có mâu thuẫn với bọn hoạn quan Thập thường thị nên muốn trừ bỏ bọn chúng. Thủ hạ của Hà Tiến là Viên Thiệu khuyên ông kêu gọi quân các trấn trên cả nước vào Lạc Dương diệt hoạn quan, Tiến nghe theo ngay. Khi mà mưu đồ diệt hoạn quan của Hà Tiến chưa thành thì ông lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung Trường Lạc và giết chết. Ngay sau đó các đại thần do Viên Thiệu, Tào Tháo cầm đầu đem quân vào cung giết sạch đám hoạn quan này. Trong số các quan lại nhận lệnh Hà Tiến để vào kinh diệt hoạn quan có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội cả Hà Tiến và đám hoạn quan đều đã chết, liền vào Lạc Dương làm loạn triều đình. Ông ta phế truất Hán Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi tự phong mình làm tướng quốc, thâu tóm triều chính. Chỉ mỗi thứ sử Tinh Châu Đinh Nguyên là dám phản đối sự lộng quyền của Trác, nhưng Trác không thể hại được ông do Đinh Nguyên có người con nuôi là Lã Bố rất dũng mãnh, hộ vệ. Tuy nhiên, Đổng Trác dùng kế mua chuộc Lã Bố, sai Lý Túc đem tặng cho Lã Bố vàng bạc và con ngựa Xích Thố của mình. Lã Bố nổi lòng tham, làm phản giết Đinh Nguyên ngay trong đêm hôm đó để quay sang quy phục Đổng Trác. Cái chết của Đổng Trác và sự nổi dậy của Lý Thôi-Quách Dĩ. Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến các chư hầu vô cùng phẫn nộ, họ hội quân với Viên Thiệu để cùng diệt Đổng Trác. Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi cũng đi theo liên quân diệt gian tặc. Lã Bố thường xuyên được Đổng Trác sai đi trấn áp, từng một mình giao chiến với cả ba anh em Lưu Bị, nhưng liên tục thất bại. Sau nhiều chiến thắng liên tiếp, liên quân Viên Thiệu tiến thẳng đến Lạc Dương. Đổng Trác hoảng sợ, liền bắt vua Hán dời đô về Trường An lánh nạn. Trong thời kì Đổng Trác nắm quyền, vẫn còn nhiều trung thần như Vương Doãn luôn tìm cách diệt trừ Trác. Một lần, Vương Doãn đã sử dụng liên hoàn kế, ban đầu hứa gả con gái Điêu Thuyền cho Lã Bố, nhưng sau đó lại dâng cho Đổng Trác, khiến Lã Bố tức giận chất vấn Vương Doãn. Vương Doãn nói thác rằng Trác muốn giữ Điêu Thuyền trước để chọn ngày tốt mà gả lại cho Bố, nhưng sau đó Bố thấy Trác ăn ngủ với Điêu Thuyền như vợ chồng thì vô cùng tức giận. Có lần Lã Bố nhân lúc Đổng Trác đang cùng vua Hán bàn chính sự, lén tới đình Phượng Nghi để gặp Điêu Thuyền. Điêu Thuyền nghe lời Vương Doãn, đã nói khích vài câu để ly gián Đổng Trác với Lã Bố. Khi Đổng Trác về điện, thấy Lã Bố đang ôm Điêu Thuyền, nổi giận ném long kích vào Lã Bố nhưng ông đã may mắn tránh được. Từ đó, Lã Bố hận thù Đổng Trác, Vương Doãn thấy vậy liền nói khích ông nhiều hơn, khiến Lã Bố càng quyết tâm giết Đổng Trác để trả thù. Cả hai đã bày mưu lừa Đổng Trác vào kinh thành để rồi đích thân Lã Bố vác họa kích lao đến đâm chết ông. Không lâu sau khi Đổng Trác bị giết chết, các thuộc hạ của hắn là Lý Thôi và Quách Dĩ cùng nhau nổi dậy làm loạn, báo thù cho chủ sau khi bọn chúng không được Vương Doãn xá tội. Lã Bố chống cự không nổi bèn bỏ thành mà chạy. Chẳng bao lâu sau, bọn Thôi, Dĩ chiếm được Trường An, giết được Vương Doãn, rồi nắm vua Hiến Đế thay Đổng Trác. Vua Hán không chịu nổi sự quản thúc của chúng, bèn liên kết với chư hầu ở Tây Lương là Mã Đằng, Hàn Toại, âm mưu đem quân vào Trường An tiêu diệt bọn Lý Thôi, nhưng thất bại nặng nề. Cả hai may mắn chạy thoát nạn. Liên minh chư hầu tan rã. Trong lúc đó, các chư hầu trong liên quân chống Đổng Trác như Tào Tháo và Viên Thiệu lại lục đục với nhau. Tôn Kiên, cha của Tôn Sách và Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ truyền quốc rồi bỏ trốn về Giang Đông. Viên Thiệu nghi ngờ, lệnh cho thái thú Lưu Biểu ở Kinh Châu đem quân đánh úp Tôn Kiên để đòi lại ngọc tỉ. Từ đó Tôn Kiên hận thù Lưu Biểu, không lâu sau dẫn quân đánh Kinh Châu báo thù nhưng bị Lưu Biểu đánh bại, bản thân ông cũng bị tử trận. Con của Tôn Kiên là Tôn Sách phải đem ngọc tỷ cùng các tướng dưới trướng bỏ Giang Đông, chạy sang Hoài Nam nương nhờ Viên Thuật. Lúc đó liên quân chống Đổng Trác đã bị tan rã, các chư hầu quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến với nhau. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng. Viên Thiệu lúc mới khởi sự địa bàn rất nhỏ. Có lúc lương thực cạn kiệt, Thiệu phải mượn lương của chư hầu Hàn Phức ở Ký Châu. Mưu sĩ Phùng Kỷ liền bày mưu cho Viên Thiệu một mặt dụ Công Tôn Toản cùng Thiệu đánh Ký Châu, mặt khác báo tin này cho Hàn Phức. Hàn Phức hoảng sợ, lại hèn nhát. Sau khi nghe lời dụ của Viên Thiệu, Hàn Phức liền dâng Ký Châu cho Thiệu nhằm bảo vệ Ký Châu khỏi sự xâm phạm của Công Tôn Toản. Nhờ đó, Viên Thiệu lấy được Ký Châu mà không tốn binh lực. Công Tôn Toản biết mình bị Viên Thiệu lừa gạt, lập tức cất quân báo thù, kết quả là thảm bại. Từ đó cả Viên Thiệu và Công Tôn Toản bắt đầu nảy sinh hận thù và liên tục đánh nhau. Tào Tháo cho đón cha mình từ quê nhà tới căn cứ của mình, có đi qua nghỉ đêm ở Từ Châu. Thứ sử Từ Châu là Đào Khiêm lệnh cho bộ tướng Trương Khải tiếp tục hộ tống ông ta về chỗ Tào Tháo. Nhưng Trương Khải thấy cha Tào Tháo mang nhiều vàng bạc của cải nên nổi lòng tham, đã giết ông ta trong đêm để cướp sạch. Tào Tháo nghe tin thì vô cùng tức giận, đem đại quân đánh Từ Châu báo thù. Quân đội của Đào Khiêm yếu thế, phải liên thủ với Lưu Bị lúc đó đang theo Công Tôn Toản, mới đẩy lui được quân Tào. Sau đó, Đào Khiêm ốm chết, Lưu Bị thay Đào Khiêm cai quản Từ Châu. Sau khi bị Lý Thôi và Quách Dĩ đánh bại, Lã Bố tạm thời chạy trốn, phiêu bạt qua nhiều nơi và nương tựa các chư hầu khác nhau. Sau này, Lã Bố thấy Tào Tháo lơi lỏng phòng bị, nên đã tập hợp quân đội cùng các thuộc hạ như Cao Thuận, Trương Liêu, Tang Bá đánh chiếm địa bàn Duyện Châu. Lã Bố cũng thu phục được mưu sĩ Trần Cung, người vốn muốn theo Tào Tháo nhưng bất mãn trước việc ông ta tàn sát dân Từ Châu khi đánh Đào Khiêm. Với tài túc trí đa mưu, Trần Cung giúp Lã Bố thắng Tào Tháo nhiều trận, thậm chí suýt bắt sống được ông. Tuy nhiên, Lã Bố sau đó đã trúng kế của Tào Tháo nên thất bại trong việc giữ địa bàn, cùng đường đành phải nương nhờ anh em Lưu Bị ở Từ Châu, nhưng phải tạm đóng quân ở quận Tiểu Bái. Tận dụng sự lơ là của Trương Phi khi được Lưu Bị giao việc giữ Từ Châu, Lã Bố bất ngờ đánh úp Từ Châu. Để chuộc lỗi với Lưu Bị, Lã Bố vẫn cho ông ta đóng quân ở Tiểu Bái, nói thác là chỉ muốn thay Trương Phi giữ Từ Châu. Khi Viên Thuật vây đánh căn cứ Tiểu Bái của Lưu Bị, Lã Bố đã bắn kích viên môn cứu ông, buộc Viên Thuật phải giải vây rút về. Tuy nhiên, Lã Bố sau đó lại trở mặt đánh Lưu Bị và chiếm được Tiểu Bái. Lưu Bị phải dẫn quân về hàng Tào Tháo làm thế lực của Tào Tháo càng trở nên lớn mạnh. Viên Thuật xưng đế. Lúc này ở Hoài Nam, Tôn Sách không muốn ở với Viên Thuật nữa, cùng Trương Chiêu và các thuộc hạ thân tín ra sức tự lập. Tôn Sách lấy cớ đi đánh chư hầu nguy hiểm là Lưu Do để bảo vệ gia quyến, đồng thời để ngọc tỷ lại làm tin. Viên Thuật chấp thuận. Sau khi đánh bại được Lưu Do ở Dương châu, Tôn Sách thừa thắng chinh phục Ngô quận và Cối Kê, đánh bại được các chư hầu Nghiêm Bạch Hổ và Vương Lãng. Nhờ đó Sách chính thức làm chủ Giang Đông, li khai với Viên Thuật và gửi thư yêu cầu ông ta trả lại ngọc tỉ. Viên Thuật thấy Tôn Sách làm phản mình thì vô cùng giận dữ, nên không chịu trả ngọc tỉ. Có ngọc tỉ truyền quốc, Viên Thuật đã tự xưng đế không lâu sau đó, dù nhà Hán vẫn còn. Hành động này của Thuật bị Tào Tháo và các chư hầu xem là tội phản nghịch, nên họ đã cùng liên minh với nhau để đánh ông. Để đối phó với các chư hầu, Viên Thuật muốn liên minh với Lã Bố, thậm chí cho sứ giả đến xin kết nghĩa thông gia. Nhưng Lã Bố đã khước từ yêu cầu này, quyết định đi theo liên minh các chư hầu để thảo phạt Viên Thuật. Viên Thuật thua to nhiều trận liền, lực lượng trở nên suy yếu, đành phải an phận ở Hoài Nam để cố thủ. Tào Tháo nắm thiên tử. Lúc đó ở Trường An, các đại thần triều đình thấy bọn Thôi, Dĩ chuyên quyền, đã bày mưu với vua Hán để li gián bọn chúng, buộc Lý Thôi và Quách Dĩ nảy sinh mâu thuẫn và trở mặt đánh lẫn nhau. Nhân lúc bọn chúng tiêu diệt nhau, các quần thần bí mật hộ tống thiên tử về Lạc Dương để thoát khỏi bọn chúng. Lý Thôi và Quách Dĩ nghe tin phải giảng hòa rồi đem quân đuổi theo bắt vua lại. Các bộ tướng triều đình như Đổng Thừa, Dương Phụng, Từ Hoảng nhiều lần giúp vua đẩy lui được chúng nhưng binh lực cứ hao hụt dần. Hán Hiến Đế đành triệu Tào Tháo đem quân đến cứu giá, cả Lý Thôi và Quách Dĩ đều bị Tào Tháo đánh bại. Nhờ đó, Tào Tháo nắm được vua Hán, có thể dùng lệnh thiên tử để hiệu triệu chư hầu. Quyền lực của Tào Tháo mạnh lên sau khi sở hữu được thiên tử. Ông lấy danh nghĩa giúp Lưu Bị, cất quân chinh phạt Lã Bố ở Từ Châu. Lã Bố thua trận liên tiếp, Tiêu Quan, Tiểu Bái và cả Từ Châu đều thất thủ, cuối cùng bị vây khốn ở Hạ Phì, cùng đường đành xin kết nghĩa thông gia với Viên Thuật để được ông ta gửi quân chi viện. Viên Thuật không tin ông, đòi Lã Bố phải đem con gái mình qua trước rồi mới xuất binh. Do bị quân Tào vây chặt thành, kế hoạch này đã thất bại. Lã Bố sau đó bị các thủ hạ làm phản, trói lại nộp cho Tào Tháo và cuối cùng bị xử tử. Tuy lấy được Từ Châu, Tào Tháo đã không trao lại châu này cho Lưu Bị như đã hứa, mà quyết định giữ ông ta ở lại Hứa Xương để dễ bề kiểm soát. Viên Thuật tuy không cứu Lã Bố, nhưng khi thấy thế lực của Tào Tháo ngày càng lớn mạnh, ông muốn đem ngọc tỷ và ngôi vua sang trao cho anh là Viên Thiệu ở Ký Châu để cùng liên minh chống Tào. Tào Tháo sai Lưu Bị đem quân chặn đánh Viên Thuật ở Từ Châu khi ông ta đang trên đường sang chỗ Viên Thiệu. Quân Viên Thuật thua to phải rút về Hoài Nam. Trên đường rút quân, Viên Thuật thổ huyết qua đời, thế lực của ông bị Tào Tháo và Tôn Sách thôn tính. Tào Tháo cũng tịch thu được ngọc tỷ của Viên Thuật. Khi Tào Tháo nắm vua Hán, trở nên lộng quyền ngang ngược, khi quân phạm thượng. Hán Hiến Đế không cam chịu thân phận đó, lập tức viết một mật chiếu cho Đổng Thừa, khuyên Thừa trừ giặc. Đổng Thừa lập ra hội "Nghĩa trạng", tức là hội chống Tào Tháo. Ít lâu sau có bảy người tham dự, trong đó có Mã Đằng và Lưu Bị. Về sau, Mã Đằng về Tây Lương, Lưu Bị về Từ Châu, Đổng Thừa giận họ nên phát bệnh. Khi chữa bệnh cho Đổng Thừa, thái y Cát Bình phát hiện Thừa muốn diệt Tào Tháo, xin tham gia vào Nghĩa trạng. Nhưng ngay sau đó kế hoạch đã bị bại lộ khi người đầy tớ của Đổng Thừa, do bị chủ trách phạt nên oán giận, bí mật tố giác vụ hội Nghĩa trạng cho Tào Tháo biết. Tào Tháo bèn cho bắt Cát Bình đem tra tấn để lấy lời khai nhưng Cát Bình đã tự sát. Sau một hồi điều tra, vụ việc đã bị phát hiện, và cả năm người bọn Đổng Thừa đều bị Tào Tháo tru di. Lưu Bị sau khi tiêu diệt Viên Thuật đã không thu quân về Hứa Đô theo lệnh của Tào Tháo mà giết thái thú Từ Châu là Xa Trụ và đóng quân tại đây để ngầm củng cố thế lực, dù chưa chính thức li khai. Tào Tháo nghi ngờ, đã sai người đem quân tới Từ Châu giám sát Lưu Bị, nhưng họ bị ông bức đuổi về Hứa Đô. Biết Lưu Bị nằm trong hội Nghĩa trạng nên ngay sau khi trừ Đổng Thừa, Tào Tháo dẫn quân đánh Từ Châu, Lưu Bị không chống cự nổi phải chạy sang Viên Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ Nam còn Quan Vũ do cùng đường nên phải tạm hàng Tào Tháo. Về sau, Quan Vũ từ chối mọi chiêu dụ của Tào Tháo, tự mình cưỡi ngựa qua năm ải chém sáu tướng để về với Lưu Bị. Chiến tranh Viên-Tào. Viên Thiệu sau khi tiêu diệt được kẻ thù phía bắc của mình là Công Tôn Toản đã trở thành một thế lực quân phiệt hùng mạnh ở Hà Bắc mà ngay cả Tào Tháo cũng phải e ngại. Do đó Lưu Bị sau khi li khai Tào Tháo ban đầu đã quyết định sang Ký Châu với Viên Thiệu để cùng đánh Tào, song do nhận thấy Viên Thiệu không có khả năng bình định thiên hạ nên ông đành bỏ đi. Và trong chiến dịch quân sự đánh Viên Thiệu, Tào Tháo với chiến thuật "lấy ít địch nhiều" cùng tài mưu lược của mình, đã giành được thắng lợi ban đầu ở trận Bạch Mã - Diên Tân và chiến thắng quyết định của Tào Tháo là tại trận Quan Độ. Nỗ lực báo thù của Viên Thiệu sau đó đã bị phá sản hoàn toàn khi ông lại để thua tiếp một trận đánh lớn khác với Tào Tháo ở Thương Đình nên từ đó sức khỏe bắt đầu suy sụp, lực lượng cũng trở nên kiệt quệ. Sau khi Viên Thiệu qua đời, do Thiệu bỏ con trưởng Viên Đàm để lập con út Viên Thượng lên kế vị, các con của ông đã nảy sinh mâu thuẫn rồi dấy binh đánh lẫn nhau. Tào Tháo thừa cơ hội anh em họ Viên cắn xé lẫn nhau, đem quân chiếm được cả bốn châu Hà Bắc, buộc tàn dư họ Viên phải chạy sang Liêu Đông. Tào Tháo bèn mượn tay thái thú Liêu Đông là Công Tôn Khang để giết hai anh em Viên Thượng và Viên Hy, một người con thứ khác của Viên Thiệu. Thất bại của Viên Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố quyền lực tuyệt đối khắp miền bắc Trung Quốc. Lưu Bị kháng Tào. Cũng trong thời gian này, Lưu Bị lập được căn cứ mới ở Nhữ Nam để chống Tào Tháo, hai nghĩa đệ của ông ta là Quan Vũ và Trương Phi cũng tìm đường theo về. Ban đầu Lưu Bị tự đem quân đi tấn công Tào Tháo nhưng bị thất bại nặng nề, bèn tới Kinh Châu nương nhờ Lưu Biểu là một người anh họ xa của mình cho lánh nạn. Lưu Bị được Lưu Biểu cho đóng quân ở quận Tân Dã để đề phòng Tào Tháo, tại đó ông đã thu phục được mưu sĩ Từ Thứ. Từ Thứ với tài mưu lược của mình, ông đã giúp Lưu Bị thắng quân Tào nhiều trận. Nhưng Tào Tháo lập mưu bắt mẹ của Từ Thứ, buộc Từ Thứ phải theo mình. Trước khi buộc phải rời bỏ Lưu Bị, Từ Thứ tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị. Sau ba lần đến thăm lều cỏ của Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã chiêu mộ được ông ta làm mưu sĩ. Hai lần đầu tiên, Gia Cát Lượng lấy cớ đi có việc để từ chối gặp khách. Chỉ có lần cuối cùng vì cảm kích bởi sự chân thành và kiên trì của Lưu Bị mà Gia Cát Lượng mới quyết định theo phò tá. Không lâu sau Lưu Biểu mất, để lại di chúc trao Kinh Châu cho con trưởng là Lưu Kỳ. Nội bộ Kinh Châu bắt đầu lục đục khi bộ tướng của Lưu Biểu là Sái Mạo đưa con thứ Lưu Tông lên làm chúa rồi định giết Lưu Kỳ để trừ họa, nhưng Lưu Kỳ đã chủ động trốn về Giang Hạ. Tào Tháo biết tin Kinh Châu đang có biến loạn, lập tức cho quân đi chiếm Tân Dã. Lưu Bị nhận thấy binh mã ở Tân Dã không đủ khả năng chống Tào nên muốn tạm rút lui. Do được lòng dân chúng thành Tân Dã nên trước viễn cảnh bị quân Tào xâm chiếm, toàn bộ dân trong thành một lòng xin đi theo Lưu Bị. Lưu Bị đành đưa dân Tân Dã về thành Tương Dương của Lưu Tông, tại đây Lưu Bị bị từ chối không cho vào thành. Không còn cách nào khác ông phải tiếp tục nam tiến xuống Giang Hạ (江夏), là thành của Lưu Kỳ, do bị Sái Mạo hãm hại nên bỏ trốn đến đây. Ở Giang Hạ, Lưu Bị cuối cùng cũng tạm có được một chỗ dung thân để chống lại cuộc tấn công dữ dội của Tào Tháo. Tào Tháo sai người đưa thư tới Tương Dương chiêu hàng Lưu Tông. Lưu Tông đồng ý, dẫn tùy tùng về Hứa Đô đầu hàng, chủ động nộp hết chín quận Kinh Châu cho Tào Tháo. Trận Xích Bích. Còn ở Giang Đông, Tôn Quyền vừa mới lên nắm quyền sau cái chết bất ngờ của người anh Tôn Sách. Sau khi chiếm Kinh Châu mà không tốn binh lực, Tào Tháo tiếp tục huy động đại quân sang phía đông nam, chuẩn bị chinh phạt Tôn Quyền. Tháo ban đầu cho người sang Giang Đông dụ hàng, tuy nhiên Gia Cát Lượng đã tự mình đến quận Sài Tang (柴桑) và thuyết phục được Tôn Quyền hợp tác với Lưu Bị để kháng Tào. Các bề tôi của Tôn Quyền chia thành hai phe là chủ hàng và chủ chiến. Đứng đầu phe chủ hàng là Trương Chiêu, đứng đầu phe chủ chiến là Chu Du. Tôn Quyền nghe theo Chu Du, quyết liên minh với Lưu Bị để đánh Tào Tháo. Mùa đông năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân hơn tám mươi vạn người tiến xuống Giang Đông tiêu diệt Tôn Quyền để thống nhất Trung Hoa. Biết quân Tào không giỏi thủy chiến, Chu Du và Gia Cát Lượng đã lệnh cho mưu sĩ Bàng Thống đến trá hàng, dụ Tào Tháo cho nối các thuyền chiến lại với nhau để dễ bày binh bố trận. Chu Du tận dụng cơ hội này để dùng hỏa công kháng Tào, đã dẫn đến thất bại thảm hại nhất của Tào Tháo tại trận Xích Bích. Thế chân vạc hình thành. Sau khi thua trận Xích Bích, lực lượng của Tào Tháo về cơ bản không còn trội hơn so với Lưu Bị và Tôn Quyền như trước nữa. Thế chân vạc dần hình thành từ đây. Do trước đó đã chiếm được Kinh Châu, Tào Tháo đã giao ba quận lớn của châu này là Nam Quận, Tương Dương và Hợp Phì lần lượt cho Tào Nhân, Hạ Hầu Đôn và Trương Liêu coi giữ. Liên minh Tôn-Lưu thừa thắng trận Xích Bích, cùng nhau xâu xé những vùng đất này, nhưng Lưu Bị đã chiếm ưu thế nhờ tài mưu lược của Gia Cát Lượng. Chu Du dẫn quân đánh Nam Quận, đánh bại được Tào Nhân nhưng Nam Quận đã bị tướng của Lưu Bị là Triệu Vân chiếm mất trước đó, và Tương Dương sau đó cũng bị Quan Vũ thừa cơ chiếm trước. Trong khi đó, Tôn Quyền dẫn quân đánh trận Hợp Phì thì bị Trương Liêu đánh bại. Để lấy Kinh Châu mà không phải cất quân, Chu Du chỉ cho Lưu Bị "mượn Kinh Châu" và khi Lưu Kỳ (con trưởng Lưu Biểu) chết thì phải trả, do Lưu Kỳ trên danh nghĩa vẫn đang kế thừa Lưu Biểu ở Kinh Châu. Tuy nhiên, Lưu Kỳ mất sớm, Chu Du lại sai Lỗ Túc đến đòi. Một lần nữa Gia Cát Lượng lại dùng mưu mẹo để trì hoãn vấn đề này khi nói rằng muốn mượn Kinh Châu cho đến khi Lưu Bị đánh chiếm được đất Tây Xuyên của Lưu Chương, nếu không sẽ không có chỗ dung thân. Vì thế Chu Du rất tức giận và thề sẽ tìm kế trả đũa Gia Cát Lượng. Với ý định loại trừ Lưu Bị, Chu Du bày mưu cho Tôn Quyền gả em gái mình cho Lưu Bị. Sau đó, Lưu Bị mắc mưu sang Sài Tang để làm lễ cưới. Tuy nhiên, Tôn Quyền rất nghe lời mẹ mình là Ngô Quốc Thái Phu Nhân; bà này rất quý Lưu Bị và không cho ai hãm hại Lưu Bị. Cũng do tài mưu lược của Gia Cát Lượng mà Lưu Bị cuối cùng đã quay về Giang Hạ cùng với người vợ mới. Chu Du liền dùng cách khác đánh Kinh Châu khi chủ động sửa soạn binh mã rồi mượn tiếng đánh Tây Xuyên giúp Lưu Bị nhưng thực ra là muốn chiếm Kinh Châu để Lưu Bị chủ quan không phòng bị, nhưng mưu kế này cuối cùng vẫn thất bại bởi những kế sách đúng đắn của Gia Cát Lượng. Thất vọng, Chu Du buồn bã về Sài Tang rồi quá uất ức mà qua đời. Tào Tháo sau khi nam chinh thất bại đã tiêu diệt luôn hai chư hầu Hàn Toại, Mã Đằng và đánh bại con Mã Đằng là Mã Siêu ở Tây Lương, trước khi bình định Trương Lỗ ở Hán Trung, nhưng vẫn không thể thống nhất Trung Hoa. Về sau Mã Siêu quay lại đánh Tào Tháo ở trận Ký Thành để báo thù nhưng vẫn thất bại nặng nề, phải liều chết phá vây để chạy thoát. Siêu bỏ chạy, ban đầu phiêu bạt qua Trương Lỗ, sau này do nghe lời dụ hàng của Lưu Bị mà Mã Siêu mới về theo Lưu Bị. Lưu Bị cũng dẫn quân Tây chinh đánh Lưu Chương, chiếm được Thành Đô (Ích Châu). Tuy nhiên đó là một cuộc chiến không mấy dễ dàng vì dù thắng trận nhưng quân đội Lưu Bị chịu nhiều tổn thất, đặc biệt cái chết trong đám loạn tiễn của mưu sĩ Bàng Thống ở gò Lạc Phượng. Một thời gian sau Lưu Bị nhận ra cơ hội chinh phục Trung Nguyên đã đến, liền sai tướng Hoàng Trung đánh vào đất Hán Trung của Tào Tháo, giết được tướng Tào là Hạ Hầu Uyên. Tào Tháo tức giận đem quân đến báo thù nhưng lại thất bại nặng nề phải rút về Nghiệp Thành. Sau chiến thắng này, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương. Cái chết của Quan Vũ. Khi Lưu Bị đang đánh Hán Trung thì Quan Vũ (lúc đó đang được Lưu Bị giao việc giữ Kinh Châu) cũng đem quân đánh hai quận Tương Dương và Phàn Thành. Tướng giữ Phàn Thành là Tào Nhân thua trận liên tiếp. Tào Tháo phải sai Vu Cấm và Bàng Đức đem quân đi cứu viện. Quan Vũ đánh thắng cả đại quân cứu viện, Vu Cấm bị bắt sống, Bàng Đức không hàng bị chém, còn Tào Nhân bị Quan Vũ vây chặt ở Phàn Thành. Tào Tháo thấy tình hình nguy khốn đành phải liên minh với Tôn Quyền để đánh Quan Vũ. Tháo sai Từ Hoảng đem quân đến chi viện cho Phàn Thành để dụ Quan Vũ đem quân ở Kinh Châu ra đánh. Do Tôn Quyền trước đó đã giả vờ cách chức Lã Mông để cho Lục Tốn, lúc đó còn là một vị tướng trẻ ít danh tiếng, lên làm đô đốc nước Ngô; Quan Vũ chủ quan khinh địch, liền dồn hết binh lực ở Kinh Châu tới đánh Từ Hoảng, khiến thành Kinh Châu gần như bỏ không. Tôn Quyền thừa cơ sai Lã Mông đem quân đánh úp Kinh Châu. Quan Vũ nghe tin đó thì hoảng hốt, đem quân từ Phàn Thành về định chiếm lại Kinh Châu thì thất bại và bị quân Ngô vây chặt ở Mạch Thành. Quan Vũ cùng đường phải sai sứ sang Thượng Dung yêu cầu hai bộ tướng khác của Lưu Bị là Mạnh Đạt và Lưu Phong đem quân tới cứu viện nhưng họ không đồng ý. Nỗ lực phá vây của Quan Vũ cũng không thành, ông cuối cùng đã bị Tôn Quyền bắt giết. Ba nước cùng xưng đế. Tình trạng giằng co giữa ba thế lực vẫn bế tắc cho đến khi Tào Tháo chết vào năm 220, có lẽ do bị u não. Năm đó, con trưởng của Tào Tháo là Tào Phi ép phế Hiến Đế và lập ra nhà Ngụy. Đáp lại, Lưu Bị tự xưng đế Thục Hán (để chứng tỏ vẫn mang dòng máu quý tộc nhà Hán nhưng đặt đô tại Thành Đô Thục). Trước khi lên ngôi, Lưu Bị cũng tập trung diệt trừ Lưu Phong và Mạnh Đạt vì trước đó họ đã không cứu Quan Vũ. Lưu Phong bị giết nhưng Mạnh Đạt thì chạy thoát và đầu hàng Tào Phi. Lúc này, Tôn Quyền lại ngả về phía Ngụy. Ông chịu để Tào Phi phong vương nước Ngô. Tôn Quyền làm việc này nhằm tập trung lực lượng chống Thục do Lưu Bị đã quyết tâm đông tiến đánh Ngô. Vì báo thù cho Quan Vũ, Tiên chủ Lưu Bị khởi binh phạt Ngô, cất 75 vạn đại quân tiến về phía đông đến Di Lăng. Ban đầu, quân Thục thắng liên tiếp nhiều trận, quân Ngô bại liên tục. Trong quá trình giao tranh, do thời tiết oi bức, Lưu Bị cho toàn quân hạ trại trong rừng để tránh nắng. Đô đốc Lục Tốn (陆逊) phía Ngô đã thừa cơ đó, ngay trong đêm dùng hỏa công thiêu cháy khu rừng nơi quân Thục hạ trại, khiến Lưu Bị đại bại trong trận Di Lăng, tướng sĩ chết vô số kể. Lục Tốn ban đầu định thừa thắng tấn công về phía nước Thục, nhưng sau khi phát hiện kế dụ địch của Gia Cát Lượng đã ngưng không tiếp tục dấn sâu về phía tây. Vì tin vào quyết tâm đánh Thục của Lục Tốn, Tào Phi phát động một cuộc xâm lược vào nước Ngô vì cho rằng quân Ngô vẫn còn ở ngoài địa phận. Cuộc tấn công này đã bị đè bẹp bởi sự kháng cự quyết liệt của quân Ngô cùng với bệnh dịch bùng phát bên phía quân Ngụy. Những chiến thắng liên tiếp trước Thục và Ngụy đã giúp thanh thế của Đông Ngô ngày càng lớn mạnh, tạo điều kiện để Tôn Quyền quyết định xưng đế. Trong lúc đó tại nước Thục, Lưu Bị sau khi thua trận Di Lăng đã quá u uất mà qua đời, để lại con trai Lưu Thiện còn nhỏ dại. Trương Phi đã chết trước đó nên Lưu Bị đành phó thác Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng chăm sóc. Nắm bắt cơ hội này, Tào Phi gắng mua chuộc một số lực lượng, trong đó có Tôn Quyền và các bộ tộc thiểu số để tấn công nước Thục. Một sứ giả của Thục thuyết phục được Tôn Quyền lui quân, nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải lo xử lý quân của các bộ tộc thiểu số. Một trong những mưu lược tài ba của Gia Cát Lượng trong thời gian này là tiến hành chiến dịch thu phục Mạnh Hoạch, thủ lĩnh bộ tộc người Man (蛮族). Gia Cát Lượng đã bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch trong các cuộc trấn áp bộ tộc này, nhưng lần nào cũng cho thả ông ra nguyên vẹn. Mạnh Hoạch vì cảm động bởi mưu trí và lòng nhân từ của Gia Cát Lượng nên sau đó đã thề mãi mãi gắn bó với nhà Thục. Trong lúc này, Tào Phi cũng bất ngờ lâm bệnh mà chết, các vua Ngụy về sau dần mất thực quyền vào tay họ Tư Mã. Gia Cát Lượng do đó liền nhìn về phía bắc. Tuy nhiên, bản thân ông cũng không còn sống được bao lâu nữa. Chiến thắng đáng kể cuối cùng của ông trong chiến dịch chống lại quân Ngụy có lẽ là chiêu hàng được Khương Duy về phía mình. Khương Duy trước đó là một tướng bên Ngụy, có tài năng quân sự. Sau sáu lần xuất quân ra Kỳ Sơn, Gia Cát Lượng dù đánh thắng nhiều trận nhưng với quá nhiều khó khăn về tiếp tế lương thảo và tướng Ngụy là Tư Mã Ý chủ trương cố thủ không giao chiến, ông không thể đạt mục tiêu là đánh chiếm Trường An. Đến khi Gia Cát Lượng mất, vua Thục Lưu Thiện lúc ấy làm theo lời dặn dò của ông, lần lượt cho Tưởng Uyển và Phí Y nhiếp chính. Sau khi cả hai người này qua đời, Khương Duy trở thành đại tướng quân thống lĩnh binh mã, tiếp tục các cuộc Bắc phạt với nước Ngụy, nhưng không giành được kết quả nào đáng kể. Ở nước Ngô, sau khi Tôn Quyền qua đời, các vua còn lại của Đông Ngô là Tôn Lượng, Tôn Hưu và Tôn Hạo đều chỉ là những kẻ bất tài khiến triều chính rối ren. Nước Ngô suy yếu từ đó. Nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa. Khi cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa Ngụy và Thục đang diễn ra thì phía triều đình nhà Ngụy liên tục đổi ngôi. Nhà họ Tào ngày một yếu thế. Họ Tư Mã ở nước Ngụy liên tục lớn mạnh. Sau khi Tư Mã Ý mất, các con của ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu lần lượt thay nhau nắm quyền chính. Nhận thấy nước Thục suy yếu, Tư Mã Chiêu đem quân diệt Thục, bắt được Lưu Thiện. Tuy nhiên, Khương Duy tiếp tục tiến hành chiến dịch của Gia Cát Lượng chống lại Tào Ngụy, ngay cả sau khi Lưu Thiện đầu hàng. Khương Duy bày mưu kích động xung đột giữa hai tướng lớn phía Ngụy là Chung Hội và Đặng Ngải. Kế sách này đã tiến rất sát đến thành công, cho đến khi một tướng Ngụy trung thành là Hồ Liệt phao tin ra ngoài. Thật không may, bệnh tim của Khương Duy bộc phát ngay giữa trận đánh cuối cùng. Ông liền dùng kiếm tự vẫn, đánh dấu sự kháng cự cuối cùng của nhà Thục Hán. Sau khi Tư Mã Chiêu qua đời, con trai ông và là cháu của đại thần Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm kế nghiệp. Cuối cùng, vào thời Tào Hoán, Tư Mã Viêm bắt Tào Hoán nhường ngôi giống như Tào Phi đã từng ép phế Hán Hiến Đế, trở thành vua Tấn Vũ Đế, sáng lập ra nhà Tấn. Vua cuối cùng của Đông Ngô là Tôn Hạo (孙皓) đến năm 280 cũng bị quân đội của Tấn Vũ Đế đánh bại. Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hoán, Lưu Thiện và Tôn Hạo đều được triều đình nhà Tấn cho sống cho đến tận cuối đời. Và thế là thời đại Tam Quốc cuối cùng cũng đã chấm dứt sau gần một thế kỷ đầy xung đột. Và người đời sau có một bài ca tóm tắt câu chuyện trong "Tam Quốc diễn nghĩa": "Gươm Cao Tổ Hàm Dương thưở nọ," "Vầng bình minh soi đỏ góc trời." "Chân nhân Bạch Thuỷ nối ngôi," "Quạ vàng bay bổng tuyệt vời mây xanh." "Vận suy yếu khi đời vua Hiến," "Mảnh kim ô đã xế non đoài." "Tiếc thay Hà Tiến vô tài," "Gian thần Đổng Trác giữ ngôi triều đường." "Vương tư đồ mưu toan vận đổi," "Đảng Dĩ-Thôi lại nổi bên song." "Tứ phương trộm giặc như ong," "Ầm ầm sáu cõi anh hùng kéo ra:" "Viên minh chúa đánh nơi Thanh Hải;" "Mã Phục ba chiếm dải Hà Dương;" "Ba Tây có gã Lưu Chương;" "Cảnh Thăng cát cứ Kinh Tương xưng hùng;" "Ông Trương Lỗ đóng vùng Nam Trịnh;" "Lão Hàn Toại giữ tỉnh Lương Châu;" "Công Tôn Toản; Lã Ôn hầu;" "Nọ thành Trương Tú; kìa lầu Trọng Gia;…" "Tào Tháo mới gian hùng quỷ quyệt," "Nắm lệnh vua sai khiến chư hầu." "Đường đường trướng phủ ngôi cao," "Quyền uy hiển hách, ai nào dám đương?!" "Huyền Đức gặp Quan, Trương kết nghĩa," "Thề cùng nhau đem lại sơn hà." "Chỉ thương bốn bể không nhà," "Nay đông, mai bắc, lân la cõi trần." "Cầu Gia Cát ân cần quyến cố," "Giãi tấm lòng gắn bó nhỏ to." "Rồng bay, hổ nhảy, tranh đua," "Tây Xuyên gây dựng cơ đồ một nơi." "Thành Bạch Đế mấy lời thấm thót," "Tình thác cô chua xót nhường bao." "Kỳ Sơn trỏ ngọn cờ đào," "Một tay mong chống trời cao nghìn trùng." "Thế nhưng vận đã cùng khôn gượng," "Nửa đêm gò Ngũ Trượng sao sa." "Khương Duy cậy sức làm già," "Chín phen đánh Nguỵ kể đà uổng công." "Đường vào Thục, Đặng, Chung kéo đến," "Vận Viêm Lưu phút biến thành Tào." "Tào kia cũng chẳng được bao," "Lại đem cơ nghiệp mà trao tay người." "Họ Tư Mã nối ngôi thiên mệnh," "Đánh Kiến Xương hiệu lệnh non sông." "Thành Ngụy, núi Thục, sông Ngô," "Bốn phương tám hướng cùng nhau quy về." "Đài Thụ Thiện ngất trời mây phủ," "Sông Tam Giang sóng gió êm dòng." "Hàng vương xiết nỗi thẹn thùng," "Công hầu may cũng thong dong trọn đời." "Ngẫm thế sự bời bời ngán nỗi," "Cuộc ganh đua biến đổi khôn lường." "Tam phân một giấc mơ màng," "Tiếng đời gọi có mấy hàng nôm na." Sự thực của một số tình tiết hư cấu. Các sĩ phu thời phong kiến tuy khen ngợi giá trị nghệ thuật của tác phẩm nhưng cũng có người chỉ trích vấn đề "bảy thực ba hư" của "Tam quốc diễn nghĩa", nói là "có nhiều chỗ vô căn cứ, hoang đường", vì vậy làm cho độc giả hiểu sai nhiều diễn biến trong chính sử. Trương Học Thành đời nhà Thanh và một số người khác nêu ra một số tình tiết như: "kết nghĩa vườn đào, Quan Vũ hiển thánh ở Ngọc Toàn, Quan Vũ đốt đuốc ngồi suốt đêm trước cửa buồng hai Cam, My phu nhân, đường Hoa Dung Quan Vũ chặn Tào Tháo, Bàng Sĩ Nguyên chết ở gò Lạc Phượng, Chu Du uất hận nói "Đã sinh ra Du sao còn sinh Lượng", Gia Cát Lượng tế ở sông Lô, nặn bột làm đầu người..." là vô căn cứ vì không thấy có ghi trong chính sử. Gần đây, các học giả Trung Quốc đã đề cập nhiều tình tiết không có thực trong lịch sử mà nhà văn La Quán Trung ("hay nói chính xác hơn là những câu chuyện dân gian mà ông tập hợp để viết nên tác phẩm") đã hư cấu. Một số tài liệu khác cũng đề cập tới sự so sánh giữa sự thực lịch sử và những tình tiết hư cấu của tiểu thuyết. Một số tình tiết tiêu biểu là: Những ấn phẩm liên quan. Ngay từ khi mới vào Việt Nam, "Tam quốc diễn nghĩa" còn kéo theo nó hàng loạt ấn phẩm khác về các nhân vật, sự kiện liên quan đến thời Tam quốc, hoặc những cuốn khảo cứu về bản thân tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa". Tất cả những ấn phẩm đó được các tác giả người Việt sáng tác, hoặc được dịch sang tiếng Việt để giúp cho những người yêu thích "Tam quốc diễn nghĩa" có thêm được những góc nhìn khác nhau về tác phẩm văn chương bất hủ này của thế giới. Có thể kể ra những tác phẩm liên quan đến sự kiện, nhân vật Tam quốc như: Còn sách viết riêng về Khổng Minh Gia cát Lượng cũng có hàng loạt tác phẩm như: Loại sách khảo cứu như: Phê bình văn học. Giữa tác phẩm văn học và ghi chép lịch sử, giữa tiểu thuyết và sử, đặc biệt là giữa loại tiểu thuyết lịch sử có tính chất sáng tác tập thể của nhân dân quần chúng như "Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa" với loại sách gọi là "chính sử" do các sĩ phu phong kiến biên soạn, giữa hai thứ đó bản chất khác hẳn nhau. Quên mất điểm khác nhau đó sẽ dẫn tới cái nhìn sai lầm lệch lạc. Hiểu rõ và đánh giá một tác phẩm văn học nổi tiếng như "Tam quốc" là việc không đơn giản. Cách kể chuyện thời Tam quốc của La Quán Trung cũng cho chúng ta thấy sự phản ánh tình hình chính trị thời tác giả sống. Hoàng đế nhà Minh Vạn Lịch đã chính thức nâng Quan Vũ thành thánh để nhấn mạnh đức tính quả cảm và tuyệt đối trung thành của ông (những tính cách mà rõ ràng hoàng đế muốn đề cao để các bề tôi, thần dân noi theo). Tuy nhiên La Quán Trung lại xây dựng cho chúng ta một nhân vật Quan Vũ tinh tế hơn ở chỗ Quan Vũ chết như một thần tượng tan vỡ, đáng thương vì tính cả tin của mình. Các lời bình cổ đã không chú ý đến chi tiết này nhưng khám phá gần đây cho thấy nhân vật Quan Vũ của La Quán Trung là một sự phản ánh hấp dẫn của văn hoá Trung Quốc dưới luật thời nhà Minh, tác giả vừa theo chương trình tuyên truyền của triều đình phong kiến thời đấy mà vẫn phá luật một cách khá tinh tế. Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Lịch sử Trung Quốc đã từng xuất hiện rất nhiều thời loạn thế, chẳng hạn như Xuân Thu Chiến Quốc, Hán Sở tranh hùng, Tam Quốc, Ngũ Hồ Thập lục quốc, Nam Bắc triều hay Ngũ Đại Thập Quốc; nhưng nếu nói về độ nổi tiếng và phổ biến nhất, các nhân vật được biết tới nhiều nhất thì không có thời đại nào có thể vượt qua Tam Quốc. Sở dĩ có điều đó là do thành công và ấn tượng mà cuốn tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" đem lại cho hậu thế. Tiểu thuyết này là ví dụ tuyệt vời cho mối tương tác hết sức phức tạp giữa chính sử, dã sử, văn học viết hư cấu, văn chương dân gian và sinh hoạt văn hoá bình dân diễn ra trong một truyền thống văn hoá lớn - truyền thống Trung Hoa kéo dài qua bao thời đại. Người Trung Hoa ví các tác phẩm văn chương bất hủ như "mặt trăng mặt trời trường tồn cùng sông núi", Tam Quốc Diễn Nghĩa có thể nói chính là "Nhật nguyệt treo cao" trong kho tàng văn học Trung Quốc. Tư tưởng ủng Lưu phản Tào. "Tam quốc diễn nghĩa" được xếp là 1 trong "Tứ đại danh tác" của Trung Hoa. Tác giả La Quán Trung đã nói rõ chủ đề ngay từ tên tác phẩm: ông dùng lịch sử của ba quốc gia thời Tam quốc để diễn giải về "nghĩa" (tư tưởng chính nghĩa) của con người, lấy đó làm chủ đề chính. "Tam quốc diễn nghĩa" bao hàm ý nghĩa cao siêu của tiêu chuẩn đạo đức, luân lý truyền thống Trung Hoa, ngoài ra còn có đạo lý "Nhân quả báo ứng", "Thuận theo tự nhiên", "Người tính không bằng trời tính". Tác phẩm không chỉ là tiểu thuyết đơn thuần, mà còn ẩn chứa những bài học răn dạy về đạo đức, những tấm gương được mọi người tôn kính thông qua những câu chuyện lịch sử. Bởi vì nắm chắc được điểm này cho nên "Tam quốc diễn nghĩa" mới có thể "trường thịnh không suy", đi sâu vào lòng người đọc suốt nhiều thời đại như vậy, không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở những nước đồng văn như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... "Tam quốc diễn nghĩa" là câu chuyện gần một trăm năm, sự việc nhiều nhưng không rối, đó là do ngòi bút có khuynh hướng rõ ràng của La Quán Trung. Tác giả đứng về phía Thục Hán, lên án Tào Ngụy, còn Tôn Ngô chỉ là lực lượng trung gian. Những nhân vật của Thục Hán như hoàng đế Lưu Bị với tư tưởng "trọng nhân hòa, lấy dân làm gốc", gia đình thừa tướng Gia Cát Lượng suốt 3 đời phò tá triều đình với tấm lòng "cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi", các đại tướng Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Khương Duy võ nghệ xuất chúng lại tận trung vì nước, bao phen xả thân để bảo vệ cơ nghiệp nhà Hán; Cam phu nhân chỉ là nữ nhi mà thấu hiểu đạo nghĩa, My phu nhân sẵn lòng hy sinh tính mạng để cứu dòng dõi Lưu Bị... Mỗi nhân vật chính của nhà Thục Hán đều được khắc họa với chính khí lẫm liệt, là những tấm gương về trung thần nghĩa sĩ, con hiếu thảo, vợ tiết trinh. Nhà Thục Hán là sự kết tinh nguyện vọng của quần chúng nhân dân về một vị vua xuất thân hàn vi, biết thấu hiểu nỗi khổ và yêu thương quý trọng nhân dân, một triều đình thực hiện "nhân chính", một xã hội giàu đạo đức với những tấm gương tôi trung vợ tiết, một đất nước thống nhất và hoà bình. Đặc biệt trong bối cảnh tác phẩm ra đời, khi nhà Nguyên của ngoại tộc Mông Cổ đang thống trị Trung Hoa, tư tưởng "ủng Lưu phản Tào" còn thể hiện khát vọng của nhân dân Trung Hoa để có một vị vua kế thừa dòng máu người Hán (Lưu Bị là dòng dõi hoàng thất nhà Hán), đánh đuổi triều đình ngoại tộc để giành lại giang sơn cho dân tộc Hoa Hạ (một kiệt tác sân khấu ra đời trong cùng thời kỳ cũng mang tư tưởng này, đó là Con côi nhà họ Triệu). Tuy "Tam quốc diễn nghĩa" có một số tình tiết hư cấu về lịch sử, nhưng về nét chính, các bộ chính sử Trung Quốc cũng công nhận triều đình Thục Hán có rất nhiều nhân vật đáng khen ngợi: vua nhà Thục Hán là Lưu Bị vốn có xuất thân hàn vi, thuở nhỏ phải đan dép cỏ kiếm sống nên rất thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân, ông từ hai tay trắng gây dựng cơ đồ nhờ sự trợ giúp trung thành của các tướng sĩ, khi lên ngôi lại thi hành chính sách khoan hòa với nhân dân. Gia đình của thừa tướng Thục Hán là Gia Cát Lượng thì suốt ba đời đều hết lòng tận tụy vì nước và rất liêm khiết, "trong nhà chẳng để thừa gấm vóc, bên ngoài không có điền sản dư dôi". Đại tướng Khương Duy là tổng chỉ huy quân đội cũng sống rất giản dị, "ăn uống rất mực tiết kiệm, trong nhà không có thiếp hầu, sau sân chẳng nghe thấy tiếng đàn hát". Danh tướng Triệu Vân không quản hiểm nguy một mình cứu ấu chúa trong trận Đương Dương - Trường Bản. Các cặp cha con Triệu Vân - Triệu Quảng, Gia Cát Chiêm - Gia Cát Thượng, Phó Đồng - Phó Thiêm thì "thụ mệnh lúc lâm nguy, cha con nối đời trung nghĩa", vì bảo vệ giang sơn xã tắc mà tráng liệt hy sinh. Những yếu tố đó rất gần gũi với hình mẫu một vị vua lý tưởng, một triều đình chân chính đối với nhân dân Trung Quốc thời phong kiến, nước Thục Hán mất rồi mà người dân địa phương đến cả nghìn năm sau vẫn còn hoài niệm và lập đền thờ. Do vậy, các câu chuyện dân gian về thời Tam Quốc có xu hướng ca ngợi Lưu Bị và nhà Thục Hán, căm ghét kẻ thù của ông là điều tất yếu, và xu hướng "ủng Lưu phản Tào" đã là tư tưởng chung của đại đa số nhân dân Trung Quốc từ trước cả khi tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa ra đời. Trong sách sử đời Bắc Tống (khoảng 300 năm trước khi cuốn tiểu thuyết ra đời) đã có ghi lại một đoạn bút ký nói rằng: "Những trẻ em trong xóm ngõ, thường xúm lại nghe kể truyện Tam Quốc, thấy nói đến Lưu Bị thua thì cau mày không vui, có em khóc. Thấy kể Tào Tháo bại trận thì khoái chí reo mừng". Bút ký ấy cho thấy: từ rất lâu trước khi Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung ra đời, nhân dân Trung Quốc đã có xu hướng "ủng Lưu phản Tào", họ yêu mến Lưu Bị và căm ghét Tào Tháo. Chính sự kế thừa nguyên vẹn tư tưởng đó đã giúp tác phẩm được đông đảo nhân dân Trung Hoa đón nhận, họ như thấy được thái độ yêu - ghét của chính bản thân ở ngay trong tác phẩm. Tác phẩm là sự kết hợp giữa sáng tác tập thể của các nghệ sỹ dân gian với sáng tác riêng của nhà văn, mà phần cốt lõi là sáng tác truyền miệng được tích lũy qua nhiều thế hệ. Những tác phẩm truyền miệng là kết tinh của trí tuệ tập thể, thể hiện một cách rõ nét ý thức chính trị xã hội, ý thức đạo đức luân lý và ý thức thẩm mỹ của đa số quần chúng nhân dân, trải qua nhiều năm được La Quán Trung gọt giũa, đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật cũng như triết lý nhân sinh. Những phẩm chất tốt đẹp mà nhân dân ca ngợi như: Trung hậu nhân từ; Hào phóng chính trực; Anh dũng ngoan cường; Đoàn kết tương trợ; Thông minh mưu trí; Quên mình vì nghĩa... được các nghệ sỹ dân gian tập trung vào nhân vật Lưu Bị và các mưu sĩ, tướng lĩnh nhà Thục Hán. Mặt khác, các nghệ sỹ dân gian cũng đem những thói hư tật xấu mà nhân dân căm ghét như: Hung ác tàn bạo; Nham hiểm gian trá; Tự tư giả dối, Bất nhân bất nghĩa, Hống hách ngang ngược; Hoang dâm vô độ... để gán cho các nhân vật Tào Tháo, Đổng Trác, Viên Thiệu, Lã Bố... Có thể nói một cách không khoa trương rằng "Tam quốc diễn nghĩa" là một kho báu về thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm giá trị và quan niệm thẩm mỹ của quần chúng nhân dân thời cổ Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân cơ bản, khiến "Tam quốc diễn nghĩa" được đông đảo quần chúng nhân dân ưa thích qua nhiều thế kỷ. Triết lý chính trị và nhân sinh quan. Là một tiểu thuyết lịch sử nên Tam quốc diễn nghĩa chứa đựng rất nhiều quan điểm nhân sinh và tư duy chính trị sâu sắc. Nhiều đoạn tác giả đã mượn lời dẫn truyện hoặc lời các nhân vật để lồng ghép những suy ngẫm về quá trình thịnh suy của đất nước, về vòng tuần hoàn triều đại. Có một câu nói nổi tiếng của người Trung Quốc được nhắc tới ngay ở đầu cuốn tiểu thuyết: "Thiên hạ đại sự, chia lâu rồi tất hợp, hợp lâu rồi tất chia" (). Hàm ý là: Chiến tranh loạn lạc không thể kéo dài mãi vì sớm muộn sẽ có người đủ tài năng để thống nhất thiên hạ, nhưng triều đại mới sẽ lại tan vỡ nếu người kế thừa cai trị kém cỏi, quan lại tham nhũng, nhân tâm chia lìa. Điều này thể hiện rõ ngay trong tác phẩm: Nhà Hán hùng mạnh trải suốt 400 năm cuối cùng đã sụp đổ vì những vị vua bất tài, tham nhũng tràn lan khiến dân chúng nổi dậy chống lại; trong cảnh loạn lạc quân phiệt cát cứ, ba nhà Thục Hán, Tào Ngụy, Tôn Ngô nổi lên bởi những người tài trí như Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, nhưng cả 3 đều chỉ tồn tại được mấy chục năm rồi lần lượt sụp đổ bởi những người kế vị bất tài, để rồi thế lực mới là nhà Tấn lại nổi lên thống nhất thiên hạ. Qua lịch sử thời Tam quốc, tác giả La Quán Trung đã gửi gắm lời nhắc nhở: giành được thiên hạ đã khó, giữ thiên hạ cũng khó không kém. Một triều đại dù quá khứ hùng mạnh, đất rộng dân đông mà người cai trị kém cỏi, lối sống hoang dâm xa xỉ, nhân tâm chia rẽ thì cũng phải sớm sụp đổ. Muốn triều đại được vững bền, muốn chiến tranh loạn lạc không tái diễn thì nhà cai trị luôn phải biết "lấy dân làm gốc" mà tận tâm lo nghĩ, mỗi người dân cũng phải biết sống có đạo đức, tuân theo lẽ phải, không tham dâm xa xỉ. Đây là bài học lịch sử mà con người ở bất kỳ thời đại nào cũng cần ghi nhớ. Ngôn ngữ văn học. "Tam quốc diễn nghĩa" là tiểu thuyết sử thi nên giọng điệu chủ yếu là ca ngợi hay châm biếm hài hước để phê phán. Tác phẩm khoa trương những chiến tích để ca ngợi các anh hùng hảo hán, cường điệu những khó khăn hiểm trở để thử thách tài năng võ nghệ của các anh hùng. Các nhân vật luôn có vóc dáng khác người, những hành động phi thường và tâm hồn họ cũng cao thượng hơn hẳn so với người thường. Có lẽ vì thế, dù thời Tam Quốc có nhiều trận đánh ác liệt, thương vong rất nhiều nhưng tác phẩm vẫn không gây không khí bi thảm. Truyện giống như một bản anh hùng ca về sự dũng cảm, mưu lược, tấm lòng nhân ái trung nghĩa của các vị anh hùng nhà Thục Hán, mà hậu thế khi đọc vẫn phải thấy cảm kích và thu nhận những bài học quý giá cho chính mình. Ngôn ngữ của "Tam quốc diễn nghĩa" là sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại, sử dụng được ngôn từ thông dụng trong nhân dân. Ngôn ngữ kể chuyện lấn át ngôn ngữ miêu tả, và trong ngôn ngữ miêu tả rất ít sử dụng định ngữ và tính từ. Người Trung Quốc gọi loại miêu tả ngắn gọn như vậy là lối bạch miêu, nhưng nhờ lối kể chuyện khéo léo, đối thoại sinh động và sử dụng rộng rãi khẩu ngữ, các truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, chuyện lịch sử... nên đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp hấp dẫn vừa bác học và dân dã. Sự ca ngợi trong dân gian. Trong dân gian có rất nhiều tác phẩm thơ văn bắt nguồn từ những tích truyện nổi tiếng trong "Tam quốc diễn nghĩa". Thừa tướng Thục Hán là Gia Cát Lượng được người dân Trung Quốc ca ngợi là "vạn đại quân sư" vì tài năng và lòng trung thành tuyệt vời, đền thờ ông tại thành Bạch Đế nổi tiếng nhất vẫn là tác phẩm của nhà thơ Đỗ Phủ thời Đường đề tặng: Tại những thờ Quan Vũ (tướng nhà Thục Hán) có rất nhiều câu đối ca ngợi sự nghiệp và đức độ của ông. Những câu đối nổi tiếng nhất về Quan Vũ được ghi nhận là: Tướng Thục Hán là Triệu Vân với chiến tích một mình cứu ấu chúa Lưu Thiện trong trận Đương Dương - Trường Bản thì được dân gian ca ngợi bằng bài thơ: Ngay cả ở Việt Nam, dân gian đã có những câu thơ thể hiện tinh thần ca ngợi nhà Thục Hán trong truyện "Tam quốc" như sau: Nhà thơ Tản Đà của Việt Nam có bài thơ ca ngợi lòng tận trung báo quốc của thừa tướng Gia Cát Lượng của nhà Thục Hán: Hành trình ở Việt Nam. Do nội dung hết sức hấp dẫn nên sách "Tam quốc" rất được người đọc Việt Nam đón nhận. Ngay từ đầu thế kỷ 20 khi chữ quốc ngữ mới manh nha hình thành và phát triển ở Việt Nam thì "Tam quốc diễn nghĩa" đã ngay lập tức được các nhà Nho dịch sang chữ Quốc ngữ để người đọc Việt Nam làm quen với một kiệt tác của văn học cổ Trung Quốc. Vì vậy quá trình xuất bản và giới thiệu "Tam quốc diễn nghĩa" ở Việt Nam dường như cũng song hành với sự phát triển chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Năm 1960, Nhà xuất bản Á Châu cho ra bản dịch đáng chú ý khác của Tử Vi Lang "Tam quốc chí diễn nghĩa" được chia thành 8 tập, cũng có lời bình và phần ngoại thư ở cuối sách của Mao Tôn Cương và phần đầu có Bài ca mở đầu. Ngoài ra, bản dịch này cũng có hình minh họa cùng dòng chú thích. Ấn bản lần 2 năm 1961–1962 và được tái bản năm 1969 và năm 1972. Năm 1967–1968, Nhà xuất bản Hương Hoa cho ra bản dịch của Mộng Bình Sơn, in thành một tập duy nhất dày gần 1700 trang, tiếc rằng bản dịch này đã bỏ bớt một số đoạn thơ trong nguyên tác, nhưng ở phần cuối sách lại có thêm phần "Ngoại thư" dài khoảng 60 trang, chưa kể những "lời nhận xét của người thời nay" cùng với lời bàn của Mao Tôn Cương trích trong "Thánh thán ngoại thư" ở cuối mỗi hồi. (Bản dịch này được tái bản nhiều lần) Năm 1972, Nhà sách Khai Trí ở 62 Lê Lợi, Sài Gòn cũng xuất bản "Tam quốc diễn nghĩa" theo bản dịch của Phan Kế Bính in năm 1909 Sau đó mãi đến cuối năm 1959 và đầu năm 1960, Nhà xuất bản Phổ Thông mới lại cho in "Tam quốc diễn nghĩa" (chia thành 13 tập), vẫn dựa trên bản dịch năm 1909 của Phan Kế Bính, nhưng do Bùi Kỷ hiệu đính khá nhiều bằng cách đem đối chiếu với nguyên bản tiếng Trung Quốc mới nhất vào thời điểm ấy do Nhân dân Văn học xã Bắc Kinh xuất bản năm 1958. Trong số tất cả các bản dịch trước đó thì đây là bản dịch được hiệu đính kỹ lưỡng nên rất trau chuốt, toát lên được cái thần của "Tam quốc" nhất. Đặc biệt tập 1 có đăng lời nói đầu của bộ biên tập "Nhà xuất bản Nhân dân Văn Học Trung Quốc" dài tới 35 trang, phân tích khá kỹ nội dung truyện và lần đầu tiên có in bài từ mở đầu truyện do cụ Bùi Kỷ dịch với những dòng hào sảng, cùng với những tranh minh hoạ do hai họa sĩ Trung Quốc Từ Chính Bình và Từ Hoằng Đạt thể hiện thật sống động như trong một cuốn phim. Xin nói thêm về bộ Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa: Thực tế, bộ truyện tranh "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa" do gần 30 họa sĩ kỳ công vẽ nên, mỗi tập có từ một đến năm họa sĩ tham gia. Hai họa sĩ Từ Chính Bình và Từ Hoằng Đạt chỉ là người vẽ tập đầu tiên "Kết nghĩa vườn đào". Họa sĩ vẽ nhiều tập nhất là Uông Ngọc Sơn, tham gia vẽ 9 tập. Bản đầy đủ nhất của bộ truyện "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa" được in thành 65 tập, gồm 7456 tranh (nhiều hơn khoảng 300 tranh so với bộ truyện do Nhà xuất bản Mũi Cà Mau đã in). Tuy vậy, những minh họa trong bộ "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa" kể ở trên vẫn chưa thể hiện đầy đủ nội dung truyện "Tam quốc diễn nghĩa". Vì vậy đến năm 2007, các họa sĩ Trung Quốc đã vẽ tiếp các phần còn thiếu và gộp thành 30 tập bổ sung nữa. Có thể kể tên một số tập mới trong bộ "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa bổ sung" gồm 30 tập (20 tập dài và 10 tập ngắn), được xuất bản lần đầu năm 2007 như: Bắc Hải cứu Khổng Dung, Chém Vu Cát, Đài Đồng Tước, Tào Tháo bình Hán Trung, Loạn Hứa Đô, Núi Ngọc Toàn, Võ hầu bình nam... Như vậy cho chúng ta thấy, hiếm có một tác phẩm văn học nào lại được đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam yêu thích như "Tam quốc diễn nghĩa". Những khía cạnh khác. Phật giáo. "Tam quốc diễn nghĩa" ghi lại câu chuyện về một nhà sư tên (Phổ Tĩnh), là bạn và cũng là đồng hương của Quan Vũ, đã bí mật báo cho Quan Vũ biết trước về cuộc mưu sát ông của một tướng giữ ải, trong hành trình chém sáu tướng phá năm ải của mình. Sau đó chính vị sư này đã giúp Quan Công đầu thai trở lại sau khi ông mất. Vì tiểu thuyết được viết vào thời nhà Minh, cách thời điểm của câu chuyện hơn 1000 năm nên những chi tiết này phản ánh việc đạo Phật đã từng là một nhân tố quan trọng của dòng chảy văn hoá chính và có thể không chính xác về mặt lịch sử. La Quán Trung vẫn giữ những chi tiết này từ các phiên bản trước để nhấn mạnh hình tượng Quan Vũ là một nhân vật trung thành nhưng đôi khi cũng là một người tiết tháo đầy kiêu ngạo. Kể từ đó trở đi, Quan Vũ còn được gọi là Quan Công. Thành ngữ. Bên cạnh các câu thề nổi tiếng trong truyện, nhiều thành ngữ Trung Quốc đang dùng ngày nay đều xuất phát từ tiểu thuyết này: Ngoài ra cũng có một số thành ngữ tiếng Việt như:
5,110
845147
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5110
Vết đen Mặt Trời
Vết đen Mặt Trời là hiện tượng trên quang cầu của Mặt Trời xuất hiện các điểm tạm thời tối hơn các khu vực xung quanh. Chúng là những vùng có nhiệt độ bề mặt giảm do từ thông ức chế sự đối lưu. Các vết đen Mặt Trời xuất hiện trong các vùng hoạt động hay trong phạm vi từ 8 độ đến 35 độ hai bên đường xích đạo của Mặt Trời, thường theo các cặp cực từ đối nghịch nhau. Số lượng của chúng thay đổi theo chu kỳ Mặt Trời khoảng 11 năm. Các vết đen Mặt Trời riêng lẻ hoặc nhóm các vết đen Mặt Trời có thể tồn tại ở bất kỳ đâu từ vài ngày đến vài tháng, nhưng cuối cùng sẽ phân rã. Các vết đen Mặt Trời mở rộng và co lại khi chúng di chuyển trên bề mặt Mặt Trời, với đường kính từ tới . Có thể nhìn thấy các vết đen Mặt Trời lớn hơn từ Trái Đất mà không cần sự trợ giúp của kính thiên văn. Chúng có thể di chuyển với tốc độ tương đối, hoặc chuyển động riêng, vài trăm mét mỗi giây khi chúng lần đầu tiên xuất hiện. Lịch sử. Ghi chép sớm nhất về vết đen Mặt Trời được tìm thấy trong "Kinh Dịch" của Trung Quốc, được hoàn thành trước năm 800 trước Công Nguyên. Văn bản mô tả rằng một "dou" và "mei" đã được quan sát thấy dưới ánh Mặt Trời, trong đó cả hai từ đều đề cập đến một che khuất nhỏ. Ghi chép sớm nhất về việc quan sát vết đen Mặt Trời có chủ ý cũng đến từ Trung Quốc, và có niên đại vào năm 364 trước Công Nguyên, dựa trên nhận xét của nhà thiên văn học Cam Đức (甘德) trong một star catalogue. Đến năm 28 trước Công Nguyên, các nhà thiên văn học Trung Quốc đã thường xuyên ghi lại các quan sát về vết đen trong các ghi chép chính thức của triều đình. Lần đầu tiên vết đen Mặt Trời được đề cập rõ ràng trong văn học phương Tây là vào khoảng năm 300 trước Công Nguyên, bởi học giả Hy Lạp cổ đại Theophrastos, học trò của Platon và Aristoteles. Những bức vẽ đầu tiên về vết đen Mặt Trời được thực hiện bởi tu sĩ người Anh John of Worcester vào tháng 12 năm 1128. Các vết đen Mặt Trời lần đầu tiên được quan sát bằng kính thiên văn vào tháng 12 năm 1610 bởi nhà thiên văn học người Anh Thomas Harriot. Các quan sát của ông được ghi lại và được theo dõi vào tháng 3 năm 1611 bởi các quan sát và báo cáo của các nhà thiên văn học người Frisia Johannes Fabricius và David Fabricius. Sau khi Johannes Fabricius qua đời ở tuổi 29, các báo cáo của ông vẫn còn mơ hồ và không được chú ý tới bởi những khám phá và ấn phẩm độc lập về vết đen Mặt Trời của Christoph Scheiner và Galileo Galilei. Galileo có thể đã bắt đầu quan sát vết đen Mặt Trời bằng kính viễn vọng cùng thời với Harriot, tuy nhiên, những ghi chép của Galileo mãi đến năm 1612 mới xuất hiện. Vào đầu thế kỷ 19, William Herschel là một trong những người đầu tiên đánh đồng các vết đen Mặt Trời với sự nóng lên và lạnh đi trên Trái Đất và tin rằng một số đặc điểm nhất định của các vết đen Mặt Trời sẽ cho thấy sự gia tăng nhiệt độ trên Trái Đất. Trong quá trình quan sát hiện tượng của Mặt Trời và cấu trúc giả thuyết của Mặt Trời, ông đã tình cờ phát hiện ra sự xuất hiện tương đối ít của vết đen Mặt Trời từ tháng 7 năm 1795 đến tháng 1 năm 1800. Từ đó, ông phát hiện ra rằng việc xuất hiện ít vết đen Mặt Trời xảy ra đồng thời với giá lúa mì cao ở Anh. Chủ tịch của Hội Hoàng gia Luân Đôn nhận xét rằng xu hướng tăng giá lúa mì là do lạm phát tiền tệ. Nhiều năm sau, các nhà khoa học như Richard Carrington năm 1865 và John Henry Poynting năm 1884 đã cố gắng nhưng không tìm ra mối liên hệ giữa giá lúa mì và vết đen Mặt Trời, và phân tích hiện đại cho thấy không có mối tương quan có ý nghĩa giữa giá lúa mì và số lượng vết đen Mặt Trời. Từ trường. Từ trường của Mặt Trời phải do các dòng điện trong lòng Mặt Trời tạo ra. Nhiều nguyên tử trong khí Mặt Trời bị ion hoá. Khi các electron và các hạt mang điện chuyển động tương đối đối với các nguyên tử và các ion, sẽ có các dòng điện xuất hiện trong lòng Mặt Trời. Có thể mô hình hoá vết đen Mặt Trời, theo phương diện điện từ học, bằng solenoid (các vòng dây được quấn quanh một ống hình trụ). Các "vòng dây" của solenoid tương ứng với khí ở biên giới của vết đen (khoảng 103 km) tạo ra từ trường là đồng nhất (đúng cho trường hợp solenoid dài hơn rất nhiều so với đường kính của nó). Một solenoid "dài vô hạn" được quấn bởi "n" vòng dây trên một mét mang dòng điện "I" ampe sẽ tạo ra từ trường đồng nhất ở bên trong với cường độ: Giá trị quan sát được của "B" trong vết đen Mặt Trời là 0,15 T, suy ra "nI" có giá trị 1,2 105 A/m, dòng điện quanh solenoid dọc theo mỗi mét dài. Độ sâu thực sự của một vết đen và từ trường của nó ước tính là 3,104 km, suy ra dòng điện tổng cộng quay quanh vết đen Mặt Trời là 4,1012 A. Có một sự khác biệt giữa vết đen Mặt Trời với solenoid trong phòng thí nghiệm. Các vòng dây của solenoid có điện trở và dòng điện chạy qua sẽ toả ra nhiệt lượng. Dòng điện trên vết đen Mặt Trời không có cản trở và không toả nhiệt, như trong nam châm siêu dẫn, chạy mãi cho đến khi có ngoại lực làm nó biến mất.
5,115
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5115
Mô hình Markov ẩn
Mô hình Markov ẩn (tiếng Anh là "Hidden Markov Model" - HMM) là mô hình thống kê trong đó hệ thống được mô hình hóa được cho là một quá trình Markov với các tham số không biết trước và nhiệm vụ là xác định các tham số ẩn từ các tham số quan sát được, dựa trên sự thừa nhận này. Các tham số của mô hình được rút ra sau đó có thể sử dụng để thực hiện các phân tích kế tiếp, ví dụ cho các ứng dụng nhận dạng mẫu. Trong một mô hình Markov điển hình, trạng thái được quan sát trực tiếp bởi người quan sát, và vì vậy các xác suất chuyển tiếp trạng thái là các tham số duy nhất. Mô hình Markov ẩn thêm vào các đầu ra: mỗi trạng thái có xác suất phân bổ trên các biểu hiện đầu ra có thể. Vì vậy, nhìn vào dãy của các biểu hiện được sinh ra bởi HMM không trực tiếp chỉ ra dãy các trạng thái. Đây là một mô hình toán thống kê có ứng dụng rộng rãi trong Tin sinh học. Sự tiến hóa của mô hình Markov. Biểu đồ(Markov) trên đây làm nổi bật các chuyển tiếp trạng thái của mô hình Markov ẩn. Nó cũng có ích để biểu diễn rõ ràng sự tiến hóa của mô hình theo thời gian, với các trạng thái tại các thời điểm khác nhau "t"1 và "t"2 được biểu diễn bằng các tham biến khác nhau, "x"("t"1) và "x"("t"2). Trong biểu đồ này, nó được hiểu rằng thời gian chia cắt ra ("x"("t"), "y"("t")) mở rộng tới các thời gian trước và sau đó như một sự cần thiết. Thông thường lát cắt sớm nhất là thời gian "t"=0 hay "t"=1. Sử dụng các mô hình Markov. Có ba vấn đề cơ bản để giải quyết bằng HMM: Ví dụ cụ thể. "Ví dụ này được xem xét tỉ mỉ hơn trong trang thuật toán Viterbi"
5,119
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5119
Tin sinh học
Tin sinh học ("bioinformatics") là một lĩnh vực khoa học sử dụng các công nghệ của các ngành toán học ứng dụng, tin học, thống kê, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, hóa học và hóa sinh ("biochemistry") để giải quyết các vấn đề sinh học. Một thuật ngữ thường được dùng thay thế cho tin sinh học là sinh học tính toán ("computational biology"). Tuy nhiên, tin sinh học thiên về việc phát triển các giải thuật, lý thuyết và các kĩ thuật thống kê và tính toán để giải quyết các bài toán bắt nguồn từ nhu cầu quản lý và phân tích dữ liệu sinh học. Trong khi đó, sinh học tính toán thiên về kiểm định các giả thuyết (hypothesis) được đặt ra của một vấn đề trong sinh học nhờ máy tính thực nghiệm trên dữ liệu mô phỏng, với mục đích chính là phát hiện và nâng cao tri thức về sinh học (ví dụ: dự đoán mối quan hệ tương tác giữa các protein, dự đoán cấu trúc bậc 2 phân tử của protein, v.v.). Do đó, các nghiên cứu trong ngành sinh học tính toán ("computational biology") thường trùng lặp với sinh học hệ thống ("systems biology"). Những lĩnh vực nghiên cứu chính của nó bao gồm bắt cặp trình tự ("sequence alignment"), bắt cặp cấu trúc protein ("protein structural alignment"), dự đoán cấu trúc protein ("protein structure prediction"), dự đoán biểu hiện gene ("gene expression") và tương tác protein - protein ("protein-protein interactions"), và mô hình hóa quá trình tiến hoá. Thuật ngữ "tin sinh học" và "sinh học tính toán" thường được dùng hoán đổi cho nhau, mặc dù cái trước, nói một cách nghiêm túc, là tập con của cái sau. Những mối quan tâm chính trong các dự án tin sinh học và sinh học tính toán là việc sử dụng các công cụ toán học để trích rút các thông tin hữu ích từ các dữ liệu hỗn độn được thu nhận từ các kĩ thuật sinh học với lưu lượng mức độ lớn. (Lĩnh vực khai phá dữ liệu ("data mining") trùng lắp với sinh học tính toán về phương diện này.) Những bài toán đặc trưng trong sinh học tính toán bao gồm việc lắp ráp ("assembly") những trình tự DNA chất lượng cao từ các đoạn ngắn DNA được thu nhận từ kỹ thuật xác định trình tự DNA ("shotgun sequencing"), và việc dự đoán quy luật điều hòa gene ("gene regulation") với dữ liệu từ các mRNA, microarray hay khối phổ ("mass spectrometry"). Các lĩnh vực nghiên cứu chính. Genomics - Hệ gene học. Phân tích trình tự. "Bài chính: Bắt cặp trình tự, CSDL trình tự" Kể từ khi bộ gene của Phage Φ-X174 được xác định trình tự (1977) cho đến nay, trình tự DNA của rất nhiều loài sinh vật đã được lưu trữ trong các ngân hàng cơ sở dữ liệu gene. Những dữ liệu này sẽ được phân tích để tìm ra những gene cấu trúc (gene mã hoá cho một protein nào đó), cũng như tìm ra quy luật của những trình tự tương đồng giữa các protein). Việc so sánh các gene trong cùng một loài hay giữa các loài khác nhau có thể cho thấy sự tương đồng về chức năng của protein, hay mối quan hệ phát sinh chủng loài giữa những loài này (thể hiện trên cây phát sinh chủng loài ("phylogenetic tree")). Với sự tăng trưởng khổng lồ của dữ liệu loại này, việc phân tích trình tự DNA một cách thủ công trở nên không thể thực hiện nổi. Ngày nay, các "chương trình máy tính" được sử dụng để giúp tìm các trình tự tương đồng trong bản đồ gen ("genome") của hàng loạt sinh vật, với số lượng nucleotide trong trình tự lên đến hàng tỉ. Những chương trình này có thể tìm kiếm những trình tự DNA không giống nhau hoàn toàn do các đột biến nucleotide (thay thế, mất hay thêm các gốc base). Những giải thuật bắt cặp trình tự ("sequence alignment") cũng được áp dụng ngay cả trong quá trình xác định trình tự DNA, là kỹ thuật xác định trình tự đoạn nhỏ ("shotgun sequencing"). (Kỹ thuật này đã được công ty Celera Genomics sử dụng để xác định trình tự genome của vi khuẩn "Haemophilus influenza".) Kỹ thuật xác định trình tự hiện nay không thể tiến hành với cả đoạn trình tự DNA lớn (cỡ vài chục nghìn nucleotide trở lên) nên người ta sử dụng xác định trình tự nhỏ để giải mã hàng nghìn đoạn trình tự với kích thước khoảng 600 - 800 nucleotide. Sau đó, những đoạn trình tự nhỏ này sẽ được sắp xếp thứ tự và nối lại với nhau (thông qua việc bắt cặp trình tự ở những đầu gối lên nhau ("overlap")) tạo thành một trình tự genome hoàn chỉnh. Kỹ thuật xác định trình tự đoạn nhỏ tạo ra chuỗi dữ liệu một cách nhanh chóng, nhưng nhiệm vụ sắp xếp lại các mảnh DNA có thể là khá phức tạp cho các genome lớn. Trong trường hợp dự án bản đồ gen người ("Human Genome Project"), các nhà tin sinh học phải mất cả hàng tháng đồng thời sử dụng hàng loạt siêu máy tính (các máy DEC Alpha ra đời năm 2000) để sắp xếp đúng trình tự ngắn lại. Xác định trình tự đoạn nhỏ là kỹ thuật ưu tiên sử dụng trong hầu hết các dự án giải mã genome hiện nay và giải thuật lắp ráp genome ("genome assembly algorithms") là một trong những lĩnh vực nóng của tin sinh học. Một khía cạnh khác của tin sinh học trong việc phân tích trình tự là việc tìm kiếm tự động các gen và những trình tự điều khiển bên trong một genome. Không phải là tất cả nucleotides bên trong một genome đều là gene. Phần lớn các DNA bên trong genome của các sinh vật bậc cao là các đoạn DNA không phục vụ cho một nhiệm vụ cụ thể nào (hoặc do khoa học hiện nay chưa nhận ra) được gọi là những đoạn DNA rác ("junk DNA"). Tin sinh học còn giúp kết nối dữ liệu giữa các dự án genomics và proteomics, ví dụ việc sử dụng trình tự DNA để nhận dạng protein. "Xem thêm:" phân tích trình tự, công cụ định danh chuỗi ("sequence profiling tool"), trình tự motif. Chỉ định Genome. "Bài chính:" Tìm kiếm gene Về phía lĩnh vực gen chuyên về nghiên cứu bản đồ gen (genomics), annotation là quá trình đánh dấu các gen và các đặc tính sinh học ("biological features") khác trong một chuỗi DNA. Hệ thống phần mềm làm nhiệm vụ "genome annotation" đầu tiên đã được thiết kế vào năm 1995 bởi Owen White, anh thuộc nhóm đảm nhiệm việc sắp xếp trình tự và phân tích bản đồ gen đầu tiên của các sinh vật tự do ("'free-living organism") để giải mã, khuẩn Haemophilus influenzae. Dr. White đã xây dựng hệ thống phần mềm này để tìm kiếm các gen (nằm trong chuỗi DNA nhằm nhiệm vụ mã hóa các proteine), RNA chuyển vận (transfer RNA), và các chức năng khác, và để tạo các chức năng đầu tiên cho các gen đó. Hầu hết các hệ thống "genome annotation" hiện nay đều hoạt động tương tự, nhưng các chương trình nhằm để phân tích lãnh vực nghiên cứu bản đồ gen DNA ("genomic DNA") thì thường xuyên thay đổi và được cải tiến. Hệ thống Ensembl là hệ thống "genome annotation pipeline" cho bản đồ gen người được phát triển bởi Ewan Birney tại viện Sanger (The Sanger Institute) gần Cambridge, Anh. Dò tìm đột biến và SNP. Rất nhiều các nghiên cứu xác định trình tự ("sequencing") hiện nay là nhằm tìm ra các đột biến điểm ("point mutation") xảy ra trên các gene khác nhau trong ung thư. Tập sơ khởi ("sheer volume") các dữ liệu được tạo ra đòi hỏi các hệ thống tự động đọc những dữ liệu kiểu chuỗi này ("sequence data"), rồi so sánh trình tự kết quả với các trình tự đã biết trên genome người, bao gồm cả những điểm đa hình trên tế bào dòng tinh ("germline") đã biết. Những hệ thống oligonucleotide microarray, bao gồm những hệ thống dùng để phát hiện điểm đa hình đơn nucleotide (single nucleotide polymorphism) hoặc khảo sát tính dị biệt so sánh genome (comparative genomic hybridization), với khả năng cho phép nghiên cứu đồng thời hàng trăm ngàn vị trí trên toàn bản đồ gen đang được sử dụng để xác định những "đột biến thêm và mất đoạn nhiễm sắc thể" trong quá trình hình thành ung thư. Mô hình chuỗi Markov ẩn ("Hidden Markov Model") và phương pháp phân tích điểm thay đổi ("change-point analysis") đang được phát triển để có thể suy ra số lượng thực của những thay đổi từ các dữ liệu hỗn độn ("noisy data"). Các phương pháp tiếp cận thông tin vẫn đang được phát triển để có thể phát hiện những thương tổn DNA đã trùng hợp xảy ra trên nhiều dạng ung thư. Sinh học tiến hoá. Phân loại học phân tử. Sinh học tiến hoá ("Evolutionary biology") là ngành học nghiên cứu tổ tiên, hậu duệ cũng như quá trình phát triển của các chủng loài theo thời gian. Những phát triển gần đây trong lĩnh vực xác định trình tự gen và sự phổ biến các máy tính tốc độ cao cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi sự tiến hoá của các loài dựa trên những thay đổi trong trình tự DNA. Tiến hóa học máy tính ("Computational Evolutionary Biology", CEB) đã ra đời trước kỷ nguyên hệ gene học (genomics) nghiên cứu xây dựng các mô hình tính toán quần thể và sự biến thiên của chúng theo thời gian. Tiếp cận vấn đề theo chiều hướng ngược lại với CEB --- thay vì sử dụng các chương trình máy tính để điều tra quá trình tiến hoá, lĩnh vực giải thuật di truyền (genetic algorithm) tìm cách tối ưu hóa những chương trình máy tính thông qua các nguyên lý tiến hoá ("evolutionary principles"). Bảo tồn đa dạng sinh học. Tin sinh học thường áp dụng trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học (biodiversity). Thông tin quan trọng nhất được thu thập chính là tên, miêu tả, sự phân bố, trạng thái và kích thước dân số của các chủng loài (species), nhu cầu thói quen (habitat) và cách mà mỗi tổ chức tương tác với các chủng loài khác. Thông tin này được lưu trữ vào trong cơ sở dữ liệu các máy tính, được truy xuất bởi các chương trình phần mềm để tìm kiếm, hiển thị, phân tích các thông tin đó một cách tự động, và quan trọng nhất, là để giao tiếp được với con người, đặc biệt qua internet. Các chuỗi DNA của các loài sắp tuyệt chủng có thể được bảo quản, và tên cùng miêu tả của mỗi loài đang bị giam giữ được lưu lại để có thể cho phép truy xuất tối đa đến các thông tin cần cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Một ví dụ của ứng dụng này là dự án Species 2000 . Nó là một dự án nghiên cứu toàn cầu dựa vào internet để giúp cung cấp thông tin về mỗi chủng loài được biết đến của cây, động vật, nấm (fungus), và vi khuẩn (microbe) còn tồn tại để làm nền tảng cho việc nghiên cứu đa dạng sinh học toàn cầu. Bất cứ ai trên thế giới cũng có thể tìm thấy lượng lớn thông tin về bất kì chủng loài nào từ các cơ sở dữ liệu cung cấp. Phân tích chức năng gene. Mức độ biểu hiện gene. Nhà sinh học phân tử có thể đánh giá mức độ biểu hiện của một gene bằng cách xác định lượng mRNA được tạo ra từ gene đó thông qua các kỹ thuật như microarray, EST ("expressed sequence tag"), SAGE ("Serial Analysis of Gene Expression"), MPSS ("massively parallel signature sequencing"), hay khối phổ (định lượng protein). Tất cả những kĩ thuật trên đều tạo ra những dữ liệu chứa thông tin nhiễu ("noise-prone") làm việc tính toán, phân tích trở nên phức tạp. Yêu cầu thực tế đó đã cho ra đời một lĩnh vực mới trong sinh học tính toán là phát triển các công cụ thống kê để lọc tín hiệu xác đáng khỏi thông tin nhiễu trong những nghiên cứu biểu hiện gene đa lượng ("high-throughput gene expression"). Các nghiên cứu này thường dùng để xác định các gene liên quan đến một bệnh lý nhất định, người ta có thể so sánh dữ liệu microarray từ những tế bào bị ung thư với tế bào bình thường để xác định những protein nào được tăng cường hay giảm thiểu do ung thư. Dữ liệu biểu hiện gene cũng được dùng để nghiên cứu điều hòa gen, người ta có thể so sánh dữ liệu microarray của một sinh vật ở những trạng thái sinh lý khác nhau từ đó kết luận về vài trò của từng gen tham gia vào mỗi trạng thái. Đối với sinh vật đơn bào, ta có thể so sánh các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào ("cell cycle"), hay phản ứng của cơ thể ở những điều kiện stress (stress sốc nhiệt, stress đói dinh dưỡng.v.v.). Người ta cũng có thể áp dụng giải thuật phân nhóm ("clustering algorithms") đối với những dữ liệu biểu hiện để xác định những nhóm gene đồng biểu hiện, hay đơn vị điều hòa ("regulon"). Những phân tích tiếp theo có thể triển khai theo nhiều hướng, ví dụ phân tích trình tự promoter của những nhóm gene để xác định nhân tố điều hòa chung hoặc sử dụng các công cụ máy tính để dự đoán những promoter liên quan đến cơ chế điều hòa từng nhóm gene (tham khảo ). Nhận diện protein. "Bài chính": Nhận diện chuỗi polypeptide Protein microarray và hệ thống khối phổ cao năng ("high throughput mass spectrometry") có thể cung cấp hình ảnh ("snapshot") tổng thể của các protein hiện có trong một mẫu sinh học ("biological sample"). Các ứng dụng tin sinh học có liên quan rất nhiều đến việc lý giải các dữ liệu thu được từ những hệ thống này. Đối với protein microarray, những nhà tin sinh học cần chuyển kiểm tra dữ liệu mRNA gắn trên array. Trong khi đó, những vấn đề tin sinh học liên quan đến việc so trùng ("matching") dữ liệu khối phổ với cơ sở dữ liệu về trình tự protein. Dự đoán cấu trúc protein. "Bài chính: Dự đoán cấu trúc protein" Dự đoán cấu trúc là một ứng dụng quan trọng nữa của tin sinh học. Có thể dễ dàng xác định trình tự amino acid hay còn gọi là cấu trúc bậc một của protein từ trình tự gene mã hóa cho nó. Nhưng, protein chỉ có chức năng vốn có khi nó cuộn gấp thành hình dạng chính xác (nếu điều này xảy ra ta có cấu trúc bậc hai, cấu trúc bậc ba và cấu trúc bậc bốn). Tuy nhiên, sẽ là vô cùng khó khăn nếu chỉ dự đoán các cấu trúc gấp nếp này từ trình tự amino acid. Một số phương pháp dự đoán cấu trúc bằng máy tính hiện đang phát triển. Một trong các ý tưởng quan trọng trong nghiên cứu tin sinh học là quan điểm tương đồng. Trong một nhánh genomic của tin sinh học, tính tương đồng được sử dụng để dự đoán cấu trúc của gene: nếu biết trình tự và chức năng của gene A và trình tự này tương đồng với trình tự của gene B chưa biết chức năng thì có thể kết luận là A và B có cùng chức năng. Trong nhánh cấu trúc của tin sinh học, tính tương đồng được dùng để xác định những hợp phần quan trọng trong cấu trúc của protein cũng như tương tác của nó với các protein khác. Với kỹ thuật mô phỏng tính tương đồng ("homology modelling"), thông tin này được dùng để dự đoán cấu trúc của một protein khi đã biết cấu trúc của một protein khác tương đồng với nó. Hiện tại đây là cách dự đoán cấu trúc protein đáng tin cậy nhất. Một ví dụ là hemoglobin ở người và hemoglobin của các cây họ đậu ("leghemoglobin") khá tương đồng với nhau. Cả hai đều có vai trò vận chuyển oxy. Mặc dù trình tự amino acid hoàn toàn khác nhau, cấu trúc của chúng trên thực tế lại đồng nhất cho thấy rằng chúng hầu như có cùng một chức năng. Các kỹ thuật dự đoán cấu trúc protein khác là protein threading và "de novo" (from scratch) physics-based modeling. "Xem thêm: motif cấu trúc" Các hệ thống sinh học kiểu mẫu. "Bài chính: sinh học hệ thống" Sinh học hệ thống bao gồm việc sử dụng khả năng mô phỏng bằng máy tính (computer simulation) các hệ cơ quan tế bào cellular (như mạng các metabolites và enzyme, chúng bao gồm các metabolism, signal transduction pathways và gene regulatory networks) để có thể phân tích và hiển thị hoá (visualize) việc kết nối phức tạp của các quá trình tế bào này. Sự sống nhân tạo (Artificial life) hay tiến hoá ảo nỗ lực nhằm tìm hiểu quá trình tiến hoá thông qua việc mô phỏng bằng máy tính các dạng sự sống (nhân tạo) đơn giản. Phân tích hình ảnh mức độ cao. Các kĩ thuật tính toán cũng được dùng để tăng tốc độ hoặc giúp tự động hoàn toàn quá trình xử lý, định lượng và phân tích một lượng lớn các hình ảnh sinh học có chứa-thông-tin-cao. Các hệ thống xử lý ảnh hiện đại tăng cường khả năng quan sát để giúp cho việc tính toán từ một tập lớn và phức tạp các hình ảnh, bằng cách cải tiến độ chính xác, tính khách quan, hay tốc độ. Một hệ thống phân tích được phát triển hoàn thiện có thể hoàn toàn thay thế người quan sát. Trong khi những hệ thống này không chỉ duy nhất phục vụ cho các ảnh liên quan đến sinh học, ứng dụng của chúng đối với các vấn đề sinh học vẫn tiếp tục tìm các giải pháp và là một thách thức, nhằm đưa nhiều ứng dụng xử lý ảnh về cùng thuộc lĩnh vực tin sinh học. Những hệ thống này đang dần trở thành quan trọng đối với cả chẩn đoán và nghiên cứu. Một vài ví dụ là: Công cụ phần mềm. Một trong các công cụ dùng trong sinh học tính toán ("computational biology") nổi tiếng nhất là BLAST, một giải thuật để tìm kiếm những trình tự nucleic acid hoặc protein tương đồng lưu trữ trên các cơ sở dữ liệu. Ba nguồn cơ sở dữ liệu công cộng lớn nhất về trình tự DNA và protein (thường được gọi là ngân hàng gene (ngân hàng cơ sở dữ liệu gene) là NCBI, EMBL và DDBJ. Các ngôn ngữ lập trình của máy tính như Perl và Python thường được dùng để giao tiếp ("interface") và ly trích ("parse") dữ liệu từ các ngân hàng cơ sở dữ liệu sinh học ("biological database") thông qua những chương trình tin sinh học ("bioinformatics program"). Cộng đồng những lập trình viên tin sinh học đã triển khai nhiều dự án phần mềm mã nguồn mở ("free/open source") như EMBOSS, Bioconductor, BioPerl, BioPython, BioRuby và BioJava. Điều này giúp cho việc chia sẻ, phát triển và phổ biến các công cụ lập trình và tài nguyên lập trình ("programming objects") giữa các nhà tin sinh học.
5,121
321789
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5121
Vết đen
Vết đen trong tiếng Việt có thể có các nghĩa sau:
5,127
341087
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5127
Tứ đại danh tác
Tứ đại danh tác () chỉ bốn tác phẩm văn học cổ điển được cho là danh tiếng nhất của Trung Quốc, xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện:
5,128
794983
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5128
Sách đỏ IUCN
Sách đỏ IUCN hay gọi tắt là Sách đỏ (tiếng Anh: "IUCN Red List of Threatened Species" hay "IUCN Red List") được bắt đầu từ năm 1964, là danh sách toàn diện nhất về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới. Nó sử dụng một bộ tiêu chí để đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của hàng ngàn loài và phân loài. Danh sách này được giám sát bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế ("International Union for Conservation of Nature and Natural Resources", IUCN). Những tiêu chí này có liên quan đến tất cả các loài và tất cả các khu vực trên thế giới. Với cơ sở khoa học mạnh mẽ, Sách đỏ IUCN được công nhận là danh sách tốt nhất để điều tra đối với tình trạng đa dạng sinh học của một loài nào đó. Một loạt Sách đỏ khu vực được xuất bản bởi các quốc gia hoặc tổ chức, nhằm đánh giá nguy cơ tuyệt chủng đối với các loài trong một đơn vị quản lý. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học dược sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các quy định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Danh sách đỏ của IUCN được đặt theo các tiêu chí chính xác để đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của hàng nghìn loài và phân loài. Những tiêu chí này có liên quan đến tất cả các loài và tất cả các khu vực trên thế giới. Mục đích là để truyền đạt sự cấp bách của các vấn đề bảo tồn cho công chúng và các nhà hoạch định chính sách, cũng như giúp cộng đồng quốc tế cố gắng giảm thiểu sự tuyệt chủng của các loài. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) (1996), các mục tiêu chính được nêu trong Sách đỏ là (1) để cung cấp thông tin dựa trên cơ sở khoa học về tình trạng của các loài và phân loài ở cấp độ toàn cầu, (2) để thu hút sự chú ý đến tầm nhìn và tầm quan trọng của việc đa dạng sinh học đang bị đe dọa, (3) ảnh hưởng đến chính sách và quyết định của quốc gia và quốc tế và (4) để cung cấp thông tin để hướng dẫn các hành động nhằm bảo tồn đa dạng sinh học. Những người đánh giá các loài bao gồm BirdLife International, Viện Động vật học (bộ phận nghiên cứu của Hiệp hội Động vật học Luân Đôn), Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới và nhiều nhóm chuyên gia trong Ủy ban Sinh tồn IUCN (SSC). Nói chung, các đánh giá nghiên cứu của các tổ chức và nhóm này chiếm gần một nửa số loài trong Sách đỏ. IUCN đặt mục tiêu có danh mục của mọi loài được đánh giá lại sau mỗi năm năm nếu có thể hoặc ít nhất là cứ sau mười năm. Điều này được thực hiện theo cách đánh giá ngang hàng thông qua các nhóm chuyên gia của Ủy ban Sinh tồn IUCN (SSC), là Cơ quan Sách đỏ chịu trách nhiệm về một loài, nhóm loài hoặc khu vực địa lý cụ thể. Tính đến năm 2018, 26.197 loài hiện được phân loại là sắp nguy cấp, nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp. Các văn bản đã phát hành. Sách đỏ IUCN công bố văn bản năm 2004 (Sách đỏ 2009) vào ngày 17 tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm. Danh sách cũng công bố 784 loài loài tuyệt chủng được ghi nhận từ năm 1500. Như vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm 2000. Mỗi năm một số ít các loài tuyệt chủng lại được phát hiện và sắp xếp vào nhóm DD. Ví dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống 759 trước khi tăng lên như hiện nay. Phiên bản Sách đỏ năm 2008 đã được phát hành ngày 6 tháng 10 năm 2008 trong Đại hội Bảo tồn Thế giới ở Barcelona có một số sửa đổi so với phiên bản 2007 và 2006. Sách đỏ của các loài cây bị đe dọa 1964. Sách đỏ IUCN 1964 về Các loài cây bị đe dọa sử dụng trước tiêu chí cũ của hệ thống đánh giá Sách đỏ. Cây liệt kê được trong danh sách có thể không đầy đủ, do đó có sự xuất hiện danh sách đỏ hiện nay. IUCN khuyên tốt nhất là nên để kiểm tra cả hai Sách đỏ trực tuyến và năm 1997 và nhà máy xuất bản sách đỏ. Sách đỏ năm 2006. Trong danh sách của Sách đỏ năm 2006, đã được phát hành vào ngày 04 tháng 5 năm 2006, đánh giá 40.168 loài, cộng thêm 2.160 phân loài, giống, cá, và nhóm động vật. Sách đỏ năm 2007. Vào ngày 12 tháng 9 năm 2007, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã công bố Sách đỏ IUCN năm 2007. Trong văn bản này, họ đã đưa ra phân loại của họ về cả khỉ đột phía tây ("Gorilla Gorilla") và khỉ đột sông Cross ("Gorilla Gorilla diehli" ) từ nguy cơ bị tuyệt chủng đến cực kỳ nguy cấp, đó là hạng mục cuối cùng trước khi bị tuyệt chủng trong tự nhiên, do Virus Ebola và những kẻ săn bắt trộm, cùng với các yếu tố khác. Russ Mittermeier, giám đốc của IUCN tại Thụy Sĩ dựa trên bộ Linh trưởng, chuyên gia của IUCN, nói rằng có 16.306 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhiều hơn 188 loài so với năm 2006 (tổng cộng 41.415 loài trong Sách đỏ). Danh sách đỏ bao gồm đười ươi Sumatra ("Pongo abelii") trong hạng mục Cực kỳ nguy cấp và đười ươi Borneo ("Pongo pygmaeus") ở hạng mục Nguy cấp. Sách đỏ năm 2008. Sách đỏ năm 2008 đã được phát hành vào ngày 6 tháng 10 năm 2008, tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới IUCN diễn ra tại Barcelona, và đã khẳng định được một "cuộc khủng hoảng tuyệt chủng", với gần như một trong bốn động vật có vú có nguy cơ biến mất mãi mãi. Nghiên cứu này cho thấy ít nhất 1.141 trong 5.487 động vật có vú trên Trái Đất được biết là đang bị đe dọa tuyệt chủng nguy cơ rất cao, và 836 loài được liệt kê như Thiếu dữ liệu. Sách đỏ năm 2012. Sách đỏ năm 2012 đã được phát hành ngày 19 tháng 7 năm 2012 tại Hội nghị Thượng đỉnh Bảo tồn Thiên nhiên Trái Đất Rio lần thứ 20; đã có gần 2.000 loài mới được thêm vào, với 4 loài vào danh sách tuyệt chủng, 2 danh sách khác lại được khám phá. IUCN đánh giá tổng cộng 63.837 loài trong đó tiết lộ 19.817 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Với 3.947 loài được mô tả như là "cực kỳ nguy cấp" và 5.766 là "nguy hiểm", trong khi hơn 10.000 loài được liệt kê là "dễ bị tổn thương". Đe dọa 41% các loài động vật lưỡng cư, 33% các loài san hô, 30% các loài cây lá kim, 25% động vật có vú, và 13% loài chim. Danh sách đỏ IUCN đã liệt kê 132,bổ sung thêm 32 chim đang có nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn loài thực vật và động vật từ Ấn Độ là "Cực kỳ nguy cấp".  Các danh mục phân loại. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái ("rate of decline"), kích thước quần thể ("population size"), phạm vi phân bố ("area of geographic distribution"), và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố ("degree of population and distribution fragmentation"). Tuyệt chủng. Tuyệt chủng (tiếng Anh: "Extinct", viết tắt "EX") là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết. Tuyệt chủng trong tự nhiên. Tuyệt chủng trong tự nhiên (tiếng Anh: "Extinct in the Wild", viết tắt "EW") là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều không ghi nhận được cá thể nào còn tồn tại. Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người. Cực kỳ nguy cấp. "Cực kỳ nguy cấp" (tiếng Anh: "Critically Endangered", viết tắt "CR") là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi được coi là "cực kỳ nguy cấp" khi nó phải đối mặt với "nguy cơ tuyệt chủng" trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần, khi quần thể loài suy giảm đến 80% hoặc diện tích phân bố chỉ còn trên khoảng 100 km². Nguy cấp. "Nguy cấp" (tiếng Anh: "Endangered", viết tắt "EN") là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi là "Nguy cấp" khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức "cực kỳ nguy cấp".Quần thể bị suy giảm 50% hoặc diện tích phân bố còn 5000 km^2 Sắp nguy cấp. "Sắp nguy cấp" (tiếng Anh: "Vulnerable", viết tắt "VU") là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc "CR" và "Nguy cấp (EN)" nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa. Quần thể của chúng bị suy giảm 20% hoặc diện tích phân bố chỉ còn khoảng 20000 km^2. Sắp bị đe dọa. Sắp bị đe dọa (tiếng Anh: "Near-threatened", viết tắt "NT") là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi bị đánh giá là Sắp bị đe dọa (NT) khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa. Ít quan tâm. Ít quan tâm (tiếng Anh: "Least concern", viết tắt "LC") là những loài ít được con người quan tâm (LC) hoặc không thỏa mãn đủ tiêu chí cần được bảo vệ trước nguy cơ tuyệt chủng. Thiếu dữ liệu. Thiếu dữ liệu (tiếng Anh: "Data deficient", viết tắt "DF") là những loài vẫn còn thiếu dữ liệu về tình trạng hiện nay để cung cấp thông tin đầy đủ (DD). Tuy nhiên những loài này có thể chuyển đổi thành các cấp khác khi đã có đủ thông tin về tình trạng hiện nay của chúng. Không được đánh giá. Không được đánh giá (tiếng Anh: "Not evaluated", viết tắt "NE") là những loài không được nghiên cứu nhiều do một số lý do. Trong tiêu chí đánh giá của IUCN năm 1994 thì có 8 bậc. Bậc Ít nguy cấp (Lower Risk, LR) bao gồm 3 nhóm nhỏ là Sắp bị đe doạ, Ít quan tâm, và Phụ thuộc bảo tồn (Conservation Dependent, CD) (nay gộp vào nhóm Sắp bị đe dọa). Khi nói đến các loài, hay phân loài đang bị đe doạ, hoặc có nguy cơ tuyệt chủng thì có nghĩa là các loài thuộc bậc CR, EN, và VU. Có thể tuyệt chủng. Định nghĩa "Có thể tuyệt chủng" (tiếng Anh: "Possibly Extinct", viết tắt "PE" được sử dụng bởi Birdlife International, Cơ quan Sách Đỏ cho các loài chim trong Sách Đỏ của IUCN. BirdLife International đã khuyến nghị PE trở thành một tên chính thức cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng và hiện tại nó đã được sử dụng, cùng với "Tuyệt chủng trong tự nhiên" cho các loài có quần thể sống sót trong điều kiện nuôi nhốt nhưng có khả năng bị tuyệt chủng trong tự nhiên (ví dụ: Vẹt đuôi dài xanh). Phiên bản. Đã có một số phiên bản có từ năm 1991 bao gồm: Đối với thực vật, Sách đỏ 1997 là nguồn quan trọng nhất. Chỉ trích. Năm 1997, Sách đỏ IUCN đã nhận sự chỉ trích với lý do bí mật xung quanh các nguồn dữ liệu của nó. Những cáo buộc này đã dẫn đến những nỗ lực của IUCN để cải thiện chất lượng tài liệu và dữ liệu của mình và đưa các đánh giá ngang hàng vào Sách Đỏ. Một bài xã luận của Nature đã lên tiếng bảo vệ sự liên quan đến Sách đỏ vào tháng 10 năm 2008. Có ý kiến ​​cho rằng sách đỏ của IUCN và các công trình tương tự dễ bị chính phủ và các tổ chức khác lạm dụng để đưa ra kết luận không phù hợp về tình trạng môi trường hoặc ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên thiên nhiên.
5,132
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5132
Hệ điều hành
Hệ điều hành () là phần mềm hệ thống quản lý tài nguyên phần cứng máy tính, phần mềm và cung cấp các dịch vụ chung cho các chương trình máy tính. Đối với các chức năng phần cứng như đầu vào, đầu ra và cấp phát bộ nhớ, hệ điều hành đóng vai trò quan trọng giữa các chương trình và phần cứng máy tính, mặc dù mã ứng dụng thường được thực thi trực tiếp bởi phần cứng và thường thực hiện các lệnh hệ thống đến Chức năng hệ điều hành hoặc bị hệ điều hành làm gián đoạn. Hệ điều hành được tìm thấy trên nhiều thiết bị có máy tínhtừ điện thoại di động và bảng điều khiển trò chơi điện tử đến máy chủ web và siêu máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng. Hệ điều hành chia sẻ thời gian lập lịch cho các tác vụ để sử dụng hệ thống một cách hiệu quả và cũng có thể bao gồm phần mềm kế toán để phân bổ chi phí thời gian xử lý, lưu trữ dung lượng lớn, in ấn và các tài nguyên khác. Hệ điều hành máy tính để bàn phổ biến nhất là hệ điều hành Microsoft Windows với thị phần khoảng 76,45%. macOS của Apple Inc. đứng ở vị trí thứ hai (17,72%), và các loại hệ diều hành Linux được xếp chung ở vị trí thứ ba (1,73%). Trong lĩnh vực di động (bao gồm cả điện thoại thông minh và máy tính bảng), thị phần của Android lên đến 72% vào năm 2020. Theo dữ liệu Quý III năm 2016, thị phần của Android trên điện thoại thông minh đang chiếm ưu thế với 87,5% với tốc độ tăng trưởng 10,3% mỗi năm, tiếp theo là iOS của Apple với 12,1% với thị phần giảm 5,2% mỗi năm, trong khi các hệ điều hành khác chỉ 0,3%. Các bản phân phối Linux đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực máy chủ và siêu máy tính. Các lớp hệ điều hành chuyên biệt khác cũng được tạo ra để phục vụ cho các ứng dụng như các hệ thống nhúng và thời gian thực. Phân loại. Đơn nhiệm và đa nhiệm (đơn tác vụ và đa tác vụ). Hệ thống đơn tác vụ chỉ có thể chạy một chương trình tại một thời điểm, trong khi hệ điều hành đa tác vụ cho phép nhiều chương trình chạy đồng thời. Điều này đạt được bằng cách chia sẻ thời gian, trong đó thời gian của bộ xử lý được chia sẻ với nhiều quá trình. Mỗi quá trình này bị gián đoạn lặp đi lặp lại trong thời gian bằng cách dùng một hệ thống con lập lịch tác vụ của hệ điều hành. Đa nhiệm có thể được đặc trưng trong các loại hợp tác và pre-emptive. Trong đa nhiệm phủ đầu, hệ điều hành cắt thời gian CPU và dành một vị trí cho mỗi chương trình. Hệ điều hành giống Unix, chẳng hạn như Solaris và Linux — cũng như không giống Unix, chẳng hạn như AmigaOS — hỗ trợ đa nhiệm pre-emptive. Đa nhiệm hợp tác đạt được bằng cách dựa vào mỗi quá trình để cung cấp thời gian cho các quá trình khác theo cách thức xác định. Phiên bản 16-bit của Microsoft Windows sử dụng đa tác vụ hợp tác; Phiên bản 32-bit của cả Windows NT và Win9x đều sử dụng tính năng đa tác vụ pre-emptive. Một người và nhiều người dùng. Hệ điều hành một người dùng không có phương tiện để phân biệt người dùng, nhưng có thể cho phép nhiều chương trình chạy song song. Hệ điều hành nhiều người dùng mở rộng khái niệm cơ bản về đa tác vụ với các cơ sở xác định các quy trình và tài nguyên, chẳng hạn như không gian đĩa, thuộc về nhiều người dùng và hệ thống cho phép nhiều người dùng tương tác với hệ thống cùng một lúc. Hệ điều hành chia sẻ thời gian lên lịch các tác vụ để sử dụng hiệu quả hệ thống và cũng có thể bao gồm phần mềm kế toán để phân bổ chi phí thời gian xử lý, lưu trữ hàng loạt, in ấn và các tài nguyên khác cho nhiều người dùng. Phân tán. Hệ điều hành phân tán quản lý một nhóm các máy tính nối mạng riêng biệt và làm cho chúng dường như là một máy tính duy nhất, vì tất cả các tính toán được phân phối (chia cho các máy tính cấu thành). Tạo khuôn mẫu. Trong bối cảnh điện toán đám mây và phân tán của một hệ điều hành, "tạo khuôn mẫu" đề cập đến việc tạo một hình ảnh máy ảo duy nhất làm hệ điều hành khách, sau đó lưu nó làm công cụ cho nhiều máy ảo đang chạy máy ảo. Kỹ thuật này được sử dụng cả trong ảo hóa và quản lý điện toán đám mây, và phổ biến trong các kho máy chủ lớn. Nhúng. Hệ điều hành nhúng được thiết kế để sử dụng trong các hệ thống máy tính nhúng. Chúng được thiết kế để hoạt động trên các máy nhỏ với ít quyền tự chủ hơn (ví dụ: PDA). Chúng rất nhỏ gọn và cực kỳ hiệu quả theo thiết kế và có thể hoạt động với một lượng tài nguyên hạn chế. Windows CE và Minix 3 là một số ví dụ về các hệ điều hành nhúng. Thời gian thực. Hệ điều hành thời gian thực là hệ điều hành đảm bảo xử lý các sự kiện hoặc dữ liệu theo một thời điểm cụ thể. Hệ điều hành thời gian thực có thể hoạt động đơn hoặc đa tác vụ, nhưng khi đa nhiệm, nó sử dụng các thuật toán lập lịch chuyên biệt để đạt được bản chất xác định của hành vi. Một hệ thống hướng sự kiện như vậy sẽ chuyển đổi giữa các tác vụ dựa trên mức độ ưu tiên của chúng hoặc các sự kiện bên ngoài, trong khi hệ điều hành chia sẻ thời gian chuyển đổi các tác vụ dựa trên các ngắt đồng hồ. Thư viện. Hệ điều hành thư viện là hệ điều hành trong đó các dịch vụ mà hệ điều hành điển hình cung cấp, chẳng hạn như mạng, được cung cấp dưới dạng thư viện và được cấu tạo với ứng dụng và mã cấu hình để xây dựng một kênh đơn lẻ: một không gian địa chỉ chuyên biệt, một hình ảnh máy, có thể được triển khai cho môi trường đám mây hoặc môi trường nhúng. Lịch sử. Máy tính ban đầu được chế tạo để thực hiện một loạt các tác vụ đơn lẻ, giống như một máy tính bỏ túi. Các tính năng cơ bản của hệ điều hành được phát triển vào những năm 1950, chẳng hạn như chức năng giám sát thường trú có thể tự động chạy các chương trình khác nhau liên tiếp để tăng tốc độ xử lý. Các hệ điều hành không tồn tại ở dạng hiện đại và phức tạp hơn cho đến đầu những năm 1960. Các tính năng phần cứng đã được thêm vào, cho phép sử dụng thư viện thời gian chạy, ngắt và xử lý song song. Khi máy tính cá nhân trở nên phổ biến vào những năm 1980, hệ điều hành được tạo ra cho chúng tương tự như khái niệm được sử dụng trên các máy tính lớn hơn. Vào những năm 1940, các hệ thống kỹ thuật số điện tử sớm nhất không có hệ điều hành. Các hệ thống điện tử thời này được lập trình trên hàng công tắc cơ học hoặc bằng dây nhảy trên bảng cắm. Đây là những hệ thống có mục đích đặc biệt, ví dụ, tạo ra các bảng đạn đạo cho quân đội hoặc kiểm soát việc in phiếu tính lương từ dữ liệu trên thẻ giấy. Sau khi máy tính đa năng có thể lập trình được phát minh, các ngôn ngữ máy (bao gồm các chuỗi chữ số nhị phân 0 và 1 trên băng giấy đục lỗ) đã được giới thiệu để đẩy nhanh quá trình lập trình (Stern, 1981). Vào đầu những năm 1950, một máy tính chỉ có thể thực thi một chương trình tại một thời điểm. Mỗi người dùng chỉ được sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian giới hạn và sẽ đến vào thời gian đã định cùng với chương trình và dữ liệu của họ trên thẻ giấy đục lỗ hoặc băng đục lỗ. Chương trình sẽ được tải vào máy và máy sẽ được thiết lập để hoạt động cho đến khi chương trình hoàn thành hoặc gặp sự cố. Các chương trình thường có thể được gỡ lỗi thông qua bảng điều khiển phía trước bằng cách sử dụng công tắc bật tắt và đèn bảng điều khiển. Người ta nói rằng Alan Turing là một bậc thầy về điều này trên cỗ máy Manchester Mark 1 thời kỳ đầu, và ông đã suy nghĩ ra khái niệm về hệ điều hành từ các nguyên tắc của máy Turing phổ quát. Các máy sau này đi kèm với các thư viện chương trình, sẽ được liên kết với chương trình của người dùng để hỗ trợ các hoạt động như nhập, xuất và biên dịch (tạo mã máy từ mã tượng trưng mà con người có thể đọc được). Đây là nguồn gốc của hệ điều hành hiện đại. Tuy nhiên, máy móc vẫn chạy một công việc duy nhất tại một thời điểm. Tại Đại học Cambridge ở Anh, hàng đợi việc làm trước đây là một dây chuyền giặt (dây phơi quần áo), từ đó người ta treo các cuộn băng dính với các giá treo quần áo màu khác nhau để chỉ ra mức độ ưu tiên công việc. Một hệ điều hành khác là Atlas Supervisor. Được giới thiệu cùng với Manchester Atlas vào năm 1962, hệ điều hành này được nhiều người coi là hệ điều hành hiện đại đầu tiên được biết đến. Brinch Hansen mô tả nó là "bước đột phá quan trọng nhất trong lịch sử hệ điều hành." Máy tính lớn (Mainframe). Qua những năm 1950, nhiều tính năng quan trọng được đưa ra trong lĩnh vực hệ điều hành trên máy tính mainframe, bao gồm xử lý hàng loạt, đầu vào/đầu ra gián đoạn, đệm, đa nhiệm, spooling, thư viện runtime, liên kết nạp, và các chương trình cho sắp xếp các bản ghi trong tập tin. Các tính năng này được đưa vào hoặc không được đưa vào phần mềm ứng dụng theo tùy chọn của người lập trình ứng dụng, chứ không phải trong một hệ điều hành riêng biệt được sử dụng bởi tất cả các ứng dụng. Năm 1959, Hệ điều hành SHARE được phát hành dưới dạng tiện ích tích hợp cho IBM 704, và sau đó là các máy tính lớn 709 và 7090, mặc dù nó đã nhanh chóng bị IBSYS / IBJOB thay thế trên 709, 7090 và 7094. Trong những năm 1960, OS/360 của IBM đã đưa ra khái niệm về một hệ điều hành duy nhất cho toàn bộ dòng sản phẩm, điều này rất quan trọng cho sự thành công của các máy System / 360. Hệ điều hành máy tính lớn hiện tại của IBM là hậu duệ xa của hệ thống gốc này và các máy hiện đại tương thích ngược với các ứng dụng được viết cho OS/360. OS/360 cũng đi tiên phong trong khái niệm rằng hệ điều hành theo dõi tất cả tài nguyên hệ thống được sử dụng, bao gồm phân bổ không gian chương trình và dữ liệu trong bộ nhớ chính và không gian tập tin trong bộ nhớ phụ và khóa tập tin trong quá trình cập nhật. Khi một quá trình bị chấm dứt vì bất kỳ lý do gì, tất cả các tài nguyên này sẽ được hệ điều hành tái xác nhận quyền sở hữu. Hệ thống CP-67 thay thế cho S / 360-67 đã đi đầu cho việc toàn bộ dòng hệ điều hành IBM tập trung vào khái niệm máy ảo. Các hệ điều hành khác được sử dụng trên máy tính lớn dòng S / 360 của IBM bao gồm các hệ thống do IBM phát triển: COS / 360 (Hệ điều hành tương thích), DOS / 360 (Hệ điều hành đĩa), TSS / 360 (Hệ thống chia sẻ thời gian), TOS / 360 (Hệ điều hành băng Hệ thống), BOS / 360 (Hệ điều hành cơ bản) và ACP (Chương trình điều khiển hãng hàng không), cũng như một số hệ thống không phải của IBM: MTS (Hệ thống đầu cuối Michigan), MUSIC (Hệ thống đa người dùng cho máy tính tương tác) và ORVYL (Hệ thống chia sẻ thời gian của Stanford). Control Data Corporation đã phát triển hệ điều hành SCOPE vào những năm 1960, để xử lý hàng loạt. Với sự hợp tác của Đại học Minnesota, hệ điều hành Kronos và sau đó là NOS đã được phát triển trong những năm 1970, hỗ trợ sử dụng đồng thời theo lô và chia sẻ thời gian. Giống như nhiều hệ thống chia sẻ thời gian thương mại, giao diện của nó là một phần mở rộng của hệ điều hành Dartmouth BASIC, một trong những nỗ lực tiên phong trong các ngôn ngữ lập trình và chia sẻ thời gian. Vào cuối những năm 1970, Control Data và Đại học Illinois đã phát triển hệ điều hành PLATO, sử dụng màn hình bảng plasma và mạng chia sẻ thời gian đường dài. Plato đã đổi mới đáng kể vào thời điểm đó, có tính năng trò chuyện thời gian thực và các trò chơi đồ họa cho nhiều người dùng. Năm 1961, Burroughs Corporation giới thiệu B5000 với hệ điều hành MCP (Master Control Program). B5000 là một máy xếp chồng được thiết kế để hỗ trợ độc quyền các ngôn ngữ cấp cao mà không có ngôn ngữ máy hoặc trình biên dịch; thực sự, MCP là hệ điều hành đầu tiên được viết độc quyền bằng một ngôn ngữ cấp cao (ESPOL, một phương ngữ của ALGOL). MCP cũng giới thiệu nhiều cải tiến đột phá khác, chẳng hạn như việc triển khai thương mại đầu tiên của bộ nhớ ảo. Trong quá trình phát triển AS / 400, IBM đã tiếp cận Burroughs để cấp phép cho MCP chạy trên phần cứng AS / 400. Đề xuất này đã bị ban lãnh đạo Burroughs từ chối để bảo vệ hoạt động sản xuất phần cứng hiện có của họ. MCP ngày nay vẫn được sử dụng trong dòng máy tính ClearPath / MCP của công ty Unisys. UNIVAC, nhà sản xuất máy tính thương mại đầu tiên, đã sản xuất một loạt hệ điều hành EXEC. Giống như tất cả các hệ thống khung chính đầu tiên, hệ thống định hướng hàng loạt này quản lý trống từ, đĩa, đầu đọc thẻ và máy in dòng. Vào những năm 1970, UNIVAC đã sản xuất hệ thống Real-Time Basic (RTB) để hỗ trợ chia sẻ thời gian quy mô lớn, cũng được lấy theo khuôn mẫu của hệ thống Dartmouth BC. General Electric và MIT đã phát triển Bộ giám sát điều hành toàn diện General Electric (GECOS), đưa ra khái niệm về các mức đặc quyền bảo mật được gọi. Sau khi được Honeywell mua lại, nó được đổi tên thành General Comprehensive Operating System (GCOS). Digital Equipment Corporation đã phát triển nhiều hệ điều hành cho các dòng máy tính khác nhau của mình, bao gồm hệ thống chia sẻ thời gian TOPS-10 và TOPS-20 cho các hệ thống lớp PDP-10 36-bit. Trước khi UNIX được sử dụng rộng rãi, TOPS-10 là một hệ thống đặc biệt phổ biến trong các trường đại học và trong cộng đồng ARPANET sơ khai. RT-11 là hệ điều hành thời gian thực một người dùng cho máy tính mini lớp PDP-11 và RSX-11 là hệ điều hành đa người dùng tương ứng. Từ cuối những năm 1960 đến cuối những năm 1970, một số khả năng phần cứng đã phát triển cho phép phần mềm tương tự hoặc phần mềm được chuyển đổi chạy trên nhiều hệ thống. Các hệ thống ban đầu đã sử dụng vi lập trình để triển khai các tính năng trên hệ thống của chúng nhằm cho phép các kiến trúc máy tính cơ bản khác nhau có vẻ giống với các kiến trúc khác trong cùng một thế hệ máy. Trên thực tế, hầu hết các máy tính 360 sau 360/40 (ngoại trừ 360/165 và 360/168) là các triển khai được lập trình vi mô. Việc đầu tư lớn vào phần mềm cho các hệ thống này được thực hiện từ những năm 1960 đã khiến hầu hết các nhà sản xuất máy tính ban đầu tiếp tục phát triển các hệ điều hành tương thích cùng với phần cứng. Các hệ điều hành máy tính lớn được hỗ trợ đáng chú ý bao gồm: Máy vi tính. Những máy vi tính đầu tiên không có khả năng hoặc không cần đến hệ điều hành phức tạp đã được phát triển cho máy tính lớn và máy tính nhỏ; hệ điều hành tối giản được phát triển, thường được tải từ ROM và được gọi là "monitor." Một hệ điều hành đĩa ban đầu đáng chú ý là CP/M, được hỗ trợ trên nhiều máy vi tính đời đầu và được MS-DOS của Microsoft bắt chước triệt để. Hệ điều hành này đã trở nên phổ biến rộng rãi như là hệ điều hành được chọn cho các máy IBM PC (phiên bản tương đương của IBM được gọi là IBM DOS hoặc PC DOS). Vào những năm 1980, Apple Computer Inc. (nay là Apple Inc.) đã từ bỏ dòng máy vi tính Apple II phổ biến của mình để giới thiệu dòng máy tính Apple Macintosh với giao diện người dùng đồ họa (GUI) sáng tạo cho Mac OS. Sự ra đời của chip CPU Intel 80386 vào tháng 10 năm 1985, với kiến trúc 32-bit và khả năng phân trang, cung cấp cho các máy tính cá nhân khả năng chạy các hệ điều hành đa nhiệm giống như các máy tính mini và máy tính lớn trước đó. Microsoft đã đáp lại tiến độ này bằng cách thuê Dave Cutler, người đã phát triển hệ điều hành VMS cho Digital Equipment Corporation. Cutler sau đó lãnh đạo sự phát triển của hệ điều hành Windows NT, đưa hệ điều hành này tiếp tục đóng vai trò là nền tảng cho dòng hệ điều hành của Microsoft. Steve Jobs, người đồng sáng lập Apple Inc., đã thành lập NeXT Computer Inc., công ty đã phát triển hệ điều hành NEXTSTEP. NEXTSTEP sau đó được Apple Inc. mua lại và sử dụng, cùng với mã nguồn từ FreeBSD để làm thành nhân cho hệ điều hành MacOS X (macOS sau lần đổi tên mới nhất). Dự án GNU được nhà hoạt động và lập trình viên Richard Stallman khởi động với mục tiêu tạo ra một phần mềm thay thế hoàn toàn miễn phí cho hệ điều hành UNIX độc quyền. Mặc dù dự án đã rất thành công trong việc nhân bản chức năng của các phần khác nhau của UNIX, nhưng việc phát triển nhân GNU Hurd tỏ ra không hiệu quả. Năm 1991, một sinh viên khoa học máy tính Phần Lan tên là Linus Torvalds, với sự hợp tác từ các tình nguyện viên cộng tác qua Internet, đã phát hành phiên bản đầu tiên của nhân Linux. Nó sớm được hợp nhất với các thành phần không gian người dùng GNU và phần mềm hệ thống để tạo thành một hệ điều hành hoàn chỉnh. Kể từ đó, sự kết hợp của hai thành phần chính thường được ngành công nghiệp phần mềm gọi đơn giản là "Linux", một quy ước đặt tên mà Stallman và Tổ chức Phần mềm Tự do vẫn phản đối, ưu tiên tên gọi GNU/Linux. Bản phân phối phần mềm Berkeley của Unix, được gọi là BSD, là dẫn xuất UNIX được Đại học California, Berkeley bắt đầu phân phối từ những năm 1970. Được phân phối tự do và chuyển qua nhiều máy tính mini, cuối cùng nó cũng thu được một lượng lớn người sử dụng trên PC, chủ yếu là dưới dạng các phiên bản FreeBSD, NetBSD và OpenBSD. Ví dụ. Hệ điều hành Unix và các sản phẩm tương tự. Unix ban đầu được viết bằng hợp ngữ. Ken Thompson đã viết B, chủ yếu dựa trên BCPL, dựa trên kinh nghiệm của ông trong dự án MULTICS. B được thay thế bằng C, và Unix, được viết lại bằng C, được phát triển thành một họ lớn, phức tạp gồm các hệ điều hành liên quan đến nhau có ảnh hưởng đến mọi hệ điều hành hiện đại (xem Lịch sử). Họ các hệ điều hành "giống Unix" là một nhóm hệ điều hành đa dạng, với một số danh mục con chính bao gồm Hệ thống V, BSD và Linux. Tên " UNIX " là nhãn hiệu của The Open Group cấp phép cho nó sử dụng với bất kỳ hệ điều hành nào đã được chứng minh là phù hợp với định nghĩa của họ. "Giống UNIX" thường được dùng để chỉ một tập hợp lớn các hệ điều hành giống với UNIX gốc. Các hệ thống giống Unix chạy trên nhiều loại kiến trúc máy tính. Chúng được sử dụng nhiều cho các máy chủ trong kinh doanh, cũng như các máy trạm trong môi trường học thuật và kỹ thuật. Các biến thể UNIX miễn phí, chẳng hạn như Linux và BSD, rất phổ biến ở những khu vực này. Bốn hệ điều hành được The Open Group (chủ sở hữu nhãn hiệu Unix) chứng nhận là Unix. HP -UX của HP và AIX của IBM đều là hậu duệ của System V Unix ban đầu và được thiết kế để chỉ chạy trên phần cứng của nhà cung cấp tương ứng. Ngược lại, Solaris của Sun Microsystems có thể chạy trên nhiều loại phần cứng, bao gồm máy chủ x86, Sparc và PC. MacOS của Apple, sự thay thế cho Mac OS (không phải Unix) trước đó của Apple, là một biến thể BSD dựa trên hạt nhân lai có nguồn gốc từ NeXTSTEP, Mach và FreeBSD. Khả năng tương tác giữa các hệ điều hành Unix đã được thực hiện bằng cách thiết lập tiêu chuẩn POSIX. Tiêu chuẩn POSIX có thể được áp dụng cho bất kỳ hệ điều hành nào, mặc dù ban đầu nó được tạo ra cho các biến thể Unix khác nhau. BSD và các sản phẩm con của nó. Một nhóm con của họ Unix là họ Phân phối Phần mềm Berkeley, bao gồm FreeBSD, NetBSD và OpenBSD. Các hệ điều hành này thường thấy nhất trên máy chủ web, mặc dù chúng cũng có thể hoạt động như một hệ điều hành máy tính cá nhân. Internet có phần lớn sự tồn tại của nó đối với BSD, vì nhiều giao thức hiện nay thường được máy tính sử dụng để kết nối, gửi và nhận dữ liệu qua mạng đã được triển khai và cải tiến rộng rãi trong BSD. World Wide Web cũng lần đầu tiên được trình diễn trên một số máy tính chạy hệ điều hành dựa trên BSD được gọi là NeXTSTEP. Năm 1974, Đại học California, Berkeley lắp đặt hệ thống Unix đầu tiên của mình. Theo thời gian, các sinh viên và nhân viên trong khoa khoa học máy tính ở đó bắt đầu thêm các chương trình mới để làm cho mọi thứ dễ dàng hơn, chẳng hạn như trình soạn thảo văn bản. Khi Berkeley nhận được máy tính VAX mới vào năm 1978 có cài đặt Unix, các sinh viên chưa tốt nghiệp của trường đã sửa đổi Unix nhiều hơn để tận dụng khả năng phần cứng của máy tính. Các Defense Advanced Research Projects Agency của Mỹ Bộ Quốc phòng mất sự quan tâm, và quyết định tài trợ cho dự án. Nhiều trường học, tập đoàn và tổ chức chính phủ đã chú ý và bắt đầu sử dụng phiên bản Unix của Berkeley thay vì phiên bản chính thức do AT&T phân phối. Steve Jobs, sau khi rời Apple Inc. vào năm 1985, thành lập NeXT Inc., một công ty sản xuất máy tính cao cấp chạy trên một biến thể của BSD có tên là NeXTSTEP. Một trong những máy tính này được Tim Berners-Lee sử dụng làm máy chủ web đầu tiên tạo ra World Wide Web. Các nhà phát triển như Keith Bostic khuyến khích dự án thay thế bất kỳ mã không miễn phí nào có nguồn gốc từ Bell Labs. Tuy nhiên, sau khi việc này được thực hiện, AT&T đã khởi kiện. Sau hai năm tranh chấp pháp lý, dự án BSD đã sinh ra một số công cụ phái sinh miễn phí, chẳng hạn như NetBSD và FreeBSD (cả hai vào năm 1993) và OpenBSD (từ NetBSD vào năm 1995). macOS. macOS (trước đây là "Mac OS X" và sau này là "OS X") là một dòng hệ điều hành đồ họa lõi mở được phát triển, tiếp thị và bán bởi Apple Inc., hệ điều hành mới nhất được tải sẵn trên tất cả các máy tính Macintosh hiện đang vận chuyển. macOS là sự kế thừa của Mac OS cổ điển ban đầu, là hệ điều hành chính của Apple từ năm 1984. Không giống như người tiền nhiệm của nó, macOS là một hệ điều hành UNIX được xây dựng trên công nghệ đã được phát triển tại NeXT trong nửa sau của những năm 1980 và cho đến khi Apple mua lại công ty vào đầu năm 1997. Hệ điều hành được phát hành lần đầu tiên vào năm 1999 với tên gọi Mac OS X Server 1.0, sau đó vào tháng 3 năm 2001 bởi một phiên bản máy khách (Mac OS X v10.0 "Cheetah"). Kể từ đó, sáu phiên bản "máy khách" và " máy chủ " khác biệt hơn của macOS đã được phát hành, cho đến khi cả hai được hợp nhất trong OS X 10.7 "Lion". Trước khi hợp nhất với macOS, phiên bản máy chủmacOS Servercó kiến trúc giống hệt hệ điều hành cho máy tính để bàn và thường chạy trên dòng phần cứng máy chủ Macintosh của Apple. macOS Server bao gồm các công cụ phần mềm quản lý và quản lý nhóm công việc cung cấp quyền truy cập đơn giản vào các dịch vụ mạng chính, bao gồm tác nhân truyền thư, máy chủ Samba, máy chủ LDAP, máy chủ tên miền và các công cụ khác. Với Mac OS X v10.7 Lion, tất cả các khía cạnh máy chủ của Mac OS X Server đã được tích hợp vào phiên bản máy khách và sản phẩm được đổi tên thành "OS X" (bỏ "Mac" khỏi tên). Các công cụ máy chủ hiện được cung cấp dưới dạng ứng dụng. Linux. Nhân Linux bắt nguồn từ năm 1991, là một dự án của Linus Torvalds, khi đang là sinh viên đại học ở Phần Lan. Anh ấy đã đăng thông tin về dự án của mình trên một nhóm tin dành cho sinh viên và lập trình viên máy tính, đồng thời nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các tình nguyện viên đã thành công trong việc tạo ra một nhân hoàn chỉnh và có chức năng. Linux giống Unix, nhưng được phát triển mà không có bất kỳ mã nguồn Unix nào, không giống như BSD và các biến thể của nó. Do mô hình giấy phép mở của nó, mã nhân Linux có sẵn để nghiên cứu và sửa đổi, dẫn đến việc nó được sử dụng trên nhiều loại máy tính từ siêu máy tính đến đồng hồ thông minh. Mặc dù các ước tính cho thấy Linux chỉ được sử dụng trên 1,82% của tất cả các PC "để bàn" (hoặc máy tính xách tay), nó đã được chấp nhận rộng rãi để sử dụng trong máy chủ và các hệ thống nhúng như điện thoại di động. Linux đã thay thế Unix trên nhiều nền tảng và được sử dụng trên hầu hết các siêu máy tính bao gồm cả 385 hàng đầu. Nhiều máy tính giống nhau cũng có trên Green500 (nhưng theo thứ tự khác nhau) và Linux chạy trên top 10. Linux cũng thường được sử dụng trên các máy tính nhỏ tiết kiệm năng lượng khác, chẳng hạn như điện thoại thông minh và đồng hồ thông minh. Nhân Linux được sử dụng trong một số bản phân phối phổ biến, chẳng hạn như Red Hat, Debian, Ubuntu, Linux Mint và Android, Chrome OS và Chromium OS của Google. Microsoft Windows. Microsoft Windows là một dòng hệ điều hành độc quyền được Tập đoàn Microsoft thiết kế và chủ yếu nhắm mục tiêu đến các máy tính dựa trên kiến trúc Intel, với ước tính 88,9% tổng mức sử dụng trên các máy tính được kết nối Web. Phiên bản mới nhất là Windows 11. Vào năm 2011, Windows 7 đã vượt qua Windows XP để trở thành phiên bản phổ biến nhất được sử dụng. Microsoft Windows được phát hành lần đầu tiên vào năm 1985, với tư cách là một môi trường điều hành chạy trên nền tảng MS-DOS, đây là hệ điều hành tiêu chuẩn được sử dụng trên hầu hết các máy tính cá nhân kiến trúc Intel vào thời điểm đó. Năm 1995, Windows 95 được phát hành chỉ sử dụng MS-DOS làm bootstrap. Để tương thích ngược, Win9x có thể chạy MS-DOS ở chế độ thực và với các driver 16-bit Windows 3.x. Windows ME, được phát hành năm 2000, là phiên bản cuối cùng trong gia đình Win9x. Các phiên bản sau này đều dựa trên nhân của Windows NT. Phiên bản ứng dụng khách hiện tại của Windows chạy trên các vi xử lý IA-32, x86-64 và 32-bit ARM. Ngoài ra các vi xử lý Itanium vẫn được hỗ trợ trong phiên bản máy chủ cũ hơn Windows Server 2008 R2. Trước đây, Windows NT hỗ trợ các kiến trúc bổ sung. Các phiên bản máy chủ của Windows được sử dụng rộng rãi. Trong những năm gần đây, Microsoft đã chi ra số vốn đáng kể trong nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng Windows như một hệ điều hành máy chủ. Tuy nhiên, việc sử dụng Windows trên máy chủ không phổ biến như trên máy tính cá nhân do Windows phải cạnh tranh với Linux và BSD để giành thị phần máy chủ. ReactOS là một hệ điều hành thay thế cho Windows, đang được phát triển trên các nguyên tắc của Windowsmà không sử dụng bất kỳ mã nguồn nào của Microsoft. Khác. Đã có nhiều hệ điều hành quan trọng trong thời của chúng nhưng hiện tại không còn được như vậy nữa, chẳng hạn như AmigaOS; OS/2 của IBM và Microsoft; Mac OS cổ điển, tiền thân không phải Unix của macOS của Apple; BeOS; XTS-300; Hệ điều hành RISC; MorphOS; Haiku; BareMetal và FreeMint. Một số vẫn được sử dụng trong các thị trường ngách và tiếp tục được phát triển như một nền tảng thiểu số cho các cộng đồng đam mê và các ứng dụng chuyên dụng. OpenVMS, trước đây của DEC, vẫn đang được VMS Software Inc. phát triển tích cực. Tuy nhiên, các hệ điều hành này hầu như chỉ được sử dụng trong học thuật, giáo dục hệ điều hành hoặc nghiên cứu về các khái niệm hệ điều hành. Ví dụ điển hình của một hệ thống đáp ứng cả hai vai trò là MINIX, trong khi ví dụ Singularity được sử dụng thuần túy cho nghiên cứu. Một ví dụ khác là Oberon được thiết kế tại ETH Zürich bởi Niklaus Wirth, Jürg Gutknecht và một nhóm sinh viên tại Viện Hệ thống Máy tính vào những năm 1980. Nó được sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu, giảng dạy và công việc hàng ngày trong nhóm của Wirth. Các hệ điều hành khác đã không giành được thị phần đáng kể, nhưng đã đưa ra những đổi mới có ảnh hưởng đến các hệ điều hành chính thống, đặc biệt là Plan 9 của Bell Labs. Thành phần. Tất cả các thành phần của hệ điều hành đều tồn tại để làm cho các bộ phận khác nhau của máy tính hoạt động cùng nhau. Tất cả phần mềm người dùng cần phải thông qua hệ điều hành để sử dụng bất kỳ phần cứng nào, cho dù nó đơn giản như chuột hoặc bàn phím hay phức tạp như một thành phần Internet. Nhân. Với sự hỗ trợ của phần sụn và trình điều khiển thiết bị, nhân của hệ điều hành cung cấp mức kiểm soát cơ bản nhất đối với tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính. Nó quản lý quyền truy cập bộ nhớ cho các chương trình trong RAM, nó xác định chương trình nào có quyền truy cập vào tài nguyên phần cứng nào, nó thiết lập hoặc đặt lại trạng thái hoạt động của CPU để luôn hoạt động tối ưu và nó tổ chức dữ liệu trong các bộ nhớ lưu trữ tĩnh với các hệ thống tập tin trên các phương tiện như đĩa, băng, bộ nhớ flash... Thực hiện chương trình. Hệ điều hành cung cấp giao diện giữa chương trình ứng dụng và phần cứng máy tính, do đó chương trình ứng dụng chỉ có thể tương tác với phần cứng bằng cách tuân theo các quy tắc và thủ tục được lập trình trong hệ điều hành. Hệ điều hành cũng là một tập hợp các dịch vụ giúp đơn giản hóa việc phát triển và thực thi các chương trình ứng dụng. Việc thực thi một chương trình ứng dụng bao gồm việc tạo ra một quy trình bởi hạt nhân hệ điều hành để gán không gian bộ nhớ và các tài nguyên khác, thiết lập mức độ ưu tiên cho quy trình trong hệ thống đa tác vụ, tải mã nhị phân của chương trình vào bộ nhớ và bắt đầu thực thi chương trình ứng dụng. sau đó tương tác với người dùng và với các thiết bị phần cứng. Ngắt. Ngắt là trung tâm của hệ điều hành, vì chúng cung cấp một cách hiệu quả để hệ điều hành tương tác và phản ứng với môi trường của nó. Thay thếđể hệ điều hành "xem" các nguồn đầu vào khác nhau cho các sự kiện (bỏ phiếu) yêu cầu hành độngcó thể được tìm thấy trong các hệ thống cũ với ngăn xếp rất nhỏ (50 hoặc 60 byte) nhưng không bình thường trong các hệ thống hiện đại với ngăn xếp lớn. Lập trình dựa trên ngắt được hầu hết các CPU hiện đại hỗ trợ trực tiếp. Ngắt cung cấp cho máy tính một cách tự động lưu các ngữ cảnh đăng ký cục bộ và chạy mã cụ thể để đáp ứng các sự kiện. Ngay cả những máy tính rất cơ bản cũng hỗ trợ ngắt phần cứng và cho phép lập trình viên chỉ định mã có thể chạy khi sự kiện đó diễn ra. Khi nhận được một ngắt, phần cứng của máy tính sẽ tự động tạm dừng bất kỳ chương trình nào hiện đang chạy, lưu trạng thái của nó và chạy mã máy tính trước đó được liên kết với ngắt; điều này tương tự như việc đặt dấu trang trong sách để trả lời một cuộc gọi điện thoại. Trong các hệ điều hành hiện đại, các ngắt được nhân của hệ điều hành xử lý. Ngắt có thể đến từ phần cứng của máy tính hoặc chương trình đang chạy. Khi một thiết bị phần cứng kích hoạt ngắt, hạt nhân của hệ điều hành sẽ quyết định cách đối phó với sự kiện này, thường bằng cách chạy một số mã xử lý. Số lượng mã đang được chạy phụ thuộc vào mức độ ưu tiên của ngắt (ví dụ: một người thường trả lời báo động bằng máy dò khói trước khi trả lời điện thoại). Xử lý ngắt phần cứng là một tác vụ thường được giao cho phần mềm được gọi là trình điều khiển thiết bị, phần mềm này có thể là một phần của nhân hệ điều hành, một phần của chương trình khác hoặc cả hai. Trình điều khiển thiết bị sau đó có thể chuyển tiếp thông tin đến một chương trình đang chạy bằng nhiều cách khác nhau. Một chương trình cũng có thể kích hoạt một ngắt đối với hệ điều hành. Ví dụ: nếu một chương trình muốn truy cập vào phần cứng, nó có thể làm gián đoạn nhân của hệ điều hành, điều này khiến quyền kiểm soát được chuyển lại cho nhân. Sau đó, nhân sẽ xử lý yêu cầu. Nếu một chương trình muốn có thêm tài nguyên (hoặc muốn loại bỏ tài nguyên) như bộ nhớ, nó sẽ kích hoạt ngắt để thu hút sự chú ý của nhân. Các chế độ. Các bộ vi xử lý hiện đại (CPU hoặc MPU) hỗ trợ nhiều chế độ hoạt động. Các CPU có khả năng này cung cấp ít nhất hai chế độ: chế độ người dùng và chế độ giám sát. Nói chung, hoạt động ở chế độ giám sát cho phép truy cập không hạn chế vào tất cả tài nguyên máy, bao gồm tất cả các lệnh MPU. Chế độ người dùng hoạt động đặt ra giới hạn đối với việc sử dụng lệnh và thường không cho phép truy cập trực tiếp vào tài nguyên máy. CPU cũng có thể có các chế độ khác tương tự như chế độ người dùng, chẳng hạn như chế độ ảo để mô phỏng các loại bộ xử lý cũ hơn, chẳng hạn như bộ xử lý 16 bit trên bộ xử lý 32 bit hoặc bộ xử lý 32 bit trên bộ xử lý 64 bit. Khi bật nguồn hoặc đặt lại, hệ thống bắt đầu ở chế độ giám sát. Khi một nhân hệ điều hành đã được tải và khởi động, ranh giới giữa chế độ người dùng và chế độ giám sát (còn được gọi là chế độ nhân) có thể được thiết lập. Chế độ giám sát được hạt nhân sử dụng cho các tác vụ cấp thấp cần quyền truy cập không hạn chế vào phần cứng, chẳng hạn như kiểm soát cách bộ nhớ được truy cập và giao tiếp với các thiết bị như ổ đĩa và thiết bị hiển thị video. Ngược lại, chế độ người dùng được sử dụng cho hầu hết mọi thứ khác. Các chương trình ứng dụng, chẳng hạn như bộ xử lý văn bản và trình quản lý cơ sở dữ liệu, hoạt động trong chế độ người dùng và chỉ có thể truy cập tài nguyên máy bằng cách chuyển quyền điều khiển sang hạt nhân, một quá trình gây chuyển sang chế độ giám sát. Thông thường, việc chuyển quyền điều khiển tới hạt nhân được thực hiện bằng cách thực hiện lệnh ngắt phần mềm, chẳng hạn như lệnh Motorola 68000 codice_1. Sự gián đoạn của phần mềm khiến bộ vi xử lý chuyển từ chế độ người dùng sang chế độ người giám sát và bắt đầu thực thi mã cho phép nhân thực hiện kiểm soát. Ở chế độ người dùng, các chương trình thường có quyền truy cập vào một tập hợp các lệnh hạn chế của bộ vi xử lý và thường không thể thực hiện bất kỳ lệnh nào có thể gây gián đoạn hoạt động của hệ thống. Trong chế độ người giám sát, các giới hạn thực thi lệnh thường được loại bỏ, cho phép hạt nhân truy cập không hạn chế vào tất cả các tài nguyên máy. Thuật ngữ "tài nguyên chế độ người dùng" thường đề cập đến một hoặc nhiều thanh ghi CPU, chứa thông tin mà chương trình đang chạy không được phép thay đổi. Các nỗ lực thay đổi các tài nguyên này thường gây ra chuyển đổi sang chế độ giám sát, nơi hệ điều hành có thể đối phó với hoạt động bất hợp pháp mà chương trình đang cố gắng làm, ví dụ, bằng cách buộc chương trình phải chấm dứt ("giết" chương trình). Quản lý bộ nhớ. Nhân hệ điều hành đa chương trình phải chịu trách nhiệm quản lý tất cả bộ nhớ hệ thống hiện đang được các chương trình sử dụng. Điều này đảm bảo rằng một chương trình không can thiệp vào bộ nhớ đã được chương trình khác sử dụng. Vì chương trình chia sẻ thời gian, mỗi chương trình phải có quyền truy cập độc lập vào bộ nhớ. Quản lý bộ nhớ hợp tác, được sử dụng bởi nhiều hệ điều hành ban đầu, giả định rằng tất cả các chương trình sử dụng tự nguyện trình quản lý bộ nhớ của nhân và không vượt quá bộ nhớ được cấp phát của chúng. Hệ thống quản lý bộ nhớ này hầu như không còn xuất hiện nữa, vì các chương trình thường chứa các lỗi có thể khiến chúng vượt quá bộ nhớ được cấp phát. Nếu một chương trình bị lỗi, nó có thể khiến bộ nhớ được sử dụng bởi một hoặc nhiều chương trình khác bị ảnh hưởng hoặc bị ghi đè. Các chương trình hoặc vi rút độc hại có thể cố ý thay đổi bộ nhớ của chương trình khác hoặc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chính hệ điều hành. Với tính năng quản lý bộ nhớ hợp tác, chỉ cần một chương trình hoạt động sai có thể làm hệ thống gặp sự cố. Bảo vệ bộ nhớ cho phép hạt nhân giới hạn quyền truy cập của một tiến trình vào bộ nhớ của máy tính. Có nhiều phương pháp bảo vệ bộ nhớ khác nhau, bao gồm phân đoạn bộ nhớ và phân trang. Tất cả các phương pháp đều yêu cầu một số mức hỗ trợ phần cứng (chẳng hạn như 80286 MMU), điều này không tồn tại trong tất cả các máy tính. Trong cả phân đoạn và phân trang, một số thanh ghi chế độ được bảo vệ chỉ định cho CPU địa chỉ bộ nhớ mà nó sẽ cho phép một chương trình đang chạy truy cập. Nỗ lực truy cập các địa chỉ khác sẽ kích hoạt ngắt khiến CPU vào lại chế độ giám sát, đặt hạt nhân phụ trách. Đây được gọi là vi phạm phân đoạn hoặc viết tắt là Seg-V, và vì rất khó để gán một kết quả có ý nghĩa cho một hoạt động như vậy và bởi vì nó thường là dấu hiệu của một chương trình hoạt động sai, nhân của hệ điều hành thường sử dụng để chấm dứt chương trình vi phạm và báo cáo lỗi. Các phiên bản Windows 3.1 đến ME có một số mức độ bảo vệ bộ nhớ, nhưng các chương trình có thể dễ dàng phá vỡ nhu cầu sử dụng nó. Một lỗi bảo vệ chung sẽ được tạo ra, cho thấy một vi phạm phân đoạn đã xảy ra; tuy nhiên, hệ thống sẽ thường xuyên bị lỗi và đổ vỡ. Bộ nhớ ảo. Việc sử dụng địa chỉ bộ nhớ ảo (chẳng hạn như phân trang hoặc phân đoạn) có nghĩa là hạt nhân có thể chọn bộ nhớ mà mỗi chương trình có thể sử dụng tại bất kỳ thời điểm nào, cho phép hệ điều hành sử dụng cùng vị trí bộ nhớ cho nhiều tác vụ. Nếu một chương trình cố gắng truy cập bộ nhớ không nằm trong phạm vi bộ nhớ có thể truy cập hiện tại của nó, nhưng dù sao cũng đã được cấp phát cho nó, thì hạt nhân sẽ bị gián đoạn giống như khi chương trình vượt quá bộ nhớ được cấp phát. Trong UNIX, loại ngắt này được gọi là lỗi trang. Khi hạt nhân phát hiện lỗi trang, nó thường điều chỉnh phạm vi bộ nhớ ảo của chương trình đã kích hoạt nó, cấp cho nó quyền truy cập vào bộ nhớ được yêu cầu. Điều này cung cấp cho hạt nhân quyền lực tùy ý đối với nơi bộ nhớ của một ứng dụng cụ thể được lưu trữ, hoặc thậm chí nó đã thực sự được cấp phát hay chưa. Trong các hệ điều hành hiện đại, bộ nhớ được truy cập ít thường xuyên hơn có thể được lưu trữ tạm thời trên đĩa hoặc phương tiện khác để cung cấp không gian đó cho các chương trình khác. Điều này được gọi là hoán đổi, vì một vùng bộ nhớ có thể được nhiều chương trình sử dụng và những gì vùng bộ nhớ đó chứa có thể được hoán đổi hoặc trao đổi theo yêu cầu. "Bộ nhớ ảo" cung cấp cho lập trình viên hoặc người dùng nhận thức rằng có một lượng RAM trong máy tính lớn hơn nhiều so với thực tế. Đa nhiệm. Đa nhiệm đề cập đến việc chạy nhiều chương trình máy tính độc lập trên cùng một máy tính; tạo ra vẻ ngoài mà nó đang thực hiện các nhiệm vụ cùng một lúc. Vì hầu hết các máy tính có thể làm nhiều nhất một hoặc hai việc cùng một lúc, điều này thường được thực hiện thông qua chia sẻ thời gian, có nghĩa là mỗi chương trình sử dụng một phần thời gian của máy tính để thực thi. Hạt nhân hệ điều hành chứa một chương trình lập lịch để xác định lượng thời gian mà mỗi tiến trình dành để thực thi và theo thứ tự kiểm soát thực thi sẽ được chuyển cho các chương trình. Kiểm soát được hạt nhân chuyển cho một quá trình, cho phép chương trình truy cập vào CPU và bộ nhớ. Sau đó, quyền điều khiển được trả lại cho hạt nhân thông qua một số cơ chế, để một chương trình khác có thể được phép sử dụng CPU. Cái gọi là chuyển quyền kiểm soát giữa hạt nhân và các ứng dụng được gọi là chuyển đổi ngữ cảnh. Một mô hình ban đầu điều chỉnh việc phân bổ thời gian cho các chương trình được gọi là đa nhiệm hợp tác. Trong mô hình này, khi điều khiển được hạt nhân chuyển cho một chương trình, nó có thể thực thi bao lâu tùy thích trước khi trả lại điều khiển một cách rõ ràng cho hạt nhân. Điều này có nghĩa là một chương trình độc hại hoặc bị trục trặc có thể không chỉ ngăn cản bất kỳ chương trình nào khác sử dụng CPU mà còn có thể treo toàn bộ hệ thống nếu nó đi vào một vòng lặp vô hạn. Các hệ điều hành hiện đại mở rộng khái niệm về quyền ưu tiên của ứng dụng đối với trình điều khiển thiết bị và mã hạt nhân, do đó hệ điều hành cũng có quyền kiểm soát ưu tiên đối với thời gian chạy nội bộ. Triết lý điều chỉnh đa nhiệm ưu tiên là đảm bảo rằng tất cả các chương trình đều có thời gian trên CPU. Điều này ngụ ý rằng tất cả các chương trình phải được giới hạn trong khoảng thời gian chúng được phép sử dụng trên CPU mà không bị gián đoạn. Để thực hiện điều này, các hạt nhân hệ điều hành hiện đại sử dụng ngắt định thời. Một bộ đếm thời gian chế độ được bảo vệ được đặt bởi hạt nhân sẽ kích hoạt việc quay trở lại chế độ giám sát sau khi thời gian được chỉ định trôi qua. (Xem phần trên về Ngắt và hoạt động ở chế độ kép.) Trên nhiều hệ điều hành người dùng duy nhất, đa nhiệm hợp tác là hoàn toàn phù hợp, vì các máy tính gia đình thường chạy một số lượng nhỏ các chương trình đã được thử nghiệm tốt. AmigaOS là một ngoại lệ, có tính năng đa nhiệm ưu tiên từ phiên bản đầu tiên của nó. Windows NT là phiên bản đầu tiên của Microsoft Windows thực thi đa nhiệm ưu tiên, nhưng nó đã không tiếp cận thị trường người dùng gia đình cho đến khi có Windows XP (vì Windows NT được nhắm mục tiêu vào các chuyên gia). Truy cập đĩa và hệ thống tập tin. Quyền truy cập vào dữ liệu được lưu trữ trên đĩa là tính năng trung tâm của tất cả các hệ điều hành. Máy tính lưu trữ dữ liệu trên đĩa bằng cách sử dụng các tập tin, được cấu trúc theo những cách cụ thể để cho phép truy cập nhanh hơn, độ tin cậy cao hơn và tận dụng tốt hơn dung lượng có sẵn của ổ đĩa. Cách cụ thể mà các tập tin được lưu trữ trên đĩa được gọi là hệ thống tập tin và cho phép các tập tin có tên và thuộc tính. Nó cũng cho phép chúng được lưu trữ trong một hệ thống phân cấp các thư mục hoặc các thư mục được sắp xếp trong cây thư mục. Các hệ điều hành ban đầu thường hỗ trợ một loại ổ đĩa duy nhất và chỉ một loại hệ thống tập tin. Các hệ thống tập tin ban đầu bị hạn chế về dung lượng, tốc độ và các loại tên tập tin và cấu trúc thư mục mà chúng có thể sử dụng. Những hạn chế này thường phản ánh những hạn chế trong hệ điều hành mà chúng được thiết kế, khiến một hệ điều hành rất khó hỗ trợ nhiều hệ thống tập tin. Trong khi nhiều hệ điều hành đơn giản hơn hỗ trợ một số tùy chọn hạn chế để truy cập hệ thống lưu trữ, các hệ điều hành như UNIX và Linux hỗ trợ công nghệ được gọi là hệ thống tập tin ảo hoặc VFS. Hệ điều hành như UNIX hỗ trợ nhiều loại thiết bị lưu trữ, bất kể thiết kế hoặc hệ thống tập tin của chúng, cho phép chúng được truy cập thông qua giao diện lập trình ứng dụng chung (API). Điều này làm cho các chương trình không cần thiết phải có bất kỳ kiến thức nào về thiết bị mà chúng đang truy cập. VFS cho phép hệ điều hành cung cấp các chương trình có quyền truy cập vào số lượng thiết bị không giới hạn với vô số hệ thống tập tin được cài đặt trên chúng, thông qua việc sử dụng trình điều khiển thiết bị cụ thể và trình điều khiển hệ thống tập tin. Thiết bị lưu trữ được kết nối, chẳng hạn như ổ cứng, được truy cập thông qua trình điều khiển thiết bị. Trình điều khiển thiết bị hiểu ngôn ngữ cụ thể của ổ đĩa và có thể dịch ngôn ngữ đó sang ngôn ngữ chuẩn được hệ điều hành sử dụng để truy cập tất cả các ổ đĩa. Trên UNIX, đây là ngôn ngữ của các thiết bị khối. Khi hạt nhân có sẵn một trình điều khiển thiết bị thích hợp, nó có thể truy cập nội dung của ổ đĩa ở định dạng thô, có thể chứa một hoặc nhiều hệ thống tập tin. Trình điều khiển hệ thống tập tin được sử dụng để dịch các lệnh được sử dụng để truy cập từng hệ thống tập tin cụ thể thành một tập hợp lệnh tiêu chuẩn mà hệ điều hành có thể sử dụng để nói chuyện với tất cả các hệ thống tập tin. Các chương trình sau đó có thể xử lý các hệ thống tập tin này trên cơ sở tên tập tin và các thư mục / thư mục, được chứa trong cấu trúc phân cấp. Chúng có thể tạo, xóa, mở và đóng các tập tin cũng như thu thập nhiều thông tin khác nhau về chúng, bao gồm quyền truy cập, kích thước, dung lượng trống và ngày tạo và sửa đổi. Sự khác biệt khác nhau giữa các hệ thống tập tin làm cho việc hỗ trợ tất cả các hệ thống tập tin trở nên khó khăn. Các ký tự được phép trong tên tập tin, phân biệt chữ hoa chữ thường và sự hiện diện của nhiều loại thuộc tính tập tin khác nhau khiến việc triển khai một giao diện duy nhất cho mọi hệ thống tập tin trở thành một nhiệm vụ khó khăn. Các hệ điều hành có xu hướng khuyến nghị sử dụng (và do đó hỗ trợ nguyên bản) các hệ thống tập tin được thiết kế đặc biệt cho chúng; ví dụ: NTFS trong Windows và ext3 và ReiserFS trong Linux. Tuy nhiên, trên thực tế, các trình điều khiển của bên thứ ba thường có sẵn để hỗ trợ cho các hệ thống tập tin được sử dụng rộng rãi nhất trong hầu hết các hệ điều hành đa năng (ví dụ: NTFS có sẵn trong Linux thông qua NTFS-3g, và ext2/3 và ReiserFS có sẵn trong Windows thông qua phần mềm của bên thứ ba). Hỗ trợ cho hệ thống tập tin rất đa dạng giữa các hệ điều hành hiện đại, mặc dù có một số hệ thống tập tin phổ biến mà hầu như tất cả các hệ điều hành đều bao gồm hỗ trợ và trình điều khiển. Hệ điều hành khác nhau tùy thuộc vào hỗ trợ hệ thống tập tin và định dạng đĩa mà chúng có thể được cài đặt. Trong Windows, mỗi hệ thống tập tin thường bị giới hạn trong ứng dụng cho một số phương tiện nhất định; ví dụ: đĩa CD phải sử dụng ISO 9660 hoặc UDF và kể từ Windows Vista, NTFS là hệ thống tập tin duy nhất mà hệ điều hành có thể được cài đặt. Có thể cài đặt Linux trên nhiều loại hệ thống tập tin. Không giống như các hệ điều hành khác, Linux và UNIX cho phép bất kỳ hệ thống tập tin nào được sử dụng bất kể phương tiện nào được lưu trữ trong đó, cho dù đó là ổ cứng, đĩa (CD, DVD...), ổ USB flash, hoặc thậm chí được chứa trong một tập tin nằm trên hệ thống tập tin khác. Trình điều khiển thiết bị. Trình điều khiển thiết bị là một loại phần mềm máy tính cụ thể được phát triển để cho phép tương tác với các thiết bị phần cứng. Thông thường, điều này tạo thành một giao diện để giao tiếp với thiết bị, thông qua bus máy tính cụ thể hoặc hệ thống con giao tiếp mà phần cứng được kết nối, cung cấp các lệnh đến và/hoặc nhận dữ liệu từ thiết bị và ở đầu kia, các giao diện cần thiết cho hoạt động ứng dụng hệ thống và phần mềm. Đây là một chương trình máy tính chuyên biệt phụ thuộc vào phần cứng cũng là hệ điều hành cụ thể cho phép một chương trình khác, thường là hệ điều hành hoặc gói phần mềm ứng dụng hoặc chương trình máy tính chạy trong nhân hệ điều hành, tương tác một cách minh bạch với thiết bị phần cứng và thường cung cấp xử lý ngắt cần thiết cho bất kỳ nhu cầu giao tiếp phần cứng phụ thuộc thời gian không đồng bộ cần thiết nào. Mục tiêu thiết kế chính của trình điều khiển thiết bị là tính trừu tượng. Mỗi kiểu phần cứng (ngay cả trong cùng một loại thiết bị) đều khác nhau. Các mô hình mới hơn cũng được phát hành bởi các nhà sản xuất cung cấp hiệu suất đáng tin cậy hơn hoặc tốt hơn và các mô hình mới hơn này thường được kiểm soát khác nhau. Máy tính và hệ điều hành của chúng không thể biết cách điều khiển mọi thiết bị, cả hiện tại và tương lai. Để giải quyết vấn đề này, hệ điều hành về cơ bản ra lệnh cách mọi loại thiết bị phải được kiểm soát. Sau đó, chức năng của trình điều khiển thiết bị là chuyển các lệnh gọi chức năng được ủy quyền của hệ điều hành này thành các lệnh gọi cụ thể của thiết bị. Về lý thuyết, một thiết bị mới, được điều khiển theo cách mới, sẽ hoạt động chính xác nếu có sẵn trình điều khiển phù hợp. Trình điều khiển mới này đảm bảo rằng thiết bị dường như hoạt động như bình thường theo quan điểm của hệ điều hành. Trong các phiên bản Windows trước Windows Vista và các phiên bản Linux trước 2.6, tất cả việc thực thi trình điều khiển là hợp tác, có nghĩa là nếu trình điều khiển đi vào một vòng lặp vô hạn, nó sẽ đóng băng hệ thống. Các bản sửa đổi gần đây hơn của các hệ điều hành này kết hợp quyền ưu tiên hạt nhân, trong đó hạt nhân ngắt trình điều khiển để cung cấp cho nó các nhiệm vụ, sau đó tự tách mình khỏi quy trình cho đến khi nó nhận được phản hồi từ trình điều khiển thiết bị hoặc cung cấp nhiều nhiệm vụ khác để thực hiện. Nối mạng. Hiện tại hầu hết các hệ điều hành đều hỗ trợ nhiều giao thức mạng, phần cứng và ứng dụng để sử dụng chúng. Điều này có nghĩa là các máy tính chạy các hệ điều hành khác nhau có thể tham gia vào một mạng chung để chia sẻ tài nguyên như máy tính, tập tin, máy in và máy quét bằng cách sử dụng kết nối có dây hoặc không dây. Về cơ bản, mạng có thể cho phép hệ điều hành của máy tính truy cập vào các tài nguyên của một máy tính từ xa để hỗ trợ các chức năng tương tự nếu các tài nguyên đó được kết nối trực tiếp với máy tính cục bộ. Điều này bao gồm mọi thứ từ giao tiếp đơn giản, đến sử dụng hệ thống tập tin được nối mạng hoặc thậm chí chia sẻ phần cứng âm thanh hoặc đồ họa của máy tính khác. Một số dịch vụ mạng cho phép truy cập tài nguyên của máy tính một cách minh bạch, chẳng hạn như SSH cho phép người dùng mạng truy cập trực tiếp vào giao diện dòng lệnh của máy tính. Mạng máy khách/máy chủ cho phép một chương trình trên máy tính, được gọi là máy khách, kết nối qua mạng với một máy tính khác, được gọi là máy chủ. Máy chủ cung cấp (hoặc máy chủ) các dịch vụ khác nhau cho các máy tính và người dùng mạng khác. Các dịch vụ này thường được cung cấp thông qua các cổng hoặc các điểm truy cập được đánh số ngoài địa chỉ IP của máy chủ. Mỗi số cổng thường được liên kết với tối đa một chương trình đang chạy, chương trình này chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu đến cổng đó. Daemon, là một chương trình người dùng, có thể lần lượt truy cập các tài nguyên phần cứng cục bộ của máy tính đó bằng cách chuyển các yêu cầu đến nhân hệ điều hành. Nhiều hệ điều hành cũng hỗ trợ một hoặc nhiều giao thức mạng mở hoặc dành riêng cho nhà cung cấp, chẳng hạn như SNA trên hệ thống IBM, DECnet trên hệ thống của Digital Equipment Corporation và giao thức dành riêng cho Microsoft (SMB) trên Windows. Các giao thức cụ thể cho các tác vụ cụ thể cũng có thể được hỗ trợ như NFS để truy cập tập tin. Các giao thức như ESound hoặc esd có thể dễ dàng mở rộng qua mạng để cung cấp âm thanh từ các ứng dụng cục bộ, trên phần cứng âm thanh của hệ thống từ xa. Bảo mật. Một máy tính được bảo mật phụ thuộc vào một số công nghệ hoạt động bình thường. Một hệ điều hành hiện đại cung cấp quyền truy cập vào một số tài nguyên có sẵn cho phần mềm chạy trên hệ thống và cho các thiết bị bên ngoài như mạng thông qua hạt nhân. Hệ điều hành phải có khả năng phân biệt giữa các yêu cầu được phép xử lý và các yêu cầu khác không được xử lý. Mặc dù một số hệ thống có thể phân biệt đơn giản giữa "đặc quyền" và "không đặc quyền", các hệ thống thường có một dạng "nhận dạng người" yêu cầu, chẳng hạn như tên người dùng. Để thiết lập danh tính có thể có một quá trình "xác thực". Thường thì tên người dùng phải được trích dẫn và mỗi tên người dùng có thể có một mật khẩu. Các phương pháp xác thực khác, chẳng hạn như thẻ từ hoặc dữ liệu sinh trắc học, có thể được sử dụng thay thế. Trong một số trường hợp, đặc biệt là các kết nối từ mạng, tài nguyên có thể được truy cập mà không cần xác thực (chẳng hạn như đọc tập tin qua chia sẻ mạng). Cũng được bao hàm bởi khái niệm danh tính yêu cầu là "ủy quyền"; các dịch vụ và tài nguyên cụ thể mà người yêu cầu có thể truy cập sau khi đăng nhập vào hệ thống được liên kết với tài khoản người dùng của người yêu cầu hoặc với các nhóm người dùng được định cấu hình khác nhau mà người yêu cầu thuộc về. Ngoài mô hình bảo mật cho phép hoặc không cho phép, một hệ thống có mức độ bảo mật cao cũng cung cấp các tùy chọn kiểm tra. Những điều này sẽ cho phép theo dõi các yêu cầu truy cập vào tài nguyên (chẳng hạn như "ai đã đọc tập tin này?"). Bảo mật nội bộ, hoặc bảo mật từ một chương trình đã chạy chỉ có thể thực hiện được nếu tất cả các yêu cầu có thể có hại phải được thực hiện thông qua các ngắt đối với nhân hệ điều hành. Nếu các chương trình có thể truy cập trực tiếp vào phần cứng và tài nguyên, chúng không thể được bảo mật. Bảo mật bên ngoài liên quan đến yêu cầu từ bên ngoài máy tính, chẳng hạn như đăng nhập vào bảng điều khiển được kết nối hoặc một số loại kết nối mạng. Các yêu cầu bên ngoài thường được chuyển qua trình điều khiển thiết bị đến nhân của hệ điều hành, nơi chúng có thể được chuyển vào các ứng dụng hoặc được thực hiện trực tiếp. Bảo mật của các hệ điều hành từ lâu đã trở thành mối quan tâm vì dữ liệu rất nhạy cảm được lưu trữ trên máy tính, mang tính chất thương mại và quân sự. Bộ Quốc phòng của Chính phủ Hoa Kỳ (DoD) đã tạo ra "Tiêu chí Đánh giá Hệ thống Máy tính Tin cậy" (TCSEC), đây là một tiêu chuẩn đặt ra các yêu cầu cơ bản để đánh giá hiệu quả của bảo mật. Điều này trở nên quan trọng đối với các nhà sản xuất hệ điều hành, bởi vì TCSEC được sử dụng để đánh giá, phân loại và lựa chọn các hệ điều hành đáng tin cậy đang được xem xét để xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin nhạy cảm hoặc đã được phân loại. Các dịch vụ mạng bao gồm các dịch vụ như chia sẻ tập tin, dịch vụ in, email, trang web và giao thức truyền tập tin (FTP), hầu hết trong số đó có thể có bảo mật bị xâm phạm. Ở tuyến đầu của bảo mật là các thiết bị phần cứng được gọi là tường lửa hoặc hệ thống phát hiện / ngăn chặn xâm nhập. Ở cấp độ hệ điều hành, có sẵn một số phần mềm tường lửa, cũng như hệ thống phát hiện / ngăn chặn xâm nhập. Hầu hết các hệ điều hành hiện đại đều có tường lửa phần mềm, được bật theo mặc định. Tường lửa phần mềm có thể được cấu hình để cho phép hoặc từ chối lưu lượng mạng đến hoặc từ một dịch vụ hoặc ứng dụng đang chạy trên hệ điều hành. Do đó, người ta có thể cài đặt và đang chạy một dịch vụ không an toàn, chẳng hạn như Telnet hoặc FTP, và không bị đe dọa bởi vi phạm bảo mật vì tường lửa sẽ từ chối tất cả lưu lượng cố gắng kết nối với dịch vụ trên cổng đó. Một chiến lược thay thế và chiến lược hộp cát duy nhất có sẵn trong các hệ thống không đáp ứng các yêu cầu ảo hóa của Popek và Goldberg, là trong đó hệ điều hành không chạy các chương trình người dùng dưới dạng mã gốc, mà thay vào đó là giả lập bộ xử lý hoặc cung cấp máy chủ cho p -code dựa trên hệ thống như Java. Bảo mật nội bộ đặc biệt thích hợp cho các hệ thống nhiều người dùng; nó cho phép mỗi người dùng của hệ thống có các tập tin riêng tư mà những người dùng khác không thể giả mạo hoặc đọc được. Bảo mật nội bộ cũng rất quan trọng nếu sử dụng bất kỳ mục đích nào, vì một chương trình có thể có khả năng vượt qua hệ điều hành, bao gồm cả việc bỏ qua kiểm tra. Phân loại và thuật ngữ. Khái niệm hệ điều hành được tách thành ba thành phần: giao diện người dùng (bao gồm giao diện đồ họa và/hoặc thông dịch dòng lệnh, còn gọi là "shell"), tiện ích hệ thống cấp thấp, và phần lõi—trái tim của hệ điều hành. Phần cứng <-> Phần lõi <-> Shell <-> Ứng dụng +-----------+ 1 2 3 Trong một số hệ điều hành, phần lõi và shell nằm tách rời hoàn toàn, do đó cho phép kết hợp nhiều phần lõi và shell với nhau (như hệ điều hành UNIX), trong hệ điều hành khác thì điều này chỉ là khái niệm.
5,177
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5177
Bắt cặp trình tự
Sắp xếp thẳng hàng trình tự (tiếng Anh là sequence alignment) là phương pháp sắp xếp hai hoặc nhiều trình tự nhằm đạt được sự giống nhau tối đa. Các trình tự này có thể được xen bằng các khoảng trống (thường được diễn tả bằng các gạch nối ngang) tại các vị trí có thể để làm sao tạo thành các cột giống nhau (identical) hoặc tương tự nhau (similar). tcctctgcctctgccatcat---caaccccaaagt tcctgtgcatctgcaatcatgggcaaccccaaagt Phương pháp này thường được dùng để nghiên cứu sự tiến hóa của các trình tự từ một tổ tiên chung, đặc biệt là các trình tự sinh học như trình tự protein hoặc trình tự DNA. Các bắt cặp không đúng trong trình tự tương ứng với các đột biến và các khoảng trống tương ứng với phần thêm vào hoặc xóa đi. Cũng có thể sử dụng sắp xếp thẳng hàng trình tự để nghiên cứu nhiều vấn đề khác như sự tiến hóa ngôn ngữ và độ tương đồng trong các văn bản. Thuật ngữ "sắp xếp thẳng hàng trình tự" cũng chỉ quá trình tạo ra sự sắp xếp này hay tìm ra các cách sắp xếp tốt nhất trong cơ sở dữ liệu gồm các trình tự riêng biệt. Sắp gióng cột đôi một (Pairwise alignment). Sắp gióng cột đôi một là phương pháp phục vụ cho việc tìm kiếm một trình tự sắp gióng cột toàn bộ hay (cục bộ) mà trùng khớp nhất của các chuỗi protein (amino acid) hay DNA (nucleic acid). Thông thường, mục đích của nó là tìm ra (mối quan hệ) đồng đẳng của một gene hay một sản phẩm-gên trong một cơ sở dữ liệu các thông tin mẫu đã có sẵn. Thông tin này là hữu ích để trả lời một loạt các câu hỏi sinh học khác nhau. Ứng dụng quan trọng nhất của sắp gióng cột đôi một là để xác định các chuỗi có cấu trúc hay chức năng chưa biết. Một ứng dụng quan trọng khác là trong việc nghiên cứu tiến hóa phân tử. Sắp gióng cột toàn bộ (Global alignment). Sắp gióng cột toàn bộ giữa hai trình tự là một phương pháp trong đó toàn bộ ký tự trên hai trình tự tham gia vào quá trình sắp xếp. Phương pháp này thường được áp dụng để tìm các trình tự tương cận gần. Khi các trình tự này cũng dễ dàng xác định bằng phương pháp sắp gióng cột cục bộ, các phương pháp sắp gióng cột toàn bộ không được xem như một kỹ thuật. Hơn nữa, có một số mô hình tiến hóa phân tử như xáo trộn miền (domain shuffling) làm trở ngại tính ững dụng của các phương pháp này. Sắp gióng cột cục bộ (Local alignment). Sắp gióng cột cục bộ là phương pháp nhằm tìm kiếm các vùng có quan hệ bên trong các chuỗi - hay nói cách khác là chúng có chứa một tập con các ký tự (tạo bởi A, T, X, G) bên trong chuỗi. Ví dụ, vị trí 20-40 của chuỗi A có thể được sắp gióng cột với vị trí 50-70 của chuỗi B. Đây là kĩ thuật linh hoạt hơn sắp trình từ toàn bộ và có thuận lợi là các vùng liên quan xuất hiện ở các trật tự khác nhau ở hai protein (hay còn biết tới với tên là xáo trộn miền) có thể được xác định. Điều này là không thể đạt được với phương pháp sắp gióng cột toàn bộ. Tính chính xác của sắp gióng cột. Nơi thông thường xảy ra việc sắp xếp trình tự là ở cơ chế của sự tiến hóa phân tử. DNA mang các nguyên liệu di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, bằng cơ chế tự phân đôi bán bảo toàn của nó. Các thay đổi trong nguyên liệu đó là do các sai sót hay đột biến trong quá trình phân đôi, hoặc do virut và các cơ chế khác đôi khi dịch chuyển các chuỗi con bên trong nhiễm sắc thể và giữa các cá thể độc lập nhau. Kết quả là, một sắp xếp giữa các chuỗi cho thấy rằng chuỗi đó xuất phát từ cùng một tổ tiên chung thì chứa các chuỗi con trùng nhau. Trong trường hợp chuỗi di truyền, nó nhấn mạnh rằng chúng cùng mang thông tin của cùng một tổ tiên chung. Xem xét nơi xảy ra để biết xác suất xảy ra của các sự kiện này, chúng ta có thể ước lượng thời gian khi một chuỗi đi trệch ra khỏi tổ tiên chung hay thời gian cần thiết để một chuỗi có thể trở thành một chuỗi mới hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có sự bất đồng về giá trị và ứng dụng tự nhiên của các xác suất đối với sự tiến hóa sinh học. Một hướng suy nghĩ cho rằng chỉ có thể xảy ra các thay đổi đơn giản, với tỉ lệ cố định (ứng dụng của Occam's Razor) trong khi một hướng khác cho rằng chỉ cần giai đoạn tiến hóa ngắn khi có các thay đổi cực kì lớn.
5,180
160043
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5180
Tam quốc diễn nghĩa (định hướng)
Tam quốc diễn nghĩa là tên một tiểu thuyết lịch sử của La Quán Trung. Tiểu thuyết này sau đó đã được chuyển thể thành:
5,181
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5181
Trình tự motif
Một trình tự motif là một đoạn trình tự nucleotide hoặc amino acid phổ biến và có, hoặc cho là có, một chức năng sinh học nào đó. Ví dụ như motif về vị trí gắn thêm gốc "N"-glycosyl: trong đó chữ viết tắt là ký hiệu cho các amino acid theo kiểu viết tắt 3 chữ cái, (xem mã di truyền). Tổng quan. Khi trình tự motif xuất hiện trong exon của một gen, thì nó có thể mã hóa "motif cấu trúc" "của protein"; đó là nhân tố kiểu lập thể của cấu trúc bậc 3 của protein. Tuy nhiên, motif không cần phải được gắn với cấu trúc bậc hai đặc biệt. Trình tự DNA không mã hóa không được dịch mã thành protein và các acid nucleic với motif như vậy không cần phải khác so với dạng điển hình (ví dụ, DNA "dạng B" xoắn kép). Ngoài gen exon, còn có các motif trình tự điều hòa và motif bên trong "mảnh DNA", ví dụ như DNA vệ tinh. Một số trong chúng được cho là có ảnh hưởng đến hình dạng của acid nucleic (xem ví dụ RNA self-splicing), nhưng việc này chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Ví dụ, một số protein gắn DNA mà có ái lực với motif thì chỉ gắn DNA ở dạng xoắn kép của nó. Chúng có thể nhận biết motif thông qua chuỗi xoắn kép hoặc đường rãnh nhỏ hơn. Motif mã hóa ngắn, mà xuất hiện trong cấu trúc bậc hai chưa đầy đủ, include those that label proteins for delivery to particular parts of a cell, or mark them for phosphorylation. Within a sequence or database of sequences, researchers search and find motifs using computer-based techniques of sequence analysis, such as BLAST. Such techniques belong to the discipline of bioinformatics. See also consensus sequence. Khi trình tự motif xuất hiện trong exon của một gen, thì nó có thể mã hóa "motif cấu trúc" "của protein"; đó là nhân tố kiểu lập thể của cấu trúc bậc 3 của protein. Tuy nhiên, motif không cần phải được gắn với cấu trúc bậc hai đặc biệt. Trình tự DNA không mã hóa không được dịch mã thành protein và các acid nucleic với motif như vậy không cần phải khác so với dạng điển hình (ví dụ, DNA "dạng B" xoắn kép). Ngoài gen exon, còn có các motif trình tự điều hòa và motif bên trong "mảnh DNA", ví dụ như DNA vệ tinh. Một số trong chúng được cho là có ảnh hưởng đến hình dạng của acid nucleic (xem ví dụ RNA self-splicing), nhưng việc này chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Ví dụ, một số protein gắn DNA mà có ái lực với motif thì chỉ gắn DNA ở dạng xoắn kép của nó. Chúng có thể nhận biết motif thông qua chuỗi xoắn kép hoặc đường rãnh nhỏ hơn. Motif mã hóa ngắn, mà xuất hiện trong cấu trúc bậc hai chưa đầy đủ,
5,183
726522
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5183
Thành phố Trung Quốc
Trung Quốc có nhiều thành phố lớn. Các đô thị lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Hương Cảng (Hồng Kông), Quảng Châu, Thâm Quyến, Thiên Tân, Nam Kinh, Trùng Khánh, v.v. Các đô thị du lịch nổi tiếng: Bắc Kinh, Hàng Châu, Tô Châu, Côn Minh, v.v. Thành phố Trung Quốc có hai loại chính: Thành phố Trung Quốc có thể bao gồm các quận, thành phố cấp huyện (huyện cấp thị) và huyện.
5,185
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5185
Thụy Sĩ
Thụy Sỹ (còn được viết là "Thuỵ Sĩ"), tên đầy đủ là Liên bang Thụy Sỹ, là một nước cộng hòa liên bang tại châu Âu. Quốc gia này gồm có 26 bang, và thành phố Bern là nơi đặt trụ sở nhà đương cục liên bang. Quốc gia này nằm tại Tây – Trung Âu, có biên giới với Ý về phía nam, với Pháp về phía tây, với Đức về phía bắc, và với Áo cùng Liechtenstein về phía đông. Thụy Sỹ là quốc gia không giáp biển, có tổng diện tích 41.285 km² và về địa lý bao gồm dãy Alps, cao nguyên Thụy Sỹ và dãy Jura. Mặc dù dãy Alps chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ quốc gia, song khoảng 8 triệu dân Thụy Sỹ hầu hết tập trung tại khu vực cao nguyên. Các thành phố lớn nhất toàn quốc cũng nằm tại khu vực cao nguyên, trong đó có hai thành phố toàn cầu và trung tâm kinh tế là Zurich và Geneva. Mốc thành lập Cựu Liên bang Thụy Sỹ là vào thời kỳ Trung Cổ, là kết quả từ một loạt thắng lợi quân sự chống lại Áo và Burgandy. Thụy Sỹ được chính thức công nhận độc lập từ Thánh chế La Mã theo Hòa ước Westfalen vào năm 1648. Thụy Sỹ có lịch sử trung lập về quân sự từ thời kỳ Cải cách Tin Lành; quốc gia này không nằm trong tình trạng chiến tranh trên bình diện quốc tế từ năm 1815 và không gia nhập Liên Hợp Quốc cho đến năm 2002. Tuy thế, Thụy Sỹ theo đuổi chính sách đối ngoại tích cực và thường xuyên tham gia vào các tiến trình kiến tạo hòa bình trên toàn cầu. Thụy Sỹ là nơi khai sinh của tổ chức Chữ thập đỏ, là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có văn phòng lớn thứ nhì của Liên Hợp Quốc. Trên cấp độ châu Âu, Thụy Sỹ là một thành viên sáng lập của Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu, song không phải là thành viên của Liên minh châu Âu và Khu vực kinh tế châu Âu. Tuy nhiên, Thụy Sỹ tham gia Khu vực Schengen và Thị trường chung châu Âu thông qua các hiệp định song phương. Thụy Sỹ nằm tại nơi giao nhau của châu Âu German và châu Âu La Tinh, có bốn khu vực ngôn ngữ và văn hóa: Đức, Pháp, Ý và Romansh. Đa số dân chúng nói tiếng Đức, song bản sắc dân tộc Thụy Sỹ bắt nguồn từ một bối cảnh lịch sử chung, chia sẻ các giá trị như chủ nghĩa liên bang và dân chủ trực tiếp, và chủ nghĩa tượng trưng Alpes. Do đa dạng về ngôn ngữ, Thụy Sỹ có nhiều tên gọi bản địa: "Schweiz" (tiếng Đức); "Suisse" (tiếng Pháp); "Svizzera" (tiếng Ý); và "Svizra" hoặc (Romansh). Trên tiền xu và tem bưu chính, tên gọi trong tiếng Latinh (thường được rút ngắn thành "Helvetia") được sử dụng thay vì bốn ngôn ngữ chính thức. Tiền tệ của vùng đất chocolate - sô cô la là Franc Thụy Sỹ nằm trong số các quốc gia phát triển nhất trên thế giới, có của cải bình quân cao nhất (2010) và GDP PPP bình quân cao thứ 8 theo IMF (2011). Thụy Sỹ nằm vào hàng đứng đầu toàn cầu trên một vài số liệu về thành tựu quốc gia, bao gồm tính minh bạch chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, tính cạnh tranh kinh tế và phát triển con người. Zürich và Genève nằm trong số các thành phố đứng đầu thế giới về chất lượng sinh hoạt, theo Mercer năm 2009. Từ nguyên. Nguồn gốc danh xưng trong các ngôn ngữ chính thức của Thụy Sỹ. Địa danh "Schwyz" được chứng thực lần đầu vào năm 972 với dạng tiếng Thượng Đức Cổ "Suittes", rốt cuộc có lẽ liên quan đến "suedan" "đốt cháy", ám chỉ khu rừng bị đốt và phát quang để xây dựng. Tên gọi này được mở rộng ra khu vực do bang này thống trị, và sau Chiến tranh Schwaben năm 1499 thì dần được sử dụng cho toàn liên bang. Tên tiếng Đức-Thụy Sỹ của quốc gia là "Schwiiz" tuy đồng âm với "Schwyz" song được phân biệt nhờ sử dụng mạo từ xác định ('d'Schwiiz" để chỉ liên bang, song chỉ là "Schwyz" để chỉ bang và thị trấn). Tên tiếng Latinh "Confoederatio Helvetica" được tân từ hóa và được đưa vào dần sau khi thành lập liên bang năm 1848, gợi lại Cộng hòa Helvetii của Napoleón, xuất hiện trên tiền xu từ năm 1879, được ghi trong Cung điện liên bang vào năm 1902 và sau năm 1948 được sử dụng trong con dấu chính thức. (Mã ngân hàng ISO "CHF" cho franc Thụy Sỹ bắt nguồn từ tên Latinh của liên bang). "Helvetica" bắt nguồn từ "Helvetii", một bộ lạc sống trên cao nguyên Thụy Sỹ trước thời kỳ La Mã. "Helvetia" xuất hiện với thân phận nhân cách hóa quốc gia của Liên bang Thụy Sỹ trong thế kỷ XVII theo một vở kịch vào năm 1672 của Johann Caspar Weissenbach. Nguồn gốc tên tiếng Việt. Tên tiếng Việt của Thụy Sỹ bắt nguồn từ danh xưng tiếng Hán 瑞士 "Thụy Sỹ" (âm đọc ghi theo âm Hán Việt). Trong tiếng Pháp, Thụy Sỹ được gọi là "Suisse". Từ tiếng Pháp "Suisse" được phiên âm sang tiếng Quảng Đông là 瑞士 "Seoi6-si6". Dịch danh chữ Hán 瑞士 sau đó được truyền nhập sang các dạng tiếng Hán khác. Người nói các dạng tiếng Hán khác đó không đọc hai chữ Hán 瑞士 bằng âm đọc trong tiếng Quảng Đông mà đọc chúng bằng âm đọc tương ứng trong các dạng tiếng Hán đó. Khi tiếng Việt vay mượn tên gọi 瑞士 của tiếng Hán, hai chữ Hán 瑞士 đã được bằng âm Hán Việt của chúng. Lịch sử. Lịch sử sơ khởi. Dấu tích cổ nhất về sự hiện diện của họ Người tại Thụy Sỹ có niên đại khoảng 150.000 năm trước. Các khu định cư nông nghiệp cổ nhất được biết đến tại Thụy Sỹ nằm tại Gächlingen và có niên đại khoảng 5300 TCN. Các "bộ lạc văn hóa" sớm nhất được biết đến là thành viên của văn hóa Hallstatt và La Tène. Văn hóa La Tène phát triển và thịnh vượng vào cuối thời đại đồ sắt từ khoảng năm 450 TCN, có thể là dưới một số ảnh hưởng từ văn minh Hy Lạp và văn minh Etrusca (tại Ý ngày nay). Helvetii là một trong số các nhóm bộ lạc quan trọng nhất tại khu vực nay là Thụy Sỹ. Do thường xuyên bị các bộ lạc German quấy nhiễu, đến năm 58 TCN người Helvetii quyết định từ bỏ cao nguyên Thụy Sỹ và di cư đến miền tây Gallia, song quân đội của Julius Caesar truy kích và đánh bại họ trong trận Bibracte tại miền đông của Pháp ngày nay, buộc bộ lạc này chuyển về quê hương ban đầu của họ. Năm 15 TCN, Hoàng đế La Mã tương lai Tiberius cùng em trai là Drusus chinh phục dãy Alpes, hợp nhất khu vực này vào Đế quốc La Mã. Khu vực do người Helvetii chiếm giữ đầu tiên trở thành bộ phận của tỉnh Gallia Belgica thuộc La Mã, sau đó thuộc tỉnh Thượng Germania của đế quốc, trong khi phần miền đông của Thụy Sỹ ngày nay được hợp nhất vào tỉnh Raetia của đế quốc. Trong thế kỷ thứ nhất và thứ hai, cư dân sống trên cao nguyên Thụy Sỹ được hưởng một thời kỳ thịnh vượng. Một số đô thị như Aventicum, Iulia Equestris và Augusta Raurica đạt đến quy mô đáng kể, có hàng trăm bất động sản nông nghiệp (Villae rusticae) được phát hiện tại vùng nông thôn. Khoảng năm 260, khu vực Agri Decumates phía bắc sông Rhine thất thủ khiến Thụy Sỹ lúc này trở thành vùng biên giới của Đế quốc La Mã. Các vụ tập kích lặp đi lặp lại của các bộ lạc Alamanni khiến các đô thị và kinh tế Lã Mã bị tàn phá, buộc cư dân phải tìm nơi trú ẩn gần các công sự La Mã. Đế quốc cho xây dựng một tuyến phòng thủ khác tại biên giới phía bắc (được gọi là Donau-Iller-Rhine-Limes), song đến cuối thế kỷ IV thì áp lực gia tăng từ người German buộc người La Mã từ bỏ quan niệm phòng thủ theo tuyến, và cao nguyên Thụy Sỹ cuối cùng mở ra cho các khu định cư của người German. Đến Sơ kỳ Trung Cổ, từ cuối thế kỷ IV, miền tây của Thụy Sỹ ngày nay là bộ phận lãnh thổ của Vương quốc Burgundia. Người Alemanni định cư tại Cao nguyên Thụy Sỹ vào thế kỷ V và tại các thung lũng thuộc dãy Alpes trong thế kỷ VIII, hình thành Alemannia. Lãnh thổ Thụy Sỹ ngày nay vào lúc đó bị phân chia giữa hai vương quốc này. Trong thế kỷ VI, sau chiến thắng của Clovis I trước người Alemanni tại Tolbiac vào năm 504 và rồi người Frank thống trị người Bourgogne, toàn thể khu vực trở thành bộ phận của Đế quốc Frank. Trong phần còn lại của thế kỷ VI, trong thế kỷ VII và VIII khu vực Thụy Sỹ tiếp tục nắm dưới quyền bá chủ của Frank (các triều đại Meroving và Caroling). Tuy nhiên, sau khi bành trướng dưới thời Charlemagne, Đế quốc Frank bị phân chia theo Hiệp ước Verdun vào năm 843. Khu vực nay là Thụy Sỹ bị phân chia giữa Trung Frank và Đông Frank cho đến khi thống nhất dưới quyền Thánh chế La Mã (một tập hợp các lãnh địa) vào khoảng năm 1000. Đến năm 1200, cao nguyên Thụy Sỹ gồm các lãnh địa của các gia tộc Savoy, Zähringer, Habsburg và Kyburg. Một số khu vực (Uri, Schwyz, Unterwalden sau gọi là "Waldstätten") do thánh chế trực tiếp quản lý. Do không có hậu duệ theo dòng nam giới vào năm 1263, Triều đại Kyburg sụp đổ vào năm 1264; sau đó Gia tộc Habsburg dưới quyền Quốc vương Rudolph I (Hoàng đế Thánh chế vào năm 1273) đưa ra yêu sách đối với đất của nhà Kyburg và sáp nhập chúng để bành trướng lãnh thổ của họ đến miền đông cao nguyên Thụy Sỹ. Liên bang Thụy Sỹ Cũ. Liên bang Thụy Sỹ Cũ là một liên minh giữa các cộng đồng trong thung lũng tại miền trung dãy Alpes. Liên minh tạo thuận tiện cho quản lý các lợi ích chung và đảm bảo hòa bình trên các tuyến mậu dịch miền núi quan trọng. Hiến chương Liên bang năm 1291 được đồng thuận giữa các công xã nông thôn Uri, Schwyz và Unterwalden, được cho là văn kiện hình thành liên bang, mặc dù các liên minh tương tự có vẻ tồn tại từ nhiều thập niên trước đó. Đến năm 1353, liên minh tiếp nhận thêm các bang Glarus, Zug và các thành bang Lucerne, Zürich và Bern để hình thành "Liên bang Cũ" gồm tám bang và tồn tại cho đến cuối thế kỷ XV. Việc mở rộng này làm gia tăng quyền lực và thịnh vượng cho liên bang. Đến năm 1460, liên bang kiểm soát hầu hết lãnh thổ nằm về phía nam và phía tây của Sông Rhine cho đến dãy Alpes và dãy Jura, đặc biệt là sau các chiến thắng trước Vương triều Habsburg tại Áo, trước Charles Dũng cảm của Bourgogne trong thập niên 1470, và thành công của các lính đánh thuê Thụy Sỹ. Chiến thắng của Thụy Sỹ trong Chiến tranh Schwaben trước Liên minh Schwaben dưới quyền Hoàng đế Thánh chế La Mã Maximilian I vào năm 1499 giúp đem lại độc lập thực tế cho Thụy Sỹ trong Thánh chế La Mã. Liên bang Thụy Sỹ Cũ có được danh tiếng bất khả chiến bại trong các cuộc chiến ban đầu này, song việc mở rộng liên bang gặp phải một bước lùi vào năm 1515 khi Thụy Sỹ thất bại trong trận Marignano trước Pháp và Venezia. Chiến tranh kết thúc điều được gọi là kỷ "anh hùng" trong lịch sử Thụy Sỹ. Cải cách Tin Lành dưới quyền lãnh đạo của Zwingli thành công tại một số bang, song dẫn đến xung đột tôn giáo giữa các bang vào năm 1529 và năm 1531. Đến năm 1648, theo Hòa ước Westfalen, các quốc gia châu Âu công nhận Thụy Sỹ độc lập từ Thánh chế La Mã và tính chất trung lập của nước này. Trong thời kỳ cận đại của lịch sử Thụy Sỹ, chủ nghĩa chuyên chế của các gia đình quý tộc phát triển, kết hợp với một cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Chiến tranh Ba mươi Năm dẫn đến nông dân khởi nghĩa vào năm 1653. Trong bối cảnh cuộc đấu tranh này, xung đột giữa các bang Công giáo La Mã và Tin Lành vẫn dai dẳng, bùng phát thành bạo lực hơn nữa trong Chiến tranh Villmergen lần thứ nhất vào năm 1656, và Chiến tranh Toggenburg (Chiến tranh Villmergen lần thứ hai) vào năm 1712. Thời đại Napoléon. Năm 1798, chính phủ Cách mạng Pháp xâm chiếm Thụy Sỹ và áp đặt một hiến pháp thống nhất mới. Đây là hành động nhằm trung ương tập quyền hóa chính phủ quốc gia, bãi bỏ các bang trên thực tế. Ngoài ra, Mülhausen gia nhập Pháp còn thung lũng Valtellina gia nhập Cộng hòa Cisalpina (nay thuộc Ý). Chế độ mới mang tên Cộng hòa Helvetii, song rất không được lòng dân. Nó do quân đội ngoại quốc xâm lược áp đặt và phá hoại truyền thống từ nhiều thế kỷ, biến Thụy Sỹ thành một quốc gia vệ tinh của Pháp. Khi chiến tranh bùng phát giữa Pháp với các kình địch của họ, quân của Nga và Áo xâm chiếm Thụy Sỹ. Người Thụy Sỹ từ chối chiến đấu bên phía Pháp nhân danh Cộng hòa Helvetii. Năm 1803, Napoléon tổ chức một hội nghị gồm các chính trị gia hàng đầu Thụy Sỹ từ cả hai bên tại Paris. Kết quả là Đạo luật Điều giải, theo đó khôi phục phần lớn quyền tự trị của Thụy Sỹ và đưa lại một Liên bang gồm 19 bang. Từ đó về sau, chính trường Thụy Sỹ phần lớn liên quan đến cân bằng giữa truyền thống tự trị của các bang và nhu cầu về một chính phủ trung ương. Năm 1815, Đại hội Wien tái lập hoàn toàn nền độc lập của Thụy Sỹ và các cường quốc châu Âu đồng ý công nhận vĩnh viễn tính chất trung lập của Thụy Sỹ. Hiệp định cho phép Thụy Sỹ gia tăng lãnh thổ của mình, với việc tiếp nhận các bang Valais, Neuchâtel và Genève. Biên giới Thụy Sỹ không thay đổi kể từ đó, ngoại trừ một số điều chỉnh nhỏ. Quốc gia liên bang. Khôi phục quyền lực cho giai cấp quý tộc chỉ là tạm thời. Sau một giai đoạn bất ổn với các xung đột bạo lực liên tiếp, nội chiến ("Sonderbundskrieg") bùng phát vào năm 1847 khi một số bang Công giáo La Mã nỗ lực lập một liên minh riêng biệt ("Sonderbund"). Chiến tranh kéo dài trong chưa tới một tháng, có ít hơn 100 người thiệt mạng. Mặc dù có quy mô nhỏ so với các náo loạn và chiến tranh khác tại châu Âu trong thế kỷ XIX, tuy thế cuộc nội chiến có tác động lớn đến tâm lý và xã hội Thụy Sỹ. Chiến tranh thuyết phục hầu hết người Thụy Sỹ về tính cần thiết của việc đoàn kết và sức mạnh trước các láng giềng. Người Thụy Sỹ từ tất cả tầng lớp xã hội, theo Công giáo La Mã hay Tin Lành, từ khuynh hướng tự do đến bảo thủ, nhận thấy rằng các bang sẽ có lợi hơn nếu các lợi ích kinh tế và tôn giáo của họ được hợp nhất. Do đó, trong khi phần còn lại của châu Âu xảy ra các cuộc khởi nghĩa cách mạng, thì người Thụy Sỹ lập ra một hiến pháp đề ra bố cục liên bang, phần lớn được lấy cảm hứng từ Hiến pháp Mỹ . Hiến pháp này tạo ra một nhà đương cục trung ương, trong khi để lại cho các bang quyền tự quản về các vấn đề địa phương. Quốc hội được chia thành một thượng viện (Hội đồng Các bang, mỗi bang có hai đại biểu) và một hạ viện (Hội đồng Quốc gia, có đại biểu được bầu từ toàn quốc). Bắt buộc phải trưng cầu dân ý để sửa đổi bất kỳ nội dung nào trong hiến pháp này. Một hệ thống cân và đo lường duy nhất được định ra và đến năm 1850 franc Thụy Sỹ trở thành đơn vị tiền tệ duy nhất của quốc gia. Điều 11 của hiến pháp ngăn cấm đưa binh sĩ đi phục vụ tại ngoại quốc. Một điều khoản quan trọng trong hiến pháp là nó có thể được soạn lại hoàn toàn nếu được cho là cần thiết, do đó cho phép việc phát triển toàn thể thay vì sửa đổi một phần tại một thời điểm. Điều này nhanh chóng chứng minh tính cần thiết khi dân số gia tăng và cách mạng công nghiệp tiếp sau đó dẫn đến các yêu cầu thay đổi hiến pháp cho phù hợp. Một dự thảo ban đầu bị dân chúng bác bỏ vào năm 1872 song bản sửa đổi được thông qua vào năm 1874. Nó xác định trưng cầu dân ý không cưỡng bách đối với pháp luật tại cấp độ liên bang. Nó cũng xác định liên bang chịu trách nhiệm về các sự vụ phòng thủ, mậu dịch và lập pháp. Năm 1891, hiến pháp được điều chỉnh với các yếu tố dân chủ trực tiếp mạnh mẽ khác thường, điều này vẫn còn là độc nhất thế giới cho đến ngày nay. Lịch sử hiện đại. Thụy Sỹ không bị xâm chiếm trong hai đại chiến thế giới. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thụy Sỹ là nơi Vladimir Lenin sống lưu vong cho đến năm 1917. Tính trung lập của Thụy Sỹ bị nghi ngờ nghiêm trọng do một chính trị gia nước này tên là Robert Grimm thương lượng hòa bình giữa Đức và Nga vào năm 1917. Năm 1920, Thụy Sỹ gia nhập Hội Quốc Liên có trụ sở tại Genève, với điều kiện là họ được miễn bất kỳ yêu cầu quân sự nào. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Đức soạn thảo các kế hoạch xâm lược chi tiết đối với Thụy Sỹ, song nước này chưa từng bị tấn công. Thụy Sỹ có thể duy trì độc lập nhờ kết hợp răn đe quân sự, nhượng bộ với Đức, và may mắn do các sự kiện lớn hơn trong chiến tranh khiến Đức trì hoãn xâm lược. Chiến lược về quân sự của Thụy Sỹ thay đổi từ phòng thủ chiến lược tại biên giới để bảo vệ khu trung tâm kinh tế, sang chiến lược mang tên Reduit nhằm tiêu hao địch lâu dài có tổ chức và triệt thoái đến các vị trí cao kiên cố, có đủ dự trữ trên dãy Alpes. Thụy Sỹ là một căn cứ quan trọng về hoạt động tình báo đối với cả hai phe xung đột và thường làm trung gian giao thiệp giữa lực lượng Phe Trục và Đồng Minh. Trong suốt cuộc chiến, Thụy Sỹ giam giữ trên 300.000 người tị nạn và Chữ thập đỏ quốc tế có trụ sở tại Genève giữ vai trò quan trọng trong xung đột. Các chính sách nhập cư và tị nạn nghiêm ngặt cũng như quan hệ tài chính với Đức Quốc xã gây ra tranh luận, song chúng không kéo dài đến cuối thế kỷ XX. Sau chiến tranh, chính phủ Thụy Sỹ xuất khẩu tín dụng thông qua quỹ từ thiện mang tên Schweizerspende và cũng đóng góp cho Kế hoạch Marshall nhằm giúp châu Âu phục hồi, các nỗ lực này cuối cùng cũng làm lợi cho kinh tế Thụy Sỹ. Trong Chiến tranh Lạnh, nhà đương cục Thụy Sỹ từng xem xét chế tạo một bom hạt nhân. Các nhà vật lý học hạt nhân hàng đầu tại Viện Công nghệ Liên bang Zürich biến điều này trở thành khả thi. Tuy nhiên, các vấn đề tài chính và ngân sách quốc phòng ngăn cản cung cấp lượng kinh phí đáng kể, và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 được cho là một lựa chọn có giá trị. Toàn bộ các kế hoạch còn lại về phát triển vũ khí hạt nhân bị dừng lại vào năm 1988. Thụy Sỹ là nước cộng hòa phương Tây cuối cùng trao quyền tuyển cử cho nữ giới. Một số bang của Thụy Sỹ phê chuẩn quyền này vào năm 1959, còn ở cấp liên bang là vào năm 1971. Sau khi giành được quyền đi bầu ở cấp độ liên bang, tầm quan trọng chính trị của nữ giới nhanh chóng nổi lên, nữ giới đầu tiên trong Hội đồng Liên bang là Elisabeth Kopp, có nhiệm kỳ 1984–1989, và nữ tổng thống đầu tiên là Ruth Dreifuss vào năm 1999. Thụy Sỹ gia nhập Ủy hội châu Âu vào năm 1963. Năm 1979, một số khu vực của bang Bern giành được độc lập và hình thành bang Jura. Ngày 18 tháng 4 năm 1989, dân chúng Thụy Sỹ và các bang bỏ phiếu tán thành thay đổi hoàn toàn hiến pháp liên bang. Năm 2002, Thụy Sỹ trở thành một thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc. Thụy Sỹ là một thành viên sáng lập của Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu, song không phải là thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu. Đơn xin làm thành viên Liên minh châu Âu được gửi đi vào tháng 5 năm 1992, song không có tiến bộ từ khi dân chúng bác bỏ Khu vực Kinh tế châu Âu vào tháng 12 năm 1992. Từ đó có một số cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề Liên minh châu Âu; do phản ứng khác nhau từ dân chúng nên đơn xin làm thành viên bị đóng băng. Tuy thế, pháp luật Thụy Sỹ dần được điều chỉnh để phù hợp với pháp luật Liên minh châu Âu, và chính phủ ký kết một số thỏa thuận song phương với tổ chức này. Ngày 5 tháng 6 năm 2005, cử tri Thụy Sỹ chấp thuận tham gia Hiệp ước Schengen. Địa lý. Thụy Sỹ trải dài qua sườn phía bắc và phía nam của Dãy Alpes tại Tây-Trung Âu, có sự đa dạng lớn về cảnh quan và khí hậu trong một diện tích hạn chế là . Dân số toàn quốc khoảng 8 triệu, khiến mật độ dân số bình quân là khoảng 195 người/km². Nửa phía nam có địa hình núi non hơn, và có dân cư thưa thớt hơn rất nhiều so với nửa phía bắc. Bang lớn nhất là Graubünden nằm hoàn toàn trên dãy Alpes, có mật độ dân số là 27 người/km². Thụy Sỹ nằm giữa các vĩ tuyến 45° và 48° Bắc, và các kinh tuyến 5° và 11° Đ. Quốc gia này gồm có ba khu vực địa hình cơ bản: Dãy Alpes Thụy Sỹ về phía nam, cao nguyên Thụy Sỹ hay cao nguyên Trung tâm, và dãy Jura về phía tây. Dãy Alpes là một dãy núi cao chạy dọc trung-nam của quốc gia, chiếm khoảng 60% diện tích toàn quốc. Đa số dân chúng Thụy Sỹ cư trú tại cao nguyên Thụy Sỹ. Trong số các thung lũng cao của dãy Alpes Thụy Sỹ, có nhiều sông băng với tổng diện tích là . Chúng là đầu nguồn của một số sông lớn, chẳng hạn như Rhine, Inn, Ticino và Rhône, chúng chảy theo bốn hướng cơ bản ra toàn châu Âu. Mạng lưới thủy văn học bao gồm một số thực thể nước ngọt vào hàng lớn nhất tại Trung-Tây Âu, như hồ Genève, Bodensee và hồ Maggiore. Thụy Sỹ có trên 1500 hồ và chứa 6% tài nguyên nước ngọt của châu Âu. Các hồ và sông băng chiếm khoảng 6% diện tích quốc gia. Sông Rhône chảy ra Địa Trung Hải tại vùng Camargue của Pháp còn sông Rhine chảy ra biển Bắc tại Rotterdam thuộc Hà Lan, cách nhau khoảng , song dòng chảy của chúng chỉ cách nhau khoảng trên dãy Alpes Thụy Sỹ. Thụy Sỹ có 48 núi cao từ trở lên so với mực nước biển. Monte Rosa là núi cao nhất với , song núi Matterhorn với độ cao () thường được cho là nổi tiếng nhất. Cả hai đều nằm trên dãy Alpes Pennines thuộc bang Valais, trên biên giới với Ý. Đoạn dãy Alpes Bern nằm ở trên thung lũng Lauterbrunnen gồm có 72 thác nước, được biết nhiều với các núi Jungfrau () Eiger và Mönch, cùng nhiều thung lũng đẹp như họa trong khu vực. Tại phía đông nam có thung lũng Engadin trải dài, gồm khu vực St. Moritz của bang Graubünden, cũng nổi tiếng; đỉnh cao nhất tại dãy Alpes Bernina là Piz Bernina (). Phần miền bắc đông dân hơn của Thụy Sỹ chiếm khoảng 30% tổng diện tích, được gọi là cao nguyên Thụy Sỹ. Nó có cảnh quan rộng mở và đồi núi, một phần là rừng, một phần là thảo nguyên rộng thường dùng để chăn thả gia súc, hoặc để trồng rau và quả, song vẫn có nhiều đồi. Tại đó có các hồ nước lớn và các thành phố lớn nhất Thụy Sỹ. Khí hậu. Khí hậu Thụy Sỹ về tổng thể là ôn đới, song có thể khác biệt lớn giữa các địa phương, từ tình trạng băng giá trên các đỉnh núi, đến thường êm dịu tương tự khí hậu Địa Trung Hải tại mũi phía nam của Thụy Sỹ. Có một số khu vực thung lũng nằm tại phần phía nam của Thụy Sỹ, tại đó có một số cây cọ chịu lạnh. Mùa hè có xu hướng ấm và ẩm cùng các cơn mưa định kỳ, thích hợp cho đồng cỏ và gia súc. Mùa đông trên các dãy núi có ít ẩm hơn, có thể ổn định trong một thời gian dài nhiều tuần, trong khi tại các vùng thấp có xu hướng nghịch ôn trong các giai đoạn này, do đó không có Mặt trời trong nhiều tuần. Một hiện tượng thời tiết gọi là phơn có thể xảy ra tại bất kỳ lúc nào trong năm và mang đặc điểm là gió ấm bất ngờ, khiến không khí có độ ẩm tương đối rất thấp tại phía bắc của Alpes trong các giai đoạn mưa tại sườn nam của Alpes. Hiện tượng này xảy ra theo cả hai hướng qua Dãy Alpes, song phổ biến hơn là gió thổi từ miền nam. Tình trạng khô hạn nhất tồn tại trong toàn bộ các thung lũng núi cao nội địa, chúng nhận được mưa ít hơn do các đám mây mất đi phần lớn lượng ẩm khi vượt qua các dãy núi trước khi tiếp cận đến chúng. Các khu vực núi cao lớn như Graubünden vẫn khô hạn hơn các khu vực trước núi cao và như tại thung lũng chính của Valais các loại nho được trồng để làm rượu vang. Tình trạng ẩm nhất tồn tại trên vùng núi Alpes cao và tại bang Ticino, tại đó có nhiều ánh nắng gây các cơn mưa lớn. Giáng thủy có xu hướng trải vừa phải quanh năm với đỉnh điểm vào mùa hè. Mùa thu là mùa khô hạn nhất, mùa đông có ít giáng thủy hơn mùa hè, song mô hình thời tiết tại Thụy Sỹ không phải là một hệ thống ổn định và có thể biến thiên từ năm này sang năm khác. Môi trường. Hệ sinh thái của Thụy Sỹ có thể đặc biệt dễ tổn thương, do nhiều thung lũng nhạy cảm bị các núi cao chia cắt nên thường tạo thành hệ sinh thái duy nhất. Các khu vực núi non cũng dễ bị tổn thương, có đa dạng về thực vật không tìm thấy tại các độ cao khác, và trải qua một số áp lực từ du khách và gia súc. Các điều kiện khí hậu, địa chất và địa hình của khu vực núi cao tạo nên một hệ sinh thái rất mong manh, đặc biệt nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Tuy thế, theo Chỉ số Thành tựu Môi trường 2014, Thụy Sỹ xếp thứ nhất trong số 132 quốc gia về bảo vệ môi trường, do có điểm số cao về y tế công cộng môi trường, phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện và địa nhiệt), và kiểm soát phát thải khí nhà kính. Chính trị. Hiến pháp Liên bang được thông qua vào năm 1848 là căn cứ pháp lý của nhà nước liên bang hiện đại. Nó nằm trong số các hiến pháp lâu năm nhất của thế giới. Một hiến pháp mới được phê chuẩn vào năm 1999, song không tiến hành các biến đổi đáng kể về cấu trúc liên bang. Nó phác thảo các quyền lợi cơ bản và chính trị của các cá nhân và tham gia của công dân vào công vụ, phân chia quyền lực giữa liên bang và các bang, và xác định thẩm quyền và quyền hạn của liên bang. Có ba cơ cấu quản lý chính tại cấp độ liên bang: lưỡng viện quốc hội (lập pháp), Hội đồng Liên bang (hành pháp) và Tòa án Liên bang (tư pháp). Nghị viện Thụy Sỹ gồm có hai viện: Hội đồng Các bang gồm có 46 đại biểu (mỗi bang hai đại biểu và mỗi bán bang có 1 đại biểu), họ được bầu theo hệ thống riêng do mỗi bang xác định, và Hội đồng Quốc gia gồm 200 thành viên được bầu theo một hệ thống đại diện tỷ lệ, tùy theo dân số của mỗi bang. Thành viên của hai viện phục vụ trong bốn năm và chỉ phục vụ bán thời gian (gọi là "Milizsystem" hay cơ quan tư pháp công dân). Khi cả hai viện họp chung, họ được gọi là Nghị hội Liên bang. Thông qua trưng cầu dân ý, công dân có thể thách thức bất kỳ luật nào do nghị viện thông qua, và thông qua xướng nghị có thể đưa các sửa đổi vào hiến pháp liên bang, do đó biến Thụy Sỹ thành một nền dân chủ trực tiếp. Hội đồng Liên bang gồm có chính phủ liên bang, chỉ đạo chính quyền liên bang và đóng vai trò là cơ quan cao nhất của quốc gia. Đây là một cơ cấu hiệp nghị gồm bảy thành viên, được Nghị hội Liên bang bầu ra theo nhiệm kỳ ủy thác bốn năm, Nghị hội Liên bang cũng thực thi giám sát Hội đồng. Tổng thống Liên bang được Nghị hội Liên bang bầu ra từ bảy thành viên này, theo truyền thống chức vụ này được luân phiên và có nhiệm kỳ một năm; Tổng thống chủ trì chính phủ và đảm nhiệm các chức năng tượng trưng. Tuy nhiên, tổng thống là một người đứng đầu bình đẳng, không có thêm quyền lực, và duy trì là người đứng đầu một cơ quan trong chính quyền. Chính phủ Thụy Sỹ là một liên minh của bốn chính đảng lớn kể từ năm 1959, mỗi đảng có một số lượng ghế trong nghị viện, chúng phản ánh đại thể tỷ lệ cử tri và đại diện của họ trong nghị viện liên bang. Phân bổ kiểu cũ là 2 thành viên CVP/PDC, 2 thành viên SPS/PSS, 2 thành viên FDP/PRD và 1 thành viên SVP/UDC tồn tại từ năm 1959 đến năm 2003 và được gọi là "công thức ma thuật". Sau bầu cử Hội đồng Liên bang năm 2015, bảy ghế trong hội đồng được phân bổ như sau: Chức năng của Tòa án Tối cao Liên bang là phân xử kháng án phán quyết của các tòa án cấp bang và liên bang. Các thẩm phán được Nghị hội Liên bang bầu ra, có nhiệm kỳ sáu năm. Dân chủ trực tiếp. Dân chủ trực tiếp và chủ nghĩa liên bang là các điểm nổi bật của hệ thống chính trị Thụy Sỹ. Công dân Thụy Sỹ là đối tượng của ba quyền lực tư pháp: tại cấp khu tự quản, bang và liên bang. Hiến pháp 1848/1999 xác định một hệ thống dân chủ trực tiếp (thỉnh thoảng gọi là "bán trực tiếp" hay "dân chủ trực tiếp đại diện"). Các công cụ của hệ thống này tại cấp độ liên bang, được gọi là quyền dân chúng (, , ), bao gồm quyền đệ trình một "xướng nghị liên bang" và một "trưng cầu dân ý", cả hai đều có thể lật đổ các quyết định của nghị viện. Bằng cách yêu cầu một cuộc "trưng cầu dân ý" liên bang, một nhóm công dân có thể thách thức một luật do nghị viện thông qua nếu họ thu thập được 50.000 chữ ký chống lại luật trong vòng 100 ngày. Nếu vậy, một cuộc bỏ phiếu toàn quốc được lên kế hoạch để các cử tri quyết định theo thể thức đa số giản đơn về việc chấp thuận hay bác bỏ luật. Tập hợp gồm tám bang bất kỳ cũng có thể yêu cầu trưng cầu hiến pháp về một luật của liên bang. Tương tự, "xướng nghị hiến pháp" liên bang cho phép công dân đưa một sửa đổi hiến pháp ra bỏ phiếu toàn dân, nếu như trong vòng 18 tháng có 100.000 cử tri ký tên vào sửa đổi được đề xuất. Hội đồng Liên bang và Nghị hội Liên bang có thể bổ sung sửa đổi được đề xuất bằng một phản đề án, và sau đó cử tri cần phải cho biết họ ưu tiên gì hơn trong trường hợp hai đề xuất được chấp thuận. Do đó, các sửa đổi hiến pháp bất kể tiến hành dựa theo xướng nghị hoặc tại nghị viện, cần phải được chấp thuận bởi đa số kép theo phiếu phổ thông quốc gia và phiếu phổ thông cấp bang. Thủ đô. Luật Thụy Sỹ không định rõ một thủ đô chính thức, song nghị viện và chính phủ liên bang đặt tại Bern, trong khi các tòa án liên bang nằm tại các thành phố khác. Đơn vị hành chính. Liên bang Thụy Sỹ gồm có 20 bang và 6 bán bang: Các bang có một địa vị hiến pháp vĩnh viễn, và so với tình hình tại các quốc gia khác thì chúng có mức độ độc lập cao. Theo Hiến pháp Liên bang, toàn bộ 26 bang đều bình đẳng về địa vị. Mỗi bang có hiến pháp riêng, cùng nghị viện, chính phủ và tòa án riêng. Tuy nhiên, có khác biệt đáng kể giữa các bang, quan trọng nhất là về dân số và diện tích. Dân số các bang dao động từ 15.000 (Appenzell Innerrhoden) đến 1.253.500 (Zürich), và diện tích dao động từ (Basel-Stadt) đến (Graubünden). Các bang gồm có tổng cộng 2.485 khu tự quản. Tại Thụy Sỹ có hai vùng đất lọt vào: Büsingen thuộc về Đức, Campione d'Italia thuộc về Ý. Ngoại giao và tổ chức quốc tế. Thụy Sỹ có truyền thống tránh các liên minh có thể yêu cầu quân sự, chính trị và hành động kinh tế trực tiếp, và là nước trung lập kể từ khi kết thúc mở rộng vào năm 1515. Chính sách trung lập của họ được quốc tế công nhận trong Đại hội Wien năm 1815. Phải đến năm 2002 Thụy Sỹ mới trở thành một thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc và là quốc gia đầu tiên gia nhập tổ chức này theo trưng cầu dân ý. Thụy Sỹ duy trì quan hệ ngoại giao với hầu như toàn bộ các quốc gia và theo truyền thống đóng vai trò là một bên trung gian giữa các quốc gia khác. Thụy Sỹ không phải là thành viên của Liên minh châu Âu; người Thụy Sỹ kiên trì bác bỏ tư cách thành viên của tổ chức này kể từ đầu thập niên 1990. Tuy nhiên, Thụy Sỹ tham gia Khu vực Schengen. Một lượng lớn các tổ chức quốc tế đặt trụ sở của họ tại Thụy Sỹ, một phần là do chính sách trung lập của nước này. Genève là nơi khai sinh của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ và Công ước Genève, và từ năm 2006 là nơi đặt trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Mặc dù Thụy Sỹ là một trong số các nước mới nhất gia nhập Liên Hợp Quốc, song Cung các Quốc gia tại Genève là trung tâm lớn thứ nhì của Liên Hợp Quốc sau trụ sở tại New York, và Thụy Sỹ là một thành viên sáng lập và là nơi đặt trụ sở của Hội Quốc Liên trước đây. Ngoài trụ sở của Liên Hợp Quốc, Thụy Sỹ còn là chủ nhà của nhiều cơ quan Liên Hợp Quốc, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) và khoảng 200 tổ chức quốc tế khác, trong đó có Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Các hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos có sự tham gia của các lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị quốc tế nhằm thảo luận các vấn đề quan trọng của thế giới, trong đó có y tế và môi trường. Ngoài ra, trụ sở của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đặt tại Basel từ năm 1930. Hơn nữa, nhiều liên đoàn và tổ chức thể thao đặt tại khắp Thụy Sỹ, như Liên đoàn bóng rổ quốc tế tại Genève, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tại Nyon, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn khúc côn cầu trên băng quốc tế đặt tại Zürich, Liên đoàn Xe đạp Quốc tế tại Aigle, và Ủy ban Olympic Quốc tế tại Lausanne. Quân sự. Lực lượng vũ trang Thụy Sỹ gồm có Lục quân và Không quân, gồm chủ yếu là các binh sĩ nghĩa vụ từ các nam công dân tuổi từ 20 đến 34 (trong trường hợp đặc biệt lên đến 50). Do là một quốc gia nội lục, Thụy Sỹ không có hải quân song trên các hồ biên giới có sử dụng các tàu kiểm soát quân sự có vũ trang. Công dân Thụy Sỹ bị cấm phục vụ trong quân đội ngoại quốc, ngoại trừ Đội cận vệ Thụy Sỹ của Vatican, hoặc nếu họ có quốc tịch kép của một nước khác và cư trú tại đó. Cấu trúc của hệ thống dân quân Thụy Sỹ quy định rằng các binh sĩ giữ thiết bị mà Quân đội phát cho tại nhà, bao gồm toàn bộ vũ khí cá nhân. Một số tổ chức và chính đảng tranh luận về thực tiễn này Nghĩa vụ quân sự áp dụng cho toàn bộ nam công dân Thụy Sỹ; nữ giới có thể phục vụ tự nguyện. Nam giới thường nhận lệnh huấn luyện nghĩa vụ quân sự vào năm 18 tuổi. Khoảng hai phần ba thanh niên Thụy Sỹ phù hợp để phục vụ; có một số hình thức phục vụ thay thế đối với những người được đánh giá là không phù hợp. Mỗi năm có khoảng 20.000 người được huấn luyện tại các trung tâm tuyển quân trong khoảng thời gian từ 18 đến 21 tuần lễ. Cải cách "Lục quân XXI" được dân chúng thông qua vào năm 2003, thay thế mô hình "Lục quân 95" trước đó, giảm chiến binh từ 400.000 xuống khoảng 200.000. Trong đó, 120.000 người tại ngũ trong thời kỳ huấn luyện và 80.000 binh sĩ dự bị phi huấn luyện. Tổng thể, Thụy Sỹ từng ba lần tuyên bố tổng động viên nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và tính trung lập của Thụy Sỹ. Lần đầu tiên nhằm ứng phó với Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871. Lần thứ hai là nhằm ứng phó với bùng phát Chiến tranh thế giới thứ nhất vào tháng 8 năm 1914. Lần thứ ba diễn ra vào tháng 9 năm 1939 nhằm ứng phó trước việc Đức xâm lược Ba Lan; Henri Guisan được bầu làm tổng tư lệnh. Do có chính sách trung lập, quân đội Thụy Sỹ hiện không tham gia các xung đột quân sự tại nước ngoài, song nằm trong một số sứ mệnh duy trì hòa bình khắp thế giới. Kể từ năm 2000 cơ quan lực lượng vũ trang cũng duy trì hệ thống thu thập tình báo Onyx nhằm theo dõi truyền thông vệ tinh. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, có một số nỗ lực nhằm hạn chế hoạt động quân sự hoặc thậm chí là bãi bỏ lực lượng vũ trang. Một cuộc trưng cầu dân ý đáng chú ý về vấn đề này được một nhóm chống quân phiệt phát động, được tổ chức vào năm 1989. Kết quả là thất bại khi hai phần ba cử tri bác bỏ đề xuất. Một cuộc trưng cầu dân ý tương tự được tổ chức không lâu sau Sự kiện 11 tháng 9 tại Hoa Kỳ có kết quả là 78% cử tri bác bỏ Thụy Sỹ có chính sách về súng độc nhất tại châu Âu do có tỷ lệ tương đối lớn (29%) công dân có vũ trang hợp pháp. Đa số lớn vũ khí được giữ tại nhà là loại được phát cho dân quân, song đạn dược không được phát. Kinh tế. Thụy Sỹ có một nền kinh tế ổn định, thịnh vượng và công nghệ cao, có được của cải lớn. Năm 2011, quốc gia này được xếp hạng giàu có nhất thế giới về bình quân đầu người ("giàu" được xác định bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính), trong khi Báo cáo Của cải Toàn cầu Credit Suisse 2013 cho thấy rằng Thụy Sỹ có lượng của cải bình quân đầu người cao nhất trong năm đó. Thụy Sỹ là nền kinh tế lớn thứ 19 theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 11 theo sức mua tương đương (2016). Đây là nước xuất khẩu lớn thứ 18 thế giới (2015) dù có kích thước nhỏ. Thụy Sỹ được xếp hạng cao nhất châu Âu về Chỉ số Tự do Kinh tế năm 2010. GDP danh nghĩa bình quân của Thụy Sỹ cao hơn của các nền kinh tế lớn tại Tây-Trung Âu và Nhật Bản. Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng kinh tế Thụy Sỹ là cạnh tranh nhất toàn thế giới (2016-2017), trong khi Liên minh châu Âu xếp hạng Thụy Sỹ là quốc gia sáng tạo nhất châu lục (2010). Trong phần lớn thế kỷ XX, Thụy Sỹ là quốc gia giàu có nhất tại châu Âu với một khoảng cách đáng kể (theo GDP/người). Năm 2007, thu nhập hộ gia đình trung bình tại Thụy Sỹ ước tính đạt 137.094 USD theo sức mua tương đương trong khi thu nhập trung bình là 95.824 USD. Thụy Sỹ là một trong các quốc gia cân bằng tài khoản vãng lai lớn nhất theo tỷ lệ GDP. Thụy Sỹ có một số tập đoàn đa quốc gia lớn. Các công ty lớn nhất Thụy Sỹ theo doanh thu là Glencore, Gunvor, Nestlé, Novartis, Hoffmann-La Roche, ABB, Mercuria Energy Group và Adecco. Ngoài ra, còn phải chú ý đến UBS AG, Zurich Financial Services, Credit Suisse, Barry Callebaut, Swiss Re, Tetra Pak, The Swatch Group và Swiss International Air Lines. Thụy Sỹ được xếp vào hàng các nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Thụy Sỹ là chế tạo. Ngành chế tạo phần lớn gồm sản xuất các mặt hàng hóa chất, y dược chuyên biệt, các dụng cụ đo lường khoa học và chính xác, và nhạc cụ. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất là hóa chất, máy móc/đồ điện tử, và thiết bị/đồng hồ chính xác. Xuất khẩu dịch vụ chiếm 1/3 tổng giá trị xuất khẩu. Lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ngân hàng, bảo hiểm, du lịch và các tổ chức quốc tế là một ngành quan trọng khác của Thụy Sỹ. Khoảng hơn 5 triệu người làm việc tại Thụy Sỹ theo số liệu năm 2017, khoảng 25% người lao động thuộc một tổ chức công đoàn vào năm 2004. Thụy Sỹ có thị trường lao động linh hoạt hơn so với các quốc gia láng giềng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 1,7% trong tháng 6 năm 2000 lên đến đỉnh là 4,4% trong tháng 12 năm 2009. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,2% vào năm 2014 và không giảm thêm vào năm 2015 và 2016. Tăng trưởng dân số bắt nguồn từ di cư thuần là khá cao, ở mức 0,52% dân số vào năm 2004. Cư dân là công dân ngoại quốc chiếm 21,8% vào năm 2004, tương đương với Úc. GDP theo giờ làm việc cao thứ 16 thế giới, với 49,46 dollar quốc tế vào năm 2012. Khu vực tư nhân chiếm áp đảo trong kinh tế Thụy Sỹ và mức thuế tại đây thấp theo tiêu chuẩn Phương Tây. Thụy Sỹ là quốc gia tương đối dễ dàng để kinh doanh, đứng thứ 26 về Chỉ số thuận lợi kinh doanh (2016). Thụy Sỹ trải qua tăng trưởng chậm trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, tạo ra ủng hộ lớn hơn cho các cải cách kinh tế và hài hòa với Liên minh châu Âu. Theo Credit Suisse, năm 2007 chỉ khoảng 37% cư dân sở hữu nhà ở, nằm vào hàng thấp nhất tại châu Âu. Giá nhà ở và thực phẩm cao hơn 171% và 145% so với các quốc gia EU vào năm 2007, tương đương với 113% và 104% so với Đức. Ngân sách liên bang Thụy Sỹ có quy mô 62,8 tỷ franc Thụy Sỹ vào năm 2010, tương đương 11,35% GDP quốc gia trong năm; tuy nhiên ngân sách khu vực (cấp bang) và ngân sách các khu tự quản không được tính vào trong ngân sách liên bang và tổng chi tiêu chính phủ là gần 33,8% GDP. Nguồn thu nhập chủ yếu của chính phủ liên bang là thuế giá trị gia tăng (33%) và thuế liên bang trực tiếp (29%) và chi tiêu chủ yếu nằm tại các khu vực phúc lợi xã hội và tài chính & thuế. Chi tiêu của Liên bang Thụy Sỹ tăng từ 7% GDP vào năm 1960 lên 9,7% vào năm 1990 và đến 10,7% vào năm 2010. Trong khi các lĩnh vực phúc lợi xã hội và tài chính & thuế tăng từ 35% vào năm 1990 lên 48,2% vào năm 2010, một sự suy giảm đáng kể chi tiêu đang diễn ra trong các lĩnh vực nông nghiệp và quốc phòng, từ 26,5% xuống 12,4% (ước tính vào năm 2015). Chủ nghĩa bảo hộ nông nghiệp là một ngoại lệ hiếm hoi trong chính sách mậu dịch tự do của Thụy Sỹ, nó góp phần khiến giá thực phẩm ở mức cao. Tự do hóa thị trường sản phẩm tụt hậu so với nhiều quốc gia EU theo đánh giá của OECD. Tuy thế, sức mua nội địa nằm vào hàng tốt nhất thế giới. Ngoài nông nghiệp, các hàng rào kinh tế và mậu dịch giữa Liên minh châu Âu và Thụy Sỹ là tối thiểu và Thụy Sỹ có các thỏa thuận mậu dịch tự do trên toàn cầu. Thụy Sỹ là một thành viên của Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA). Giáo dục và khoa học. Giáo dục tại Thụy Sỹ rất đa dạng do Hiến pháp Thụy Sỹ ủy thác cho các bang giữ thẩm quyền về hệ thống trường học. Tồn tại các trường học công lập và tư thục, trong đó có nhiều trường học quốc tế tư nhân. Tuổi tối thiểu đối với trường tiểu học là khoảng sáu tuổi tại toàn bộ các bang, song hầu hết các bang cung cấp một "trường học trẻ em" miễn phí bắt đầu từ năm 4 hoặc 5 tuổi. Cấp tiểu học kéo dài đến lớp bốn, năm hoặc sáu, tùy theo trường học. Theo truyền thống, ngoại ngữ thứ nhất trong trường học luôn là một trong các ngôn ngữ chính thức khác của Thụy Sỹ, song gần đây tiếng Anh được đưa vào làm ngoại ngữ thứ nhất tại một số bang. Đến cuối cấp tiểu học (hoặc đầu cấp trung học), học sinh được phân loại theo khả năng của họ theo một vài (thường là ba) lĩnh vực. Những trẻ học nhanh hơn được dạy trong các lớp học tiên tiến để chuẩn bị cho học tập sâu hơn và kỳ thi tú tài, còn những trẻ tiếp thu chậm hơn một chút được tiếp nhận giáo dục thích ứng hơn với nhu cầu của chúng. Thụy Sỹ có 12 đại học, mười trường duy trì thuộc cấp bang và thường cung cấp lĩnh vực các môn học phi kỹ thuật. Đại học đầu tiên tại Thụy Sỹ được thành lập vào năm 1460 tại Basel (với một khoa y) và có truyền thống về nghiên cứu hóa học và y học tại Thụy Sỹ. Đại học lớn nhất tại Thụy Sỹ là Đại học Zürich với khoảng 25.000 sinh viên. Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ tại Zürich (ETHZ) và Đại học Zürich được xếp thứ 20 và 54 theo Xếp hạng Học thuật Đại học Thế giới 2015 của Đại học Giao thông Thượng Hải. Hai học viện được chính phủ liên bang tài trợ là Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ tại Zürich (ETHZ) thành lập vào năm 1855 và Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ tại Lausanne (EPFL) được thành lập vào năm 1969- trước đó là một viện liên kết với Đại học Lausanne. Ngoài ra, tồn tại một số đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschule). Trong nghiên cứu kinh doanh và quản trị, Đại học St. Gallen được xếp hạng thứ 329 trong Bảng xếp hạng đại học thế giới QS và xếp hạng nhất về chương trình mở toàn cầu theo "Financial Times." Thụy Sỹ có tỷ lệ cao thứ hai (gần 18% vào năm 2003) sinh viên ngoại quốc ở cấp đại học, sau Úc (hơn 18% một chút). Như để thích hợp với một quốc gia trong vai trò là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, Viện Sau đại học Nghiên cứu Quốc tế và Phát triển (IHEID) đặt tại Genève là trường sau đại học nghiên cứu quốc tế và phát triển lâu năm nhất tại châu Âu lục địa, và được nhìn nhận phổ biến là một trong những trường uy tín nhất. Nhiều nhà khoa học Thụy Sỹ từng nhận được giải thưởng Nobel, trong đó có nhà vật lý học nổi tiếng thế giới Albert Einstein, ông phát triển thuyết tương đối hẹp của mình trong thời gian làm việc tại Bern. Gần đây có các nhà khoa học Thụy Sỹ Vladimir Prelog, Heinrich Rohrer, Richard Ernst, Edmond Fischer, Rolf Zinkernagel và Kurt Wüthrich nhận giải Nobel. Tổng cộng, Thụy Sỹ giành hơn 100 giải Nobel trong toàn bộ các lĩnh vực và Giải Nobel Hòa bình được trao chín lần cho các tổ chức có trụ sở tại Thụy Sỹ. Genève và tỉnh Ain thuộc Pháp nằm kế bên cùng là nơi đặt phòng thí nghiệm lớn nhất thế giới là CERN, dành cho nghiên cứu vật lý hạt. Viện Paul Scherrer là trung tâm nghiên cứu quan trọng khác. Các phát minh đáng chú ý gồm có thuốc ảo giác lysergic acid diethylamide (LSD), kính hiển vi quét xuyên hầm và Velcro. Một số công nghệ cho phép thám hiểm các thế giới mới như bóng áp lực của Auguste Piccard và Bathyscaphe, cho phép Jacques Piccard tiếp cận điểm sâu nhất của đại dương thế giới. Văn phòng Không gian Thụy Sỹ tham gia một số công nghệ và chương trình không gian. Ngoài ra, họ còn là một trong 10 thể chế sáng lập Cơ quan Không gian châu Âu vào năm 1975 và đóng góp lớn thứ bảy cho ngân sách của cơ quan này. Trong khu vực tư nhân, một số công ty liên quan đến công nghiệp không gian như Oerlikon Space hay Maxon Motors họ cung cấp các cấu trúc tàu vũ trụ. Năng lượng, hạ tầng và môi trường. 56% điện năng tại Thụy Sỹ là từ thủy điện, và 39% là từ điện hạt nhân, kết quả là hệ thống phát điện gần như không thải CO2. Ngày 18 tháng 5 năm 2003, hai sáng kiến chống điện hạt nhân bị bác bỏ: "Moratorium Plus" nhằm mục tiêu cấm chỉ xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới, và Điện năng Không Hạt nhân. Tuy nhiên, do tác động từ sự cố hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản, Chính phủ Thụy Sỹ vào năm 2011 công bố rằng có kế hoạch kết thúc sử dụng năng lượng hạt nhân trong vòng hai hoặc ba thập niên tới. Tháng 11 năm 2016, cử tri Thụy Sỹ bác bỏ một đề xuất của Đảng Xanh về đẩy nhanh thôi dần năng lượng hạt nhân. Văn phòng Năng lượng Liên bang Thụy Sỹ (SFOE) chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề liên quan đến cung ứng năng lượng và sử dụng năng lượng. Cơ quan này ủng hộ sáng kiến xã hội 2.000 W (trung bình một người dùng không quá 48 KWh mỗi ngày) nhằm cắt giảm sử dụng năng lượng quốc gia xuống hơn một nửa vào năm 2050. Thụy Sỹ có mạng lưới đường sắt dày đặc nhất tại châu Âu, gồm chuyên chở 596 triệu lượt hành khách mỗi năm (tính đến 2015). Năm 2015, mỗi công dân Thụy Sỹ đi trung bình bằng tàu hỏa, do đó là những người sử dụng đường sắt nhiều nhất. Gần như 100% mạng lưới được điện khí hóa. Đa số (60%) hệ thống do Đường sắt Liên bang Thụy Sỹ (SBB CFF FFS) điều hành. BLS AG vận hành đường sắt khổ tiêu chuẩn lớn thứ nhì, hai công ty đường sắt khác vận hành mạng lưới khổ nhỏ là Đường sắt Rhaetian (RhB) tại bang đông nam Graubünden, trong đó có một số đoạn là di sản thế giới, và Matterhorn Gotthard Bahn (MGB) đồng vận hành cùng RhB đối với Glacier Express giữa Zermatt và St. Moritz/Davos. Ngày 31 tháng 5 năm 2016, Đường hầm Gotthard qua dãy Alpes được khai thông, là đường hầm đường sắt dài nhất và sâu nhất thế giới với chiều dài . Mạng lưới đường bộ Thụy Sỹ được quản lý kết hợp công-tư, quỹ lấy từ phí đường bộ và thuế xe. Hệ thống xa lộ cao tốc Thụy Sỹ yêu cầu mua một tem thuế có giá 40 franc Thụy Sỹ mỗi năm theo lịch để sử dụng đường, áp dụng với cả xe chở khách và chở hàng. Hệ thống xa lộ cao tốc Thụy Sỹ có tổng chiều dài (tính đến năm 2000), và so với diện tích toàn quốc là thì đây cũng là một trong những hệ thống xa lộ dày đặc nhất thế giới. Sân bay Zürich là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhất của Thụy Sỹ, chuyên chở 22,8 triệu lượt hành khách vào năm 2012. Các sân bay quốc tế khác là Sân bay Genève (13,9 triệu hành khách vào năm 2012), EuroAirport Basel-Mulhouse-Freiburg trên lãnh thổ Pháp, Sân bay Bern, Sân bay Lugano, Sân bay St. Gallen-Altenrhein và Sân bay Sion. Swiss International Air Lines là hãng hàng không quốc gia của Thụy Sỹ, có trung tâm chính là Zürich. Thụy Sỹ nằm trong số các quốc gia phát triển có thành tựu môi trường tốt nhất; Thụy Sỹ ký kết Nghị định thư Kyoto vào năm 1998 và phê chuẩn nó vào năm 2003. Cùng với Mexico và Hàn Quốc tạo thành Tổ chức Toàn vẹn Môi trường (EIG). Thụy Sỹ rất tích cực trong các quy định tái chế và chống xả rác, và là một trong những nước tái chế hàng đầu trên thế giới, với 66-96% vật liệu có thể tái chế đã được tái chế vào năm 2010, tùy theo khu vực. Chỉ số Kinh tế Xanh Toàn cầu 2014 xếp hạng Thụy Sỹ nằm trong 10 nền kinh tế xanh hàng đầu thế giới. Nhân khẩu. Năm 2022, dân số Thụy Sỹ ước đạt 8,508,698 người. Tương tự như các quốc gia phát triển khác, dân số Thụy Sỹ gia tăng nhanh chóng trong thời kỳ công nghiệp hóa, tăng bốn lần từ năm 1800 đến năm 1990. Tăng trưởng từ đó ổn định, và như hầu hết châu Âu, Thụy Sỹ hiện phải đối diện với kết cấu dân số lão hóa, song được dự báo tăng trưởng liên tục hàng năm cho đến năm 2035 phần lớn là do nhập cư và tỷ suất sinh gần đến mức thay thế. , cư dân là người ngoại quốc chiếm 23,3% dân số, một trong các tỷ lệ cao nhất tại thế giới phát triển. Hầu hết trong số họ (64%) đến từ Liên minh châu Âu hoặc các quốc gia EFTA. Người Ý là dân tộc đơn lẻ lớn nhất trong số người ngoại quốc với tỷ lệ 15,6% trong nhóm này, tiếp đến là người Đức (15,2%), di dân từ Bồ Đào Nha (12,7%), Pháp (5,6%), Serbia (5,3%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,8%), Tây Ban Nha (3,7%), và Áo (2%). Di dân Sri Lanka với hầu hết là người tị nạn Tamil là nhóm lớn nhất trong những người gốc Á. Ngoài ra, số liệu từ năm 2012 cho thấy 34,7% dân số thường trú từ 15 tuổi trở lên tại Thụy Sỹ (tức khoảng 2,33 triệu người) có một xuất thân nhập cư. Một phần ba trong số đó (853.000) giữ quyền công dân Thụy Sỹ. Bốn phần năm số người có một xuất thân nhập cư là người nhập cư; còn một phần năm sinh tại Thụy Sỹ. Trong thập niên 2000, các tổ chức nội địa và quốc tế bày tỏ lo ngại về điều được nhìn nhận là gia tăng bài ngoại, đặc biệt là trong một số chiến dịch chính trị. Phản ứng trước một báo cáo phê phán, Hội đồng Liên bang lưu ý rằng "chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc đáng tiếc là hiện diện tại Thụy Sỹ", song phát biểu rằng tỷ lệ cao công dân ngoại quốc tại đây, cũng như việc người ngoại quốc hội nhập nhìn chung là không có vấn đề cho thấy sự cởi mở của Thụy Sỹ. Ngôn ngữ. Thụy Sỹ có bốn ngôn ngữ chính thức: Tiếng Đức chiếm đa số (63,3% dân số nói vào năm 2014); tiếng Pháp (22,7%) tại miền tây; và tiếng Ý (8,1%) tại miền nam. Ngôn ngữ thứ tư là tiếng Romansh (0,5%), đây là một ngôn ngữ thuộc hệ Latinh và được nói ở quy mô địa phương tại bang Graubünden thuộc miền đông nam. Tuy nhiên, pháp luật liên bang và các đạo luật chính thức khác không cần thiết được ban hành bằng tiếng Romansh. Năm 2013, các ngôn ngữ được nói nhiều nhất tại nhà trong số cư dân thường trú từ 15 tuổi trở lên là tiếng Đức-Thụy Sỹ (60,1%), tiếng Pháp (23,4%), tiếng Đức tiêu chuẩn (10,1%), và tiếng Ý (8,4%). Trên hai phần năm (42,6%) cư dân thường trú biểu thị thường xuyên nói hơn một ngôn ngữ. Các ngôn ngữ khác được nói tại nhà gồm có tiếng Anh (4,6%), tiếng Bồ Đào Nha (3,5%), tiếng Albania (2.6%), tiếng Serbia và Croatia (2,5%), tiếng Tây Ban Nha (2,2%), và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (1,3%). Chính phủ liên bang có nghĩa vụ giao thiệp bằng các ngôn ngữ chính thức, và trong nghị viện liên bang các bản dịch đồng thời được cung cấp giữa tiếng Đức, Pháp và Ý. Ngoài dạng chính thức, bốn khu vực ngôn ngữ của Thụy Sỹ cũng có dạng phương ngữ của mình. Vai trò của phương ngữ trong mỗi khu vực ngôn ngữ khác biệt đáng kể: Tại các khu vực nói tiếng Đức, tiếng Đức-Thụy Sỹ ngày càng trở nên thịnh hành hơn kể từ nửa cuối thế kỷ XX, đặc biệt là trong truyền thông, và được sử dụng làm ngôn ngữ thường nhật, trong khi giao thiệp bằng văn bản hầu như luôn sử dụng dạng tiếng Đức tiêu chuẩn của Thụy Sỹ. Tương phản, tại các khu vực nói tiếng Pháp, phương ngữ bản địa hầu như đã biến mất, trong khi các phương ngữ tại các khu vực nói tiếng Ý hầu như bị hạn chế trong bối cảnh gia đình và đàm thoại bình thường. Học một trong các ngôn ngữ quốc gia khác tại trường học là điều bắt buộc đối với toàn bộ học sinh Thụy Sỹ, do đó nhiều người Thụy Sỹ được giả định ít nhất là song ngữ, đặc biệt là những người thuộc các nhóm thiểu số ngôn ngữ. Y tế. Toàn thể công dân Thụy Sỹ được yêu cầu mua bảo hiểm y tế từ các công ty bảo hiểm tư nhân, ngược lại các công ty được yêu cầu chấp nhận bất kỳ người nào nộp đơn. Chi phí của hệ thống y tế Thụy Sỹ nằm vào hàng cao nhất, song có kết quả tốt so với các quốc gia châu Âu khác; các bệnh nhân là công dân Thụy Sỹ được báo cáo nhìn chung là hài lòng cao độ với hệ thống. Năm 2012, tuổi thọ dự tính khi sinh là 80,4 đối với nam giới và 84,7 đối với nữ giới — là con số cao nhất thế giới. Chi tiêu vào y tế đặc biệt cao với 11,4% GDP (2010), song ngang hàng với Đức và Pháp (11,6%) cùng các quốc gia châu Âu khác, và thấp hơn đáng kể chi tiêu tại Hoa Kỳ (17,6%). Từ năm 1990, ghi nhận được có tình trạng tăng dần chi phí, phản ánh chi phí cao của các dịch vụ được cung ứng. Do dân số đang lão hóa và các kỹ thuật y tế mới, chi tiêu cho y tế dường như sẽ tiếp tục tăng lên. Đô thị hóa. Từ hai phần ba đến ba phần tư dân số cư trú tại các khu vực đô thị. Thụy Sỹ biến đổi từ một quốc gia phần lớn cư dân sống tại nông thôn sang một quốc gia phần lớn cư dân sống tại đô thị trong vòng 70 năm. Tình trạng mở rộng đô thị này không chỉ tác động đến cao nguyên Thụy Sỹ mà còn đến dãy Jura và chân núi Alpes và có lo ngại gia tăng về sử dụng đất. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XXI, tăng trưởng dân số tại khu vực đô thị cao hơn tại khu vực nông thôn. Thụy Sỹ có một mạng lưới thành phố dày đặc, có các thành phố cỡ lớn, vừa và nhỏ bổ khuyết cho nhau. Cao nguyên Thụy Sỹ có mật độ dân số rất cao với khoảng 450 người/km² và cảnh quan liên tục biểu thị dấu hiệu con người hiện diện. Sức nặng của các đại đô thị là Zürich, Genève–Lausanne, Basel và Bern có xu hướng gia tăng. Theo so sánh quốc tế, tầm quan trọng của các khu vực đô thị này mạnh hơn so với số lượng cư dân của chúng. Ngoài ra, hai trung tâm chính là Zürich và Genève được công nhận có chất lượng sinh hoạt đặc biệt cao. Tôn giáo. Thụy Sỹ không có quốc giáo, song hầu hết các bang (ngoại trừ Genève và Neuchâtel) công nhận các giáo hội chính thức, là Giáo hội Công giáo La Mã hoặc Giáo hội Cải cách Thụy Sỹ. Các giáo hội này, và tại một số bang còn có các giáo đoàn Công giáo Cổ và Do Thái giáo, được tài trợ bằng thuế chính thức từ các tín đồ. Kitô Giáo là tôn giáo chủ yếu của Thụy Sỹ (khoảng 71% cư dân và 75% công dân Thụy Sỹ), bị phân chia giữa Công giáo La Mã (38,21% dân số), Giáo hội Cải cách Thụy Sỹ (26,93%), các giáo hội Tin Lành khác (2,89%) và các giáo phái Kitô khác (2,79%). Gần đây có sự nổi lên của phái Phúc Âm. Sự nhập cư lập nên các cộng đồng tôn giáo thiểu số đáng kể, như Hồi giáo (4,95%) và Chính thống giáo Đông phương (khoảng 2%). Theo một trưng cầu vào năm 2015 của Gallup International, 12% dân chúng Thụy Sỹ tự xác định là "người vô thần xác tín." Theo điều tra nhân khẩu năm 2000, các cộng đồng thiểu số Kitô khác gồm có Tân Mộ đạo (Pietism) (0,44%), Ngũ Tuần (0,28%), Giám Lý (0.13%), Tân Tông đồ (0,45%), Nhân Chứng Giê-hô-va (0,28%), giáo phái Tin Lành khác (0,20%), Công giáo Cổ (0,18%), các giáo phái Kitô khác (0,20%). Các tôn giáo phi Cơ Đốc là Ấn Độ giáo (0,38%), Phật giáo (0,29%), Do Thái giáo (0,25%) và khác (0,11%); 4,3% không tuyên bố. 21,4% vào năm 2012 tự tuyên bố là không giáo phái, tức không liên kết với bất kỳ giáo hội hoặc cơ cấu tôn giáo nào. Quốc gia có lịch sử cân bằng ngang nhau giữa Công giáo và Tin Lành, có sự đan xen phức tạp về phái chiếm đa số tại hầu hết lãnh thổ. Genève cải sang Tin Lành vào năm 1536, ngay trước khi John Calvin đến đó. Nơi này được quốc tế gọi là "Roma Tin Lành" do là căn cứ của nhiều nhà cải cách như Theodore Beza hay William Farel. Zürich trở thành một thành trì Tin Lành khác khoảng cùng thời điểm, khi Huldrych Zwingli và Heinrich Bullinger nắm quyền lãnh đạo tại đó. Có một bang là Appenzell bị phân chia chính thức giữa các phái Công giáo và Tin Lành vào năm 1597. Các thành phố lớn và bang mà chúng thuộc về (Bern, Genève, Lausanne, Zürich và Basel) là nơi Tin Lành chiếm ưu thế. Trung Thụy Sỹ cùng với Valais, Ticino, Appenzell Innerrhodes,Jura và Fribourg có truyền thống Công giáo. Hiến pháp Thụy Sỹ 1848 do ảnh hưởng từ xung đột giữa các bang Công giáo và Tin Lành đương thời nên cố ý xác định một tình trạng hiệp thương, cho phép Công giáo và Tin Lành cùng tồn tại hòa bình. Một sáng kiến vào năm 1980 kêu gọi hoàn toàn tách biệt giáo hội và nhà nước đã bị 78,9% cử tri bác bỏ. Một số bang và thành phố có truyền thống Tin Lành ngày nay có một đa số nhỏ Công giáo, không phải vì phái này có tín đồ tăng lên, mà chỉ là vì từ khoảng năm 1970 có sự gia tăng dần lượng người không liên kết với bất kỳ giáo hội hoặc cơ cấu tôn giáo khác, đặc biệt là tại các khu vực truyền thống Tin Lành như thành phố Basel (42%), bang Neuchâtel (38%), bang Genève (35%), bang Vaud (26%), hay thành phố Zürich (>25%%). Văn hóa. Văn hóa Thụy Sỹ mang đặc điểm là đa dạng, phản ánh thông qua phạm vi rộng các phong tục truyền thống. Một khu vực có thể bằng một số cách thức để giữ liên kết mạnh với quốc gia láng giềng chia sẻ cùng ngôn ngữ với họ, bản thân Thụy Sỹ có gốc là văn hóa Tây Âu. Văn hóa Romash cô lập về ngôn ngữ tại bang Graubünden là ngoại lệ, nó tồn tại chỉ trên các thung lũng cao thuộc lưu vực sông Rhine và Inn và phấn đấu duy trì truyền thống ngôn ngữ hiếm của mình. Thụy Sỹ có nhiều cư dân có đóng góp nổi bật cho văn học, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và khoa học. Ngoài ra quốc gia này còn thu hút một số cá nhân sáng tạo trong thời kỳ bất ổn hoặc chiến tranh tại châu Âu. Thụy Sỹ có khoảng 1000 bảo tàng, được phân bổ trên toàn quốc; số lượng tăng gấp ba lần kể từ năm 1950. Trong số các cuộc trình diễn văn hóa quan trọng nhất được tổ chức thường niên có Lễ hội Paléo, Lễ hội Lucerne, Lễ hội Jazz Montreux, Liên hoan Phim Quốc tế Locarno và Art Basel. Chủ nghĩa biểu tượng Alpes đóng vai trò thiết yếu trong hình thành lịch sử quốc gia và bản sắc dân tộc Thụy Sỹ. Ngày nay một số vùng núi tập trung có văn hóa nghỉ dưỡng trượt tuyết sôi nổi vào mùa đông, và văn hóa đi bộ đường dài hoặc xe đạp leo núi vào mùa hè. Các khu vực khác trong suốt năm có văn hóa giải trí phục vụ cho du lịch, song mùa xuân và mùa thu vắng vẻ hơn do ít du khách hơn. Văn hóa nông dân và mục dân truyền thống cũng chi phối tại nhiều khu vực, các nông trại nhỏ hiện diện khắp nơi khi ra khỏi các thành phố. Nghệ thuật dân gian được duy trì tồn tại trong các tổ chức khắp Thụy Sỹ, chủ yếu được thể hiện bằng âm nhạc, vũ đạo, thơ, khắc gỗ và thêu. Alphorn là một nhạc cụ giống như trumpet làm bằng gỗ, nó cùng với lối hát yodel và phong cầm là khái quát của âm nhạc truyền thống Thụy Sỹ. Văn học. Với tư cách liên bang, hình thành từ năm 1291 và khi đó hầu như chỉ bao gồm các khu vực nói tiếng Đức, dạng văn học sớm nhất của Thụy Sỹ được viết bằng tiếng Đức. Đến thế kỷ XVIII, tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ thời thượng tại Bern và nơi khác, với ảnh hưởng của các đồng minh và lãnh thổ lệ thuộc nói tiếng Pháp trở nên rõ ràng hơn. Trong số tác giả kinh điển của văn học tiếng Đức tại Thụy Sỹ có Jeremias Gotthelf (1797–1854) và Gottfried Keller (1819–1890). Các nhân vật phi thường của văn học Thụy Sỹ trong thế kỷ XX là Max Frisch (1911–1991) và Friedrich Dürrenmatt (1921–1990), có các tiết mục "Die Physiker" (Các nhà vật lý học) và "Das Versprechen" (Thề nguyện), được Hollywood dựng phim và phát hành vào năm 2001. Các nhà văn tiếng Pháp xuất chúng là Jean-Jacques Rousseau (1712–1778) và Germaine de Staël (1766–1817). Các tác giả gần đây hơn là Charles Ferdinand Ramuz (1878–1947) và Blaise Cendrars (1887–1961). Có lẽ sáng tạo văn học nổi tiếng nhất của Thụy Sỹ là "Heidi", một câu chuyện về cô bé mồ côi sống với ông trên dãy Alpes, đây là một trong số các sách thiếu nhi nổi tiếng nhất cho đến nay và trở thành một tượng trưng của Thụy Sỹ. Tác giả của truyện là Johanna Spyri (1827–1901), bà còn viết một số sách khác về đề tài tương tự. Truyền thông. Tự do báo chí và quyền tự do biểu đạt được đảm bảo trong hiến pháp liên bang của Thụy Sỹ. Thống tấn xã Thụy Sỹ (SNA) phát thông tin mỗi giờ bằng ba trong bốn ngôn ngữ chính thức về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. SNA cũng cấp tin tức cho hầu như toàn bộ truyền thông Thụy Sỹ và hàng chục dịch vụ truyền thông ngoại quốc. Thụy Sỹ có số đầu báo phát hành lớn nhất xét theo tỷ lệ với dân số và kích thước. Các báo có ảnh hưởng nhất là Tages-Anzeiger và Neue Zürcher Zeitung (NZZ) viết bằng tiếng Đức, và Le Temps viết bằng tiếng Pháp, song hầu như mỗi thành phố đều có ít nhất một báo địa phương. Sự đa dạng văn hóa giải thích việc có số lượng lớn báo chí. Chính phủ áp dụng kiểm soát nhiều hơn đối với truyền thông phát sóng so với truyền thông in ấn, đặc biệt là tài chính và cấp phép. Tập đoàn Phát sóng Thụy Sỹ SRG SSR chịu trách nhiệm sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh và truyền hình. Các phòng thu của SRG SSR được phân bố khắp các khu vực ngôn ngữ. Nội dung phát thanh được sản xuất tại sáu phòng thu trung ương và bốn phòng thu khu vực, trong khi các chương trình truyền hình được sản xuất tại Genève, Zürich và Lugano. Một mạng lưới cáp quy mô rộng cũng cho phép hầu hết người Thụy Sỹ tiếp cận với các chương trình từ các quốc gia láng giềng. Kiến trúc. Kiến trúc ở Thụy Sỹ có truyền thống lâu đời. Phong cách Romanesque của thế kỷ 12 có thể được tìm thấy trong các nhà thờ ở Basel, Sion, Chur, Geneva và Lausanne. Phong cách này, rất phong phú về biểu hiện, cũng có thể được tìm thấy ở nhiều lâu đài và pháo đài khắp đất nước, nhiều trong số đó vẫn còn ở trong tình trạng tốt. Các nhà thờ ở Schaffhausen, Zug và Zürich có phong cách Gothic, và các nhà thờ của Einsiedeln và St. Gallen có phong cách Baroque. Thể thao. Trượt tuyết, trượt ván trên tuyết và leo núi nằm trong số các môn thể thao phổ biến nhất tại Thụy Sỹ, đặc điểm tự nhiên của quốc gia này đặc biệt thích hợp cho các hoạt động như vậy. Thể thao mùa đông được cư dân bản địa và du khách luyện tập kể từ nửa sau thế kỷ XIX khi phát minh xe trượt băng tại St. Moritz. Các giải vô địch trượt tuyết thế giới đầu tiên được tổ chức tại Mürren (1931) và St. Moritz (1934). St. Moritz còn từng đăng cai Thế vận hội Mùa đông lần thứ 2 vào năm 1928 và lần thứ năm vào năm 1948. Các môn thể thao được theo dõi nhiều nhất tại Thụy Sỹ là bóng đá, khúc côn cầu trên băng, trượt tuyết đổ đèo, vật dân tộc "Schwingen", và quần vợt. Trụ sở của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn khúc côn cầu trên băng thế giới (IIHF) đặt tại Zürich. Trên thực tế trụ sở của nhiều liên đoàn thể thao quốc tế khác cũng nằm tại Thụy Sỹ, như Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Bảo tàng Olympic và Tòa Trọng tài Thể thao (CAS) của IOC đặt tại Lausanne. Thụy Sỹ từng đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 1954, và cùng với Áo đăng cai Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sỹ (Swiss Super League) là hạng đấu bóng đá chuyên nghiệp cao nhất của quốc gia. Sân bóng đá cao nhất châu Âu với độ cao trên mực nước biển nằm tại Thụy Sỹ và mang tên "Sân vận động Ottmar Hitzfeld". Nhiều người Thụy Sỹ theo dõi khúc côn cầu trên băng và ủng hộ một trong 12 câu lạc bộ tại Giải hạng A, là giải đông đảo nhất tại châu Âu. Năm 2009, Thụy Sỹ lần thứ 10 đăng cai Giải vô địch khúc côn cầu trên băng thế giới. Do có nhiều hồ nên Thụy Sỹ là một nơi thu hút đối với môn thuyền buồm. Hồ lớn nhất Thụy Sỹ là hồ Genève là căn cứ của đội tuyển thuyền buồm Alinghi, là đội tuyển châu Âu đầu tiên giành chiến thắng Cúp châu Mỹ năm 2003 và bảo vệ được danh hiệu vào năm 2007. Quần vợt ngày càng trở nên phổ biến tại Thụy Sỹ, các vận động viên như Martina Hingis, Roger Federer, và Stanislas Wawrinka từng nhiều lần giành chiến thắng tại Grand Slam. Đua ô tô và các sự kiện thể thao ô tô bị cấm chỉ tại Thụy Sỹ sau tai nạn Le Mans năm 1955 tại Pháp, ngoại lệ là các sự kiện như leo đồi tốc độ. Trong giai đoạn này, Thụy Sỹ vẫn sản sinh các tay đua thành công, và Thụy Sỹ cũng chiến thắng Giải vô địch thế giới thể thao ô tô công thức A1 mùa 2007-2008. Tháng 6 năm 2007, Hội đồng Quốc gia Thụy Sỹ bỏ phiếu bỏ lệnh cấm, song Hội đồng Các bang Thụy Sỹ bác bỏ thay đổi và lệnh cấm vẫn duy trì. Các môn thể thao truyền thống gồm có vật Thụy Sỹ hay "Schwingen". Đây là một truyền thống cổ xưa từ các bang miền trung nông thôn và được một số người nhìn nhận là môn thể thao quốc gia. Hornussen là môn thể thao bản địa Thụy Sỹ khác, giống như pha tạp giữa bóng chày và golf. Steinstossen là biến thể Thụy Sỹ của môn đẩy đá, một cuộc tranh tài bằng cách ném một khối đá nặng. Nó vốn chỉ được tập luyện trong phạm vi cư dân vùng núi cao từ thời kỷ tiền sử, và được ghi nhận diễn ra tại Basel trong thế kỷ XIII. Đây là trung tâm của Lễ hội Unspunnenfest được tổ chức lần đầu vào năm 1805, với biểu tượng là hòn đá 83,5 kg mang tên "Unspunnenstein". Ẩm thực. Ẩm thực Thụy Sỹ có nhiều khía cạnh, một số món như fondue, raclette hay rösti hiện diện trên toàn quốc, song mỗi bang phát triển nghệ thuật ẩm thực riêng của mình dựa theo khác biệt về khí hậu và ngôn ngữ. Ẩm thực Thụy Sỹ truyền thống sử dụng các nguyên liệu tương tự như của các quốc gia châu Âu khác, cũng như các sản phẩm sữa và pho mát độc nhất như Gruyère hay Emmental, được sản xuất tại các thung lũng Gruyères và Emmental. Có nhiều cơ sở hảo hạng, đặc biệt là tại miền tây Thụy Sỹ. Sôcôla được sản xuất tại Thụy Sỹ từ thế kỷ XVIII, song đạt được danh tiếng vào cuối thế kỷ XIX khi phát minh các công nghệ hiện đại khiến sản phẩm có chất lượng cao. Một bước đột phá là phát minh sôcôla sữa đặc vào năm 1875 bởi Daniel Peter. Người Thụy Sỹ bình quân tiêu thụ sôcôla lớn nhất thế giới. Đồ uống có cồn phổ biến nhất tại Thụy Sỹ là rượu vang. Thụy Sỹ nổi tiếng vì trồng nhiều loại nho do khác biệt lớn về điều kiện đất, không khí, độ cao và ánh sáng. Rượu vang Thụy Sỹ được sản xuất chủ yếu tại Valais, Vaud (Lavaux), Genève và Ticino, với đa số nhỏ là rượu vang trắng. Các ruộng nho được canh tác tại Thụy Sỹ từ thời La Mã, thậm chí các dấu tích nhất định có thể cho thấy nguồn gốc cổ xưa hơn. Các loại phổ biến nhất là Chasselas (gọi là Fendant tại Valais) và Pinot noir. Merlot là loại chủ yếu được sản xuất tại Ticino.
5,198
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5198
Kẽm
Kẽm là nguyên tố kim loại chuyển tiếp có ký hiệu là Zn và số nguyên tử là 30. Kẽm là nguyên tố đầu tiên trong nhóm 12 của bảng tuần hoàn. Kẽm là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong lớp vỏ Trái Đất và có 5 đồng vị bền. Quặng kẽm phổ biến nhất là quặng sphalerit, một loại kẽm sulfide. Hầu hết lượng kẽm được khai thác tại khai mỏ ở Úc, Canada và Hoa Kỳ, sau đó quặng bị tuyển nổi, thiêu kết, và điện phân để ra sản phẩm tinh khiết. Một mặt nào đó, kẽm có tính chất hóa học giống như là magnesi, vì ion của chúng có bán kính và số oxy hóa ở điều kiện thường (+2) như nhau. Đồng thau (hợp kim của đồng và kẽm) đã được dùng ở Judea từ trước thế kỷ X TCN và ở Hy Lạp cổ đại từ thế kỷ VII TCN. Các mỏ kẽm tại Rajasthan đã được khai thác bởi con người từ thế kỷ VI TCN. Tuy nhiên, bằng chứng sớm nhất của con người tạo ra kẽm tinh khiết được tìm thấy ở Zawar, Rajasthan vào thế kỷ IX bằng cách chưng cất quặng kẽm. Mãi cho đến thế kỷ XII thì kẽm nguyên chất mới được sản xuất tại quy mô lớn ở Ấn Độ. Vào thời Trung cổ, trong giả kim thuật kẽm oxide được gọi là "len của nhà triết học" hoặc "tuyết trắng". Năm 1746, nhà hóa học người Đức Andreas Sigismund Marggraf được công nhận là tách được kẽm kim loại tinh khiết. Năm 1800, Luigi Galvani và Alessandro Volta đã phát hiện ra các đặc tính điện hóa học của kẽm. Từ các tính chất của kẽm con người đã dùng nguyên tố đó để làm lớp phủ chống ăn mòn trên thép, pin kẽm, và các hợp kim. Nhiều hợp chất kẽm được sử dụng phổ biến như kẽm cacbonat, kẽm gluconat (bổ sung dinh dưỡng), kẽm chloride (chất khử mùi), kẽm pyrithion (dầu gội đầu trị gàu), kẽm sulfide (sơn huỳnh quang), và kẽm methyl hay kẽm diethyl sử dụng trong hóa hữu cơ ở phòng thí nghiệm. Kẽm là một chất khoáng vi lượng thiết yếu cho sinh vật và sức khỏe con người, đặc biệt trong quá trình phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Khoảng 2 tỷ người ở các nước đang phát triển bị thiếu kẽm. Trẻ em bị thiếu kẽm sẽ bị chậm phát triển, phát triển cơ quan sinh dục trễ, dễ nhiễm trùng và tiêu chảy; mỗi năm khoảng 800.000 trẻ em trên thế giới chết do bị thiếu kẽm. Các enzym liên kết với kẽm có vai trò quan trọng ở con người và nghiên cứu về hoá hữu cơ. Tiêu thụ quá nhiều kẽm ở người có thể gây hôn mê, mệt mỏi và bị các triệu chứng của việc thiếu đồng. Tính chất. Vật lý. Kẽm có màu trắng xanh, óng ánh và nghịch từ, mặc dù hầu hết kẽm phẩm cấp thương mại có màu xám xỉn. Phân bố tinh thể của kẽm loãng hơn sắt và có cấu trúc tinh thể sáu phương với một kết cấu lục giác không đều, trong đó mỗi nguyên tử có sáu nguyên tử gần nhất (cách 265,9 pm) trong mặt phẳng riêng của chúng và sáu nguyên tử khác tại khoảng cách lớn hơn 290,6 pm. Kẽm kim loại cứng và giòn ở hầu hết cấp nhiệt độ nhưng trở nên dễ uốn từ 100 đến 150 °C. Trên 210 °C, kim loại kẽm giòn trở lại và có thể được tán nhỏ bằng lực. Kẽm dẫn điện khá. So với các kim loại khác, kẽm có độ nóng chảy (419,5 °C, 787,1F) và điểm sôi (907 °C) tương đối thấp. Điểm sôi của nó là một trong số những điểm sôi thấp nhất của các kim loại chuyển tiếp, chỉ cao hơn thủy ngân và cadmi. Một số hợp kim với kẽm như đồng thau, là hợp kim của kẽm và đồng. Các kim loại khác có thể tạo hợp kim 2 phần với kẽm như nhôm, antimon, bismuth, vàng, sắt, chì, thủy ngân, bạc, thiếc, magnesi, cobalt, nickel, teluride và natri. Tuy cả kẽm và zirconi không có tính sắt từ, nhưng hợp kim của chúng lại thể hiện tính chất sắt từ dưới 35 K. Phân bố. Kẽm chiếm khoảng 75 ppm (0,0075%) trong vỏ Trái Đất, là nguyên tố phổ biến thứ 24. Đất chứa 5-770 ppm kẽm với giá trị trung bình 64 ppm. Nước biển chỉ chứa 30 ppb kẽm và trong khí quyển chứa 0,1-4 µg/m³. Nguyên tố này thường đi cùng với các nguyên tố kim loại thông thường khác như đồng và chì ở dạng quặng. Kẽm là một nguyên tố ưa tạo quặng (chalcophile), nghĩa là nguyên tố có ái lực thấp với oxy và thường liên kết với lưu huỳnh để tạo ra các sulfide. Các nguyên tố ưa tạo quặng hình thành ở dạng lớp vỏ hóa cứng trong các điều kiện khử của khí quyển Trái Đất. Sphalerit là một dạng kẽm sulfide, và là loại quặng chứa nhiều kẽm nhất với hàm lượng kẽm lên đến 60-62%. Các loại quặng khác có thể thu hồi được kẽm như smithsonit (kẽm cacbonat), hemimorphit (kẽm silicat), wurtzit (loại kẽm sulfide khác), và đôi khi là hydrozincit (kẽm cacbonat). Ngoại trừ wurtzit, tất cả các khoáng trên được hình thành từ các quá trình phong hóa kẽm sulfide nguyên sinh. Tổng tài nguyên kẽm trên thế giới đã được xác nhận vào khoảng 1,9 tỉ tấn. Các mỏ kẽm lớn phân bố ở Úc và Mỹ, và trữ lượng kẽm lớn nhất ở Iran, trong đó Iran có trữ lượng lớn nhất. Với tốc độ tiêu thụ như hiện nay thì nguồn tài nguyên này ước tính sẽ cạn kiệt vào khoảng năm từ 2027 đến 2055. Khoảng 346 triệu tấn kẽm đã được sản xuất trong suốt chiều dài lịch sử cho đến năm 2002, và theo một ước lượng cho thấy khoảng 109 triệu tấn tồn tại ở các dạng đang sử dụng. Đồng vị. Kẽm trong tự nhiên là hỗn hợp của 5 đồng vị ổn định 64Zn, 66Zn, 67Zn, 68Zn và 70Zn, trong đó đồng vị 64 là phổ biến nhất (48,6% trong tự nhiên) với chu kỳ bán rã , do đó tính phóng xạ của nó có thể bỏ qua. Tương tự, (0,6%), có chu kỳ bán rã thường không được xem là có tính phóng xạ. Các đồng vị khác là (28%), (4%) và (19%). Một số đồng vị phóng xạ đã được nhận dạng. có chu kỳ bán rã 243,66 ngày, là đồng vị tồn tại lâu nhất, theo sau là có chu kỳ bán rã 46,5 giờ. Kẽm có 10 đồng phân hạt nhân.69mZn có chu kỳ bán rã 13,76 giờ. (tham số mũ "m" chỉ đồng vị giả ổn định). Các hạt nhân của đồng vị giả ổn định ở trong trạng thái kích thích và sẽ trở về trạng thái bình thường khi phát ra photon ở dạng tia gamma. có 3 trạng thái kích thích và có 2 trạng thái. Mỗi đồng vị , , và chỉ có một trạng thái kích thích. Cơ chế phân rã phổ biến của đồng vị phóng xạ kẽm có số khối nhỏ hơn 66 là bắt electron, sản phẩm tạo thành là một đồng vị của đồng. Cơ chế phân rã phổ biến của đồng vị phóng xạ kẽm có số khối lớn hơn 66 là phân rã beta (β-), sản phẩm tạo ra là đồng vị của gali. Tính chất hóa học và các hợp chất. Khả năng phản ứng. Kẽm có cấu hình electron là [Ar]3d104s2 và là nguyên tố thuộc nhóm 12 trong bảng tuần hoàn. Nó là kim loại có độ hoạt động trung bình và là chất oxy hóa mạnh. Bề mặt của kim loại kẽm tinh khiết xỉn nhanh, thậm chí hình thành một lớp thụ động bảo vệ là Hydrozincit, , khi phản ứng với cacbon dioxide trong khí quyển. Lớp này giúp chống lại quá trình phản ứng tiếp theo với nước và hydro. Kẽm cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh lục tạo ra khói kẽm oxide. Kẽm dễ dàng phản ứng với các acid, kiềm và các phi kim khác. Kẽm cực kỳ tinh khiết chỉ phản ứng một cách chậm chạp với các acid ở nhiệt độ phòng. Các acid mạnh như acid clohydric hay acid sulfuric có thể hòa tan lớp bảo vệ bên ngoài và sau đó kẽm phản ứng với nước giải phóng khí hydro. Tính chất hóa học của kẽm đặc trưng bởi trạng thái oxy hóa +2. Khi các hợp chất ở trạng thái này được hình thành thì các electron lớp "s" bị mất đi, và ion kẽm có cấu hình electron [Ar]3d10. Quá trình này cho phép tạo 4 liên kết bằng cách tiếp nhận thêm 4 cặp electron theo quy tắc bộ tám. Dạng cấu tạo hóa học lập thể là tứ diện và các liên kết có thể được miêu tả như sự tạo thành của các orbitan lai ghép sp3 của ion kẽm. Trong dung dịch, nó tạo phức phổ biến dạng bát diện là . Sự bay hơi của kẽm khi kết hợp với kẽm chloride ở nhiệt độ trên 285 °C chỉ ra sự hình thành , một hợp chất kẽm có trạng thái oxy hóa +1. Không có hợp chất kẽm nào mà kẽm có trạng thái oxy hóa khác +1 hoặc +2. Các tính toán chỉ ra rằng hợp chất kẽm có trạng thái oxy hóa +4 không thể tồn tại. Tính chất hóa học của kẽm tương tự tính chất của các kim loại chuyển tiếp nằm ở vị trí cuối cùng của hàng đầu tiên như nickel và đồng, mặc dù nó có lớp d được lấp đầy electron, do đó các hợp chất của nó là nghịch từ và hầu như không màu. Bán kính ion của kẽm và magnesi gần như bằng nhau. Do đó một số muối của chúng có cùng cấu trúc tinh thể và trong một số trường hợp khi bán kính ion là yếu tố quyết định thì tính chất hóa học của kẽm và magnesi là rất giống nhau. còn nếu không thì chúng có rất ít nét tương đồng. Kẽm có khuynh hướng tạo thành các liên kết cộng hóa trị với cấp độ cao hơn và nó tạo thành các phức bền hơn với các chất cho N- và S. Các phức của kẽm hầu hết là có phối vị 4 hoặc 6, tuy nhiên phức phối vị 5 cũng có. Hợp chất. Hợp chất hai nguyên tố của kẽm được tạo ra với hầu hết á kim và tất cả các phi kim trừ khí hiếm. ZnO là chất bột màu trắng và hầu như không tan trong các dung dịch trung tính, vì là một chất trung tính nó tan trong cả dung dịch acid và base. Các chalcogenua khác (ZnS, ZnSe, và ZnTe) có nhiều ứng dụng khác nhau trong điện tử và quang học. Pnictogenua (, , và ), peroxide (), hydride (), và carbide () cũng tồn tại. Trong số 4 halide, có đặc trưng ion nhiều nhất, trong khi các hợp chất halide khác (, , và ) có điểm nóng chảy tương đối thấp và được xem là có nhiều đặc trưng cộng hóa trị hơn. Trong các dung dịch base yếu chứa các ion , hydroxide tạo thành ở dạng kết tủa màu trắng. Trong các dung dịch kiềm mạnh hơn, hydroxide này bị hòa tan và tạo zincat (). Nitrat , clorat , sulfat , phosphat , molybdat , cyanide , asenit , asenat Zn3(AsO4)2.8H2O và cromat (một trong những hợp chất kẽm có màu) là một vài ví dụ về các hợp chất vô cơ phổ biến của kẽm. Một trong những ví dụ đơn giản nhất về hợp chất hữu cơ của kẽm là acetat (). Các hợp chất hữu cơ của kẽm là dạng hợp chất mà trong đó có các liên kết cộng hóa trị kẽm-cacbon. Diethyl kẽm () là một thuốc thử trong hóa tổng hợp. Nó được công bố đầu tiên năm 1848 từ phản ứng của kẽm và ethyl iodide, và là hợp chất đầu tiên chứa liên kết sigma kim loại-cacbon. Decamethyldizincocen chứa một liên kết mạnh kẽm-kẽm ở nhiệt độ phòng. Lịch sử. Thời kỳ cổ đại. Các mẫu vật riêng biệt sử dụng kẽm không nguyên chất trong thời kỳ cổ đại đã được phát hiện. Các loại quặng kẽm đã được sử dụng để làm hợp kim đồng-kẽm là đồng thau vài thế kỷ trước khi phát hiện ra kẽm ở dạng nguyên tố riêng biệt. Đồng thau Palestin có từ thế kỷ XIV TCN đến thế kỷ X TCN chứa 23% kẽm. Hiểu biết về cách sản xuất đồng thau phổ biến ở Hy Lạp cổ đại từ thế kỷ VII TCN, nhưng chỉ có vài mẫu được thực hiện. Các đồ trang trí bằng hợp kim chứa 80-90% kẽm với chì, sắt, antimon và các kim loại khác cấu thành phần còn lại, đã được phát hiện có độ tuổi là 2.500 năm. Một bức tượng nhỏ có thể từ thời tiền sử chứa 87,5% kẽm được tìm thấy ở di chỉ khảo cổ Dacia ở Transilvania (Romania ngày nay). Các viên thuốc cổ nhất được làm từ kẽm cacbonat hydrozincit và smithsonit. Các viên thuốc này được dùng để chữa đau mắt và được tìm thấy trên tàu La Mã Relitto del Pozzino bị đắm năm 140 TCN. Việc sản xuất đồ đồng thau đã được người La Mã biết đến vào khoảng năm 30 TCN, họ sử dụng công nghệ nấu calamin (kẽm silicat hay cacbonat) với than củi và đồng trong các nồi nấu. Lượng oxide kẽm giảm xuống và kẽm tự do bị đồng giữ lại, tạo ra hợp kim là đồng thau. Đồng thau sau đó được đúc hay rèn thành các chủng loại đồ vật và vũ khí. Một số tiền xu từ người La Mã trong thời đại Công giáo được làm từ loại vật liệu có thể là đồng thau calamin. Ở phương Tây, kẽm lẫn tạp chất từ thời cổ đại tồn tại ở dạng tàn dư trong lò nung chảy, nhưng nó thường bị bỏ đi vì người ta nghĩ nó không có giá trị. Bảng kẽm Bern là một tấm thẻ tạ ơn có niên đại tới thời kỳ Gaul La Mã được làm bằng hợp kim bao gồm phần lớn là kẽm. Một số văn bản cổ đại dường như cũng đề cập đến kẽm. Sử gia Hy Lạp Strabo, trong một đoạn văn lấy từ nhà văn trước đó trong thế kỷ IV TCN, đề cập tới "những giọt bạc giả", được trộn lẫn với đồng để làm đồng thau. Điều này có thể đề cập đến một lượng nhỏ kẽm là phụ phẩm của quá trình nung chảy quặng sulfide. Charaka Samhita, cho là đã được viết vào 500 TCN hay trước đó nữa, đề cập đến một kim loại mà khi bị oxy hóa, tạo ra "pushpanjan", sản phẩm được cho là kẽm oxide. Các mỏ kẽm ở Zawar, gần Udaipur, Ấn Độ đã từng hoạt động từ thời đại Maurya vào cuối thiên niên kỷ 1 TCN. Việc nấu chảy và phân lập kẽm nguyên chất đã được những người Ấn Độ thực hiện sớm nhất vào thế kỷ XII. Một ước tính cho thấy rằng khu vực này đã sản xuất ra khoảng vài triệu tấn kẽm kim loại và kẽm oxide từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI. Một ước tính khác đưa ra con số sản lượng là 60.000 tấn kẽm kim loại trong giai đoạn này. Rasaratna Samuccaya, được viết vào khoảng thế kỷ XIV, đề cập đến hai loại quặng chứa kẽm; một loại được sử dụng để tách kim loại và loại khác được dùng cho y học. Các nghiên cứu trước đây và tên gọi. Kẽm đã từng được công nhận là một kim loại có tên gọi ban đầu là "Fasada" theo như y học Lexicon được cho là của vua Hindu Madanapala và được viết vào khoảng năm 1374. Nung chảy và tách kẽm nguyên chất bằng cách khử calamin với len và các chất hữu cơ khác đã được tiến hành vào thế kỷ XIII ở Ấn Độ. Người Trung Quốc cho tới thế kỷ XVII vẫn chưa học được kỹ thuật này. Các nhà giả kim thuật đã đốt kẽm kim loại trong không khí và thu được kẽm oxide trong một lò ngưng tụ. Một số nhà giả kim thuật gọi loại kẽm oxide này là "lana philosophica", tiếng Latin có nghĩa là "len của các nhà triết học", do nó được thu hồi từ búi len trong khi những người khác nghĩ nó giống như tuyết trắng và đặt tên nó là "nix album". Tên gọi của kẽm ở phương Tây có thể được ghi nhận đầu tiên bởi nhà giả kim Đức gốc Thụy Sĩ Paracelsus, ông đã gọi tên kim loại này là "zincum" hay "zinken" trong quyển sách của mình là "Liber Mineralium II" được viết vào thế kỷ XVI. Từ này có thể bắt nguồn từ tiếng Đức , và có thể có nghĩa là "giống như răng, nhọn hoặc lởm chởm" (các tinh thể kẽm kim loại có hình dạng giống như những chiếc kim). "Zink" cũng có thể ám chỉ "giống như tin (thiếc)" do mối quan hệ của nó (trong tiếng Đức "zinn" nghĩa là thiếc). Một khả năng khác có thể là từ đó xuất phát từ tiếng Ba Tư "seng" nghĩa là đá. Kim loại cũng có thể gọi là thiếc Ấn Độ, tutanego, calamin, và spinter. Nhà luyện kim người Đức Andreas Libavius đã nhận được một lượng vật liệu mà ông gọi là "calay" của Malabar từ một tàu chở hàng bắt được ở Bồ Đào Nha năm 1596. Libavius đã miêu tả các thuộc tính của mẫu vật có thể là kẽm này. Kẽm thường được nhập khẩu đến châu Âu từ các nước phương Đông trong thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, nhưng rất đắt giá vào lúc đó. Tách kẽm. Việc tách kẽm kim loại đã được thực hiện ở Ấn Độ vào năm 1300, sớm hơn nhiều so với phương Tây. Trước khi nó được thực hiện ở châu Âu, nó đã được nhập khẩu vào Ấn Độ khoảng năm 1600. Việc tách kim loại kẽm ở phương Tây có thể đã đạt được những thành tựu một cách độc lập từ một số người. "Universal Dictionary" (Từ điển tổng hợp) của Postlewayt, một nguồn cung cấp thông tin kỹ thuật ở châu Âu, đã không đề cập đến kẽm trước năm 1751, nhưng nguyên tố này đã được nghiên cứu từ trước đó. Nhà luyện kim người Flanders là P.M. de Respour đã công bố rằng ông đã tách được kẽm kim loại từ kẽm oxide năm 1668. Sau đó, Étienne François Geoffroy đã miêu tả cách thức mà kẽm oxide cô đặc lại thành các tinh thể màu vàng trên các thanh sắt được đặt bên trên các quặng kẽm đang nóng chảy. Ở Anh, John Lane được cho là đã tiến hành các thí nghiệm để nung chảy kẽm, có thể ở Landore, trước khi ông phá sản năm 1726. Năm 1738, William Champion được cấp bằng sáng chế ở Đại Anh cho quá trình tách kẽm từ calamin trong một lò luyện theo kiểu bình cổ cong thẳng đứng. Công nghệ của ông một phần nào đó giống với cách được sử dụng trong các mỏ kẽm ở Zawar thuộc Rajasthan nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ông đã đến vùng phương đông. Phương pháp của Champion được sử dụng suốt năm 1851. Nhà hóa học người Đức Andreas Marggraf được xem là có công trong việc phát hiện ra kẽm kim loại nguyên chất mặc dù nhà hóa học Thụy Điển là Anton von Swab đã chưng cất kẽm từ calamin 4 năm trước đó. Trong thí nghiệm năm 1746 của ông, Marggraf đã nung hỗm hợp calamin và than củi trong một buồng kín không có đồng để lấy kim loại. Quy trình này được ứng dụng ở quy mô thương mại từ năm 1752. Các công trình sau này. Một người anh em của William Champion là John đã nhận được bằng sáng chế năm 1758 về việc nung kẽm sulfide thành một oxide có thể sử dụng trong quy trình chưng cất bằng lò cổ cong. Trước đó chỉ có calamin mới có thể được sử dụng để sản xuất kẽm. Năm 1798, Johann Christian Ruberg cải tiến quá trình nung chảy bằng cách xây dựng một lò nung chưng cất nằm ngang. Jean-Jacques Daniel Dony đã xây dựng một lò nung chảy nằm ngang theo một kiểu khác ở Bỉ, lò nung này có thể xử lý nhiều kẽm hơn. Bác sĩ người Ý Luigi Galvani khám phá ra vào năm 1780 rằng việc kết nối tủy sống của một con ếch vừa mới mổ với một sợi sắt có gắn một cái mốc bằng đồng thau sẽ làm cho chân ếch co giật. Ông ta đã nghĩ không chính xác rằng ông đã phát hiện một khả năng của nơ ron và cơ để tạo ra điện và gọi đó là hiệu ứng "điện động vật". Tế bào mạ và quá trình mạ đều được đặt tên theo Luigi Galvani và những phát hiện này đã mở đường cho pin điện, mạ điện và chống ăn mòn điện. Bạn của Galvani là Alessandro Volta đã tiếp tục nghiên cứu hiệu ứng này và đã phát minh ra pin Volta năm 1800. Đơn vị cơ bản của pin Volta là các tế bào mạ điện được đơn giản hóa, chúng được làm từ một tấm đồng và một tấm kẽm được gắn kết với nhau ở bên ngoài và ngăn cách bởi một lớp điện ly. Các tấm này được xếp thành một chuỗi để tạo ra tế bào Volta, các tế bào này tạo ra điện bằng các dòng electron chạy từ tấm kẽm qua tấm đồng và cho phép kẽm ăn mòn. Tính chất không từ tính của kẽm và không màu của nó trong dung dịch đã làm trì hoãn việc phát hiện ra những tính chất quan trọng của chíng trong sinh hóa và dinh dưỡng. Nhưng điều đó đã thay đổi vào năm 1940 khi mà cacbonic anhydrase, một loại enzym đẩy cacbon dioxide ra khỏi máu, đã cho thấy kẽm có vai trò quan trọng trong nó. Enzym tiêu hóa carboxypeptidase là enzym chứa kẽm thứ hai được phát hiện năm 1955. Sản xuất. Khai thác mỏ và xử lý. Kẽm là kim loại được sử dụng phổ biến thứ 4 sau sắt, nhôm và đồng với sản lượng hàng năm khoảng 13 triệu tấn. Nhà sản xuất kẽm lớn nhất thế giới là Nyrstar, công ty sáp nhập từ OZ Minerals của Úc và Umicore của Bỉ. Khoảng 70% lượng kẽm trên thế giới có nguồn gốc từ khai thác mỏ, lượng còn lại từ hoạt động tái sử dụng. Kẽm tinh khiết cấp thương mại có tên gọi trong giao dịch tiếng Anh là "Special High Grade" ("SHG") có độ tinh khiết 99,995%. Trên toàn cầu, 95% kẽm được khai thác từ các mỏ quặng sulfide, trong đó ZnS luôn lẫn với đồng, chì và sắt sulfide. Có nhiều mỏ kẽm trên khắp thế giới nhưng chủ yếu ở Trung Quốc, Úc và Peru. Trung Quốc sản xuất 29% lượng kẽm toàn cầu năm 2010. Kẽm kim loại được sản xuất bằng luyện kim khai khoáng. Sau khi nghiền quặng, phương pháp tuyển nổi bọt được sử dụng để tách các khoáng dựa vào tính dính ướt khác nhau của chúng. Ở bước cuối cùng này thì kẽm chiếm 50%, phần còn lại là lưu huỳnh (32%), sắt (13%), và (5%). Công đoạn thiêu kết sẽ chuyển kẽm sulfide thành kẽm oxide: Lưu huỳnh dioxide sinh ra sẽ được thu hồi để sản xuất acid sulfuric. Nếu các mỏ có loại khoáng sản khác là kẽm cacbonat, kẽm silicat hoặc kẽm spinel như ở mỏ Skorpion, Namibia thì không sử dụng công đoạn thiêu kết này. Sau đó, người ta có thể dùng 2 phương pháp cơ bản trong luyện kim là nhiệt luyện ("pyrometallurgy") hoặc điện chiết ("electrowinning"). Quá trình nhiệt luyện khử kẽm oxide với cacbon hoặc cacbon mônoxide ở thành kim loại kẽm ở dạng hơi. Hơi kẽm được thu hồi trong bình ngưng. Quá trình được biểu diễn theo các phương trình dưới đây: Quá trình điện chiết tách kẽm từ quặng tinh bằng acid sulfuric: Sau đó, người ta dùng phương pháp điện phân để sản xuất kẽm kim loại. Acid sulfuric sinh ra được tái sử dụng trong bước trước đó. Kẽm có mặt ở dạng bụi trong lò hồ quang điện do sử dụng nguyên liệu mạ kẽm được thu hồ bởi nhiều quá trình, chủ yếu là quá trình Waelz (90% đến năm 2014). Tác động môi trường. Quá trình sản xuất từ quặng kẽm sulfide thải ra một lượng lớn lưu huỳnh dioxide và hơi cadmi. Xỉ nóng chảy và các chất cặn khác trong quá trình sản xuất cũng chứa một lượng kim loại nặng đáng kể. Có khoảng 1,1 triệu tấn kẽm kim loại và 130 ngàn tấn chì đã được khai thác và nung chảy ở các thị trấn La Calamine và Plombières của Bỉ trong khoảng thời gian từ năm 1806 tới năm 1882. Bãi thải của mỏ trước đây rò rỉ kẽm và cadmi, và các trầm tích trong sông Geul chứa một lượng kim loại nặng đáng kể. Từ khoảng cách đây 2000 năm, lượng phát thải kẽm từ các nguồn khai thác mỏ và nung chảy đã thải ra tổng cộng 10 ngàn tấn mỗi năm. Đến năm 1850, lượng phát thải tăng lên gấp 10 lần, phát thải kẽm ở mức đỉnh vào khoảng 3,4 triệu tấn mỗi năm trong thập niên 1980 và giảm xuống 2,7 triệu tấn vào thập niên 1990, mặc dù theo một nghiên cứu năm 2005 về tầng đối lưu Bắc Cực chỉ ra rằng nồng độ kẽm không giảm. Các phát thải nhân tạo và tự nhiên xảy ra với tỷ lệ 20 trên 1. Hàm lượng kẽm trong các con sông chảy qua các khu công nghiệp và khu vực khai thác mỏ vào khoảng 20 ppm. Công tác xử lý nước thải hiệu quả đã làm giảm đáng kể hàm lượng này; ví dụ như công tác xử lý nước thải dọc theo sông Rhine đã làm giảm lượng kẽm xuống còn 50 ppb. Nồng độ kẽm ở mức 2 ppm ảnh hưởng xấu đến hàm lượng oxy trong máu cá. Đất ô nhiễm kẽm từ hoạt động khai thác quặng chứa kẽm, tuyển, hoặc nơi sử dụng bùn chứa kẽm để làm phân, có thể chứa hàm lượng kẽm ở mức vài gam kẽm/kg đất khô. Hàm lượng kẽm trong đất cao hơn 500 ppm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu các kim loại cần thiết khác của thực vật, như sắt và mangan. Kẽm ở mức 2.000 ppm đến 180.000 ppm (18%) đã được ghi nhận trong một số mẫu đất. Ứng dụng. Kẽm là kim loại được sử dụng phổ biến hàng thứ tư sau sắt, nhôm, đồng tính theo lượng sản xuất hàng năm. Các ứng dụng chính của kẽm (số liệu là ở Hoa Kỳ) Chống ăn mòn và pin. Kim loại kẽm chủ yếu được dùng làm chất chống ăn mòn, ở dạng mạ. Năm 2009 ở Hoa Kỳ, 55% tương đương 893 nghìn tấn kẽm kim loại được dùng để mạ. Kẽm phản ứng mạnh hơn sắt hoặc thép và do đó nó sẽ dễ bị oxy hóa cho đến khi nó bị ăn mòn hoàn toàn. Một lớp tráng bề mặt ở dạng bằng oxide và cacbonat ( là một chất ăn mòn từ kẽm. Lớp bảo vệ này tồn tại kéo dài ngay cả sau khi lớp kẽm bị trầy xước, nhưng nó sẽ giảm theo thời gian khi lớp ăn mòn kẽm bị tróc đi. Kẽm được phủ lên theo phương pháp hóa điện bằng cách phun hoặc mạ nhúng nóng. Mạ kẽm được sử dụng trên rào kẽm gai, rào bảo vệ, cầu treo, mái kim loại, thiết bị trao đổi nhiệt, và các bộ phận của ô tô. Độ hoạt động tương đối của kẽm và khả năng của nó bị oxy hóa làm nó có hiệu quả trong việc hi sinh anot để bảo vệ ăn mòn catot. Ví dụ, bảo vệ catot của một đường ống được chôn dưới đất có thể đạt hiệu quả bằng cách kết nối các anot được làm bằng kẽm với các ống này. Kẽm có vai trò như một anot (âm) bằng các ăn mòn một cách chậm chạp khi dòng điện chạy qua nó đến ống dẫn bằng thép. Kẽm cũng được sử dụng trong việc bảo vệ các kim loại được dùng làm catot khi chúng bị ăn mòn khi tiếp xúc với nước biển. Một đĩa kẽm được gắn với một bánh lái bằng sắt của tàu sẽ làm chậm tốc độ ăn mòn so với không gắn tấm kẽm này. Các ứng dụng tương tự như gắn kẽm vào chân vịt hoặc lớp kim loại bảo vệ lườn tàu. Với một thế điện cực chuẩn (SEP) 0,76 vôn, kẽm được sử dụng làm vật liệu anot cho pin. Bột kẽm được sử dụng theo cách này trong các loại pin kiềm và các tấm kẽm kim loại tạo thành vỏ bọc và cũng là anot trong pin kẽm-cacbon. Kẽm được sử dụng làm anot hoặc nhiên liệu cho tế bào nhiêu liệu kẽm/pin kẽm-không khí. Pin dòng oxy hóa khử kẽm-xêri cũng dựa trên một nửa tế bào âm kẽm. Hợp kim. Hợp kim của kẽm được sử dụng rộng rãi nhất là đồng thau, bao gồm đồng và khoảng từ 3% đến 45% kẽm tùy theo loại đồng thau. Đồng thau nhìn chung giòn và cứng hơn đồng và có khả năng chống ăn mòn rất cao. Các tính chất này giúp nó được sử dụng nhiều trong các thiết bị truyền thông, phần cứng máy tính, dụng cụ âm nhạc, và các van nước. Các ứng dụng rộng rãi khác của hợp kim chứa kẽm bao gồm nickel bạc, máy đánh chữ bằng kim loại, hàn nhôm và mềm, và đồng điếu thương mại. Kẽm cũng được sử dụng trong các bộ phận đường ống hiện đại như là một sản phẩm thay thế các đường ống trước đây sử dụng hợp kim chì/thiếc. Các hợp kim chiếm 85-88% kẽm, 4-10% đồng, và 2-8% nhôm được sử dụng hạn chế trong một số trường hợp của các bệ nâng đỡ máy. Kẽm là một kim loại ban đầu được sử dụng trong việc sản xuất các đồng tiền 1 cent của Hoa Kỳ từ năm 1982. Lõi kẽm được áo một lớp đồng mỏng để tạo độ bắt mắt của đồng tiền bằng đồng. Năm 1994, kẽm được sử dụng để sản xuất 13,6 triệu đồng xu ở Hoa Kỳ. Các hợp kim chủ yếu là kẽm với một lượng nhỏ đồng, nhôm, và magnesi có ích trong việc đúc áp lực cũng như đúc quay, đặc biệt trong các ngành công nghiệp tự động, điện tử, và phần cứng. Các hợp kim này được chào bán trên thị trường với tên gọi là Zamak. Ví dụ về hợp kim kẽm nhôm, nó có điểm nóng chảy thấp và độ nhớt thấp nên có thể chế tạo ra những vật có hình dạng nhỏ và phức tạp. Nhiệt độ gia công thấp làm cho các sản phẩm đúc nguội nhanh và do đó có thế lắp ráp chúng một cách nhanh chóng. Một hợp kim khác được chào bán trên thị trường với tên gọi là Prestal chứa 78% kẽm và 22% nhôm và được cho là có độ cứng gần bằng thép nhưng lại dẻo như nhựa. Tính chất siêu nhựa này của hợp kim cho phép đúc chúng dễ dàng trong các khuôn bằng sứ và xi măng. Các hợp kim tương tự khi có thêm vào một lượng nhỏ chì có thể cán nguội thành các tấm. Hợp kim có 96% kẽm và 4% nhôm được sử dụng để làm khuôn dập cho các ứng dụng có tốc độ sản xuất thấp mà khuôn dập bằng kim loại đen có thể quá đắt. Trong việc xây các bề mặt ngoài, mái nhà hoặc các ứng dụng khác, kẽm được sử dụng ở dạng tấm kim loại và có thể dùng để cán, cuộn hoặc uốn người ta sử dụng các hợp kim của kẽm với titan và đồng. Là một vật liệu dễ gia công, không đắt mà nặng, kẽm được sử dụng để thay thế cho chì. Do ngộ độc chì ngày càng nhiều nên kẽm được dùng làm vật nặng trong nhiều ứng dụng khác nhau như câu cá đến cân bằng lốp và bánh đà (bánh trớn). Kẽm cadmi tellurua (CZT) là một hợp kim bán dẫn có thể được chia thành một chuỗi các thiết bị cảm ứng nhỏ. Các thiết bị này tương tự như mạch tích hợp và có thể phát hiện nguồn năng lượng của các photon tia gama. Khi được đặt sau một mặt nạ hấp thụ, thiết bị cảm ứng CZT cũng có thể được sử dụng để xác định hướng của các tia gamma. Các ứng dụng công nghiệp khác. Gần 1/4 tổng sản lượng kẽm của Hoa Kỳ (2009) được dùng ở dạng hợp chất kẽm; có nhiều loại được dùng ở quy mô công nghiệp. Kẽm oxide được sử dụng rộng rãi để làm chất tạo màu trắng trong sơn, và làm chất xúc tác trong công nghiệp chế biến cao su. Nó cũng được dùng làm chất phân tán nhiệt cho cao su và phản ứng để bảo vệ các polyme của cao su trước các tia tử ngoại (cách bảo vệ chống tia tử ngoại tương tự cũng được cho vào nhựa chứa oxide kẽm). Các tính chất bán dẫn của kẽm oxide hữu ích trong các varistor và sản phẩm máy photocopy. Vòng tuần hoàn kẽm-kẽm oxide là một quy trình gồm 3 bước hóa nhiệt trong đó dùng kẽm và kẽm oxide để sản xuất hydro. Kẽm cloura thường được cho vào gỗ để làm chất bắt cháy và có thể được sử dụng để bảo quản gỗ. Nó cũng được dùng để tạo các hóa chất khác. Kẽm methyl () được dùng trong nhiều phản ứng tổng hợp hữu cơ. Kẽm sulfide (ZnS) được dùng làm chất tạo màu phát quang như trên các đồng hồ đeo tay, màn hình ti vi và tia X, và sơn phát quang. Các tinh thể kẽm được dùng trong các tia laser hoạt động trong dãi quang phổ hồng ngoại giữa. Kẽm sulfat là một chất hóa học trong nhuộm và tạo màu. Kẽm pyrithion được dùng trong sơn chống gỉ. Bột kẽm đôi khi được dùng làm chất tạo lực đẩy trong các mô hình tên lửa. Khi một hỗn hợp nén gồm 70% bột kẽm và 30% bột lưu huỳnh bị đốt cháy sẽ tạo ra một phản ứng hóa học mãnh liệt. Phản ứng này tạo ra kẽm sulfide cùng một lượng lớn khí nóng, nhiệt và ánh sáng. Kim loại kẽm dạng tấm được dùng để chế ra các thanh kẽm. , là đồng vị phổ biến nhất của kẽm, rất dễ bị kích hoạt neutron, được chuyển hóa thành phóng xạ rất cao, hạt nhân mới này có chu kỳ bán rã 244 ngày và sinh ra các tia phóng xạ gamma cường độ cao. Do vậy, kẽm oxide được dùng trong các lò phản ứng hạt nhân để làm chất chống ăn mòn cạn kiệt của trước khi sử dụng. Vì lý do tương tự, kẽm đã được đề xuất ở dạng vật liệu muối dùng trong các vũ khí hạt nhân (coban là một ví dụ khác, là một loại vật liệu muối phổ biến hơn). Một lớp áo kẽm được làm giàu đồng vị có thể được chiếu xạ mởi một dòng neutron cường độ năng lượng cao từ việc kích nổ vũ khí nhiệt hạt nhân, tạo thành một lượng lớn đồng vị làm tăng đáng kể bụi phóng xạ của vũ khí hạt nhân. Vũ khí như thế này không biết là đã có chế tạo, thử nghiệm hay sử dụng chưa. cũng được dùng làm đồng vị vết trong nghiên cứu làm thế nào mà các hợp kim chứa kẽm ăn mòn, hoặc con đường và vai trò của kẽm trong sinh vật. Các phức kẽm dithiocarbamat được dùng làm thuốc diệt nấm trong nông nghiệp; chúng gồm Zineb, Metiram, Propineb và Ziram. Kẽm naphthenat được dùng là chất bảo quản gỗ. Kẽm ở dạng ZDDP cũng được dùng làm chất phụ gia chống ăn mòn trong các bộ phận kim loại của các động cơ chạy dầu. Bổ sung trong khẩu phần ăn. Kẽm có trong hầu hết các khẩu phần ăn cung cấp dưỡng chất và vitamin hàng ngày. Các sản phẩm chế biến gồm kẽm oxide, kẽm acetat, và kẽm gluconat. Nó được tin là có tính chất chống oxy hóa, chúng có thể chống lại sự gia tăng tốc độ lão hóa của da và cơ trong cơ thể; các nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt về các hiệu quả của nó. Kẽm cũng giúp làm tăng tốc sự hồi phục vết thương. Nó cũng có những tác dụng có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể. Do vậy, sự thiếu hụt kẽm có thể tác động đến hầu hết các phần của hệ miễn dịch ở con người. Hiệu quả của các hợp chất kẽm khi sử dụng để làm giảm thời gian hoặc mức độ nghiên trọng của triệu chứng cảm vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Một cuộc đánh giá một cách có hệ thống năm 2011 kết luận rằng việc bổ sung kẽm sẽ làm giảm nhẹ thời gian và độ nghiêm trọng của bệnh cảm. Kẽm đóng vai trò là một công cụ đơn giản, rẻ tiền và quan trọng trong điều trị các cơn tiêu chảy ở trẻ em ở những nước đang phát triển. Khi tiêu chảy kẽm trong cơ thể giảm, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng kẽm bổ sung trong vòng 10 đến 14 điều trị có thể giảm thời gian và độ nghiêm trọng của những côn tiêu chảy và cũng có thể chống lại các cơn tiêu chảy trong vòng 3 tháng sau đó. Nghiên cứu bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác xác định rằng kẽm góp một phần trong việc điều trị hiệu quả bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi. Bổ sung kẽm là một cách điều trị hiệu quả bệnh rối loại di truyền liên quan đến hấp thu kẽm mà trước đây gây tử vong ở những trẻ mới mắc bệnh này bẩm sinh. Viêm dạ dày giảm mạnh khi uống kẽm, và hiệu ứng này có thể là do tính chất kháng khuẩn mạnh của các ion kẽm trong đường tiêu hóa, hoặc đối với sự hấp thụ kẽm và tái giải phóng từ các tế bào miễn dịch (tất cả hạch bạch cầu đều tiết ra kẽm), hoặc cả hai. Năm 2011, các nghiên cứu viên ở trường cao đẳng tư pháp hình sự John Jay thông báo rằng việc cung cấp kẽm trong khẩu phần ăn có thể làm ẩn đi sự hiện diện của ma túy trong nước tiểu. Các tuyên bố tương tự cũng được đăng trên các diễn đàn về chủ đề đó. Mặc dù chưa thử nghiệm trong điều trị ở người, dấu hiệu của một cơ thể đang phát triển ám chỉ rằng kẽm có thể ưu tiên tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Do kẽm có mặt tự nhiên trong tuyến tiền liệt và vì tuyến này dễ xâm nhập với các phương thức không xâm lấn một cách tương đối, tiềm năng của nó như là một tác nhân hóa trị loại bệnh ung thư này thể hiện nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã minh họa rằng sử dụng kẽm bổ sung lâu dài với liều lượng vượt mức cho phép có thể thực tế làm gia tăng cơ hội phát triển ung thư tuyến tiền liệt, cũng có thể là do sự tích tụ tự nhiên của kim loại nặng này trong tuyến tiền liệt. Viên ngậm kẽm và trị cảm thông thường. Những kết quả tích cực nhất trong việc sử dụng viên ngậm kẽm được phát hiện trong nghiên cứu trên kẽm acetat, thể hiện qua việc acetat không liên kết với các ion kẽm. Các nghiên cứu cho đến nay cũng chưa đưa ra kết luận nhưng đã chỉ ra rằng các viên kẽm làm giảm các triệu chứng kẽm trong khi có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn. Những lợi ích của kẽm dùng trong điều trị cảm đã được mô tả là "rất ít". Cơ chế sinh học của tác dụng này chưa rõ, nhưng lợi ích của các loại kẽm thoi có vẻ bị gây nên bởi các hiệu ứng tại chỗ trong vùng hầu họng, vì điều trị kẽm qua đường mũi cũng rút ngắn thời gian cảm. Dùng làm thuốc ngoài da. Kẽm dùng trong điều trị ngoài da thường được làm từ kẽm oxide. Các hợp chất này có thể chống cháy nắng trong mùa hè và khô vì lạnh trong mùa đông. Thoa một lớp mỏng trên vùng mặc tã của bé (perineum) mỗi lần thay tã lót có thể bảo vệ khỏi hăm do tã. Kẽm lactat được dùng trong kem đánh răng để chống chứng hôi miệng. Kẽm pyrithion được sử dụng rộng rãi trong dầu gội đầu do nó có chức năng chống gàu. Các ion kẽm là chất chống vi sinh rất hiệu quả thậm chí ở nồng độ thấp. Hóa hữu cơ. Có nhiều hợp chất kẽm hữu cơ quan trọng. Hóa học kẽm hữu cơ là một khoa học nghiên cứu về các hợp chất vô cơ của kẽm miêu tả đặc điểm vật lý, sự tổng hợp và các phản ứng của chúng. Trong số các ứng dụng quan trọng phải kế đến là phản ứng Frankland-Duppa theo đó một oxalat ester(ROCOCOOR) phản ứng với alkyl halide R'X, kẽm và acid clohydrit để tạo ra ester α-hydroxycarboxylic RR'COHCOOR, phản ứng Reformatskii biến đổi α-halo-ester và aldehyde thành β-hydroxy-ester, phản ứng Simmons-Smith theo đó kẽm carbenoid (iodomethyl) iodide phản ứng với alken (hoặc alkin) và biến đổi chúng thành cyclopropan, phản ứng thêm vào của các hợp chất kẽm hữu cơ tạo thành các hợp chất carbonyl. "Phản ứng Barbier (1899) là sự cân bằng kẽm của phản ứng Grignard magnesi và tốt hơn là cả hai phản ứng". Sự có mặt của một lượng nước bất kỳ trong sự thành tạo magnesi hữu cơ halide sẽ không thành công, ngược lại phản ứng Barbier có thể thậm chí diễn ra trong môi trường nước. Mặt khác các kẽm hữu cơ ít ái nhân hơn Grignards, rất đắt và khó vận chuyển. Các hợp chất kẽm có hai gốc hữu cơ có trên thị trường là kẽm dimetyl, kẽm dietyl và kẽm diphenyl. Trong một nghiên cứu hợp chất kẽm hữu cơ hoạt động được xem là rẽ hơn nhiều so với tiền chất brom hữu cơ: Phản ứng song hợp Negishi cũng là một phản ứng quan trọng để tạo thành các liên kết carbon-carbon mới giữa các nguyên tử carbon không no trong alken, aren và alkyn. Các chất xúc tác là nickel và palladi. Một bước quan trọng trong chu vòng tuần hoàn xúc tác đó là kẽm halide trao đổi bằng cách thay thế gốc hữu cơ của nó với một halogen khác bằng kim loại palladi (nickel). Phản ứng song hợp Fukuyama là một kiểu phản ứng khác như phản ứng này có 3 gốc ester tham gia phản ứng để tạo thành một xeton. Kẽm có nhiều ứng dụng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ như tổng hợp bất đối xứng, là một phương pháp rẻ và dễ thực hiện thay cho các chất phức kim loại quý. Các kết quả thu được bằng cách sử dụng chất điện phân kẽm chiral có thể so sánh với phương pháp thu được palladi, rutheni, iridi và các kim loại khác và do đó kẽm trở thành kim loại được lựa chọn ngày càng nhiều cho mục đích này. Vai trò sinh học. Kẽm là nguyên tố cần thiết để duy trì sự sống của con người cũng như các động vật khác, thực vật, và vi sinh vật. Kẽm được tìm thấy trong gần 100 loại enzym đặc biệt (các nguồn khác cho rằng tới 300), có vai trò là các ion cấu trúc trong yếu tố phiên mã và được lưu trữ và vận chuyển ở dạng thionein kim loại. Nó là "kim loại chuyển tiếp phổ biến thứ 2 trong sinh vật" sau sắt và nó là kim loại duy nhất có mặt trong tất cả các lớp enzym. Trong các protein, các ion kẽm thường liên kết với các chuỗi amino acid của acid aspartic, acid glutamic, cystein và histidin. Việc miêu tả lý thuyết và tính toán của các liên kết kẽm trong các protein này cũng như đối với các kim loại chuyển tiếp khác còn khó khăn. Có từ 2-4 gam kẽm phân bố trong khắp cơ thể con người. Hầu hết kẽm nằm trong não, cơ, xương, thận và gan, tuy nhiên nồng độ kẽm cao nhất tập trung trong tuyến tiền liệt và các bộ phận của mắt. Tinh dịch đặc biệt rất giàu kẽm, vì đây là yếu tố quan trọng trong chức năng của tuyến tiền liệt và giúp phát triển cơ quan sinh dục. Kẽm đóng vai trò sinh học quan trọng đối với con người. Nó tương tác với một loạt các phối tử hữu cơ, và có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của RNA và DNA, truyền tín hiệu và biểu hiện gen. Nó cũng quyết định quá trình chết rụng tế bào. Một nghiên cứu năm 2006 ước tính rằng khoảng 10% protein người (2.800) có thể phụ thuộc vào kẽm, thêm vào đó hàng trăm protein vận chuyển kẽm; một nghiên cứu tương tự về "in silico" trong loài thực vật "Arabidopsis thaliana" đã tìm thấy 2.367 protein liên quan đến kẽm. Trong não, kẽm được lưu trữ trong các synaptic vesicles đặc biệt bởi các tế bào thần kinh glutamatergic và có thể "điều chỉnh khả năng kích thích não". Nó có vai trò quan trọng trong synaptic plasticity và cũng như trong việc học. Tuy nhiên, nó được gọi là "ngựa đen của não" ("the brain's dark horse") vì nó cũng có thể là một chất độc thần kinh, homeostasis kẽm đóng vai trò quan trọng trong chức năng bình thường của não và hệ thần kinh trung ương. Enzym. Kẽm là một acid Lewis, là một chất xúc tác có ích trong quá trình hydroxyl hóa và các phản ứng enzym khác. Kim loại kẽm cũng là một chất có phối hợp hình học linh động, điều này cho phép các protein sử dụng nó để thay đổi cấu trúc protein một cách nhanh chóng để thực hiện các phản ứng sinh học. Hai ví dụ về các enzym chứa kẽm là carbonic anhydrase và carboxypeptidase, đây là các enzym cần thiết trong các quá trình của chuyển hóa cacbon dioxide () và tiêu hóa protein theo thứ tự. Trong máu của động vật có xương sống, carbonic anhydrase chuyển hóa thành bicacbonat và cùng enzym đó chuyển bicacbonat trở lại thành khi thở qua phổi. Nếu không có enzym này, sự biến đổi này có thể diễn ra chậm hơn khoảng 1 triệu lần đối với máu bình thường có pH là 7 hoặc không thì pH phải 10 hoặc lớn hơn. Anhydrase không liên quan β-carbonic là cần thiết cho sự hình thành lá ở thực vật, sự tổng hợp indole acid acetic (auxin) và hô hấp kị khí (lên men rượu). Carboxypeptidase tách các liên kết peptit trong quá trình tiêu hóa protein. Liên kết cộng hóa trị phối hợp được tạo ra giữa các peptit đầu cuối và nhóm C=O gắn với kẽm, làm cho cacbon tích điện dương. Yếu tố này giúp tạo ra một hốc kị nước trên enzym gần kẽm, làm hút phần không phân cực của protein bị tiêu hóa. Các protein khác. Kẽm có vai trò cấu trúc toàn bộ trong cụm, xoắn và "ngón tay kẽm". Các kẽm finger tạo thành các bộ phận của một số yếu tố phiên mã ("transcription factor"), chúng là các protein nhận dạng trình tự DNA trong quá trình phiên mã và sao chép DNA. Mỗi ion thứ 9 hoặc 10 trong "ngón tay kẽm" giúp duy trình cấu trúc của các "ngón tay" bằng cách tạo liên kết với 4 amino acid trong nhân tố phiên mã. Yếu tố phiên mã bao bọc xung quanh xoắn DNA và sử dụng các finger của nó để liên kết một cách chính xác với chuỗi DNA. Trong huyết tương, kẽm bị ràng buộc và bị vận chuyển bởi albumin (60%, ái lực thấp) và transferrin (10%). Vì transferrin cũng vận chuyển sắt, khi lượng sắt tăng quá cao làm giảm khả năng hấp thụ kẽm và ngược lại. Phản ứng tương tự cũng xảy ra đối với đồng. Hàm lượng kẽm trong huyết tương ở mức tương đối ổn định bất kể lượng kẽm tiêu thụ vào là bao nhiêu. Các tế bào trong tuyến nước bọt, tuyến tiền liệt, hệ miễn dịch và ruột sử dụng tín hiệu kẽm như là cách để liên lạc với các tế bào khác. Kẽm có thể được giữ trong thionein kim loại trong vi sinh vật hoặc trong ruột hoặc gan động vật. Thionein kim loại trong các tế bào ruột có thể điều chỉnh sự hấp thụ kẽm khoảng 15-40%. Tuy nhiên thiếu hoặc thừa kẽm có thể gây hại; đặc biệt thừa kẽm làm giảm hấp thụ đồng do thionein kim loại hấp thụ cả hai kim loại như đã phân tích ở trên. Chế độ ăn uống. Ở Mỹ, chế độ ăn chỉ định ("Recommended Dietary Allowance" - RDA) là 8 mg/ngày đối với nữ giới và 11 mg/ngày đối với nam giới. Chế độ ăn trung bình ở Mỹ năm 2000 là 9 mg/ngày đối với nữ giới và 14 mg/ngày đối với nam giới. Hàu, tôm hùm và các loại thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò, thịt cừu và gan bò là các thực phẩm có hàm lượng kẽm cao. Hàm lượng kẽm trong thực vật thay đổi tùy theo hàm lượng nguyên tố này trong đất. Khi đất có đủ lượng kẽm, thực phẩm từ thực vật chứa kẽm nhiều như lúa mì, và các loại hạt khác (mè, anh túc, cỏ linh lăng, cần tây, mù tạc). Các nguồn thức ăn tự nhiên giàu kẽm khác bao gồm: các loại quả có nhân, ngũ cốc nguyên vẹn, hạt bí hay hạt hướng dương. Các nguồn khác trong thực phẩm tăng cường và chế độ ăn uống bổ sung cũng có nhiều dạng. Một báo cáo năm 1998 kết luận rằng kẽm oxide, là một trong những chất bổ sung phổ biến nhất ở Mỹ, và kẽm cacbonat là loại gần như không hòa tan và kém được hấp thu trong cơ thể. Bài báo này trích dẫn các nghiên cứu phát hiện rằng các hàm lượng kẽm plasma thấp sau khi ăn kẽm oxide và kẽm cacbonat so với những trường hợp sau khi tiêu thụ kẽm acetat và kẽm sulfat. Tuy nhiên, bổ sung kẽm vượt mức gây hại là một vấn đề trong số những người tương đối giàu, và có thể không nên vượt quá 20 mg/ngày ở người khỏe mạnh, mặc dù Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ đưa ra mức trần là 40 mg/ngày. Tuy nhiên, trong việc tăng cường kẽm, một đánh giá năm 2003 cho rằng kẽm oxide trong ngũ cốc rẽ, ổn định và dễ hấp thu hơn các loại đắt tiền hơn. Một nghiên cứu năm 2005 phát hiện rằng nhiều hợp chất kẽm bao gồm cả dạng oxide và sulfat, không cho thấy sự khác biệt đáng kể về thống kê trong việc hấp thụ khi thêm vào bánh ngô. Một nghiên cứu năm 1987 cho thấy rằng kẽm picolinat được hấp thụ tốt hơn so với kẽm gluconat hay kẽm citrat. Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố năm 2008 khẳng định rằng kẽm glycinat được hấp thụ tốt nhất trong bốn loại bổ sung kẽm trên thị trường. Thiếu kẽm. Thiếu kẽm thường là do dinh dưỡng thiếu kẽm, nhưng cũng có thể liên quan đến sự hấp thu kẽm kém, acrodermatitis enteropathica, bệnh gan mãn tính, bệnh thận mãn tính, bệnh hồng cầu hình liềm, tiểu đường, bệnh ác tính và các bệnh mãn tính khác. Các triệu chứng thiếu kẽm nhẹ rất đa dạng. Biểu hiện lâm sàng bao gồm chậm tăng trưởng, tiêu chảy, bất lực và chậm phát dục, rụng tóc, tổn thương da và mắt, giảm cảm giác ngon miệng, thay đổi nhận thức, làm suy giảm khả năng bảo vệ của cơ thể, khiếm khuyết trong việc sử dụng carbohydrat, và sinh quái thai. Thiếu kẽm nhẹ làm giảm miễn dịch, mặc dù dư thừa kẽm cũng giảm miễn dịch. Động vật có chế độ ăn thiếu kẽm thì cần lượng thức ăn tăng gấp đôi để bù lại lượng kẽm so với các động vật được cung cấp đủ kẽm. Các nhóm có nguy cơ thiếu kẽm bao gồm người già, và những người suy thận. Kẽm chelat phytat được tìm thấy trong hạt và ngũ cốc cám có thể góp phần vào việc kém hấp thu kẽm. Mặc dù có những lo ngại, nhưng những người ăn chay phương Tây không được phát hiện là thiếu hụt kẽm nhiều so với những người ăn thịt. Các nguồn thực vật cung cấp kẽm như đậu khô, rau biển, ngũ cốc tăng cường, thực phẩm từ đậu nành, đậu phụng, các loại hạt, đậu Hà Lan, mầm hạt. Tuy nhiên, phytat trong nhiều loại hạt và chất xơ trong thực phẩm có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ kẽm và uống kẽm gần giới hạn biên có các hiệu ứng chưa được rõ. Có một vài bằng chứng cho thấy rằng sử dụng lượng kẽm nhiều hơn so với tiêu chuẩn của US RDA (15 mg) hàng ngày có thể là cần thiết cho những người có chế độ ăn uống mà phytat cao, như một số người ăn chay. Việc tính toán này phải được cân đối với thực tế rằng có một lượng ít ỏi các chỉ số sinh học kẽm đầy đủ, và là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất, kẽm plasma, có độ nhạy và độ đặc hiệu kém. Chẩn đoán thiếu kẽm là một thách thức lâu dài. Thiếu kẽm là trường hợp thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất ở thực vật, đặc biệt là trong đất có độ pH cao. Đất thiếu kẽm được canh tác trong các cánh đồng của phân nửa Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, 1/3 ở Trung Quốc và hầu hết miền Tây Úc, và có những phản hồi đáng kể về việc bổ sung phân kẽm đã được báo cáo ở các khu vực này. Thực vật phát triển trong các loại đất thiếu kẽm dễ bị mắc bệnh hơn. Kẽm về cơ bản được bổ sung vào đất thông qua quá trình phong hóa từ các loại đá, nhưng con người đã đưa kẽm vào trong đất qua quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, chất thải mỏ, phân lân, đá vôi, phân, bùn thải và các hạt từ các bề mặt mạ kẽm. Kẽm dư thừa là chất độc đối với cây, mặc dù độ độc của kẽm ít phổ biến. Gần 2 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu kẽm. Ở trẻ em, thiếu kẽm làm gia tăng nhiễm trùng và tiêu chảy làm khoảng 800.000 trẻm em thiệt mạng mỗi năm trên toàn cầu. WHO có chủ trương bổ sung kẽm cho trẻ suy dinh dưỡng nặng và tiêu chảy. Bổ sung kẽm giúp ngăn ngừa bệnh tật và giảm tử vong, đặc biệt là trẻ em sinh thiếu cân hoặc chậm phát triển. Tuy nhiên, bổ sung kẽm không nên được phân phối một cách riêng lẻ vì một số trường hợp thiếu kẽm ở các quốc gia đang phát triển có thể liên quan đến sự tương tác của kẽm với các vi chất dinh dưỡng khác. Phục hồi đất. Ericoid Mycorrhizal Fungi Calluna, Erica và Vaccinium có thể phát triển trên đất giàu kẽm. Nông nghiệp. Thiếu kẽm trong nông nghiệp là sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất những loài cây trồng; đặc biệt phổ biến trong đất có pH cao. Thiếu kẽm trong đất trồng chiếm nửa diện tích của Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, 1/3 ở Trung Quốc, và hầu hết ở Tây Úc, và phản ứng chủ yếu đối với phân kẽm đã được báo cáo ở những khu vực này. Thực vật phát triển trên đất thiếu kẽm dễ bị sâu bệnh. Kẽm được bổ sung vào đất chủ yếu từ quá trình phong hóa đá, nhưng con người đã thêm kẽm qua việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, chất thải mỏ, phân phosphat, thuốc trừ sâu (kẽm photphit), đá vôi, phân, bùn thải, và các hạt ở dạng xi mạ. Thừa kẽm cũng là chất độc đối với cây trồng, mặc dù ngộ độc kẽm ít phổ biến hơn. Cảnh báo. Độc tính. Mặc dù kẽm là vi chất cần thiết cho sức khỏe, tuy nhiên nếu hàm lượng kẽm vượt quá mức cần thiết sẽ có hại cho sức khỏe. Hấp thụ quá nhiều kẽm làm ngăn chặn sự hấp thu đồng và sắt. Ion kẽm tự do trong dung dịch là chất có độc tính cao đối với thực vật, động vật không xương sống, và thậm chí là cả động vật có xương sống. Mô hình hoạt động của ion tự do đã được công bố trong một số ấn phẩm, cho thấy rằng chỉ một lượng mỏ mol ion kẽm tự do cũng giết đi một số sinh vật. Một thí nghiệm gần đây cho thấy 6 micromol giết 93% "Daphnia" trong nước. Ion kẽm tự do là một acid Lewis mạnh đến mức có thể ăn mòn. Acid dịch vị chứa acid clohydric, mà hàm lượng kẽm kim loại trong đó dễ hòa tan trong đó gây ăn mòn kẽm chloride. Nuốt đồng xu 1 cent của Mỹ năm 1982 (97,5% kẽm) có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày do khả năng hòa tan cao của các ion kẽm trong dịch vị. Có bằng chứng về sự thiếu hụt đồng khi uống ở mức thấp một lượng kẽm 100–300 mg/ngày; một thử nghiệm gần đây cho thấy số người nhập viện cao hơn liên quan đến các biến chứng tiết niệu so với "thuốc trấn an" trong số đàn ông lớn tuổi uống 80 mg/day. USDA RDA khuyến khích uống 11 và 8 mg Zn/ngày theo thứ tự đối với đàn ông và phụ nữ. Thậm chí ở các mức thấp hơn, gần với tiêu chuẩn RDA, có thể can thiệp với việc uống đồng và sắt, chống lại ảnh hưởng của cholesterol. Hàm lượng kẽm vượt quá 500 ppm trong đất gây rối cho khả năng hấp thụ các kim loại cần thiết khác của thực vật, như sắt và mangan. Có những tình huống gọi là sự run kẽm hay ớn lạnh kẽm sinh ra do hít phải các dạng bột oxide kẽm nguyên chất phát sinh trong quá trình mạ vật liệu. Kẽm là thành phần bổ biến của hàm răng giả, nó có thể chứa 17 đến 38 mg kẽm/gram. Đã có những kiện cáo do mất chức năng, và thậm chí tử vong do sử dụng nhiều sản phẩm này. Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo rằng kẽm phá hủy các thụ thể thần kinh trong mũi gây ra chứng mất khứu giác. Các báo cáo về chứng mất khứu giác cũng được quan sát trong thập niên 1930 khi các công tác chuẩn bị kẽm để sử dụng trong một nỗ lực không thành công để ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh bại liệt. Ngày 16 tháng 6 năm 2009, FDA thông báo rằng những người sử dụng kẽm nên dừng sử dụng các sản phẩm trị cúm có gốc kẽm và yêu cầu loại bỏ các sản phẩm đó trong các cửa hàng. FDA nói rằng việc không cảm nhận được mùi có thể đe dọa đời sống vì người dân không thể cảm nhận được sự rò rỉ của gas hoặc khói và không thể nhận biết rằng thực phẩm có bị hư trước khi họ ăn. Nghiên cứu gần đây cho rằng kẽm pyrithion kháng khuẩn có thể gây phản ứng sốc nhiệt tiềm ẩn cảm ứng hơn có thể làm giảm tích toàn vẹn bộ gen với sự cảm ứng của PARP. Ngộ độc. Năm 1982, United States Mint bắt đầu đúc xu bằng đồng mạ kẽm nhưng chủ yếu là làm từ kẽm. Với các đồng kẽm mới, có khả năng gây ngộ độc kẽm, và có thể gây tử vong. Một trường hợp ăn liên tục trong thời gian dài 425 đồng xu kẽm (hơn 1 kg kẽm) gây tử vong do nhiễm vi khuẩn đường ruột và nhiễm trùng máu, trong khi một bệnh nhân khác ăn 12 gram kẽm chỉ cho thấy hôn mê và bất động. Một số ca khác liên quan đến ngộ độc kẽm từ việc nuốt các đồng xu kẽm cũng được ghi nhận. Các con chó đôi khi cũng nuốt các đồng xu và chỉ có cách dùng thuốc để loại chúng ra khỏi cơ thể. Hàm lượng kẽm trong một số đồng xu có thể gây ra ngộ độc kẽm, mà thường gây tử vong ở chó, vì nó gây ra các chứng thiếu máu ("hemolytic anemia") nghiêm trọng, và cũng làm cho gan và thận bị tổn thương; các chứng nôn mửa và tiêu chảy. Kẽm có độc tính cao đối với vẹt và sự ngộ độc có thể làm chết chúng. Việc cho các con vẹt uống các loại nước ép trái cây trong các hộp mạ kẽm có thể làm cho chúng bị ngộ độc kẽm hàng loạt.
5,200
3200
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5200
Dãy số thực
Dãy số thực là một danh sách (hữu hạn hoặc vô hạn) liệt kê các số thực theo một thứ tự nào đó. Định nghĩa. Theo quan điểm của lý thuyết tập hợp dãy số là một ánh xạ "a": formula_1, trong đó formula_2 là tập hợp số tự nhiên, hoặc tập con của tập số tự nhiên nhỏ hơn / lớn hơn một số tự nhiên "m" nào đó. Khi đó thay cho "a"(n) ta dùng ký hiệu an. Nếu X là hữu hạn ta có dãy hữu hạn: Ngược lại nó được xem là vô hạn. Đôi khi, dãy hữu hạn cũng có thể được xem là vô hạn với các phần tử từ thứ "m" trở đi là bằng nhau. Khi bắt đầu từ phần tử formula_3 dãy thường được ký hiệu: Người ta thường xét hơn các dãy bắt đầu từ phần tử formula_5. Sau đây sẽ chủ yếu đề cập đến các dãy số thực vô hạn. Nhiều định nghĩa và kết quả dưới đây có thể mở rộng cho dãy các phần tử trong không gian metric hoặc không gian topo. Ý nghĩa thực tế. Trong nhiều bài toán, dãy số có thể được tạo dựng qua quá trình thu thập dữ liệu. Các dữ liệu thu thập có thể gồm nhiều số từ "x"1, "x"2..."x""n". Tập hợp các số này "có thứ tự", nghĩa là có số đầu tiên ("x"1), số thứ 2 ("x"2) và các số tiếp theo. Biên của dãy. Cho dãy formula_6. Tập hợp các giá trị của dãy: được gọi là biên của dãy đó. Biên này không có thứ tự. Ví dụ, cho dãy formula_9, có biên là {-1,1}. Nó có 2 phần tử thay đổi là 1 và -1. Dãy số thực đơn điệu. Định nghĩa. Cho dãy số thực formula_10 với "x""n" là các số thực. Nó là Nếu dãy có được một trong hai tính chất này, ta gọi dãy đó là dãy đơn điệu. Ví dụ, với dãy formula_15, ta có formula_16. Do 2 > 1 nên formula_17, hay formula_18. Suy ra formula_15 là dãy tăng. Tính đơn điệu và dấu của đạo hàm. Một cách để xác định một dãy có đơn điệu hay không là dựa vào đạo hàm của hàm số tương ứng. Ví dụ như cho dãy formula_20. Xét hàm số: Lấy đạo hàm của nó, ta thu được: Đạo hàm này nhỏ hơn không khi "x" > e. Điều này xảy ra với mọi "n" > 2, nên dãy formula_24 là dãy giảm. Dãy số thực bị chặn. Dãy formula_10 bị chặn trên khi và chỉ khi tồn tại "T" ở đó formula_26, với mọi formula_12. Số "T" được gọi là "giá trị chặn trên". Ngược lại, dãy formula_10 bị chặn dưới khi và chỉ khi tồn tại "D" ở đó formula_29, với mọi formula_12. Số "D" được gọi là "giá trị chặn dưới". Nếu một dãy có cả hai tính chất trên thì dãy đó được gọi là "dãy bị chặn". Ví dụ, dãy formula_31 bị chặn dưới bởi 3 vì nó luôn có giá trị dương lớn hơn hoặc bằng 3. Giới hạn của một dãy số thực. Khái niệm giới hạn của dãy số bắt nguồn từ việc khảo sát một số dãy số thực, có thể tiến "rất gần" một số nào đó. Chẳng hạn, xét dãy số thực: Khi cho "n" tăng lên vô hạn thì phân số formula_34 trở nên nhỏ tuỳ ý, do đó số hạng thứ n của dãy formula_35 có thể tiến gần đến 1 với khoảng cách nhỏ tuỳ ý. Người ta diễn đạt điều đó bằng định nghĩa sau Đinh nghĩa Cho dãy số thực ("x""n") và một số thực "x". Khi đó nếu: thì "x" được gọi là giới hạn của dãy ("x""n"). Khi đó ta cũng nói dãy (xn) hội tụ. Giới hạn của dãy thường được ký hiệu: Hoặc Tính chất. Nếu các dãy (xn) và (yn) hội tụ và thì và (nếu "L"2 khác 0)
5,204
70594794
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5204
Bánh chưng
Bánh chưng ("chưng" trong "chưng cất", nghĩa là hấp nước, nhưng thực tế bánh được nấu bằng cách luộc) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông với đất trời. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Sự tích. Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Theo cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, mục "Truyện bánh chưng" (Chưng bính truyện-蒸餅傳):Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: "Ai đem lễ vật hợp với ý của ta đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho" Các lang đua nhau đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn, chài lưới, hoặc đổi chác, đều là của ngon vật lạ, nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Duy có lang thứ mười tám tên là Lang Liêu, mẹ hàn vi, đã bị bệnh qua đời rồi, trong nhà lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên. Chợt nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: "Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi sống con người và có thể ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời và lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý". Lang Liêu giật mình tỉnh dậy, vui mừng. Chàng lựa những hạt nếp trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem luộc chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh giầy. Đúng kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại để mang lễ vật đến cúng Tổ tiên. Các lang mang tới toàn là sơn hào hải vị, duy chỉ có Lang Liêu đem bánh hình tròn, bánh hình vuông đến dâng. Hùng Vương lấy làm lạ hỏi Lang Liêu, Lang Liêu trình bày như lời thần nhân đã bảo. Vua nếm thử thì thấy vị ngon vừa miệng ăn không chán, phẩm vật của các công tử khác không làm sao hơn được. Vua khen ngợi hồi lâu, rồi lấy lễ vật của Lang Liêu đem cúng tổ tiên. Vua dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm. Thiên hạ mọi người đều bắt chước theo. Tục này còn truyền cho đến bây giờ, lấy tên của Lang Liêu, gọi là Tết Liệu. Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liêu; hai mươi mốt anh em kia đều chia nhau giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, trấn thủ những nơi núi non hiểm trở. Về sau, anh em tranh giành lẫn nhau, mỗi người dựng "mộc sách" (hàng rào cây bằng gỗ) để che kín, phòng vệ. Vì thế, mới gọi là Sách, hay là Trại, là Trang, là Phường. Sách, hay Trại, Trang, Phường bắt đầu có từ đây vậy   Quan niệm truyền thống. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời. Tuy nhiên theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tày (Xứ Đoài, Kinh Bắc, Hưng Hóa) và bánh tét (miền Nam). Đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật nam và âm vật nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam; còn tư tưởng trời đất là du nhập từ Trung Quốc. Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Sơ chế. Khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài không ôi thiu hay bị mốc. Thịt ướp dùng nước mắm, vo nếp không sạch, đãi đậu không kỹ hay rửa lá còn bẩn, không lau khô lá trước khi gói đều có thể khiến thành phẩm chóng hỏng. Quy trình gói bánh. Gói bánh. Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7 cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ. Cách gói tay không thông thường như sau: Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (3 hoặc 4 lá, nếu gói 4 lá bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì 2 lá xanh quay ra ngoài xếp tại 2 góc đối xứng nhau, và 2 lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt. Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài. Luộc bánh. Lấy nồi to, dày với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuống lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuống lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người luộc bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 8 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị "lại gạo" sau này. Trong lúc luộc từ 4 đến 5 tiếng, có thể lấy bánh ra, ngâm trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn. Ép bánh và bảo quản. Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản. Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp tết nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất cuộc đại phá quân Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.["]" Sử dụng. Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh giầy được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ. Bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó. Cách cắt bánh vuông như vậy giúp cho mỗi miếng bánh đều có nhân đều nhau. Ngoài ra cũng thường thấy cách cắt bánh chưng vuông theo phương ngang và khi đó các miếng bánh ở giữa sẽ nhiều nhân hơn. Bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh". Bánh chưng thường được ăn cùng với dưa hành, nước mắm, xì dầu rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp. Bánh chưng cũng có thể được chấm với mật mía, đặc biệt ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đồng dao Việt Nam có câu: Bánh chưng dài. Các vùng trung du và miền núi phía Bắc, trong đó có Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây không thịnh hành gói bánh chưng hình vuông mà chủ yếu bánh chưng hình vuông chỉ dùng trong cúng lễ, phong tục địa phương chủ yếu gói và ăn dạng tròn dài, gọi là "bánh chưng dài", hay "bánh tày". Bánh tày còn là loại bánh Tết ở được sử dụng chủ yếu ở trung du và tại nhiều vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam. (Xem bài bánh tét) Bánh chưng dài thường được gói với rất ít đỗ (đậu xanh), và rất ít hoặc không có thịt, mục đích để dành ăn lâu dài vào những ngày sau tết, xắt thành từng lát bánh rán vàng giòn hơn và ăn ngon hơn. Bánh chưng dài có thể lá chít thay cho lá dong, với 2 đến 4 lá xếp theo chiều dọc, rải gạo, đỗ theo chiều của lá và quấn bằng lạt giang đã được nối bằng phương thức đặc biệt để bó chặt chiếc bánh và dễ bóc, dễ bảo quản có thể lên tới 3 tháng. Cũng thường thấy một kiểu bánh chưng khác, bánh chưng ngọt, không sử dụng thịt trong nhân bánh, đường trắng được trộn đều vào gạo và đỗ. Một số vùng khi thực hiện bánh chưng ngọt còn trộn gạo với gấc, cho màu đỏ đẹp. Khi gói bánh chưng ngọt thường người ta không quay mặt xanh của lá dong vào trong. Bánh tét ở miền Nam cũng được gói thành đòn dài với nguyên liệu tương tự như bánh chưng nhưng được gói bằng lá chuối. Một số loại bánh chưng. Bánh chưng Nghệ An. Tại Nghệ An có bánh chưng Vĩnh Hòa được gói thành từng cặp hai chiếc một, từng cái có hình kim tự tháp cụt chứ không vuông vức như bánh chưng thông thường. Bánh chưng ngũ sắc. Là loại bánh chưng có 5 màu được cho là tượng trưng cho ngũ hành: Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ. Gạo màu xanh sử dụng từ nước của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu đỏ của gấc, màu tím từ nếp cẩm hoặc màu nước lá cẩm. Khi gói bánh, người gói bánh dùng lá ngắn từng loại gạo ra 5 góc trên khuôn gói bánh. Khi đã đổ gạo vào từng vị trí và lèn chặt, người ta rút các lá tạm ngăn ra và gói kín lại. Ngoài màu sắc hấp dẫn thì bánh chưng ngũ sắc còn có mùi vị rất thơm. 5 màu là 5 vị khác nhau, hòa quyện vào nhau nên rất dễ ăn, không bị ngấy. Bánh chưng gấc. Bánh chưng gấc có phần nếp màu đỏ, thơm ngậy vị gấc. Gạo làm bánh chưng được trộn với ruột gấc giống như chuẩn bị gạo đồ xôi gấc. Cách gói bánh giống như gói bánh chưng thường tuy nhiên thường không quay mặt lá dong màu xanh vào trong để tránh làm bánh bị lẫn mau. Làng Tranh Khúc, Thanh Trì, Hà Nội có nghề truyền thống làm loại bánh chưng này. Bánh chưng cốm. Nguyên liệu để làm bánh chưng cốm là cốm khô cùng với gạo nếp ngâm với lá thơm tạo màu xanh cũng như mùi thơm đặc trưng. Nhân bánh chưng cốm thường là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong. Khi được cắt ra, bánh chưng cốm cũng có 5 màu sắc: Màu vàng ngà của nhân đậu xanh, màu đỏ hồng của thịt lợn ninh nhừ, màu trắng thấp thoáng của nếp dẻo, màu xanh vàng của lá dong hay lá chuối, màu xanh ngọc của cốm. Bánh rất ngon, bùi và thơm hương cốm. Bánh chưng cẩm. Bánh chưng cẩm (hay còn gọi là bánh chưng đen) là món bánh chưng truyền thống của một số dân tộc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam như người Tày, người Thái, người Dao. Nguyên liệu làm bánh mang đậm hương vị vùng cao: những cọng rơm nếp to, mọng, vàng được gặt về rửa sạch, sau đó phơi khô và đem đốt thành tro, vò mịn, dùng miếng vải xô rây lấy phần mịn nhất của tro. Gạo nếp sau khi được vo sạch sẽ được trộn cùng với tro mịn từ gốc rơm, dạ sao cho những hạt nếp tròn mây mẩy được bao bọc bởi màu đen của tro. Nhân của món bánh này được người Tày trộn thêm cả hành vào nhân thịt mỡ cùng với hạt tiêu vỡ bọc ngoài là đậu xanh. Lá để gói bánh chưng cẩm là những chiếc lá dong rừng bánh tẻ khổ nhỏ có màu xanh đậm. Bánh chưng nhân thịt gà, cá. Ngoài việc bánh chưng gói với nhân thịt lợn, người ta cũng thay thế bằng thịt gà hoặc cá hồi. Cá hồi làm nhân bánh cắt miếng bằng bàn tay, được ướp qua gia vị và hạt tiêu. Bánh luộc trong 12 tiếng theo tiêu chuẩn bánh chưng truyền thống. Mỗi chiếc bánh có trọng lượng khoảng 800 gram. Bánh chưng nhân thập cẩm. Đây là dạng bánh chưng phổ biến ở miền Nam. Nhân bánh gồm đậu xanh, thịt dọi, tôm khô, hạt điều, mỡ phần và trứng muối. Một số loại bánh chưng khác. Một số địa phương nổi tiếng với bánh chưng được nhiều người biết đến như: bánh chưng Tranh Khúc (Hà Nội), bánh chưng Bờ Đậu (Thái Nguyên), bánh chưng Bà Thìn (Nam Định), bánh chưng làng Đầm (Hà Nam), bánh chưng Chợ Đầu (Hưng Yên), bánh chưng Thủy Đường (Hải Phòng), bánh chưng Đại An Khê (Quảng Trị), bánh chưng Cầu Báng (Thái Bình), bánh chưng Lỗ Khê (Hà Nội)... Ngoài ra còn nhiều loại khác như bánh chưng đen Bắc Sơn (Lạng Sơn), bánh chưng đường ở vùng Kiến Xương, Tiền Hải (Thái Bình)... Kỷ lục về bánh chưng. Chiếc bánh chưng làm tại làng nghề bánh chưng truyền thống Làng Ước Lễ, huyện Thanh Oai, Hà Nội nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Ngọ (2002) đã được Sách Kỷ lục Guinness công nhận là chiếc bánh chưng lớn nhất thế giới. Bánh nặng 1,4 tấn do 50 nghệ nhân làng Ước Lễ làm ra từ 330 kg gạo nếp, 100 kg đậu xanh, 100 kg thịt lợn, gói bằng 1.500 chiếc lá dong và nấu trong một nồi thép cao trên 2 m trong hơn 72 giờ. Bánh chưng trong thơ văn. Trong câu đối phổ biến về sản vật ngày Tết, người ta thấy sự có mặt của bánh chưng như một giá trị vật chất và tinh thần không thể thiếu trong dân tộc Việt Nam:
5,207
715442
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5207
Lá dong
Cây lá dong, dong gói bánh, dong rừng hay dong lá (danh pháp hai phần: "Phrynium placentarium", đồng nghĩa: "Phyllodes placentaria" ; "Phrynium parviflorum" ; "P. capitatum" ; "P. sinicum" "Stachyphrynium placentarium" ) là một loài thực vật trong họ Dong (Marantaceae). Loài này được (Lour.) Clausager & Borchs. mô tả khoa học đầu tiên năm 2003. Đặc điểm. Cây thân thảo cao 1–2 m. Các lá gốc 1 (hoặc 2); bao lá 3–50 cm. Lá mọc trên thân cây 1; bao lá 3–5 cm; cuống lá 7,5–60 cm, thể gối 2–7 cm; phiến lá hình từ trứng tới elip, 25-55 × (5,5-) 8–20 cm, dạng dai như da nhưng mỏng, không lông, gốc lá thuôn tròn với tâm nhọn, đỉnh lá nhọn. Cụm hoa không cuống, bao gồm 4 hay 5 hoặc nhiều hơn các bông con, hình cầu, đường kính 3–8 cm; các lá bắc nhiều, thuôn dài, 2-2,5 cm, đỉnh với mũi nhọn thon dần và cứng dạng gai. Hoa 2 trên mỗi lá bắc, màu trắng hay trắng ngả sang vàng. Các lá đài thẳng, khoảng 5 mm. Ống tràng hoa khoảng 8 mm; thùy lá hình elip, kích thước khoảng 5 x 2 mm. Các nhụy lép bên ngoài hình trứng ngược, khoảng 5 mm. Bầu nhụy nhẵn nhụi hoặc có lông măng ở đỉnh. Quả thuôn dài, khoảng 1,2 cm; vỏ quả mỏng. Hạt 1, hình dạng elip, khoảng 1 cm; áo hạt màu đỏ. Ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 8, nhưng có thể sớm hơn từ tháng 2, kết quả từ tháng 8 tới tháng 11. Phân bố. Sinh sống trong các khu vực ẩm ướt có bóng râm che phủ như trong rừng, thường trong các thung lũng dọc theo suối; cao độ từ 0 tới 1.500 m. Phân bố tại Ấn Độ, Bhutan, Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, đông nam Tây Tạng, nam Vân Nam) và Việt Nam. Sử dụng. Lá dong được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh giày bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ. Bánh gói lá dong sau khi luộc có mùi thơm đặc biệt và dễ chịu. Lá dong còn được dùng để cất giấm bằng cách ngâm lá với rượu hay dung dịch 30% đường. Theo kinh nghiệm dân gian, lá dong được dùng làm thuốc giải độc, chữa say rượu, rắn cắn.
5,210
70594505
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5210
Bánh giầy
Bánh giầy (thường viết sai thành: bánh dầy, bánh dày) là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng gạo nếp đồ/hấp chín bằng hơi và giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh thường được làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày Giỗ tổ Hùng Vương). Cùng với bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Người Nhật Bản cũng có một loại bánh nhân ngọt tương tự như bánh giầy, được làm từ gạo nếp, gọi là "mochi". Người dân ở bán đảo Triều Tiên có bánh "tteok", "gyeongdan", " và "songpyeon". Tên gọi và nguồn gốc. Tiếng Việt cổ gọi loại bánh này là "bánh chì", về sau "ch" biến âm thành "gi", "i" biến âm thành "ây". Có người nhầm lẫn "dầy" tức là dày, mỏng nên viết là "bánh dầy". Tuy nhiên, chỉ có cách viết "bánh giầy" là đúng quy tắc chính tả. Bánh giầy gắn với truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu, tương truyền xảy ra vào đời vua Hùng thứ 6 của nước Văn Lang. Theo đó, Lang Liêu đã được báo mộng để làm ra chiếc bánh giầy hình tròn, tượng trưng cho trời, còn bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất; hai thứ này được dùng để dâng lên vua cha trong ngày đầu xuân. Ngoài việc lý giải nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, sự tích trên nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc và tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn minh lúa nước. Các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, như Tày, Mường cũng làm bánh giầy nhưng không gói bánh chưng. Sử gia Trần Quốc Vượng nêu quan điểm rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Một số vùng miền gói bánh ú hay bánh tét, loại bánh hình tròn dài, để thay cho bánh chưng, mà theo giải thích của Trần Quốc Vượng là phù hợp với quan niệm tín ngưỡng phồn thực. Cách làm. Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lượt), rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Đây là công việc đòi hỏi sức vóc, thường chỉ nam thanh niên làm vì bột nếp chín đặc biệt dính và quánh, việc nhấc chày lên cũng không đơn giản. Nếu giã không nhuyễn hẳn ăn còn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị "lại" bánh. Thường thường người ta có thể dùng chút mỡ lau vào đầu chày giã cho đỡ bị bết dính, nhưng óc lợn hấp chín được sử dụng cho mục đích này nhiều hơn. Sử dụng và bảo quản. Loại bánh giầy phổ biến nhất là loại trắng không nhân, nhỏ bằng lòng bàn tay, được nặn hình tròn dày chừng 1 đến 2 cm. Cứ hai cái bánh thì thành một cặp. Người mua có thể chọn mua một cái hay cả cặp và thường kẹp ăn chung với giò lụa, giò bò, chả quế, ruốc... Có một địa danh gắn liền với bánh giầy, đó là bánh giầy Quán Gánh của làng Thượng Đình (Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Khi đi qua địa danh giáp Hà Nội này, người ta thường gặp nhiều sạp bán bánh giầy Quán Gánh. Loại bánh này thường bán thành một cọc gồm năm bánh, nhân mặn hoặc nhân ngọt, gói trong lá chuối tươi. Ngoài địa danh Quán Gánh (Hà Nội), các địa phương nổi tiếng với sản phẩm bánh giầy được nhiều người biết có thể kể đến như bánh giầy làng Gàu (Hưng Yên), bánh giầy Gia Lộc (Hải Dương), bánh giầy Hà Nam (Quảng Yên, Quảng Ninh), bánh giầy Lạc Đạo (Hưng Yên), bánh giầy Mông ở vùng núi phía Bắc... Các loại bánh của nông thôn miền Bắc Việt Nam kể trên thường để không được lâu, có lẽ chỉ một ngày là se mặt hoặc lại gạo, hoặc ôi thiu. Với loại bánh giầy của người miền núi thì khác. Bánh được chế biến cùng cách kể trên mỗi dịp Tết, song được nặn to như bánh đa. Bánh được trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng, người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than tương tự cách người Nhật nướng bánh giầy mochi. Canh (súp) zōni (雑煮) là tên gọi của món canh mà người Nhật thường ăn vào ngày đầu năm mới. Nguyên liệu để nấu món canh này khác nhau tùy theo từng vùng. Ngay cả trong cùng một vùng thì cách nấu của mỗi gia đình nhiều khi cũng khác nhau. Dù vậy, những nguyên liệu có thể nói là không thể thiếu trong món canh này là: bánh giầy mochi không nhân (kirinmochi), đậu phụ, khoai, thịt gà, rau xanh, và các loại rau củ màu sắc khác.
5,212
881427
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5212
Bạc
Bạc (hay Ngân) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ag (từ tiếng Latin: "Argentum") và số hiệu nguyên tử bằng 47. Là một kim loại chuyển tiếp màu trắng, mềm, nó có tính dẫn điện cao nhất trong bất kỳ nguyên tố nào và có độ dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả kim loại. Kim loại bạc xuất hiện trong tự nhiên ở dạng nguyên chất, như bạc tự sinh, và ở dạng hợp kim với vàng và các kim loại khác, và ở trong các khoáng vật như argentit và chlorargyrit. Hầu hết bạc được sản xuất là một sản phẩm phụ của điều chế đồng, vàng, chì, và kẽm. Bạc là kim loại rất quý có giá trị lâu dài, được sử dụng làm đồng tiền xu, đồ trang sức, chén đũa và các đồ dùng trong gia đình và như một khoản đầu tư ở dạng tiền xu và nén. Bạc còn là đơn vị tiền tệ trong xã hội phong kiến Á Đông gọi là ngân lượng hay lượng bạc. Kim loại bạc được dùng trong công nghiệp làm chất dẫn và tiếp xúc, trong gương và trong điện phân của các phản ứng hóa học. Các hợp chất của nó được dùng trong phim ảnh và bạc nitrat pha loãng được dùng làm chất tẩy khuẩn. Trong khi nhiều ứng dụng kháng sinh y học của bạc đã được thay thế bởi kháng sinh sinh học, nghiên cứu lâm sàng sâu hơn vẫn đang tiếp tục thực hiện. Thuộc tính. Bạc được tạo ra từ các nguyên tố nhẹ hơn trong vũ trụ qua quá trình r, một dạng của phản ứng phân hạch hạt nhân được cho là đã diễn ra trong những thời điểm nhất định của các vụ nổ siêu tân tinh. Quá trình này tạo ra nhiều nguyên tố nặng hơn sắt, trong đó có bạc. Bạc là kim loại mềm, dẻo, dễ uốn (cứng hơn vàng một chút), có hóa trị một, để đúc tiền, có màu trắng bóng ánh kim nếu bề mặt có độ đánh bóng cao. Bạc có độ dẫn điện tốt nhất trong các kim loại, cao hơn cả đồng, nhưng do giá thành cao nên nó không được sử dụng rộng rãi để làm dây dẫn điện như đồng. Một ngoại lệ là trong kỹ thuật tần số radio, đặc biệt ở dải VHF và cao hơn, bạc mạ được sử dụng để tăng tính dẫn điện của một số bộ phận như dây dẫn. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở Hoa Kỳ, 13.540 tấn bạc được sử dụng trong điện từ dùng để làm giàu urani, chủ yếu là do thời chiến khan hiếm đồng. Bạc nguyên chất có độ dẫn nhiệt cao nhất, màu trắng nhất, độ phản quang cao nhất (mặc dù nó là chất phản xạ tia cực tím rất kém), và điện trở thấp nhất trong các kim loại. Các muối halogen của bạc nhạy sáng và có hiệu ứng rõ nét khi bị chiếu sáng. Kim loại này ổn định trong không khí sạch và nước, nhưng bị mờ xỉn đi trong ôzôn, acid clohydrit, hay không khí có chứa lưu huỳnh. Trạng thái oxy hóa ổn định nhất của bạc là +1 (chẳng hạn như nitrat bạc: AgNO3); ít gặp hơn là một số hợp chất trong đó nó có hóa trị +2 (chẳng hạn như fluoride bạc (II): AgF2) và +3 (chẳng hạn như tetrafluoroargentat kali: K[AgF4]). Phổ biến. Bạc được tìm thấy ở nhà duy khơi, liên kết với lưu huỳnh, asen, antimon, hay clo trong các loại khoáng chất như argentit (Ag2S) và bạc chloride (AgCl). Các nguồn cơ bản của bạc là các khoáng chất chứa đồng, đồng-niken, vàng, chì và chì-kẽm có ở Canada, México, Peru, Úc và Mỹ. Peru, Bolivia và México đã và đang khai thác bạc từ năm 1546, và vẫn là các nước sản xuất bạc lớn trên thế giới. Các mỏ bạc lớn như Cannington (Úc), Fresnillo (Mexico), San Cristobal (Bolivia), Antamina (Peru), Rudna (Ba Lan), và Penasquito (Mexico). Các dự án phát triển mỏ ngắn hạn đến năm 2015 là Pascua Lama (Chile), Navidad (Argentina), Jaunicipio (Mexico), Malku Khota (Bolivia), và Hackett River (Canada). Ở Trung Á, mỏ Tajikistan được biết là một trong những nơi có lượng bạc lớn nhất trên thế giới. Bạc cũng được sản xuất trong quá trình làm tinh khiết đồng bằng điện phân. Các loại bạc trong thương mại có độ tinh khiết ít nhất 99,9% và cũng có khi cao hơn 99,999%. Mexico là nước sản xuất nhiều bạc nhất. Theo số liệu của Bộ Kinh tế Mexico, năm 2000 nước này sản xuất 2.747 tấn, khoảng 15% của sản lượng thế giới hàng năm. Năm 2011, Mexico là nước sản xuất bạc lớn nhất (4.500 tấn chiếm 19% sản lượng thế giớil), theo sau là Peru (4.000 t) và Trung Quốc (4.000 t) Đồng vị. Bạc trong tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị ổn định Ag107 và Ag109 với Ag107 là phổ biến nhất (51,839%). Các đồng vị của bạc hầu hết có sự phong phú như nhau, là một điều rất hiếm đối với các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Khối lượng nguyên tử của bạc là 107,8682(2) g/mol. 28 đồng vị phóng xạ đã được tìm thấy với đồng vị ổn định nhất là Ag109 với chu kỳ bán rã 41,29 ngày, Ag111 với chu kỳ bán rã 7,45 ngày, và Ag112 với chu kỳ bán rã 3,13 giờ. Mọi đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã không quá 1 giờ và thông thường là dưới 3 phút. Nguyên tố này cũng có một loạt các trạng thái đồng phân của nguyên tử với ổn định nhất là Agm-128 (t* 418 năm), Agm-110 (t* 249,79 ngày) và Agm-107 (t* 8,28 ngày). Các đồng vị của bạc nằm trong khoảng khối lượng nguyên tử từ 93,943 amu Ag94 tới 126,936 amu Ag124. Chế độ phân rã cơ bản trước khi có đồng vị ổn định nhất, Ag107, là chiếm giữ điện tử và chế độ cơ bản sau đó là bức xạ beta. Các sản phẩm cơ bản của phân rã trước Ag107 là các đồng vị của palađi (số 46) và sản phẩm cơ bản của phân rã sau là các đồng vị của cadmi (số 48). Đồng vị palađi Pd109 phân rã bằng bức xạ beta thành Ag107 với chu kỳ bán rã 6,5 triệu năm. Các thiên thạch chứa sắt là các vật thể duy nhất với tỷ lệ Pd/Ag đủ cao để tính toán các tham số có thể đo được trong tính sự phổ biến của Ag107. Ag107 do phóng xạ sinh ra lần đầu tiên được phát hiện ở thiên thạch ở Santa Clara năm 1978. Những người phát hiện cho rằng sự hợp nhất và phân biệt của lõi sắt của các tiểu hành tinh có thể diễn ra 10 triệu năm sau các kết quả tổng hợp hạt nhân. Các tương quan Pd107 trên Ag được quan sát trong các thiên thể, mà nó đã bị nung chảy rõ ràng kể từ sự lớn dần lên của hệ Mặt Trời, phải phản ánh sự hiện diện của các hạt nhân có chu kỳ sống ngắn trong thời kỳ đầu của hệ Mặt Trời. Hợp chất. Kim loại bạc dễ dàng hòa tan trong acid nitric () tạo ra bạc nitrat (), một chất rắn kết tinh trong suốt nhạy sáng và dễ hòa tan trong nước. Bạc nitrat được dùng làm chất khởi đầu trong việc tổng hợp các hợp chất bạc khác như khử trùng, và tạo màu vàng cho thủy tinh của kính màu. Kim loại bạc không phản ứng với acid sulfuric, nên acid này được dùng trong làm đồ trang sức để làm sạch và loại bỏ đồng oxide từ các vòng bằng bạc sau khi hàn bạc hoặc ủ. Bạc dễ dàng phản ứng với lưu huỳnh hoặc hydro sulfide tạo ra bạc sulfide, một hợp chất màu tối tương tự như xỉn của các đồng xu bạc và các vật liệu bằng bạc khác. Bạc sulfide cũng tạo ra râu bạc khi công-tắc điện bằng bạc được sử dụng trong không khí giàu hydro sulfide. Bạc chloride () được kết tủa từ các dung dịch bạc nitrat với sự có mặt của các ion chloride, và các muối bạc halide khác được dùng trong sản xuất nhũ tương phim cũng làm bằng cách tương tự, dùng các muối bromide hoặc iodide. Bạc chloride được dùng làm điện cực thủy tinh trong thử nghiệm pH và đo potentiometric, và làm xi-măng không màu cho thủy tinh. Bạc iodide từng được dùng trong việc gây mưa nhân tạo. Các bạc halide không có tính hòa tan trong các dung dịch gốc nước và được dùng trong các phương pháp phân tích trọng lực. Bạc oxit () được tạo ra khi các dung dịch bạc nitrat cho phản ứng với base, nó được dùng làm điện cực dương (anode) trong pin đồng hồ. Bạc cacbonat () được kết tủa khi cho bạc nitrat phản ứng với natri cacbonat (). Bạc fulminat (), một chất nổ rất mạnh khi chạm vào được dùng trong kíp nổ được tạo ra bằng phản ứng giữa bạc kim loại với acid nitric với xúc tác etanol (). Các hợp chất nổ bằng bạc nguy hiểm khác như bạc azua (), được tạo ra bằng phản ứng giữa bạc nitrat với natri azua (), và bạc acetylide, được tạo ra khi bạc phản ứng với khí acetylen. Latent image được tạo ra khi các tinh thể bạc halide được phát triển bằng các cho phản ứng với các dung dịch kiềm làm tác nhân oxy hóa như hydroquinone, metol (4-(methylamino)phenol sulfat) hoặc vitamin C, làm oxy hóa halide thành kim loại bạc. Các dung dịch kiềm của bạc nitrat có thể bị khử thành bạc kim loại bằng các loại đường khử như glucose, và phản ứng này được dùng trong tráng gương bạc và kính trang trí giáng sinh. Các loại bạc halide hòa tan trong các dung dịch natri thiosulfat () loại này được dùng làm tác nhân cố định ảnh, để loại bỏ lượng bạc halide thừa trong nhũ tương ảnh sau khi rửa phim. Kim loại bạc bị oxy hóa mạnh bởi các chất oxy hóa như kali permanganat () và kali dichromat (), và có mặt của kali bromide (); các hợp chất này được sử dụng trong nhiếp ảnh để tẩy các hình ảnh gây ra bởi bạc, chuyển chúng thành bạc halide mà có thể được cố định bằng thiosulfat hoặc tái phát triển để tăng cường ảnh gốc. Bạc hình thành các dạng phức cyanide (bạc xyanua) là dạng hòa tan trong nước với sự có mặt của các ion cyanide dư. Các dung dịch bạc cyanide được dùng trong mạ điện bạc. Mặc dù bạc thường có trạng thái oxy hóa +1 trong các hợp chất, các trạng thái oxy hóa khác cũng được biết đến như +3 trong AgF3, được tạo ra bằng phản ứng của bạc nguyên tố hoặc bạc fluoride với krypton difluoride. Ứng dụng. Ứng dụng cơ bản nhất của bạc là như một kim loại quý và các muối halôgen. Đặc biệt bạc nitrat được sử dụng rộng rãi trong phim ảnh (đây là ứng dụng nhiều nhất của bạc). Các ứng dụng khác còn có: Lịch sử. Ký hiệu của bạc là Ag có nguồn gốc từ chữ "Argentum" trong tiếng Latinh. Bạc đã được biết đến từ thời tiền sử, nó được nhắc tới trong "Sáng thế ký" (quyển đầu của Cựu Ước), các đống xỉ chứa bạc đã được tìm thấy ở Tiểu Á và trên các đảo thuộc biển Aegean chứng minh rằng bạc đã được tách ra khỏi chì từ thiên niên kỷ thứ 4 TCN. Bạc được sử dụng trong hàng nghìn năm để trang trí và như đồ dùng gia đình, để buôn bán và làm cơ sở cho nhiều hệ thống tiền tệ. Trong một thời gian dài nó được coi là kim loại quý thứ hai sau vàng. Sự ổn định của tiền La Mã dựa vào một mức độ cao của việc cung cấp các thỏi bạc, mà các thợ mỏ La Mã sản xuất ra trên quy mô chưa từng có trước khi phát hiện ra Tân Thế giới. Lúc đỉnh đạt 200 tấn/năm, ước tính khoảng 10.000 t được xoay vòng trong nền kinh tế La Mã vào giữa thế kỷ II, lớn hơn 5 đến 10 lần tổng lượng bạc có được vào thời Trung cổ châu Âu và Caliphate vào khoảng năm 800. Các mỏ được khai thác từ thời Laureion năm 483 TCN. Trong mối liên quan với Mặt Trăng cũng như với đại dương và các nữ thần Mặt Trăng, kim loại này đã được các nhà giả kim thuật nhắc đến với tên "Luna". Một trong những ký hiệu của giả kim thuật để chỉ bạc là trăng lưỡi liềm với phần lưỡi về phía bên trái. Thủy ngân đã từng được cho là một loại hình của bạc, mặc dù hai nguyên tố này là không có liên quan gì xét theo phương diện hóa học; tên gọi của nó "hydrargyrum" ("bạc lỏng") và từ tiếng Anh "quicksilver" chứng thực điều đó. Trong phù hiệu học, màu bạc ("argent" hay "silver"), cũng có thể là màu trắng. Rio de la Plata đã được đặt tên theo bạc (trong tiếng Tây Ban Nha là "plata"), và nó đã được vay mượn ý nghĩa để chỉ tên của Argentina. Khác với nhiều nguyên tố khác được đặt tên theo một địa danh (nơi được khám phá hay là quê hương của người khám phá), bạc là nguyên tố duy nhất có một quốc gia được đặt theo tên nó. Người châu Âu đã tìm thấy rất nhiều bạc ở Tân Thế giới ở Zacatecas và Potosí, nó đã tạo ra một thời kỳ lạm phát ở châu Âu. Ở châu Mỹ, công nghệ bạc-chì nhiệt độ cao đã được phát triển trong các nền văn minh tiền Inca vào khoảng năm 60–120. Giá. Đến 26 tháng 8 năm 2013, giá bạc là 773 USD/kg (24,04 USD/ounce. tương đương khoảng 1/58 giá vàng. Giá các thỏi bạc cao hơn bạc lá, với số tiền đổi tăng khai nhu cầu cao và thị trường địa phương khan hiếm. Năm 1980, giá bạc tăng đến đỉnh trong thời kỳ hiện đại là 49,45USD per  ounce (ozt) do lũng đoạn thị trường của Nelson Bunker Hunt và Herbert Hunt. Điều chỉnh lạm phát theo năm 2012, giá này tương đương 138 USD/ounce. Đôi lúc sau ngày thứ bảy Bạc, giá giảm xuống còn 10USD/ozt. Từ 2001 đến 2010, giá tăng từ 4,37 pound lên 20,19 pound (trung bình London US$/oz). Theo Viện nghiên cứu bạc, sự gia tăng gần đây do bắt nguồn rất nhiều từ sự gia tăng lợi ích nhà đầu tư và sự gia tăng nhu cầu chế tạo. Vào cuối tháng 4 năm 2011, bạc tăng lên mức $49.76/ozt. Thời kỳ trước đây, bạc có giá cao hơn nhiều. Vào đầu thế kỷ XV, giá bạc ước khoảng hơn $1.200 một ounce, theo giá đô la năm 2011. Việc phát hiện ra nhiều mỏ bạc trong Tân Thế giới trong các thế kỷ sau đó đã làm cho giá bạc giảm xuống nhiều. Giá bạc quan trọng trong luật Do thái. Giá này được cố định ở đối với bạc nguyên chất, không tinh chế ở giá thị trường. Trong truyền thống Do Thái, vẫn tiếp tục ngày hôm nay, vào ngày sinh nhật đầu tiên của con trai đầu lòng, cha mẹ phải trả năm đồng tiền bạc ròng cho "Kohen" (linh mục). Ngày nay cơ quan đúc tiền Israel cố định các đồng tiền ở mức bạc. "Kohen" sẽ trả lại lượng tiền bạc này như một món quà cho đứa bé. Ứng dụng trong y học. Trong y học, bạc được đưa vào băng vết thương và được sử dụng như một lớp phủ kháng sinh trong các thiết bị y tế. Vết thương băng chứa bạc sulfadiazine hoặc bạc vật liệu nano được sử dụng để điều trị nhiễm trùng bên ngoài. Bạc cũng được sử dụng trong một số ứng dụng y tế, chẳng hạn như ống thông niệu (nếu có bằng chứng dự kiến cho thấy nó làm giảm ống thông liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu) và trong ống thở nội khí quản (nếu có bằng chứng cho thấy nó giảm liên quan máy thở viêm phổi). [56] [57] các bạc ion (Ag +) Là hoạt tính sinh học và đủ nồng độ có thể giết chết vi khuẩn "trong ống nghiệm" . Bạc và bạc hạt nano được sử dụng như một kháng sinh trong một loạt các công nghiệp, y tế, và các ứng dụng.
5,228
3200
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5228
Boson W
Boson W hay hạt W, là một hạt cơ bản có khối lượng bằng 160.000 lần khối lượng của electron, hay khoảng 80 lần khối lượng của proton hay neutron, tương đương với khối lượng của nguyên tử Brom.Boson W là hạt mang điện tích, hoặc -1 hoặc +1. Chúng là phản hạt của nhau, nhưng cả hai đều không là hạt vật chất.Boson W là hạt truyền tương tác trong tương tác yếu, và tồn tại ở một thời gian cực ngắn, chỉ khoảng 3 × 10−25 giây sau đó phân rã sang các dạng khác. Boson W phân rã tạo thành hoặc là 1 quark, hoặc là một phản quark có điện tích khác hoặc là một lepton điện tích hay phản neutrino.
5,230
3200
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5230
Boson Z
Boson Z, hay hạt Z, là một hạt cơ bản, có khối lượng khoảng 91 Ge·V/c2, tương tương với khối lượng của nguyên tử Zirconium. Boson Z là hạt trung hòa và không có sự khác biệt trong số lượng tử. Vì thế phản hạt của boson Z chính là boson Z. Boson Z là hạt trung gian trong tương tác yếu và không làm ảnh hưởng đến điện tích và hương. Do khối lượng của boson Z là rất lớn so với khối lượng của photon; trong lớp năng lượng thấp, các hiệu ứng trao đổi boson Z là bé nếu so sánh với sự trao đổi photon. Boson Z được tạo ra bởi quá trình va chạm của electron và positron – phản hạt của electron. Năng lượng của vụ va chạm này vừa đủ để sinh ra một boson Z, và đã được nghiên cứu trong máy va chạm tuyến tính ở SLAC. Boson Z phân rã sang hoặc là quark hoặc là một phản quark với cùng hương hoặc là một lepton và một phản lepton của nó.
5,242
845147
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5242
Phản vật chất
Trong vật lý hiện đại, phản vật chất là vật chất được cấu tạo bởi phản hạt của các hạt tương ứng trong vật chất thường. Trong tự nhiên, phản vật chất được sinh ra trong các quá trình như va chạm với tia vũ trụ và một số loại phóng xạ. Trong điều kiện thí nghiệm, các máy gia tốc hạt có thể tạo ra phản hạt, nhưng tổng khối lượng phản hạt nhân tạo từ trước đến nay chỉ dừng lại ở con số một vài nanogam và chưa lần nào một lượng phản hạt có thể nhìn thấy bằng mắt thường được tạo ra, mà nguyên nhân là chi phí khổng lồ cũng như sự khó khăn trong chế tạo và xử lý. Lịch sử hình thành khái niệm. Giả thiết giả tưởng. Phản vật chất bắt đầu từ trí tưởng tượng của con người ở những năm 1930. Những người hâm mộ của bộ phim khoa học giả tưởng nổi tiếng Star Trek ("Du hành giữa các vì sao"), đã biết đến một loại phản vật chất được sử dụng giống như nhiên liệu với năng lượng cao để đẩy những chiếc tàu không gian đi nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng. Loại phi thuyền không gian này dường như không thể thiết kế được, nhưng các nhà lý thuyết đã có khả năng biến dạng nhiên liệu tưởng tượng ấy thành hiện thực. Ý tưởng trong truyện tiểu thuyết đã trở thành hiện thực bằng việc khám phá ra sự tồn tại của phản vật chất, ở những thiên hà khoảng cách xa và ở thời nguyên sinh của vũ trụ. Giả thiết khoa học. Điều thú vị nhất đó là từ trong trí tưởng tượng, phản vật chất trở thành hiện thực, và mang tính thuyết phục. Năm 1928, nhà vật lý người Anh Paul Dirac đã đặt ra một vấn đề: làm sao để kết hợp các định luật trong thuyết lượng tử vào trong thuyết tương đối đặc biệt của Albert Einstein. Thông qua các bước tính toán phức tạp, Dirac đã vạch định ra hướng để tổng quát hóa hai thuyết hoàn toàn riêng rẽ này. Ông đã giải thích việc làm sao mọi vật càng nhỏ thì vận tốc càng lớn; trong trường hợp đó, các electron có vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Đó là một thành công đáng kể, nhưng Dirac không chỉ dừng lại ở đó, ông nhận ra rằng các bước tính toán của ông vẫn hợp lệ nếu electron vừa có thể có điện tích âm, vừa có thể có điện tích dương - đây là một kết quả ngoài tầm mong đợi. Dirac biện luận rằng, kết quả khác thường này chỉ ra sự tồn tại của một "đối hạt", hay "phản hạt" của electron, chúng hình thành nên một "cặp ma quỷ". Trên thực tế, ông quả quyết rằng mọi hạt đều có "đối hạt" của nó, cùng với những tính chất tương đồng, duy chỉ có sự đối lập về mặt điện tích. Và giống như proton, neutron và electron hình thành nên các nguyên tử và vật chất, các phản proton, phản neutron, positron (còn được gọi là phản electron) hình thành nên phản nguyên tử và phản vật chất. Nghiên cứu của ông dẫn đến một suy đoán rằng có thể tồn tại một "vũ trụ ảo" tạo bởi các phản vật chất này. Và dự đoán của ông đã được kiểm chứng trong thí nghiệm của Carl David Anderson vào năm 1932, cả hai ông đều được giải Nobel cho thành tựu này. Các nhà vật lý đã học được nhiều hơn về phản vật chất so với thời điểm của Anderson khám phá ra nó. Một trong những hiểu biết mang tính kịch bản đó là vật chất và phản vật chất kết hợp lại sẽ tạo ra một vụ nổ lớn. Giống như những cặp tình nhân gặp nhau trong ngày sau cùng vậy, vật chất và phản vật chất ngay lập tức hút nhau do có điện tích ngược nhau, và tự phá hủy nhau. Do sự tự huỷ tạo ra bức xạ, các nhà khoa học có thể sử dụng các thiết bị để đo "tàn dư" của những vụ va chạm này. Chưa có một thí nghiệm nào có khả năng dò ra được các phản thiên hà và sự trải rộng của phản vật chất trong vũ trụ như trong tưởng tượng của Dirac. Các nhà khoa học vẫn gửi các tín hiệu thăm dò để quan sát xem có tồn tại các phản thiên hà này hay không. Nhưng câu hỏi vẫn làm bối rối các nhà vật lý cũng như những người có trí tưởng tượng cao đó là: phải chăng vật chất và phản vật chất tự hủy khi chúng tiếp xúc nhau. Tất cả các thuyết vật lý đều nói rằng khi vụ nổ lớn ("Big Bang"), đánh dấu sự hình thành khoảng 13,8 tỉ năm trước, vật chất và phản vật chất có số lượng bằng nhau. Vật chất và phản vật chất kết hợp lại, và tự hủy nhiều lần, cuối cùng chuyển sang năng lượng, được biết như dạng bức xạ phông vũ trụ. Các định luật của tự nhiên đòi hỏi vật chất và phản vật chất phải được tạo dưới dạng cặp. Nhưng một vài phần triệu giây sau vụ Nổ Lớn Big Bang, vật chất dường như nhiều hơn so với phản vật chất một chút, do đó cứ mỗi tỉ phản hạt thì lại có một tỉ + 1 hạt vật chất. Trong giây đầu hình thành vũ trụ, tất cả các phản vật chất bị phá hủy, để lại sau đó là dạng hạt vật chất. Hiện tại, các nhà vật lý vẫn chưa thể tạo ra được một cơ chế chính xác để mô tả quá trình "bất đối xứng" hay khác nhau giữa vật chất và phản vật chất để giải thích tại sao tất cả các vật chất đã không bị phá hủy. Bằng chứng về phản vật chất. Một số bằng chứng về sự tồn tại của phản vật chất đã được đưa ra. Quan trọng nhất là việc quan sát các phi đạo của các hạt sơ cấp trong buồng bọt ("bubble chamber"). Thí nghiệm được tiến hành bởi Carl David Anderson vào năm 1932. Ông đã chụp hình được một số cặp phi đạo bị biến mất ngay khi gặp nhau. Dữ liệu này đã làm tăng sự tin tưởng rằng có tồn tại các hạt phản vật chất mà khi một hạt tương tác với chính phản hạt cùng loại sẽ triệt tiêu nhau và sinh năng lượng. Năm 1996, Phòng thí nghiệm Fermi, (Chicago, Mỹ) đã tạo ra 7 phản nguyên tử hydro trong một máy gia tốc hạt. Có điều các hạt này tồn tại trong thời gian quá ngắn ngủi, lại chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng, nên không thể lưu giữ để nghiên cứu. Tháng 10 năm 2002, Phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân châu Âu (European Organization for Nuclear Research-CERN) thông báo kết quả thí nghiệm ATRAP, tiếp nối thí nghiệm ATHENA tháng 9, tạo ra phản nguyên tử Hydro từ phản proton và positron. Kết quả đo mức năng lượng của các phản hạt trong phản nguyên tử hydro cho thấy, positron chuyển động trên quỹ đạo khá xa tâm phản proton, dẫn đến hệ thống này tồn tại hết sức kém bền vững. Để có được các phản nguyên tử (anti-atom) bền vững, toàn bộ thí nghiệm cần đặt trong môi trường nhiệt độ sát độ không tuyệt đối (-273,15 độ C hay 0K), vì ở nhiệt độ cao, các phản nguyên tử sẽ kết hợp với các nguyên tử của môi trường và biến mất ngay lập tức. Chế tạo phản vật chất. Positron. Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore công bố tháng 11 năm 2008 họ đã tạo ra một số lượng Positron lớn hơn hẳn các kết quả trước đó. Lưu trữ phản vật chất. Phản vật chất không thể được lưu trữ trong các thùng chứa làm bằng vật liệu thông thường vì phản ứng của nó với bất kỳ vật chất nào mà nó tiếp xúc. Có thể để được trong chân không. Chi phí. Nhiều nhà khoa học cho rằng phản vật chất là vật liệu đắt tiền nhất trong số những vật liệu mà con người từng biết đến. Năm 2006, Gerald Smith ước tính để sản xuất 10 miligam positron cần 250 triệu đô la. (tương đương 25 tỉ USD mỗi gam. Năm 1999, NASA đã đưa ra con số 62,5 nghìn tỷ USD mỗi gam phản hydro. Nguyên nhân do sản xuất rất khó khăn (chỉ có rất ít phản proton được tạo ra trong các phản ứng trong các máy gia tốc hạt), và bởi vì có nhu cầu khác cao hơn về việc sử dụng các máy gia tốc hạt. Theo CERN ước tính, phải tốn vài trăm triệu franc Thụy Sĩ để sản xuất khoảng 1 phần tỷ gam (số tiền chi được sử dụng cho đến nay đối với va chạm hạt / phản hạt). Để so sánh, hãy hình dung với việc sản xuất vũ khí nguyên tử đầu tiên, chi phí của Dự án Manhattan ước tính khoảng 23 tỷ đô la với lạm phát tính đến năm 2007. Một số nghiên cứu được tài trợ bởi Viện khái niệm tiên tiến của NASA đang nghiên cứu xem liệu có thể sử dụng các bẫy từ để thu thập phản vật chất xuất hiện tự nhiên trong vành đai Van Allen của Trái Đất hay không, và cuối cùng là đai của những hành tinh khí khổng lồ, như sao Mộc, với chi phí thấp hơn cho mỗi gam. Một số vật liệu khác có giá thành thấp hơn phản vật chất có thể kể đến như Endohedral fullerene, Californi 252, Painit, Kim cương, Triti, Taaffeite, Plutoni, LSD, Ma túy đá, Bạch phiến, Sừng tê giác...
5,243
399717
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5243
Thực vật
Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục - Diệp lục có ở tất cả các loài thực vật (không có ở động vật) và nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó thu được các chất dinh dưỡng nhờ các chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác hoặc mô chết. Thực vật còn có đặc trưng bởi có thành tế bào bằng xenluloza (không có ở động vật). Thực vật không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường phải đến hàng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài. Thực vật là một nhóm các sinh vật quen thuộc bao gồm: cây gỗ, cây hoa, cây cỏ, dương xỉ hay rêu. Khoảng 350.000 loài thực vật, được xác định như là thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và các dạng gần giống như dương xỉ, đã được ước tính là đang tồn tại. Vào thời điểm năm 2004, khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài là thực vật có hoa và 15.000 loài rêu. Aristotle phân chia sinh vật ra thành thực vật, nói chung là không di chuyển được, và động vật. Trong hệ thống của Linnaeus, chúng trở thành các giới Vegetabilia (sau này là Plantae) và Animalia. Kể từ đó trở đi, một điều trở nên rõ ràng là giới thực vật như trong định nghĩa nguyên thủy đã bao gồm vài nhóm không có quan hệ họ hàng gì, và người ta đã loại nấm và một vài nhóm tảo ra để tạo thành các giới mới. Tuy nhiên, chúng vẫn còn được coi là thực vật trong nhiều ngữ cảnh. Thực vậy, bất kỳ cố gắng nào nhằm làm cho "thực vật" trở thành một đơn vị phân loại đơn duy nhất đều chịu một số phận bi đát, do thực vật là một khái niệm được định nghĩa một cách gần đúng, không liên quan với các khái niệm được cho là đúng của phát sinh loài, mà phân loại học hiện đại đang dựa vào nó. Từ nguyên. Chữ Hán: 植物; "thực" (植) ở đây nghĩa gốc Hán là "trồng trọt", không phải "thực" (食) trong "thực phẩm"; "vật" trong "sinh vật". Sự đa dạng. Hơn 500.000 loài thực vật, gồm thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và cận dương xỉ (fern ally) được thống kê hiện đang tồn tại. Năm 2004, 287.655 loài được xác định, trong số đó 258.650 là loài có hoa, 16.000 loài rêu, 11.000 loài dương xỉ và 8.000 loài tảo xanh. Thực vật có phôi. Quen thuộc nhất là các loài thực vật đa bào sống trên mặt đất, được gọi là thực vật có phôi ("Embryophyta"). Chúng bao gồm các loài thực vật có mạch, là các loại thực vật với các hệ thống đầy đủ của lá, thân và rễ. Chúng cũng bao gồm cả một ít các loài có quan hệ họ hàng gần với thực vật có mạch, thường được gọi trong khoa học là "Bryophyta", với các loài rêu là phổ biến nhất. Tất cả các loại thực vật này đều có các tế bào nhân chuẩn với các màng tế bào được tạo thành từ xenluloza và phần lớn thực vật thu được nguồn năng lượng thông qua quang hợp, trong đó chúng sử dụng ánh sáng và dioxide cacbon để tổng hợp thức ăn. Khoảng 300 loài thực vật không quang hợp mà sống ký sinh trên các loài thực vật quang hợp khác. Thực vật là khác với tảo lục, mà chúng đã tiến hóa từ đó, ở điểm là chúng có các cơ quan sinh sản chuyên biệt được các mô không sinh sản bảo vệ. Các loài rêu trong nhóm Bryophyta lần đầu tiên xuất hiện từ đầu đại Cổ Sinh. Chúng chỉ có thể sống sót trong các môi trường ẩm ướt, và giữ nguyên kích thước nhỏ trong suốt chu trình sống của chúng. Nó bao gồm sự luân phiên giữa hai thế hệ: giai đoạn đơn bội, được gọi là thể giao tử và giai đoạn lưỡng bội, được gọi là thể bào tử. Thể bào tử có thời gian sống ngắn và là phụ thuộc vào cha, mẹ của chúng. Thực vật có mạch xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ của kỷ Silur (409-439 Ma), và vào kỷ Devon (359-416 Ma) chúng đã đa dạng hóa và lan rộng trong nhiều môi trường đất khác nhau. Chúng có nhiều cơ chế thích nghi, cho phép chúng vượt qua các hạn chế của Bryophyta. Các cơ chế này bao gồm lớp biểu bì (chất cutin) chống bị khô và các mô có mạch để vận chuyển nước trong khắp cơ thể. Ở nhiều loài, thể bào tử đóng vai trò như một cá thể tách rời, trong khi thể giao tử vẫn là nhỏ. Thực vật có hạt nguyên thủy đầu tiên, "Pteridospermatophyta" (dương xỉ có hạt) và nhóm "Cordaitales", cả hai nhóm này hiện nay đã tuyệt chủng, đã xuất hiện vào cuối kỷ Devon và đa dạng hóa trong kỷ Than Đá (280-340 Ma), với sự tiến hóa kế tiếp diễn ra trong kỷ Permi (248-280 Ma) và kỷ Trias (200-251 Ma). Ở chúng, giai đoạn thể giao tử bị suy giảm hoàn toàn, và thể bào tử bắt đầu cuộc sống bên trong lớp bao bọc, gọi là hạt, chúng phát triển khi đang ở trên thực vật cha mẹ và với sự thụ phấn bằng các hạt phấn. Trong khi các loài thực vật có mạch khác, chẳng hạn như dương xỉ, sinh sản nhờ các bào tử và cần có sự ẩm ướt để phát triển thì một số thực vật có hạt có thể sinh sống và sinh sản trong các điều kiện cực kỳ khô cằn. Các loài thực vật có hạt đầu tiên được nói đến như là thực vật hạt trần ("Gymnospermae"), do phôi hạt không được bao bọc trong một cấu trúc bảo vệ khi thụ phấn, với các hạt phấn trực tiếp hạ xuống phôi. Bốn nhóm còn sống sót hiện vẫn phổ biến rộng khắp, cụ thể là thực vật quả nón, là nhóm cây thân gỗ thống trị trong một vài quần xã sinh vật. Thực vật hạt kín ("Angiosperm"), bao gồm thực vật có hoa, là nhóm thực vật chính cuối cùng đã xuất hiện, nảy ra từ thực vật hạt trần trong kỷ Jura (146-200 Ma) và đa dạng hóa nhanh chóng trong kỷ Phấn Trắng (65-146 Ma). Chúng khác với thực vật hạt trần ở chỗ các phôi hạt được bao bọc, vì thế phấn hoa cần phải phát triển một ống để xâm nhập qua lớp vỏ bảo vệ hạt; chúng là nhóm thống trị trong giới thực vật ngày nay ở phần lớn các quần xã sinh vật. Phát sinh loài. Phát sinh loài dưới đây của Plantae lấy theo Kenrick và Crane, với biến đổi đối với Pteridophyta lấy theo Smith và ctv.. Prasinophyceae có thể là nhóm cơ sở cận ngành đối với toàn bộ thực vật xanh. Tảo. Tảo bao gồm vài nhóm sinh vật khác biệt, sinh ra nguồn năng lượng thông qua quang hợp. Dễ thấy nhất là các loài tảo biển, là các loại tảo đa bào thông thường rất giống với thực vật trên đất liền, được tìm thấy bao gồm tảo lục, tảo đỏ và tảo nâu. Các nhóm tảo này cùng với các nhóm tảo khác cũng bao gồm các sinh vật đơn bào khác nhau. Thực vật có phôi đã phát triển và tiến hóa từ tảo lục; cả hai được gọi tổng thể như là thực vật xanh ("Viridaeplantae"). Giới thực vật ("Plantae") hiện nay thông thường được chọn lựa sao cho nó là một nhóm đơn ngành, như chỉ ra trên đây. Với một ít ngoại lệ trong nhóm tảo lục, tất cả các dạng này đều có màng tế bào chứa xenluloza và lạp lục chứa các chất diệp lục "a" và "b", và lưu trữ nguồn thức ăn dưới dạng tinh bột. Chúng trải qua sự phân bào có tơ khép kín mà không có các trung thể, và thông thường có các ti thể với các nếp màng trong thể sợi hạt phẳng. Các lạp lục của thực vật xanh cũng được 2 màng bao quanh, gợi ý rằng chúng có nguồn gốc trực tiếp từ vi khuẩn lam nội cộng sinh. Điều này cũng đúng với tảo đỏ (xem Archaeplastida), và hai nhóm này nói chung được coi là có nguồn gốc chung. Ngược lại, phần lớn các nhóm tảo khác có các lạp lục với 3 hoặc 4 màng. Về tổng thể chúng là không có quan hệ họ hàng gần gũi với thực vật xanh, có lẽ có được các lạp lục tách rời khỏi các nhóm tảo lục hay tảo đỏ cộng sinh. Không giống như thực vật có phôi và tảo, nấm không có cơ chế quang hợp, mà là dạng sinh vật hoại sinh: chúng thu được nguồn thức ăn bằng cách phân hủy và hấp thụ các vật chất xung quanh chúng. Phần lớn các loài nấm được tạo thành bởi các ống cực nhỏ, gọi là sợi nấm, chúng có thể hoặc không thể phân chia thành các tế bào nhưng chứa nhân tế bào. Phần giống như quả, trong đó các loài nấm đất là thông thường nhất, trên thực tế chỉ là các cấu trúc sinh sản của nấm. Chúng không có quan hệ tới bất kỳ nhóm thực vật quang hợp nào, mà có quan hệ họ hàng gần gũi với động vật. Tầm quan trọng. Quang hợp và cố định dioxide cacbon của thực vật có phôi và tảo là nguồn năng lượng cũng như nguồn các chất hữu cơ cơ bản nhất trong gần như mọi môi trường sống trên Trái Đất. Quá trình này cũng làm thay đổi hoàn toàn thành phần của khí quyển Trái Đất, với kết quả là nó có thành phần oxy cao. Động vật và phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào oxy; chúng không thể sinh sống được trong các môi trường hiếm khí. Phần lớn nguồn dinh dưỡng của loài người phụ thuộc vào ngũ cốc. Các loại thực vật khác mà con người cũng dùng bao gồm các loại hoa quả, rau, gia vị và cây thuốc. Một số loài thực vật có mạch, được coi là cây thân gỗ hay cây bụi, sản sinh ra các thân gỗ và là nguồn vật liệu xây dựng quan trọng. Một số các loài cây khác được sử dụng với mục đích làm cảnh hay trang trí, bao gồm nhiều loại cây hoa. Như vậy, có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Không có thực vật thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các dạng sinh vật cao hơn đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật và về cơ bản đều sử dụng thực vật như là nguồn thức ăn. Trong khi đó, hầu hết mọi thực vật đều có thể sử dụng ánh sáng Mặt Trời tự tạo thức ăn cho mình. Quan hệ sinh thái. Quang hợp do thực vật đất liền và rong, tảo thực hiện là nguồn năng lượng và vật chất hữu cơ cơ bản trong gần như mọi hệ sinh thái. Quá trình quang hợp đã làm thay đổi căn bản thành phần của khí quyển Trái Đất thời nguyên thủy, với kết quả là 21% oxy như ngày nay. Động vật và phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào oxy; những sinh vật không hiếu khí là những loài có môi trường sống bị giam hãm trong các môi trường kỵ khí. Thực vật là các nhà sản xuất chính trong phần lớn các hệ sinh thái mặt đất và tạo thành nền tảng của chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái này. Nhiều động vật dựa vào thực vật như là nơi trú ẩn cũng như nguồn thức ăn và oxy. Thực vật đất liền là thành phần quan trọng trong chu trình nước và một vài chu trình hóa địa sinh khác. Một số thực vật cộng sinh cùng với các vi khuẩn cố định đạm, làm cho thực vật trở thành một phần quan trọng trong chu trình nitơ. Các rễ thực vật đóng vai trò thiết yếu trong sự hình thành và phát triển của các loại đất và ngăn cản xói mòn đất. Các quần xã sinh vật trên Trái Đất được gọi tên theo loại thực vật là do thực vật là các sinh vật thống lĩnh trong các quần xã này. Hàng loạt các động vật đã cùng tiến hóa với thực vật. Nhiều động vật thụ phấn cho hoa để đổi lấy là nguồn thức ăn trong dạng phấn hoa hay mật hoa. Nhiều động vật cũng làm các hạt được phân tán rộng khắp do chúng ăn quả và để lại hạt trong phân của chúng. Cây ổ kiến gai ("Myrmecodia armata") là những thực vật đã cùng tiến hoa với kiến. Cây cung cấp nơi cư trú, và đôi khi là thức ăn cho kiến. Để đổi lại, kiến bảo vệ cây tránh khỏi các loài động vật ăn cỏ và đôi khi là các loài cây cạnh tranh khác. Các chất thải của kiến lại cung cấp một lượng phân bón hữu cơ cho cây. Phần lớn các loài thực vật gắn liền với nhiều loại nấm tại hệ rễ của chúng, trong dạng cộng sinh phụ thuộc, được biết đến như là nấm rễ (mycorrhiza). Nấm giúp cho cây thu được nước và các chất dinh dưỡng từ đất, trong khi cây cung cấp cho nấm các loại cacbohyđrat được sản xuất nhờ quang hợp. Một số thực vật còn là nơi ở cho các loại nấm sống trên cây, chúng bảo vệ cây khỏi các loài ăn cỏ bằng cách tiết ra các chất có độc tính. Một loại nấm như vậy là "Neotyphodium coenophialum", có trên những cây cỏ đuôi trâu cao ("Festuca arundinacea") đã gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho ngành chăn nuôi bò của Hoa Kỳ. Các dạng khác nhau của sự sống ký sinh cũng khá phổ biến giữa các loài thực vật, từ dạng bán ký sinh như cây tầm gửi (một phần bộ "Santalales") chỉ đơn thuần lấy đi một số chất dinh dưỡng từ cây chủ và vẫn có các lá có khả năng quang hợp, tới các loài ký sinh hoàn toàn như các loài cỏ chổi (chi "Orobanche") hay các loài cỏ thuộc chi "Lathrea" lấy tất cả các loại chất dinh dưỡng chúng cần thông qua sự kết nối vào rễ các loài thực vật khác, và không có diệp lục. Một số loài thực vật, được biết đến như là dị dưỡng nấm, chúng ký sinh các loài nấm rễ, và vì thế có cơ chế hoạt động ký sinh ngoài trên các loài thực vật khác. Nhiều loài thực vật là biểu sinh, nghĩa là chúng sống trên các loài thực vật khác, thường là trên các cây thân gỗ, mà không ký sinh các cây này. Thực vật biểu sinh có thể gián tiếp gây hại cho cây chủ bằng cách ngăn chặn nguồn chất khoáng và ánh sáng mà nếu không có chúng thì cây chủ đã nhận được. Một lượng lớn thực vật biểu sinh có thể làm gãy các cành cây to. Nhiều loài lan, dứa, dương xỉ và rêu thường có kiểu sống này. Một số ít loài thực vật lại là cây ăn thịt, chẳng hạn như bẫy ruồi Venus ("Dionaea muscipula") và các loài gọng vó. Chúng bẫy các loài động vật nhỏ và phân hủy con mồi để hấp thụ các khoáng chất, đặc biệt là nitơ. Sự tăng trưởng. Những thực vật đơn giản như tảo có thể có khoảng thời gian sống ngắn khi tính theo từng cá thể, nhưng các quần thể tảo nói chung có tính chất theo mùa. Các loại thực vật khác có thể được sắp xếp theo kiểu phát triển mang tính theo mùa của chúng thành: Trong số các thực vật có mạch, cây lâu năm bao gồm cả cây thường xanh, chúng giữ lá trong cả năm, và cây lá sớm rụng, thường rụng lá trên một số phần nhất định. Ở những vùng có khí hậu ôn đới và phương bắc, nói chung chúng bị rụng lá khi mùa đông tới; nhiều loài thực vật miền nhiệt đới rụng lá vào mùa khô. Tốc độ tăng trưởng của thực vật nói chung là rất khác nhau. Một số loại rêu lớn chậm hơn 1 μm/h, trong khi phần lớn các cây thân gỗ đạt 25-250 μm/h. Một số loài dây leo, chẳng hạn sắn dây, không cần sản sinh ra các mô hỗ trợ dày, có thể tăng trưởng tới 12.500 μm/h. Hóa thạch. Các hóa thạch thực vật, bao gồm rễ, gỗ, lá, hạt, quả, phấn hoa, bào tử và hổ phách (nhựa hóa thạch do một số loài thực vật sinh ra). Hóa thạch của thực vật sống trên đất liền được ghi nhận lại trong các trầm tích đất liền, sông, hồ và ven biển. Các phấn hoa, bào tử và tảo (Dinoflagellata và Acritarch) được sử dụng để xác định niên đại các tầng đá trầm tích. Các phần còn lại của thực vật hóa thạch là không phổ biến như của động vật, mặc dù các hóa thạch thực vật là khá phổ biến mang tính cục bộ trong nhiều khu vực trên thế giới. Các thực vật hóa thạch sớm nhất được biết đến từ kỷ Devon, bao gồm đá phiến silic Rhynie tại Aberdeenshire, Scotland. Các mẫu được bảo quản tốt nhất, mà từ đó kết cấu tế bào của chúng đã được miêu tả, được tìm thấy trong khu vực này. Sự bảo quản hoàn hảo đến mức các phần của các thực vật cổ này chỉ rõ từng tế bào riêng biệt trong mô thực vật. Kỷ Devon cũng cho thấy sự tiến hóa của những thực vật mà nhiều người tin là của loại cây thân gỗ hiện đại đầu tiên, "Archaeopteris". Cây này giống như dương xỉ và có thân gỗ và lá lược của dương xỉ, không sinh ra hạt. Các đơn vị than đá là nguồn chính của hóa thạch thực vật thuộc đại Cổ Sinh, với nhiều nhóm thực vật đã tồn tại vào thời kỳ này. Các đống đổ nát trong các mỏ than là các khu vực tốt nhất để thu thập; than tự bản thân nó là các phần còn lại của thực vật hóa thạch, mặc dù các chi tiết cấu trúc của các hóa thạch thực vật là ít rõ ràng trong than. Trong rừng hóa thạch tại công viên Victoria ở Glasgow, Scotland, các gốc cây của nhóm thực vật "Lepidodendron" được tìm thấy ở các vị trí phát triển nguyên thủy của chúng. Các phần hóa thạch của thực vật quả nón và thực vật hạt kín như rễ, thân và cành có thể khá phổ biến trong các lớp đá trầm tích trong các hồ và ven bờ từ đại Trung Sinh và đại Tân Sinh. Tùng đỏ duyên hải (chi Sequoia) và các liên minh của nó như mộc lan, sồi và các loài cọ cũng thường được tìm thấy. Gỗ hóa đá cũng khá phổ biến ở một số nơi trên thế giới, chủ yếu tìm thấy trong các khu vực khô cằn và sa mạc, những nơi chúng hay bị lộ thiên sớm do xói mòn. Gỗ hóa đá thường chứa nhiều silic (các chất hữu cơ bị thay thế bằng dioxide silic), và các mô thụ phấn thường được bảo quản khá chi tiết. Các mẫu vật như thế có thể cắt và đánh bóng bằng các dụng cụ chạm trổ đá. Các rừng hóa thạch chứa gỗ hóa đá đã được tìm thấy ở mọi châu lục. Các hóa thạch của dương xỉ có hạt như "Glossopteris" được phân bổ khá rộng rãi ở vài châu lục thuộc Nam bán cầu, một thực tế hỗ trợ ý tưởng ban đầu của Alfred Wegener về thuyết trôi dạt lục địa. Cơ chế của quá trình quang hợp. Quá trình quang hợp chia làm hai pha: Pha sáng và pha tối: Giai đoạn quang lý: Là giai đoạn hấp thu năng lượng ánh sáng nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp gọi chung là diệp lục và chuyển năng lượng giữa các sắc tố. Năng lượng ánh sáng hấp thu bởi các sắc tố khác sẽ được chuyển tới diệp lục a và bản thân phân tử diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng. Sau khi hấp thu năng lượng ánh sáng, phân tử diệp lục ở trạng thái kích động (ký hiệu là DL*), dồi dào năng lượng. Giai đoạn quang hoá: Là giai đoạn chỉ sử dụng năng lượng photon hấp thu được vào các phản ứng quang hoá để hình thành nên các hợp chất dự trữ năng lượng và các hợp chất khử. Bao gồm quá trình quang hoá khởi nguyên, quá trình quang phân li nước và quá trình photphoril hoá quang hoá. Các quá trình đó được thực hiện cùng với dòng vận chuyển điện tử vòng và không vòng - Dòng vận chuyển điện tử vòng: Điện tử từ diệp lục qua chuỗi truyền điện tử, sau đó lại quay về diệp lục và trong quá trình truyền điện tử ATP được tổng hợp. Dòng vận chuyển điện tử không vòng Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH2, O2b.Pha tối của quá trình quang hợp Pha tối của quang hợp diễn ra cả khi có ánh sáng và trong tối tại stroma. Pha tối sử dụng sản phẩm của pha sáng (ATP, NADPH2), các enzim trong stroma và đường ribozơ 1,5đi (P) để cố định CO2. Như vậy, để khử ba phân tử CO2 cần 9ATP và 6NADPH2, tạo ra một phân tử C3 (glixeraldehit chứa liên kết cao năng)